BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
LÊ VĂN THƢỞNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO<br />
MÔ HÌNH HỆ THỐNG CÂN BẰNG BÓNG - ĐĨA<br />
<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa<br />
Mã số: 60.52.02.16<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2017<br />
<br />
Công trình đã được nghiên cứu tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC ĐỊNH<br />
<br />
Phản biện 1: TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI QUỐC<br />
<br />
Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN SUM<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp<br />
thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 05 năm<br />
2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Hệ thống cân bằng được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật và<br />
đời sống hằng ngày của chúng ta. Do đó hệ thống cân bằng được<br />
nghiên cứu liên tục từ hệ thống đơn giản đến phức tạp (từ hệ thống<br />
con lắc ngược, vật nâng trong từ trường, máy bay không người lái,<br />
xe hai bánh tự cân bằng, đến cân bằng một tòa nhà để chống động<br />
đất ở Nhật Bản, …).<br />
Xuất phát từ ý tưởng hệ thống cân bằng bóng trên thanh (cân<br />
bằng bóng trên 1 trục ngang), hệ thống cân bằng bóng trên đĩa được<br />
phát triển nhằm cân bằng bóng trên một mặt phẳng cố định. Hệ cân<br />
bằng bóng trên đĩa được xem như một công cụ nghiên cứu trong các<br />
ứng dụng khoa học và trong học tập. Vì vậy mô hình cần phải được<br />
hình thành và từ đó nghiên cứu ứng dụng luật điều khiển cho phù<br />
hợp mô hình.<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
- Tìm hiểu về các phương pháp điều khiển cân bằng;<br />
- Tìm hiểu về lý thuyết điều khiển trượt;<br />
- Nghiên cứu kết hợp lý thuyết điều khiển trượt điều khiển cân<br />
bằng bóng trên đĩa;<br />
- Đưa luật điều khiển vào mô hình mô phỏng trên phần mềm<br />
Matlab trước khi ứng dụng vào mô hình thực.<br />
- Chế tạo mô hình thực và nhúng giải thuật điều khiển vào mô<br />
hình thực.<br />
- Kiểm tra đánh giá sai số giữa mô phỏng và thực tế.<br />
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
2<br />
<br />
- Bộ điều khiển cân bằng bóng trên đĩa.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Xây dựng mô hình toán học cho hệ thống bóng trên đĩa ;<br />
- Điều khiển cân bằng hệ thống bằng bộ điều khiển trượt;<br />
- Mô phỏng hệ thống bằng phần mềm Matlab.<br />
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu lý thuyết:<br />
- Nghiên cứu xây dựng mô hình toán học cân bằng bóng trên<br />
đĩa;<br />
- Nghiên cứu điều khiển trượt để điều khiển cân bằng bóng<br />
trên đĩa.<br />
Phương pháp thực nghiệm:<br />
- Sử dụng phần mềm Matlab/ Simulink làm công cụ xây dựng<br />
mô hình và mô phỏng hệ thống.<br />
- Thiết kế chế tạo mô hình thực và nhúng các luật điều khiển<br />
vào mô hình thực.<br />
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Hệ thống cân bằng bóng trên đĩa là cơ sở để tạo ra các hệ<br />
thống tự cân bằng như: xe hai bánh tự cân bằng, tháp vô tuyến, giàn<br />
khoan, công trình biển…<br />
- Khi lý thuyết về các bộ điều khiển hiện đại ngày càng hoàn<br />
thiện hơn thì hệ thống cân bằng bóng trên đĩa được phát triển nhằm<br />
cân bằng bóng trên một mặt phẳng cố định. Hệ cân bằng bóng trên<br />
đĩa được xem như một công cụ nghiên cứu trong các ứng dụng khoa<br />
học và trong học tập.<br />
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN<br />
Cấu trúc của luận văn gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu tổng quan<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 2: Xây dựng phương trình trạng thái cho hệ thống<br />
bóng - đĩa.<br />
Chương 3: Thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống bóng trên đĩa.<br />
Chương 4: Xây dựng mô hình thực và thiết kế hệ thống nhúng<br />
Kết luận và hướng phát triển đề tài.<br />
<br />