Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay
lượt xem 2
download
Đề tài "Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay" nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và việc kế thừa, phát huy tư tưởng đó trong giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ VĨNH VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2014
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : TS. LÊ THỊ TUYẾT BA Phản biện 1: TS. TRẦN NGỌC ÁNH Phản biện 2: TS. TRẦN VIẾT QUÂN Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 05 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân nghĩa là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được kế thừa và phát triển theo chiều dài của lịch sử. Nó từng là cơ sở để các nhà tư tưởng theo trường phái Nho gia ở Trung Hoa xây dựng đường lối trị nước bằng việc giáo hóa đạo đức (đức trị). Đường lối đó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Tuy nhiên, các Nho gia Việt Nam đã tìm về với Nho giáo nguyên thủy, Nho giáo thời Khổng Mạnh để xóa bỏ nhân nghĩa giả hiệu và chủ trương lấy dân làm gốc. Một trong những nhà Nho tiêu biểu cho tư tưởng nhân nghĩa - người được ví như ngôi sao Khuê trên bầu trời Việt - đó là Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người đã có công trong việc phò tá vua Lê xây dựng nghiệp lớn. Tư tưởng của Nguyễn Trãi đã đạt tới tầm cao của thời đại. Bằng việc khái quát những vấn đề có tính quy luật của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, ông đã đưa tư duy của dân tộc lên một trình độ mới. Tư tưởng của ông không chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn cụ thể mà còn có ý nghĩa lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh của tài năng, nhân cách của ông với sự kế thừa truyền thống của dân tộc và sự vận dụng sáng tạo học thuyết Nho giáo vào thực tiễn xã hội Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Nho giáo, có ý nghĩa phương pháp luận và nhân sinh quan sâu sắc. Cùng với thời gian, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị. Nó trở thành một trong những nền tảng để các bậc anh hùng hào kiệt đời sau và nhân dân Việt Nam kế thừa và
- 2 phát huy, nhằm góp phần xây dựng một dân tộc Việt Nam giàu mạnh. Với mong muốn hiểu rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, góp phần đưa tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đi vào lòng người và giáo dục cho thế hệ trẻ - những người chủ của đất nước có thể vượt qua những chướng ngại vật của thời đại kinh tế thị trường, để họ có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và việc kế thừa, phát huy tư tưởng đó trong giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên đề tài có các nhiệm vụ sau: 1. Trình bày các đặc điểm về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, các tiền đề hình thành tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. 2. Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa cho thế hệ trẻ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
- 3 Phạm vi nghiên cứu: luận văn đi sâu phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và việc kế thừa tư tưởng đó trong điều kiện hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh. - Phương pháp lôgic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch - Kết hợp lý luận và thực tiễn 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương, 6 tiết. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. - Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa cho thế hệ trẻ. - Ngoài ra, luận văn còn là đề tài tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề này. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nguyễn Trãi là một tác giả, một nhà tư tưởng lớn. Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều công trình của các nhà triết học, nhà nghiên cứu về ông, trên cả bình diện văn thơ và tư tưởng. Chúng ta có thể kể đến một số công trình như: - “Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc” (1962), Tác giả: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp in trên báo nhân dân số 3099, ngày 19-9-1962; Các tác giả đã dẫn một số câu thơ của Nguyễn Trãi để phân tích tư tưởng của ông, nhất là tư tưởng vì nước vì dân, từ đó
- 4 khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Trãi đối với dân tộc. - “Vài nét về tư tưởng của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông” (1962) của tác giả Trần Thanh Mại, được in trong tập san nghiên cứu văn học. Tác giả đã phân tích thơ văn Nguyễn Trãi để chứng minh Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu sử địa và một nhà thơ lớn. - “Văn chương Nguyễn Trãi rực ánh sao khuê” (2000), Tác giả: GS. Bùi Văn Nguyên, Nxb Khoa học xã hội; Tác giả đã tìm hiểu văn chương Nguyễn Trãi trong chiều sâu triết học của nó, tìm hiểu về thời đại, gia đình, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi. - “Sự phát triển của Nguyễn Trãi về khái niệm dân tộc” (2002) Tác giả: TS. Trần Hồng Lưu, Tạp chí triết học số 3, tr.24-28; tác giả đã so sánh, đối chiếu quan niệm về dân tộc của Nguyễn Trãi so với quan niệm về dân tộc trước và sau Nguyễn Trãi, để thấy được đóng góp to lớn của ông đối với vấn đề dân tộc. - Trong cuốn “Triết lý văn hóa Phương Đông” (2004), GS.TS Nguyễn Hùng Hậu đã chỉ ra nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi vận dụng trên quan điểm dân tộc, vì lợi ích đất nước (tr 213). - Trong cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” (2006), Nxb Thuận Hóa, của TS. Huỳnh Công Bá, đã xem nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một chủ nghĩa nhân đạo cao cả và toàn diện. - “Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” (2007), PGS.TS Lương Minh Cừ và Th.S Nguyễn Thị Hương, Tạp chí Triết học số 11; đã đề cập đến tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm trong suốt cuộc đời hoạt động của ông.
- 5 - Trong “Giáo án lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam” (2010) của TS. Trần Ngọc Ánh cũng đã phân tích rõ các nội dung về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. - “Nhân nghĩa - nội dung cốt lõi trong toàn bộ tư tưởng triết học Nguyễn Trãi” của CN.Lê Hữu Lợi đăng trên trang web https://sites.google.com cũng đã nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với một số nội dung cơ bản và rút ra được một số giá trị mang tính lý luận và thực tiễn của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi. - “Mạch nguồn thơ văn Nguyễn Trãi trong tác phẩm của Hồ Chí Minh” (2013), Quân đội nhân dân, tác giả Nguyễn Thanh Tú đã khẳng định thơ Nguyễn Trãi là một trong những mạch nguồn tư tưởng và mạch nguồn ngôn ngữ nghệ thuật ở tác phẩm của Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu về giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ, tiêu biểu như: “Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” (1999) đăng trên Tạp chí triết học của TS. Lê Thị Tuyết Ba; “Thực trạng giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”(2003) của Đặng Thúy Anh, Tạp chí triết học số 3; Lê Hữu Ái, Ngô Văn Hà, Lê Thị Tuyết Ba (2008), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên hiện nay”, Nxb Đà Nẵng; Trần Hồng Lưu (2013), “Nhân nghĩa trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc giáo dục nhân cách cho thanh niên, sinh viên hiện nay”… Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập, phân tích, làm rõ về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, việc vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong giáo dục thế hệ trẻ thì chưa đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Đó là lý do
- 6 chúng tôi chọn “Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. CHƯƠNG 1 NGUYỄN TRÃI VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. Nguyễn Trãi là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, cháu ngoại của Tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thừa hưởng từ gia đình tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức sâu về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ, chiến đấu chống quân xâm lược cướp nước và chống bọn xu nịnh gian tà. 1.1.2. Sự nghiệp a. Sự nghiệp chính trị Nguyễn Trãi là người học rộng, biết nhiều. Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là người ham học hỏi và được tiếp thu sự dạy dỗ chu đáo từ gia đình. Năm 1400, nhà Hồ mở khoa thi Nguyễn Trãi tham gia và thi đỗ tiến sĩ, đứng thứ tư và được trao chức Ngự sử đài Chánh chưởng.
- 7 Sau khi nhà Hồ sụp đổ, Nguyễn Trãi về Lam Sơn phò Lê Lợi. Ông dâng Bình Ngô sách và được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phụng đại phu, Học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ, ngày đêm dự bàn việc quân. Khi đất nước thái bình ông trở thành bậc khai quốc công thần. Nguyễn Trãi được Lê lợi tin tưởng giao cho làm nhiều việc quan trọng. b. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự, nhà chính trị đại tài, một anh hùng dân tộc giàu lòng yêu nước thương dân mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, thấm đượm truyền thống của dân tộc. Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm để đời và được lưu truyền cho hậu thế như: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập… Thơ văn Nguyễn Trãi thấm đượm lòng yêu nước, thương dân, tình yêu đối với thiên nhiên tươi đẹp. Thơ văn của ông để lại có nhiều giá trị to lớn. 1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI 1.2.1. Tư tưởng Nho giáo a. Quan niệm về nhân của Khổng Tử Khổng Tử (551 - 479 TrCN) là người sáng lập trường phái Nho gia. Khổng Tử bàn nhiều đến “nhân”, đặc biệt trong tác phẩm “Luận ngữ”. Trong “Luận ngữ” có tới 105 chỗ nói tới chữ nhân, nhưng mỗi nơi một khác. Nhìn chung “nhân” là người, tình người, lòng thương người, đạo làm người, nhân gắn liền với “Lễ”. Nhân trở thành phạm trù trung tâm và mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong tư tưởng của ông.
- 8 b. Quan niệm về nhân của Mạnh Tử Mạnh Tử (372 - 289 TrCN) là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc. Mạnh Tử phát triển tư tưởng về nhân của Khổng Tử, ông bàn nhiều đến nhân trong học thuyết Tính Thiện của mình. Nhân theo Mạnh Tử không chỉ là thích làm điều thiện, điều tốt mà là sự tự nguyện, thành tâm thành ý làm điều thiện cho mọi người không vì khen chê; nhân là tiêu chí để phân biệt đại nhân với tiểu nhân. Mạnh Tử đã kết hợp hai phạm trù “nhân” và “nghĩa” thành phạm trù nhân chính. 1.2.2. Truyền thống của dân tộc a. Truyền thống yêu nước Truyền thống yêu nước được xem là giá trị của các giá trị, là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, là nấc thang cao nhất trong hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc ta. Truyền thống yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm. Yêu nước là đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, sẵn sàng chống quân đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc ta vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và tất cả mọi kẻ thù. Nguyễn Trãi đã thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc. b. Truyền thống nhân văn Nhân văn là một trong những truyền thống quý báu và có từ lâu đời của dân tộc ta. Nhân văn có thể hiểu là yêu thương con người, chăm lo cho con người, cho sự tiến bộ của con người, hướng tới con người và giải phóng con người. Truyền thống nhân văn được bắt đầu bằng tình yêu thương trong gia đình, mở rộng hơn là tình cảm hàng xóm, láng giềng.
- 9 Truyền thống nhân văn cũng tạo cơ sở cho lòng yêu nước, yêu hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Đó là nguồn lực tinh thần to lớn giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, từng bước vươn lên làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước và góp phần xây dựng đất nước ngày một thịnh vượng hơn. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha và ông ngoại đều là những người học rộng tài cao, có lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân sâu sắc. Nguyễn Trãi là người rất ham học hỏi và được thừa hưởng các truyền thống quý báu của gia đình. Bên cạnh đó, ông cũng đã tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhất là tư tưởng về nhân của Khổng Tử và Mạnh Tử. Đồng thời, Nguyễn Trãi đã kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc, từ truyền thống yêu nước, truyền thống nhân văn, nhân ái để xây dựng tư tưởng của mình. Sự nghiệp chính trị và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi là minh chứng hùng hồn cho một con người tài ba. Ông không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc, mà ông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Nguyễn Trãi đã có đóng góp to lớn cho bước tiến của lịch sử dân tộc. Ông cũng đã để lại nhiều tư tưởng có giá trị. Một trong những tư tưởng tiêu biểu của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa.
- 10 CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ 2.1. TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI 2.1.1. Tư tưởng yêu nước, thương dân a. Tinh thần cứu nước, trừ bạo cho dân Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập… Nhân nghĩa trở thành tư tưởng chủ đạo trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi là cứu nước, trừ bạo cho dân. Nhân nghĩa yêu nước là gắn với lòng tự hào dân tộc, khẳng định chủ quyền quốc gia. Nhân nghĩa còn là lòng căm thù giặc sâu sắc. Là đau với nỗi đau của người dân mất nước, là sẻ chia với nỗi cực khổ trăm đường về nạn thuế khóa nặng nề, là nhọc nhằn bao nỗi phu phen…của dân đen con đỏ. b. Đề cao vai trò của dân trong chiến tranh giữ nước Nguyễn Trãi rất đề cao vai trò của nhân dân. Theo ông, người đẩy thuyền cũng là dân, người lật thuyền cũng là dân. Vì đề cao vai trò của nhân dân, thấy được sức mạnh của nhân dân nên trước khi đánh vào địch thì Nguyễn Trãi cho rằng phải đánh vào lòng dân, làm cho dân tin vào khả năng thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Ấm no và hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu hàng đầu mà Nguyễn Trãi hướng tới. Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân,
- 11 hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử. c. Nhân nghĩa gắn với lý tưởng xây dựng đất nước thái bình Nguyễn Trãi luôn mong muốn xây dựng một đất nước thái bình, thịnh trị, trên vua sáng, dưới tôi hiền, trong ấm ngoài êm. Nguyễn Trãi là người có tầm mắt sâu rộng, ông nhìn thấy ở triều đại mà Lê Lợi mới lập nên có điều kiện để ông thực hiện tư tưởng vì nước vì dân. Ông đã góp phần xây dựng những phép tắc, đường lối trị nước, các chính sách, chủ trương cho nhà vua nhằm cải thiện đời sống nhân dân, làm cho đất nước ngày càng thịnh vượng hơn. Chính những mong muốn đó của Nguyễn Trãi khi được đưa vào thực tế đã góp phần tạo ra một bước tiến mới cho lịch sử Việt Nam. Lý tưởng về việc xây dựng một đất nước thái bình, thịnh trị của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất trong thời kỳ này. d. Nhân nghĩa gắn với việc cầu hiền tài cho quốc gia Chúng ta đều biết “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”(Thân Nhân Trung). Hiền tài là yếu tố có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguyễn Trãi cũng quan niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân và ông đã chỉ ra yếu tố có tác động mạnh mẽ đối với việc phát huy sức mạnh trong nhân dân chính là người hiền tài. Theo Nguyễn Trãi muốn có được người tài cho quốc gia thì triều đình phải cầu hiền bằng nhiều đường, phải chăm lo bồi dưỡng nhân tài. Khi sử dụng người tài thì không cầu toàn mặt này, mặt nọ mà điều quan trọng là phải biết phát huy thế mạnh của từng người. Như vậy, ta thấy rằng, Nguyễn Trãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài vào việc trị quốc, an
- 12 dân. Đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ của Nguyễn Trãi. Sau này Ngô Thì Nhậm cũng đã bàn đến vấn đề nhân tài. Và đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tư tưởng cầu hiền vì đất nước thực sự phát triển. 2.1.2. Tinh thần khoan dung a. Nhân nghĩa là yêu hòa bình, ghét chiến tranh Nguyễn Trãi coi chiến tranh là việc làm hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều người. Chiến tranh đã làm bao nhiêu gia đình phải chia ly, bao nhiêu người phụ nữ trở thành góa phụ, bao nhiêu người lao động phải cơ cực, oằn mình trong mưa nắng. Nguyễn Trãi luôn mong muốn giành độc lập dân tộc và mang lại hạnh phúc cho muôn dân. Ông từng mơ ước xây dựng một xã hội lý tưởng, trên thì vua sáng, dưới tôi hiền, nhân dân sống no ấm thanh bình, thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, họ sống bằng chính sức lao động của mình. Yêu hòa bình, ghét chiến tranh nhưng ông vẫn xem chiến tranh giành độc lập dân tộc là cuộc chiến chính nghĩa và đứng lên giành độc lập dân tộc là điều cần thiết của dân tộc đang bị giặc xâm lăng hoành hành. Xã tắc thái bình, nỗi nhục mất nước được rửa sạch, nhân dân bốn cõi một nhà, đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau lo chí thú làm ăn, sống cuộc sống tự do, hòa hiếu với nhau, đó là mong ước không chỉ của Nguyễn Trãi mà còn của lòng dân. b. Khoan dung với kẻ thù Với mong muốn có một nền hòa hiếu lâu bền và lòng yêu thương con người sâu sắc, Nguyễn Trãi không chỉ biểu hiện lòng yêu thương con người đối với những người cùng là con dân nước Việt, mà lòng yêu thương đó còn thể hiện bằng lòng khoan dung với chính kẻ thù của mình. Ông đã cùng Lê Lợi bắt đầu một cuộc chiến với lòng khoan dung độ lượng bằng chủ trương đánh giặc “mưu phạt tâm
- 13 công, không chiến cũng thắng”. Lúc nào Nguyễn Trãi cũng giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, ý chí hòa bình, lấy đạo đức của mình để hỗ trợ cho sức mạnh của quân sự. Mục đích cuối cùng của ông là mang lại hòa bình cho dân tộc vừa bảo vệ tính mệnh của nhân dân, vừa giữ được mối bang giao hòa hợp về sau. 2.2. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI 2.2.1. Giá trị lý luận Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có thể được xem là nội dung cốt lõi, cơ bản nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học - chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi hết sức rộng lớn, nó vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường và đạt tới mức độ khái quát cao. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Đó chính là tư tưởng vì dân vì nước. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn tồn tại của chế độ phong kiến, nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề cao có những điểm mới mẻ hơn so với nhân nghĩa mà những người trước đó đã đề cập đến. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có tính chất rộng mở, tiến bộ hơn. Lòng yêu thương con người của ông không chỉ dừng lại ở mức độ tư tưởng mà nó biến thành hành động thiết thực để mang lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân. Nguyễn Trãi đã đặt cơ sở đưa chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam lên đến đỉnh cao. Đó cũng chính là giá trị lớn nhất trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi thực sự có ý nghĩa phương pháp luận, thể hiện được chiều sâu tư tưởng, những suy nghĩ và hành động của ông.
- 14 Truyền thống của lịch sử dân tộc, hoàn cảnh đất nước với hào khí của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và hoạt động của chính Nguyễn Trãi trong thời kỳ hào hùng ấy đã hun đúc nên tư tưởng nhân nghĩa của ông. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một cống hiến hết sức quý giá đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Cống hiến đáng ghi nhận đó là sự nhận thức về dân, là tấm lòng yêu thương nhân dân, cao hơn nữa là Nguyễn Trãi đã thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt ra khỏi tư tưởng Nho giáo Khổng Mạnh. Bởi đó không còn là tư tưởng nhân nghĩa nằm trong khuôn khổ Nho giáo, mà nó đã mang trong mình bản sắc của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã được nhiều nhà tư tưởng về sau kế thừa và phát triển. 2.2.2. Giá trị thực tiễn Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị về mặt thực tiễn. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, đó là sự khái quát có sức thuyết phục cao và khoa học nhất toàn bộ tư tưởng chính trị của ông. Tư tưởng nhân nghĩa vì dân, nhân nghĩa để an dân đã được rất nhiều vị lãnh tụ đời sau kế thừa và phát huy. Tư tưởng nhân nghĩa đã được các đấng minh quân hưởng ứng. Ở đây chúng ta có thể kể đến vua Lê Thánh Tông (1442 - 1479), vị vua có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng được một đường lối trị nước dùng lễ nghĩa để ràng buộc con người, dựa trên việc làm cho dân được no đủ. Ông cũng rất coi trọng việc cầu hiền tài để trị nước, theo ông hiền tài là những người không chỉ giỏi sách thánh hiền mà còn có khả năng giúp vua những công việc như trị thủy, coi sóc mùa
- 15 màng, bảo vệ đất nước... Lê Thánh Tông cũng yêu cầu làm vua phải có đức nhân và mong muốn những người có đức nhân sẽ ra giúp nước. Lê Thái Tông cũng rất quan tâm đến đời sống nhân dân, ông cho rằng cần phải làm cho cuộc sống của nhân dân được no đủ bằng cách giảm tô thuế và khuyến khích nhân dân chăm chỉ làm ăn. Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nhà tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ XVI cũng đã bàn về nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa của ông biểu hiện ở việc chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là những người nghèo khổ; đất nước phải được hoà bình, triều đình phải có chính sách cứu vớt những người dưới đáy của xã hội, nhà vua phải chăm lo xem xét đến đời sống của muôn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của nhân loại, Người đã đưa tư tưởng nhân nghĩa đi đến đỉnh cao. Với Người, nhân nghĩa chính là lòng yêu nước, yêu thương con người, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và sẵn sàng chiến đấu để giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tận tụy, quên mình vì Tổ Quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng. Trong suốt cuộc đời mình, Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm thế nào để nước ta độc lập, dân ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cũng như các vị tiền bối, chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân, Người xem nhân dân là lực lượng quyết định sự thành bại của cách mạng. Mục tiêu mà Người hướng đến cũng giống như Nguyễn Trãi là làm cho nhân dân được tự do, ấm no và hạnh phúc. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn hướng đến xây dựng một xã hội mà ở đó nhân dân là người làm chủ đất nước, chính quyền thuộc về tay nhân dân. Đây chính là tinh thần nhân nghĩa cao cả nhất.
- 16 Lòng nhân ái bao la của Người không chỉ thể hiện trong tình cảm mà Người dành cho nhân dân, mà còn là lòng khoan dung, độ lượng với những người lầm đường lạc lối và với cả kẻ thù xâm lược. Yêu thương con Người ở Hồ Chí Minh không chỉ là lo cho dân, chiến đấu vì nhân dân, lòng khoan dung độ lượng, mà còn là niềm tin vào nhân dân. Người luôn xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng đất nước. Người luôn có lòng tin mãnh liệt vào nhân dân. Người cho rằng: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Đảng ta học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và kế thừa tư tưởng của các bậc hiền nhân đời trước. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng cốt lõi và xuyên suốt trong cuộc đời của Nguyễn Trãi. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi không chỉ là lòng yêu thương con người mà còn là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc; lòng khoan dung rộng lớn với cả những kẻ lầm đường lạc lối. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi là sự coi trọng vai trò của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi còn là sự mong muốn cho đất nước thái bình, thịnh trị, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và có lòng hòa hiếu với các dân tộc khác. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã kế thừa được tinh hoa của các trường phái triết học nhất là tư tưởng về nhân của Nho giáo. Tuy nhiên, ông đã có sự vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh đất nước, tạo nên dấu ấn khác biệt trong dòng tư tưởng nhân
- 17 nghĩa của nhân loại. Với tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi xứng đáng được các thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập. Trong lịch sử Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, các bậc minh quân đã kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi để xây dựng đất nước. Điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX, Người đã đưa tư tưởng nhân nghĩa lên tầm cao mới, tư tưởng vì con người và cho con người. Trong giai đoạn hiện nay, tư tưởng này cũng được Đảng ta vận dụng vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Và tư tưởng nhân nghĩa sẽ còn có giá trị mãi mãi về sau. CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1.1. Vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển đất nước Thế hệ trẻ là thanh niên, sinh viên, học sinh - những người có sức khỏe, lòng nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Họ luôn được xem là những chủ nhân đích thực của nước nhà. Với vai trò to lớn đó thì thế hệ trẻ luôn được các vị lãnh tụ, các nhà lãnh đạo quan tâm, giáo dục, bồi dưỡng. Sinh thời, V.I.Lênin đã rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Người luôn mong muốn thu hút được thanh niên tham gia vào phong trào cách mạng, vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới – XHCN. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thanh niên. Người mong muốn có thể đào tạo được một thế hệ vừa “hồng” vừa
- 18 “chuyên”, có đủ tài, đủ đức để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Người luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Không chỉ yêu quý thế hệ trẻ mà Người còn rất nghiêm khắc với thanh niên, đặc biệt trong việc tu dưỡng, rèn luyện. Trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay, một lần nữa Đảng ta lại khẳng định vai trò to lớn của thanh niên đối với sự trường tồn của nước nhà. Ngày nay, khi Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới, thế hệ trẻ đang làm cho đất nước ngày càng “thay da đổi thịt”. Mỗi con đường, góc phố từ thành thị đến nông thôn đều có dấu ấn công sức của thế hệ trẻ. Họ đang là thế hệ nối tiếp các bậc cha anh trên con đường xây dựng XHCN ngày một vững chắc hơn. 3.1.2. Những biến động trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hiện nay Thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay phần lớn là những người có trình độ học vấn, ham học hỏi, có tầm nhìn rộng, tư duy năng động và thực tế, ưa dân chủ và công bằng, khát khao lý tưởng: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Họ luôn hướng đến ước mơ cao đẹp của xã hội hiện tại và tương lai, của sự phát triển con người hoàn thiện: con người có trình độ, tri thức khoa học, công nghệ mới, con người có tay nghề cao và làm việc hiệu quả, con người có ý thức công dân, nhạy cảm với cái mới. Thế hệ trẻ có vai trò to lớn đối với sự trường tồn của quốc gia. Sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ chịu sự tác động của nhiều yếu tố, từ giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, hoạt động của bản thân và sự tác động của thời đại. Thời đại có tác động to lớn đến sự phát triển nhân cách của con người. Yếu tố thời đại ở đây có thể kể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn