intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về đói nghèo, xóa đói giảm nghèo; phân tích và đánh giá được thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong đó đi sâu phân tích, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu; đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu cho công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  1. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó thể hiện nhiều mặt của xã hội như tính công bằng trong phân phối và chuyển tải các thành quả về phát triển kinh tế cho đến việc cải thiện cuộc sống của mọi người dân. Chính vì vậy cộng đồng quốc tế cũng như mỗi quốc gia đều đặt mục tiêu phải xóa bỏ đói nghèo. Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng và cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững gắn với đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là vấn đề đang được thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm, thành phố đã có rất nghiều chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo, nhưng số hộ nghèo vẫn còn tồn tại và thậm chí có xu hướng tái nghèo. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nghèo đói và làm cách nào để xóa đói giảm nghèo là những câu hỏi cần sớm có đáp án để giúp người dân thoát nghèo một cách bền vững và góp phần đưa thành phố Đà Nẵng ngày một phát triển hơn nữa. Để trả lời câu hỏi đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài Xóa đói giảm nghèo là vấn đề đang được thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì thế đã có rất nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu có một số công trình sau: - Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: Cỗ máy bị chặn lại của Dương Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Kim Nguyệt,
  2. 2 Võ Văn Ha, Hứa Hồng Hiếu, Từ Văn Bình (2004), CIRAD và Đại học Cần Thơ. - Vấn đề người nghèo trong khu vực phi kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Dương và Nguyễn Quang Vinh, Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. - Trần Thị Hằng, Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. - TS. Lê Xuân Bá (cùng nhóm tác giả), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001. - TS.Lê Quốc Hội và cộng sự, Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Ngoài ra còn nhiều bài báo đăng trên các tạp chí viết về vấn đề nghèo đói ở Việt Nam như: - Trịnh Quang Chinh, Một số kinh nghiệm từ chương trình xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai, Tạp chí Lao động và Xã hội số 272, 10/2005. - TS. Đàm Hữu Đắc, Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lao động xã hội số 272, 10/2005. 3. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về đói nghèo, xóa đói giảm nghèo. Thứ hai, luận văn phân tích và đánh giá được thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong đó đi sâu phân
  3. 3 tích, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu. Thứ ba, luận văn đề xuất, kiến nghijh một số giải pháp chủ yếu cho công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hộ nghèo tại thành phố Đà Nẵng và các chính sách xóa đói giảm nghèo của thành phố. 5. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, ... từ các số liệu, tài liệu thu thập được. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Từ đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội ở thành phố, tổng hợp, phân tích, đánh giá trực trạng nghèo đói trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị chủ yếu nhằm góp phần giải quyết đói nghèo của thành phố trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu và sơ đồ, mục lục và kết luận, Luận văn được trình bày thành 3 chương. Chương I – Những vấn đề lý luận cơ bản về xóa đói giảm nghèo Chương II – Thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương III – Một số giải pháp hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2020. Kết luận Kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  4. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm về nghèo đói 1.1.1.1. Khái niệm nghèo Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2004 của các tổ chức quốc tế tài trợ chính trong thực hiện đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân năm 2003: “nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng…” Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan 9/1993: “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Trong báo cáo về phát triển con người năm 1997, theo đó “nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người - là sự thiệt thòi theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người”.
  5. 5 Dù có sự khác biệt trong cách nhìn nhận về vấn đề nghèo đói, nhưng tựu chung lại các khái niệm này đều phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu của người nghèo, đó là: + Thứ nhất: có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. + Thứ hai: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. + Thứ ba: thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 1.1.1.2 Khái niệm đói Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày, do đó không đủ sức để lao động và tái sản xuất sức lao động. 1.1.2. Xóa đói giảm nghèo 1.1.2.1 Khái niệm về xóa đói Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. 1.1.2.2 Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. 1.1.2.3 Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo là sự cần thiết và là sự kết hợp thống nhất giữa các chính sách kinh tế và xã hội, giữ vững về chính trị. Nghèo
  6. 6 đói tước hết là vấn đề kinh tế đồng thời cũng là vấn đề xã hội có tác động sâu sắc đến quan hệ xã hội, làm phát sinh các tệ nạn, gây mất ổn định xã hội và có thể làm mất ổn định về chính trị. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường như nước ta hiện nay, Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngược lại, chỉ có tăng trưởng kinh tế bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. 1.1.3. Chuẩn mực đánh giá đói nghèo 1.2. NỘI DUNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.2.1. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập Chúng ta có thể làm tăng thu nhập cho người nghèo thông qua những chính sách như sau: - Tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo. - Đào tạo nghề cho các hộ nghèo. - Hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông - lâm - ngư. 1.2.2. Tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội - Hỗ trợ về y tế cho người nghèo - Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo - Hỗ trợ người nghèo về nhà ở, điện nước, sinh hoạt - Trợ giúp pháp lý cho người nghèo - Bảo trợ xã hội 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO 1.3.1. Thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực 1.3.2. Trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin 1.3.3. Đặc điểm nhân khẩu học 1.3.4. Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người
  7. 7 vào tình trạng nghèo đói trầm trọng 1.3.5.Thiếu ý chí vươn lên và thái độ tiêu cực với cuộc sống 1.3.6. Những tác động của chính sách vĩ mô 1.3.7. Do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác 1.4. KINH NGHIỆM VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước trong xóa đói giảm nghèo 1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 1.4.1.3. Kinh nghiệm của Singapore 1.4.2. Kinh nghiệm của các tỉnh, thành trong nước trong xóa đói giảm nghèo 1.4.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 1.4.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng trong công tác xóa đói giảm nghèo
  8. 8 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trong những năm qua hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều tăng cho thấy rất có lợi cho giảm nghèo tại thành phố Đà Nẵng, là cơ hội cho người nghèo tìm kiếm công ăn việc làm, tạo thu nhập. 2.2. TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Tình hình xóa đói giảm nghèo chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trong giai đoạn 2006 - 2010, thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều thành công trong việc giảm nghèo. Tính đến đầu năm 2010, toàn thành phố có 23.296 hộ nghèo theo chuẩn của thành phố, chiếm tỷ lệ 13,68%/tổng số hộ dân cư, sau khi rà soát số hộ nghèo phát sinh trong năm 893 hộ. Bằng nhiều giải pháp thiết thực các ngành, hội, đoàn thể, các địa phương đã lồng ghép các chương trình, đề án và huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho 24.171 lượt hộ nghèo 401.989 lượt người nghèo được trợ giúp bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện cho 9.305 hộ vươn lên thoát nghèo, đạt 205,1% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân và đạt 140,2% kế hoạch Ban chỉ đạo đề ra; số hộ nghèo còn lại cuối năm 2010 là 14.884 hộ, chiếm tỷ lệ 8,74%/tổng số hộ dân cư. Nếu tính theo số hộ dân cư kết quả điều tra dân số và nhà ở thì tỷ lệ hộ nghèo còn lại cuối năm 2010 chiếm tỷ lệ 6,55/tổng số hộ dân cư.
  9. 9 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 Kết quả Mục tiêu, chỉ thực tiêu của Chỉ hiện 5 Tỷ lệ thực hiện so với chương trình tiêu năm chương trình (%) giai đoạn 2006 2006 - - 2010 2010 Số hộ thoát 16.218 17.518 108 nghèo Nguồn: Sở LĐ-TB&XH thành phố Đà Nẵng Số hộ nghèo giảm trong 5 năm (2006 - 2010) là 17.518 hộ. So với chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo của thành phố đề ra cho giai đoạn 2006 - 2010, kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo của thành phố vượt kế hoạch đề ra, trong đó chỉ tiêu số hộ thoát nghèo vượt 8%. Những thành công của thành phố Đà Nẵng trong xóa đói giảm nghèo giai đoạn này là kết quả của việc thực hiện chương trình giảm nghèo của thành phố. Cụ thể thành phố đã tổ chức chương trình hỗ trợ nghề nghiệp cho hộ nghèo: tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người nghèo các nghề trồng nấm, may công nghiệp...
  10. 10 2.2.2. Tình hình xóa đói giảm nghèo tại thành phố Đà Nẵng theo địa bàn Bảng 2.7: Tình hình nghèo đói theo địa bàn giai đoạn 2006 - 2010 Tỷ lệ hộ Thay đổi Số hộ nghèo nghèo (%) tỷ lệ hộ Địa STT Phá nghèo bàn Thoát 2006 t 2010 2006 2010 2010/2006 nghèo sinh (%) Hòa 12,7 14,3 1,53 1 4224 976 8173 5385 Vang 8 1 Cẩm 1,32 2 1042 718 2912 1791 4,95 6,27 Lệ Ngũ -0,2 15,1 14,9 3 Hành 1806 699 3649 2795 6 6 Sơn Sơn 11,2 -1,8 4 3123 646 6453 3330 9,42 Trà 2 Hải 2,56 5 2026 194 5294 3329 2,5 5,06 Châu Than 0,17 6 2754 240 5839 3322 5,67 5,84 h Khê Liên 10,9 1,9 7 1999 607 5240 3344 9,02 Chiểu 2 1695 408 2329 5,48 Tổng cộng 37560 7,67 8,74 6 0 6 Nguồn: Sở LĐ-TB&XH thành phố Đà Nẵng Bảng 2.7 cho thấy huyện Hòa Vang là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thành phố (12,78%). Quận Liên Chiểu là đơn vị có thành tích giảm tỷ lệ nghèo cao nhất là 1,9%, tương ứng số hộ giảm
  11. 11 nghèo giai đoạn 2006 - 2010 là 1345 hộ. 2.2.3. Các nhân tố tác động đến đói nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.2.3.1. Khả năng tiếp cận các nguồn lực 2.2.3.2. Trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin 2.2.3.3. Thu nhập và chi tiêu 2.2.3.3. Nhân khẩu học 1.2.3.4. Bệnh tật và sức khoẻ 1.2.3.5. Thiếu ý chí vươn lên và thái độ tiêu cực với cuộc sống 1.2.3.6. Những tác động của chính sách vĩ mô 1.2.3.7. Do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.3.1.1. Các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập (1). Chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo Trong năm 2006, dư nợ cho vay hộ nghèo là 228.776 triệu đồng chủ yếu là cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội. Qua năm 2007 dư nợ là 274.571 triệu đồng tăng 20%. Việc tăng trưởng dư nợ tiếp tục được thể hiện qua số liệu năm 2008 với 299.832 triệu đồng tương ứng tăng 9% so với cùng kỳ 2008. Số hộ nghèo hiện còn dư nợ giảm dần qua các năm. Năm 2008 là 48650 hộ giảm 2855 so với năm 2007. Mức dư nợ bình quân mỗi hộ vay khoảng 6,2 triệu đồng/hộ tăng gần 1 triệu đồng so với năm 2007. Trong năm 2010, thành phố chủ trương đề nghị Ngân hàng
  12. 12 chính sách xã hội Trung ương bổ sung vốn mới 12 tỷ đồng, thành phố bổ sung 2,5 tỷ đồng nâng tổng nguồn vốn cho vay lên 314 tỷ đồng, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo với mức bình quân 10 triệu đồng/hộ. Bảng 2.15: Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng trong năm 2010 Năm 2010 Kế hoạch Thực hiện %TH/KH Tổng kinh phí cho vay (tỷ đồng) 314 330,6 105 Mức vay bình quân (tỷ đồng) 10 13,47 134,7 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & xã hội Đà Nẵng (2). Chính sách đào tạo nghề cho các hộ nghèo Giai đoạn 2005 - 2008, Thành phố tiếp tục triển khai các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người nghèo với nhiều ngành nghề đa dạng và thông dụng phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng. Kết quả là đã có 3103 người nghèo được dạy nghề miễn phí. Bảng 2.17: Số người nghèo được đào tạo nghề Kinh phí trung Số người Kinh phí Giai đoạn bình/người (triệu (người) ( triệu đồng) đồng) 2005-2008 3133 3726.6 1.1885 2008-2009 1604 2359.24 1.4708 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & xã hội Đà Nẵng Theo số liệu bảng 2.17, số kinh phí được hỗ trợ ngày càng có xu hướng tăng lên trên mỗi người nghèo. Cụ thể: giai đoạn 2005 - 2008 kinh phí hỗ trợ/người là hơn 11 triệu đồng. Và chỉ trong 2 năm 2009 - 2010, số tiền hỗ trợ/người đã đạt hơn 14 triệu đồng. Chính nhờ có sự quan tâm của thành phố như vậy rất nhiều người nghèo đã
  13. 13 được đào tạo và có cơ hội tìm được việc làm. Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, quận Ngũ Hành Sơn đã có trên 100 lao động học nghề, học việc tại cơ sở tư nhân may công nghiệp, cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ trên địa bàn. Quận Liên Chiểu đã giới thiệu được 200 lao động vào làm việc tại Khu công nghiệp Liên Chiểu và Hoà Khánh, giải quyết việc làm cho 120 lao động vào làm việc tại Làng nghề nước mắm Nam Ô... Các hoạt động trên đã góp phần tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội có việc làm, nghề nghiệp ổn định, nâng cao tay nghề, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững. (3). Chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông - lâm - ngư Cùng với việc vay vốn, giải pháp được quan tâm nhất là tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chọn cây, con giống nâng suất cao. Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo thành phố và các quận, huyện đã tổ chức được 112 lớp tập huấn với 6378 lượt người tham gia. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp thường xuyên đúc kết các mô hình sản xuất có hiệu quả để tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan trang trại, học tập kinh nghiệm. Thông qua trung tâm khuyến ngư nông lâm, Hội VAC, chi cục bảo vệ thực vật... cùng với một số tổ chức phi chính phủ đã góp phần đáng kể vào kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo của thành phố. Qua thực tế, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho hộ nghèo là giải pháp quan trọng mang tính khả cao. Ngoài ra, còn đầu tư xây dựng 10 mô hình trình diễn như: Mô hình sản xuất các loại nấm; phát triển vườn, ao, chuồng, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi... Các mô hình trên đã có sức lan toả nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, thu hút nhiều hộ
  14. 14 nghèo tham gia. Nhiều giải pháp thiết thực đã được các quận, huyện trong thành phố đưa ra để giúp đỡ người nghèo nhằm giúp họ tìm được kế sinh nhai. Chỉ tính trong năm 2010, quận Thanh Khê đã sắp xếp được cho hơn 490 hộ nghèo, khó khăn buôn bán tại các chợ tạm trên địa bàn phường Hoà Khê vào địa điểm mới, ổn định; quận Hải Châu trích ngân sách phường tổ chức 13 lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn cho hơn 400 lượt người nghèo. Với những nỗ lực ấy, số hộ thoát nghèo trong năm 2010 vượt kế hoạch đã đề ra đầu năm. 2.3.1.2. Các chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội (1). Hỗ trợ về y tế cho người nghèo Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo luôn được thành phố quan tâm kịp thời. Các hộ nghèo được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Thành phố cũng nỗ lực phấn đấu tăng số lượng người nghèo được cấp phát thẻ BHYT qua các năm. Năm 2009, 2010 thành phố đã mua 251274 thẻ BHYT với tổng số tiền 73521,37 tỷ đồng để cấp cho người nghèo. (2). Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo Với mục tiêu hỗ trợ con em hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác nhằm góp phần nâng cao trình độ văn hoá của người nghèo để giảm nghèo bền vững. Thành phố có chủ trương hỗ trợ giáo dục dưới các hình thức xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh các hình thức giáo dục không chính qui cho trẻ em không đến trường và người mù chữ, động viên số trẻ bỏ học trở lại lớp, số trẻ chưa đi học vào các trường phổ thông hoặc lớp học tình thương do sở
  15. 15 giáo dục đào tạo phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện. Cùng với chủ trương kiên cố hoá trường học cho các vùng nghèo, xã nghèo, xoá lớp học ca ba, thành phố còn thực hiện chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho con em hộ nghèo. Ngoài ra, giai đoạn 2009 - 2010, ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện miễn thu học phí cho 4744 học sinh là con hộ nghèo, với kinh phí 1092 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương, trong đó ngân sách thành phố 704 triệu đồng, ngân sách quận, huyện là 388 triệu đồng. (3). Hỗ trợ người nghèo về nhà ở, điện, nước sinh hoạt Giai đoạn 2005 - 2010 thành phố dự kiến xây mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo với kinh phí 36,448 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau 4 năm thực hiện đề án 41, thành phố đã hỗ trợ được 4,137 nhà cho hộ nghèo với kinh phí lên đến 45,461 triệu đồng vượt % kế hoạch. Trong đó riêng năm 2007, với quyết tâm xóa hết nhà tạm của các hộ không bị vướng về đất sản xuất nhà và nhà tạm của những hộ nghèo phát sinh, hộ nghèo có nhà tình thương bị sập sau bão chưa khắc phục được. Thành phố đã xóa được 1240 nhà tạm và hỗ trợ sửa chữa được gần 1000 nhà khác của các hộ nghèo bị hư hỏng do bão Xangsane. Không dừng lại ở kết quả ấy, năm 2010 thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát động mạnh mẽ toàn dân hưởng ứng “Ngày vì người nghèo”, huy động đảm bảo nguồn kinh phí để đầu tư xóa nhà tạm và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo kế hoạch đề ra. Khuyến khích các ngành, các địa phương, hội đoàn thể tổ chức vận động hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, bố trí căn hộ chung cư. Ngoài việc hỗ trợ về nhà ở, trong năm 2010 nhiều địa phương cũng chú trọng việc hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo bắt
  16. 16 điện, nước sinh hoạt, xây dựng các công trình vệ sinh. Có 258 hộ đã được hỗ trợ lắp đặt điện nước, 246 hộ được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình vệ sinh. (4). Hỗ trợ về pháp lý cho người nghèo Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tế tình hình, đáp ứng nhu cầu bức xúc của các đối tượng nghèo tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng này dễ dàng tiếp cận với pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên lĩnh vực vật chất và tinh thần, đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết, giữ vững an ninh chính trị trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn. (5). Hỗ trợ về bảo trợ xã hội cho người nghèo Những hậu quả nặng nề của chiến tranh, những rủi ro bất khả kháng trong cuộc sống, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư .. đã tạo ra một nhóm người trong cộng đồng cần được bảo trợ, giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Để giúp đỡ những đối tượng này thành phố thực hiện hai chính sách cơ bản, đó là: bảo trợ xã hội thường xuyên và bảo trợ đột xuất. 2.3.2. Kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, HĐND, UBND, Chương trình giảm nghèo của thành phố được thực hiện một cách toàn diện và đều khắp, đã tác động nhiều chiều và kịp thời đến các đối tượng trong chương trình, mang lại lới ích thiết thực cho người nghèo. Thành phố quan tâm đầu tư nguồn lực cho chương trình giảm
  17. 17 nghèo, ngân sách thành phố cấp tăng lên hàng năm. Nguồn lực cho công tác giảm nghèo đến trực tiếp đối tượng và kịp thời, đã phát huy hiệu quả trong việc giúp người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Các giải pháp, chính sách của chương trình từ vay vốn đến các hỗ trợ về y tế, giáo dục, dạy nghề,… được thực hiện một cách đồng bộ, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững. Nhờ sự phối hợp hiệu quả giữa các chương trình đã góp phần đạt được mục tiêu chương trình giảm nghèo của thành phố qua các năm. 2.3.3 Những tồn tại, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo 2.3.3.1 Những hạn chế Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố, chương trình giảm nghèo cũng đạt được kết quả đáng kể. Nếu so với khu vực và cả nước thì thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương giảm hộ đói nghèo với tốc độ nhanh và vững chắc. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện thì công tác giảm nghèo vẫn còn tồn tại một số mặt, cụ thể như sau: - Những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố có giảm nhưng nhìn chung kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Số hộ thoát nghèo cao nhưng chưa thực sự vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao. Năm 2010, cả thành phố có 10.737 hộ thoát nghèo nhưng có đến 1.237 hộ nghèo phát sinh. - Khoảng cách thu nhập bình quân/người/tháng giữa người nghèo so với thu nhập bình quân chung còn lớn. Thu nhập bình quân của nhóm nghèo năm 2008 là 519 nghìn đồng/người/tháng, trong khi đó thu nhập bình quân chung là 1.418,3 nghìn đồng/người/tháng. Như vậy khả năng tích luỹ không nhiều nên việc huy động các nguồn
  18. 18 lực trong dân để giảm nghèo còn hạn chế. - Hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành mới chỉ tác động đến người nghèo, tức là họ nghèo rồi thành phố mới hỗ trợ mà chưa chú trọng đến giải pháp phòng ngừa dẫn đến nghèo. Chính sách giảm nghèo chưa bao phủ hết nguyên nhân dẫn đến nghèo. - Một bộ phận không nhỏ người nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Do quá coi trọng về thành tích, ở một số địa phương đã khống chế tỷ lệ nghèo thấp hơn so với thực tế, dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa được tiếp cận với các chính sách giảm nghèo của thành phố. - Nguồn lực huy động cho chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. - Theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ. 2.3.3.2 Nguyên nhân của hạn chế - Do chuẩn nghèo của thành phố thay đổi qua từng giai đoạn nên tỷ lệ hộ nghèo của thành phố thường biến động theo xu hướng giảm dần qua các năm và sau đó tăng vọt lên khi chuẩn nghèo thay đổi. - Về chính sách vay vốn tín dụng: Thời gian qua với sự phát triển rộng khắp của mạng lưới tổ tín dụng cũng như các chi nhánh của Ngân hàng chính sách xã hội, tín dụng ưu đãi được triển khai trên phạm vi toàn thành phố. Vốn tín dụng đã đến 100% xã, phường và hầu hết các đối tượng chính sách có nhu cầu vay đều được đáp ứng vốn vay. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận có khác nhau giữa các vùng. - Do từ phía người nghèo: Việc vay vốn của người nghèo có phần hạn chế bởi rất nhiều người không biết làm ăn hoặc do những hoàn cảnh khác nhau mà không thể tự làm ăn sinh sống. Nhiều hộ nghèo không muốn làm đơn để vay tiền vì họ lo sợ làm ăn thua lỗ
  19. 19 không trả được lãi và gốc cho Ngân hàng. - Hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi: Tình trạng hộ nghèo vay vốn song không sử dụng đúng mục đích vẫn tồn tại ở nhiều địa phương do khâu giám sát sử dụng vốn còn hạn chế. Và vốn vay được sử dụng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. - Dịch vụ hỗ trợ chưa tốt. Việc hỗ trợ và hướng dẫn trợ kỹ thuật đi kèm vốn vay chưa được chú trọng. Chẳng hạn, người dân được cho vay vốn để trồng nấm nhưng những kỹ thuật về sản xuất chế biến nấm họ không được tập huấn, không được hỗ trợ về cây giống. - Công tác giám sát việc sử dụng vốn còn yếu: Khi triển khai cung cấp vốn thông qua mạng lưới tổ tiết kiệm, theo quy định ngoài việc giúp đỡ cho các tổ viên tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng phục vụ người nghèo, tổ còn chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, phát hiện và xử lý kịp thời những thành viên sử dụng tiền vay sai mục đích. Bên cạnh đó, qua kiểm tra, giám sát các phường, cho thấy một số Ban giảm nghèo phường làm việc chưa đều tay, cán bộ chuyên trách giảm nghèo chưa nắm chắc số liệu, tình hình vay vốn, trả nợ của các hộ nên làm hạn chế việc tham mưu cho trưởng ban giảm nghèo. Công tác bình xét các hộ vay vốn tại các tổ Tiết kiệm vay vốn có nơi, có lúc chưa chặt chẽ hoặc chưa dân chủ nên thường dẫn đến tình trạng chia đều vốn cho các hộ gia đình, mà không căn cứ vào các nhu cầu cụ thể của từng hộ. - Về chính sách giáo dục: Mặc dù chính sách đã cải thiện cơ hội đi học của học sinh nghèo tuy nhiên mức độ tiếp cận vẫn còn hạn chế. Theo kết quả điều tra, chỉ có khoảng 1/3 con em hộ nghèo được hưởng chính sách miễn giảm học phí.
  20. 20 - Về công tác của cán bộ làm công tác giảm nghèo: Đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo bước đầu được củng cố và bồi dưỡng nghiệp vụ, nhưng vẫn còn một bộ phận chưa thể hiện tính chuyên nghiệp nên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình. - Về các chính sách khác: Các mô hình giảm nghèo tuy có được đầu tư xây dựng nhưng chưa nhiều, thiếu sức lan toả. Nhiều phong trào đã được phát động nhưng phạm vi lan toản còn nhỏ hẹp, chưa tạo được thu hút mạnh mẽ đối với quần chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2