intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai - Nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai - Nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu một cách toàn diện về mặt lý luận khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai và thực tiễn giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai ở địa phương này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai - Nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC PHÚ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI – NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH KHÁNH HÒA ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09/2023
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC PHÚ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI – NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH KHÁNH HÒA ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 2102LHOB019 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Văn Nam TS Lê Văn Quyến Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09/2023
  3. 1 1. LÝ DO, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN - Lý do thực hiện đề án: Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình này đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện tốt công tác quản lý mọi mặt về kinh tế - xã hội để góp phần tạo điều kiện cho đất nước phát triển, nâng cao uy tín với nhân dân, trong đó, quản lý nhà nước về đất đai là một trong những nội dung quan trọng. Bên cạnh đó, việc quản lý đất đai của Nhà nước còn giúp người dân đảm bảo về quyền sử dụng đất của mình, đảm bảo trật tự an toàn xã hội… Trong những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần vào công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong vấn đề sử dụng đất đai, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng xảy ra nhiều khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi về việc sử dụng đất đai gây bức xúc trong nhân dân, một số nơi còn gây mất trật tự an toàn xã hội… và tỉnh Khánh Hòa cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, một số quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh này bị người dân khiếu kiện nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem lại tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành trong quá trình quản lý đất đai khi cho rằng các quyết định, hành vi này xâm phạm tới lợi ích của họ. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai - Nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa” làm đề án tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
  4. 2 - Mục tiêu đề án: Nghiên cứu một cách toàn diện về mặt lý luận khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai và thực tiễn giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai ở địa phương này. - Nhiệm vụ đề án: + Xác định khái niệm, đặc điểm của khiếu kiện hành chính để nắm nội hàm của thuật ngữ này. + Phân tích các quy định pháp luật về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay. + Phân tích, đánh giá thực trạng khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. + Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai dựa trên những thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hiện hành. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý luận: + Quyết định hành chính/hành vi hành chính là công cụ được các cơ quan nhà nước sử dụng trong quá trình thi hành nhiệm cụ quản lý nhà nước về đất đai; + Khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai là biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành; + Đảm bảo quyền lựa chọn phương thức giải quyết của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này bị xâm phạm do kết quả của quản lý hành chính nhà nước;
  5. 3 + Nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ và đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích: Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các khái niệm, các quy định pháp luật nhằm giúp người đọc hiểu rõ vấn đề đang được đề cập một cách sâu sắc. + Phương pháp so sánh: Thông qua việc so sánh quy định của pháp luật về khiếu kiện hành chính qua các giai đoạn, tác giả đã có một cái nhìn tổng quan về việc áp dụng pháp luật tố tụng hành chính qua từng thời kỳ, từ đó, chọn lọc và phát huy những giá trị tích cực của giai đoạn trước đó. + Phương pháp tổng hợp: Tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp thông qua việc làm rõ khái niệm khiếu kiện hành chính dựa trên nhiều quan điểm của các học giả, từ đó, chọn lọc ra những quan điểm phù hợp. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp để có một bức tranh toàn cảnh về thực trạng giải quyết khiếu kiện tại tỉnh Khánh Hòa. + Một số phương pháp cụ thể khác: Để làm rõ đề án nghiên cứu thì tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể nhằm phác thảo được bước tiến của pháp luật qua từng thời kỳ.
  6. 4 3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là việc người dân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước khi họ cho rằng các quyết định, hành vi đó xâm phạm đến lợi ích của mình. Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai có các đặc điểm cơ bản sau: - Đối tượng của khiếu kiện là các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai. Trong đó, quyết định hành chính về quản lý đất đai là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong quá trình quản lý đất đai. Còn hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai. - Đối tượng của khiếu kiện hình thành trong quá trình quản lý đất đai, nhằm phân biệt với các khiếu kiện hành chính ở các lĩnh vực khác.
  7. 5 - Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai là Tòa án: Tòa án sẽ xem xét về điều kiện khởi kiện vụ án, về việc nộp tiền tạm ứng án phí, điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trên thì Tòa án mới tiến hành thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật. - Thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai là theo pháp luật tố tụng hành chính: Đặc thù của xét xử hành chính - là xét xử các tranh chấp hành chính giữa chủ thể quản lý hành chính nhà nước (cá nhân, tổ chức được sử dụng quyền hành pháp) và đối tượng quản lý hành chính nhà nước (cá nhân, tổ chức phải phục tùng quyền hành pháp) phát sinh do việc ban hành quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính nên việc giải quyết các tranh chấp này phải được thực hiện theo một trình tự đặc biệt, đó là thủ tục tố tụng hành chính - trình tự xét xử các vụ án hành chính tại Toà án. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai - Chính sách về quản lý đất đai: Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành trung ương Đảng đã thống nhất ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm nâng cao vai trò của cơ quan tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. - Pháp luật đất đai: Pháp luật về đất đai là cơ sở để ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện nay được xây dựng một cách chồng chéo,
  8. 6 mâu thuẫn, gây khó khăn cho nhân dân trong việc hiểu luật và trong việc áp dụng pháp luật của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. - Công tác quản lý về đất đai: Hiện nay, công tác quản lý đất đai đã có sự đổi mới và nhiều nơi đã ứng dụng của khoa học công nghệ vào công tác quản lý đất đai, góp phần giúp công tác này được minh bạch hơn so với trước đây. - Sự phát triển của kinh tế, xã hội tại tỉnh Khánh Hòa: Vừa qua, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, du lịch tại tỉnh Khánh Hòa đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tăng, vì thế mà có nhiều văn bản của địa phương ban hành chưa nhận được sự đồng thuận của người dân, gia tăng tình trạng khiếu kiện. 1.3. Các quy định của pháp luật về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai 1.3.1. Quyền khiếu kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai Quyền khiếu kiện vụ án hành chính là sự thừa nhận của pháp luật cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai xuất phát trên cơ sở sau: - Phải tồn tại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tổ chức khác, người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó trong quản lý đất đai, làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  9. 7 - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cho rằng những quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trên xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. - Chủ thể khiếu kiện vụ án hành chính trong quản lý đất đai phải có năng lực hành vi tố tụng hành chính. - Mục đích của việc khiếu kiện hành chính là để Tòa án xem xét lại tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể có thẩm quyền. 1.3.2. Đối tượng khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai Quyền khiếu kiện vụ án hành chính có đối tượng là các khiếu kiện phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước. Theo quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 và Điều 22 Luật Đất đai 2013, đối tượng khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai là quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai mà người khiếu kiện cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ (trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính chất nội bộ). - Với quyết định hành chính là đối tượng bị khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, có đặc điểm sau: + Hình thức là văn bản; + Chủ thể ban hành là cơ quan quản lý nhà nước hoặc người trong cơ quan đó; + Quyết định trong lĩnh vực quản lý đất đai; + Quyết định mang tính cá biệt. Một số quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai có thể bị khiếu kiện là: Quyết định hành chính trong trường hợp giao
  10. 8 đất cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất… - Với hành vi hành chính là đối tượng bị khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, có đặc điểm sau: + Hình thức hành động hoặc không hành động; + Chủ thể thực hiện hành vi hành chính là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó; + Quyết định trong lĩnh vực quản lý đất đai; + Quyết định mang tính cá biệt. Một số hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai có thể bị khiếu kiện như: Hành vi hành chính về việc không nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; không giao đất đúng thời hạn… 1.3.3. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án - Về thẩm quyền theo vụ việc: Theo quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015, hầu hết quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành trong quá trình quản lý Nhà nước khi bị khiếu kiện đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. - Về thẩm quyền theo cấp, lãnh thổ: Cơ bản thẩm quyền thụ lý khiếu kiện hành chính thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ một số trường hợp đặc biệt như quyết định hành chính, hành vi hành
  11. 9 chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 1.3.4. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính Quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính được thực hiện qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn khởi kiện, thụ lý: Khởi đầu một vụ kiện đó là việc nộp đơn khởi kiện và chứng cứ của một bên. Theo quy định tại Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015, người khởi kiện phải tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền và đơn khởi kiện phải có các nội dung chính như: Thông tin người khởi kiện, nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, nội dung giải quyết khiếu nại (nếu có). Ngoài ra, nghĩa vụ chứng minh vi phạm trong khiếu kiện hành chính nói chung và khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai nói riêng thuộc về người khởi kiện. Vì thế, người khởi kiện có nghĩa vụ nộp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. - Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015, khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai thuộc trường hợp bắt buộc phải tiến hành đối thoại. Thông qua đối thoại, các bên có thể cùng nhau đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. - Giai đoạn xét xử sơ thẩm: Đây là giai đoạn tiếp theo sau khi Tòa đã thụ lý đơn khởi kiện của cá nhân, tổ chức. Hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính chỉ được tiến hành khi vụ án không thuộc trường hợp bị tạm hoãn, đình chỉ, tạm đình chỉ. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, mọi chứng cứ và tài liệu mà các đương sự cung cấp hoặc Tòa án thông qua điều tra, xác minh sẽ được xem xét một cách công
  12. 10 khai tại Tòa. Các bên được bình đẳng tranh luận với nhau nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ án, từ đó, đưa ra bản án đúng quy định pháp luật. - Giai đoạn xét xử phúc thẩm: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định/bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, người khởi kiện hoặc người bị kiện hoặc Viện kiểm sát (kháng nghị) đều là chủ thể có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị quyết định/bản án của Tòa cấp sơ thẩm trước đó để yêu cầu Tòa phúc thẩm giải quyết lại. - Giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm: Đây là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị người có thẩm quyền kháng nghị khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó (tái thẩm). 1.4. Ý nghĩa của khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai - Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan bị xâm phạm. Khiếu kiện hành chính cho phép cá nhân, tổ chức và các bên liên quan yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Từ đó, khắc phục sai phạm (nếu có) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình Nhà nước quản lý đất đai. - Góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước và bảo đảm tính công bằng. Bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính không phải là ý chí đơn phương của các chủ thể có thẩm quyền mà nó được ra đời trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó,
  13. 11 việc xem xét lại và giải quyết các khiếu kiện hành chính cũng góp phần đảm bảo rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính không gây ra sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội. - Góp phần sửa chữa và khắc phục sai phạm của các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình quản lý đất đai. Khi có khiếu kiện hành chính, Tòa án có thể xem xét tính đúng đắn và yêu cầu sửa chữa hoặc khắc phục những sai phạm đã xảy ra trong quá trình quản lý đất đai. Nhờ vào quá trình xét xử và giải quyết khiếu kiện, các sai phạm, lỗ hổng pháp lý và thực tiễn quản lý đất đai chưa hiệu quả có thể được phát hiện và khắc phục. Điều này giúp cải thiện quy trình, chính sách và quyết định liên quan trong lĩnh vực quản lý đất đai, tạo ra một hệ thống quản lý đất đai hiệu quả và bền vững hơn.
  14. 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. Thực tiễn giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa, có vị trí địa lý chiến lược và là điểm đến du lịch nổi tiếng với nhiều di sản văn hóa và bãi biển đẹp. Vì vậy, tỉnh này đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư về để thực hiện các dự án quan trọng. Cùng với đó, tỉnh này đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, một số văn bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân làm gia tăng tình trạng khiếu kiện hành chính liên quan đến quản lý đất đai. Qua nghiên cứu, số vụ án hành chính được thụ lý dao động trong mức thấp nhất là 44 vụ trong năm 2022 và cao nhất là 74 vụ (từ đầu năm 2023 đến hết tháng 7/2023). Tỷ lệ án được giải quyết trong các năm dao động từ 16,22% năm 2023 đến cao nhất là 59,09% năm 2022. Như vậy, so với án hình sự, án dân sự thì án hành chính được xem là loại án mới, “khó” nên số lượng bản án hành chính mà Tòa đã thụ lý, giải quyết còn chiếm tỷ lệ thấp. Điều này được thể hiện như sau: - Về quyền khiếu kiện: Trên cơ sở tồn tại các quyết định hành chính/ hành vi hành chính, người dân tại tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành khởi kiện khi nhận thấy quyết định hành chính/hành vi hành chính không phù hợp với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Về đối tượng khiếu kiện: Thực tiễn cho thấy số lượng khiếu kiện đối với quyết định hành chính nhiều hơn hẳn so với khiếu kiện
  15. 13 đối với hành vi hành chính bởi số lượng quyết định hành chính được ban hành nhiều hơn so với hành vi hành chính và quyết định hành chính dễ xác định hơn so với hành vi hành chính. - Về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện: Nhìn chung, Tòa án nhân dân các huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh Khánh Hòa đã có sự tuân thủ đúng pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện. - Về thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án: Thông qua việc nghiên cứu các bản án, có thể thấy, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã rất quan tâm đến yếu tố thời hiệu khởi kiện khi giải quyết vụ án và các chủ thể tham gia tố tụng đã có sự tuân thủ pháp luật trước và sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. 2.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa 2.2.1. Những bất cập về pháp luật trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa - Pháp luật chưa có cơ chế về thi hành án trong tố tụng hành chính để đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân..Các quy định của pháp luật hiện nay đã tạo một “khoảng hở pháp lý” cho các chủ thể mang quyền lực Nhà nước không thi hành bản án hành chính, phổ biến là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Một là, không có quy định thời hạn tối đa cho việc tự nguyện thi hành án. Hai là, chưa có cơ chế giải quyết đối với trường hợp cố tình không thi hành bản án, quyết định của Tòa án. - Tồn tại 02 bất cập liên quan đến quyền hạn, vai trò của Hội thẩm nhân dân. Khiếu kiện hành chính là việc xem xét lại tính hợp pháp của hành vi hành chính/quyết định hành chính, vì vậy, việc
  16. 14 không có quy định về khả năng am hiểu pháp luật của Hội thẩm nhưng lại quy định quyền hạn của Hội thẩm và Thẩm phán ngang hàng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả xét xử của Hội đồng xét xử. Ngoài ra, nhiều trường hợp Hội thẩm nhân dân vì e dè mà không đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với tư cách là thành viên Hội đồng xét xử. 2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa - Sự vắng mặt của người bị khiếu kiện: Thông thường, các khiếu kiện hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý đất đai thường có người bị khiếu kiện là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nhưng họ lại ít khi tham gia tố tụng mà ủy quyền cho cấp phó trực tiếp tham gia tố tụng hoặc yêu cầu xét xử vắng mặt. Sự vắng mặt của người bị kiện trong khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai đem lại nhiều hậu quả lâu dài. Đầu tiên, trong khuôn khổ vụ án, việc người bị kiện không tham gia vào quá trình giải quyết sẽ khiến thời gian giải quyết vụ án kéo dài, gây lãng phí tiền bạc và nhân lực của Nhà nước. Ngoài ra, việc người bị kiện là các chủ thể mang quyền lực Nhà nước không tham gia giải quyết khiếu kiện hành chính còn khiến người dân mất niềm tin vào bộ máy Nhà nước. - Khó khăn trong công tác tìm kiếm, thu thập các văn bản có chứa quy định pháp luật của những thời kỳ trước; công tác áp dụng pháp luật khi có sự thay đổi của pháp luật đất đai: Đất đai được xem là lĩnh vực được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng mỗi lần thay đổi lại không có các quy định pháp luật minh thị rõ các quan hệ pháp luật đất đai hình thành trên thực tế
  17. 15 trong giai đoạn đó. Ngoài ra, đối với một thửa đất cụ thể trong suốt quá trình tồn tại của nó từng có nhiều chế độ pháp lý đã được xác lập với những nội dung và hình thức khác nhau. Điều này đã tạo ra các điểm chưa rõ ràng trong quan hệ pháp luật đất đai, dẫn đến việc hiểu và vận dụng quy định pháp luật đất đai chưa đồng bộ, chưa thống nhất. - Sự e ngại của Thẩm phán liên quan đến “trách nhiệm” khi giải quyết khiếu kiện hành chính liên quan đến quản lý đất đai: Khi các Thẩm phán giải quyết các vụ việc có tình tiết tương tự, thường rất e ngại hoặc muốn kéo dài thời gian giải quyết để đợi kết quả xét xử của Tòa án khác nhằm tham khảo. Ngoài ra, với cùng một hồ sơ vụ án nhưng kết quả xét xử của mỗi địa phương lại khác nhau, điều này, cũng làm cho các Thẩm phán rất lo ngại vì “trách nhiệm” của họ khi tiến hành giải quyết một vụ án. - Sự khó khăn trong hoạt động phối hợp giải quyết vụ việc hành chính liên quan đến đất đai: Nhiều vụ án bị kéo dài thời hạn giải quyết tranh chấp hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án do phải chờ cơ quan chuyên môn cung cấp tài liệu, chứng cứ; có những vụ án Tòa án phải ban hành công văn yêu cầu hoặc văn bản đôn đốc nhiều lần nhưng cơ quan chuyên môn không cung cấp được: Sổ mục kê, tờ bản đồ biến động qua các thời kỳ… hoặc hồ sơ đất đai của cơ quan nhà nước qua các thời kỳ có sự mâu thuẫn, không khớp số liệu, vị trí… Điều này đã làm cho công tác giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn. - Việc chấp hành pháp luật về thời hạn giải quyết vẫn chưa được đảm bảo: Trên thực tế một số khiếu kiện liên quan đến quản lý đất đai vẫn chưa được giải quyết đúng thời hạn theo quy định pháp
  18. 16 luật. Việc vi phạm này xảy ra khá phổ biến, nhất là đối với các vụ việc liên quan đến khiếu kiện hành chính về đền bù, giải phóng mặt bằng; tái định cư… việc giải quyết liên quan đến những vụ việc này có thể kéo dài hàng năm, thậm chí là nhiều năm. - Về việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện khi chủ thể có quyền sử dụng đất là hộ gia đình: Trong trường hợp một hoặc một vài chủ thể có yêu cầu khiếu kiện hành chính đối với một quyết định hành chính/ hành vi hành chính có tác động đến quyền lợi của họ trong một phần đất nhất định thuộc sở hữu của hộ gia đình thì việc xác định chủ thể tham gia tố tụng trở nên phức tạp. 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc khi giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan - Sự e ngại đối với lãnh đạo các cơ quan Nhà nước. Trong thực tế xét xử tại TAND tỉnh Khánh Hoà, khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai có bị đơn hầu hết là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh. Vì vậy, các Thẩm phán thường có xu hướng kéo dài thời gian giải quyết với mong muốn để người dân rút đơn khởi kiện. - Sự thiếu hợp tác của các cán bộ cơ quan Nhà nước, cụ thể đó là tình trạng vắng mặt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong quá trình giải quyết vụ kiện hành chính. Điều này dẫn đến việc khiếu kiện bị kéo dài, làm giảm hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung và khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai nói riêng. - Sự thiếu hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc xác minh, thu thập thông tin, tài liệu qua
  19. 17 thực tiễn xét xử, việc phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan hành chính thường chưa mang lại hiệu quả. Bởi cơ quan hành chính là nơi nắm giữ các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết vụ án nhưng cơ quan này thường thiếu sự hợp tác, hỗ trợ với Tòa án và các bên trong vụ án hành chính. 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan - Các vấn đề về đất đai diễn biến phức tạp do sự phát triển dịch vụ du lịch tại Khánh Hoà. Chính điều đó, đã khiến nhu cầu khai thác, sử dụng đất tại đây luôn ở mức cao. Do vậy, quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hoà được ban hành rất nhiều và hầu hết các khiếu kiện hành chính tại tỉnh này cũng là các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai. - Pháp luật liên quan đến quản lý đất đai phức tạp, còn nhiều bất cập và thường xuyên thay đổi. Nhà nước với vai trò là đại diện người dân QLĐĐ, luôn phải tìm cách để sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn tài nguyên đất đai theo từng giai đoạn, ứng với từng tình hình cụ thể. Do đó, số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai rất lớn và thường có sự chồng chéo lẫn nhau khiến quá trình áp dụng pháp luật trở nên khó khăn.
  20. 18 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa - Bổ sung chế tài về thi hành án: Trong đó, cần bổ sung thời hạn thi hành án hành chính và chế tài xử lý trách nhiệm của người phải thi hành án khi người này chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ. - Bổ sung quy định về tiêu chuẩn của Hội thẩm: Cần bổ sung thêm một số điều kiện để trở thành Hội thẩm như có sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà người đó phụ trách và không công tác liên quan hoặc có khả năng chi phối sự khách quan của vụ án. - Bổ sung các quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong hoạt động phối hợp giải quyết khiếu kiện hành chính. Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý đất đai trong hoạt động phối hợp giải quyết khiếu kiện hành chính giữa Tòa án và các cơ quan liên quan; Các chế tài cụ thể liên quan đến hành vi không cung cấp, chậm trễ trong việc cung cấp, phối hợp giải quyết khi có yêu cầu và các quy định về cơ chế xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thiếu sự hợp tác với Tòa án trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai. - Cần có chế tài về việc chính quyền làm sai phải bồi thường theo án tuyên nhưng việc thi hành án lại được thực hiện rất chậm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2