intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính" nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của TTCP để thấy được những tồn tại, hạn chế của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính; Đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra để thực hiện tốt vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CÔNG THÀNH VAI TRÕ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬN HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8380102 TÓM TẮT LUẬN VĂN Hà Nội, tháng 9 năm 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu Phản biện 1: TS. Bùi Huy Tùng Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Lê Anh Tuấn Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Vào hồi 8 giờ 30 ngày 13 tháng 9 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu nảy sinh trong quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lực hành chính nhà nước, là yếu tố trung tâm của Nhà nước pháp quyền. Trải qua những bước dài của lịch sử, con người đã nhận thức ra rằng, quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, hông thể để quyền lực tuyệt đối không giới hạn. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi được giao sử dụng quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát để hạn chế đến mức tối đa sự lạm quyền lực có thể dẫn đến làm tha hóa bản chất và mục đích chính đáng của quyền lực nhà nước. Quyền hành chính được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN), mà cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức nhằm thực hiện hoạt động hành chính nhà nước theo thẩm quyền được phân công. Đây là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính nhà nước được cụ thể bằng việc kiểm soát hoạt động của các CQHCNN, cán bộ, công chức trong các CQHCNN. Kiểm soát hoạt động hành chính nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền lực nhà nước, hoạt động hành chính được đúng đắn, khách quan, theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Kiểm soát hoạt động hành chính về cơ bản được thực hiện thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, phản biện, tài phán, xét xử,... r n cơ sở quy định của Hiến pháp, luật, trong hệ thống CQHCNN, cơ quan thanh tra (CQTT) được thành lập theo ngành, l nh vực và theo cấp hành chính t trung ương xuống đến cấp huyện. CQ nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện và giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước (QLNN) về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh 1
  4. tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. hanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ng a, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, vai trò của hanh tra Chính phủ trong kiểm soát quyền lực trong hoạt động hành chính thể hiện tr n một số nội dung cụ thể như sau: Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính thông qua việc hoàn thiện thể chế; Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính thông qua các hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật; Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính thông qua việc thực hiện chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính thông qua thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền. Để nâng cao hơn nữa vai trò của hanh tra Chính phủ nói chung và trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nói ri ng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản khẳng định vai trò của các CQ nói chung, hanh tra Chính phủ nói ri ng và định hướng hoạt động theo hướng tập trung đẩy mạnh các hoạt động thanh tra công vụ, thực hiện giám sát hành chính nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của CQHCNN. Đây chính là những định hướng quan tr ng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính, giúp cho các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được thực hiện đúng đắn, kinh tế - xã hội phát triển và hạn chế việc lạm dụng quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đảng và Nhà nước đã có những định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các CQ như: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm m i hoạt động QLNN đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ; hanh tra Chính phủ và CQ nhà nước cấp t nh, huyện tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra công vụ; Nghi n cứu sửa đổi pháp luật về 2
  5. thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các CQTT nhà nước,...; CQTT theo cấp hành chính chuyển mạnh sang thực hiện chức năng giám sát hành chính và tăng cường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;... [1]. Vì vậy, việc thực hiện định hướng và y u cầu quan tr ng của Đảng, Nhà nước nhằm thúc đẩy việc thực hiện vai trò của các CQ nói chung và hanh tra Chính phủ nói ri ng trong QLNN, góp phần kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính. Để thực hiện tốt vai trò của hanh tra Chính phủ đối với kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính, h c vi n lựa ch n nghi n cứu đề tài “Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính” phù hợp với y u cầu thực tiễn quản lý hành chính trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính hiện nay; - Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của TTCP để thấy được những tồn tại, hạn chế của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. - Đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra để thực hiện tốt vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 i t n n hi n c u Đề tài tập trung nghi n cứu những vấn đề chính sau: - Hệ thống lý thuyết về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, các thiết chế tự kiểm soát ngay b n trong hệ thống các cơ quan thực hiện quyền tổ chức các cơ quan thanh tra. - Các quy định pháp luật có li n quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, hanh tra Chính phủ. 3
  6. - Thực tiễn tổ chức, hoạt động các cơ quan thanh tra nhà nước, hanh tra Chính phủ hiện nay. 3.2. Phạm vi n hi n c u - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghi n cứu về tổ chức các cơ quan thanh tra tr n cơ sở các quy định của Luật hanh tra 2022 và các văn bản có li n quan như Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Luật Tố cáo 2018, Luật Khiếu nại 2011… hực trạng tổ chức và hoạt động của hanh tra Chính phủ chủ yếu được đánh giá, phân tích tr n cơ sở thực trạng hoạt động thanh tra. - Phạm vi không gian: Đề tài nghi n cứu thực tiễn kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của TTCP trong phạm vi toàn quốc. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghi n cứu và đánh giá thực tiễn kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của TTCP t năm 2019 đến năm 2023. 4. Phương pháp nghiên cứu 4 Ph ơn pháp chun : Đề tài sử dụng các phương pháp chung trong nghi n cứu khoa h c xã hội nhân văn, tr n cơ sở phương pháp luận của chủ ngh a Mác-L nin, kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và lôgíc, lý luận và thực tiễn, phân tích, thống k , chuy n gia. 4 2 Ph ơn pháp cụ thể: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghi n cứu, phân tích vai trò của hanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính dựa tr n cơ sở các quy định của pháp luật. - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: Nghi n cứu thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ tr n cơ sở phân tích, tổng hợp, thống k t những báo cáo tổng kết của hanh tra Chính phủ, Ban tiếp công dân rung ương, Báo cáo giám sát của Quốc hội,... t đó tổng hợp, đánh giá để tìm ra nguy n nhân dẫn đến bất cập cần sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. 4
  7. - Phương pháp thu thập số liệu, tổng kết thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và ch n l c thông tin có sẵn t các nguồn khác nhau như tài liệu, hồ sơ thanh tra, báo cáo tổng kết... có li n quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CP. Phương pháp này được sử dụng xuy n suốt luận văn, đặc biệt để đưa ra ví dụ về các vụ việc thanh tra, vụ án xảy ra tr n thực tiễn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghi n cứu đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa h c phục vụ cho việc nghi n cứu, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về thanh tra (cụ thể về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của hanh tra Chính Phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính) và các văn bản pháp luật khác có li n quan (cụ thể là các vấn đề về tổ chức cơ quan thanh tra, hanh tra Chính phủ theo hướng tập trung, thống nhất; về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra;…). * Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghi n cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của hanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính hiện nay, là tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra về vấn đề này. 6. Bố cục của luận văn Nội dung luận văn được trình bày trong 03 chương, bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận vai trò của hanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. Chương 2: Thực trạng các quy định và thực hiện các quy định trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của hanh tra Chính phủ. Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. 5
  8. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VAI TRÕ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước Khái niệm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) là hoạt động cơ bản của nhà nước. Hoạt động này phần lớn do các cơ quan hành chính nhà nước và bộ máy trực thuộc thực thi pháp luật. Quản lý hành chính nhà nước thường được hiểu là quá trình thực thi và điều hành các quy định, chính sách và pháp luật của nhà nước. Đây là hoạt động cốt lõi của hệ thống nhà nước nhằm đảm bảo sự thực thi của các quy định pháp luật và chính sách của Đảng, nhà nước, đồng thời cung cấp các dịch vụ và tiện ích cần thiết cho cộng đồng. Quản lý hành chính nhà nước bao gồm nhiều l nh vực khác nhau như hành chính công, tư pháp, tài chính, an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa h c công nghệ, lao động và việc làm… Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước là quá trình các chủ thể quản lý nhà nước sử dụng quyền lực, quyền hạn của mình để giám sát và kiểm soát hoạt động của các đối tượng bị kiểm soát. Mục ti u của quá trình kiểm soát này là đảm bảo rằng các đối tượng được quản lý hành chính hoạt động theo đúng quy định, tuân thủ pháp luật, đóng góp vào việc đạt được các mục ti u và chính sách của nhà nước... những phân tích tr n, tác giả xin đưa ra khái niệm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính như sau: Kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước là một phần quan trọng của quản lý hành chính nhà nước. Qua việc áp dụng các phương thức nhất định, bao gồm kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý các hành vi vi phạm 6
  9. pháp luật, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội có thể đảm bảo rằng các quy định và chính sách của Nhà nước được thực hiện đúng đắn. Điều này giúp bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các tổ chức và công dân, đồng thời đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong hoạt động quản lý hành chính. 2 ặc điểm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Thứ nhất, kiểm soát hoạt động quản lý hành chính mang tính quyền lực nhà nước. Thứ hai, kiểm soát hoạt động quản lý hành chính mang tính thường xuy n, chuy n nghiệp, toàn diện. Thứ ba, kiểm soát hoạt động quản lý hành chính thể hiện tính khách quan, độc lập, công khai. Thứ tư, kiểm soát hoạt động quản lý hành chính bổ trợ cho hoạt động kiểm soát nhà nước nói chung. 1.1.3. Các yếu tố cấu thành kiểm soát hoạt động quản lý hành chính a) Chủ thể kiểm soát - Giám sát của Đảng; - Giám sát của Quốc hội; - Giám sát của Hội đồng nhân dân; - Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; - Hoạt động giám sát của Tòa án; - Giám sát của Mặt trận tổ quốc; - Giám sát của nhân dân; - Hoạt động thanh tra; - Hoạt động kiểm tra. b) it n kiểm soát Hoạt động kiểm soát trong quản lý hành chính nhà nước nhằm giám sát các cơ quan và cán bộ, công chức, đảm bảo h tuân thủ pháp luật và 7
  10. thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả. Bằng cách này, quản lý nhà nước có thể đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, t đó tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả trong hoạt động hành chính của cơ quan và cá nhân. Đồng thời, việc thực hiện kiểm soát cũng giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tăng cường sự tin cậy của người dân vào hệ thống quản lý nhà nước. c) Khách thể kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Khách thể kiểm soát hoạt động quản lý hành chính là các quyết định hành chính và hành vi hành chính do các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành. Đây là các hành động như ban hành quy định, quyết định và các biện pháp quản lý khác, được thực hiện để điều hành công việc hành chính và đảm bảo tuân thủ pháp luật. d) Mục ti u kiểm soát hoạt độn quản lý hành chính nhà n ớc Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính đảm bảo tính pháp chế. Hoạt động này đỏi hỏi tính đồng bộ, nhất quán và chặt chẽ. Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính sẽ tạo ra công bằng xã hội và đảm bảo quyền con người. e) Sự cần thiết phải kiểm soát hoạt độn quản lý hành chính nhà n ớc Một là, Nhà nước đặt ra cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật hoặc lạm dụng quyền lực nhà nước. Hai là, cơ quan hành chính cấp tr n phải kiểm tra hoạt động của cơ quan hành chính cấp dưới theo luật định. Ba là, tính “dưới luật” trong hoạt động hành chính nhà nước. Bốn là, hoạt động hành chính cần kiểm soát chặt chẽ nhằm đạt được y u cầu của Nhà nước. Năm là, việc kiểm soát nó càng phải thực hiện thường xuy n và nghi m túc. 8
  11. 1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh tra a) Khái niệm Thanh tra Luật hanh tra năm 2022 tiếp tục xác định hoạt động của thanh tra là quá trình xem xét, đánh giá và xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, hoạt động này áp dụng cho việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Điều này nhấn mạnh vai trò quan tr ng của thanh tra trong việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và trách nhiệm của các đối tượng trong quản lý hành chính nhà nước đồng ngh a với việc duy trì sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý và hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuy n ngành. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực của đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hoạt động thanh tra được thực hiện bởi cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo một trình tự, thủ tục luật định, nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 9
  12. b) ặc điểm của thanh tra Một là, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước. Hai là, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Ba là, thanh tra có tính khách quan và độc lập tương đối. 1.2 2 Vị trí, vai trò của thanh tra Chính phủ tron kiểm soát hoạt độn quản lý hành chính nhà n ớc a) Vị trí của Thanh tra Chính phủ Theo quy định hiện hành, CP nằm trong hệ thống các cơ quan hành pháp. CP giúp Chính phủ kiểm soát các hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan, tổ chức kinh tế thuộc Chính phủ. Hàng năm, căn cứ vào định hướng của hủ tướng Chính phủ, CP sẽ xây dựng kế hoạch trình ổng hanh tra Chính phủ. b) Vai trò của Thanh tra Chính phủ Thứ nhất, giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Thứ hai, góp phần hoàn thiện pháp luật Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Thứ tư, giúp nhân dân và các tổ chức trong xã hội tham gia vào việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính 1.2.3. Ch c năn , nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà n ớc Chức năng và nhiệm vụ của hanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính thể hiện qua các điểm sau: Thứ nhất, công tác xây dựng thể chế, ban hành văn bản Thứ hai, hoạt động thanh tra theo thẩm quyền Thứ ba, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Thứ tư, công tác phòng, chống tham nhũng 10
  13. Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ VÀ THỰC TIỄN THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 2.1. Thực trạng các quy định trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ 2 Các quy định trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ Các quy định về kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của hanh tra Chính phủ được phản ánh qua nhiều văn bản pháp luật quan tr ng, bao gồm: Luật hanh tra năm 2022; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật ố cáo năm 2018; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Luật tiếp công dân năm 2013; Luật hực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP … Những văn bản này cung cấp khung pháp lý và hướng dẫn cụ thể cho hanh tra Chính phủ trong việc thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 2.1.2. Những thành tựu, hạn chế của quy định trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ a) Nhữn thành tựu Thứ nhất, Luật hanh tra 2022 đã phân định rõ hoạt động thanh tra và kiểm tra. Thứ hai, quy định tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính. Thứ ba, nội dung hoạt động thanh tra được quy định cụ thể, đầy đủ. Thứ tư, việc phối hợp và việc xử lý chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán. Thứ năm, việc xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra. 11
  14. b) Nhữn hạn chế Thứ nhất, Luật hanh tra năm 2022 quy định về tính độc lập tương đối của thanh tra với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp dễ dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thiếu sự xuy n suốt trong ch đạo công tác thanh tra. Thứ hai, quy định của pháp luật về thẩm quyền của CP chưa tương xứng với vai trò kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. Thứ ba, quy định hiện nay còn thiếu một số chắc năng, nhiệm vụ để nâng cao việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính tr n diện rộng đối với toàn bộ việc tổ chức và thực thi quyền hành pháp. 2.2. Thực tiễn Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính 2.2.1. Những kết quả đạt đ c trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ a) Công tác tham mưu, xây dựng thể chế, ban hành văn bản kiểm soát hoạt động quản lý hành chính - T năm 2019 - 2023, CP đã trình Chính phủ ban hành một loạt các văn bản như: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết các điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 23/8/2022 quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh; Luật Thanh tra 2022; Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hanh tra năm 2022; … b) Thực tiễn thực hiện công tác thanh tra để kiểm soát hoạt động quản lý hành chính T năm 2019-2023, CP trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đã đạt được những kết quả như sau: 12
  15. Năm Số cuộc Phát hiện vi phạm về Phát hiện vi phạm thanhh tra tiền (tỷ đồng) về đất đai (ha) 2019 51 80.822 1.199 2020 45 4.063 341 2021 47 4.967 2.960 2022 52 4.956 7.5 2023 41 27.539 616 c) Thực tiễn thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo CP với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tích cực trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo cho cá nhân, tổ chức, kết quả đạt được như sau: Năm Số đơn tiếp nhận Số đơn được xử lý 2019 14.522 4.580 2020 13.307 3.681 2021 9.117 2.982 2022 12.086 4.051 2023 13.587 4.382 d) Công tác phòng, chống tham nhũng rong giai đoạn t 2019 đến 2023, TTCP tập trung mạnh mẽ vào việc tuy n truyền và phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, kết quả đạt được như sau: Năm Số vụ việc phát hiện Số người có hành vi tham nhũng tham nhũng 2019 70 89 2020 34 37 2021 51 82 2022 116 153 2023 114 176 13
  16. 2.2.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ B n cạnh kết quả đạt được, công tác kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của TTCP vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế sau: Thứ nhất, trong quá trình thanh tra, vẫn còn trường hợp một số cuộc thanh tra gặp khó khăn khi cần nhiều thời gian để hoàn thiện báo cáo và kết luận. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra chưa được thực hiện thường xuy n và hiệu quả còn hạn chế. Thứ hai, CP chưa chủ động trong việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính, nhiều vụ việc sai phạm ở mức nghi m tr ng nhưng ch khi bị dư luận và cơ quan báo chí phản ánh thì mới tiến hành thanh tra, giải quyết. Thứ ba, thực tiễn công tác cho thấy, sự phối hợp giữa TTCP với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chưa thường xuy n và chặt chẽ. * Nguyên nhân của bất cập, hạn chế Thứ nhất, tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra hành chính không có sự độc lập tương đối, trong đó có CP. Thứ hai, Luật chưa quy định rõ thẩm quyền của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, Luật Phòng, chống tham nhũng hiện nay chưa chú tr ng công tác phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước. Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức của CP còn hạn chế về năng lực và chuy n môn, phẩm chất đạo đức, bản l nh chính trị chưa vững vàng. Thứ năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh tra còn thiếu, chưa đầy đủ. 14
  17. Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3.1. Quan điểm n ng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính 3 Nân cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đ i với việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính cần phải đáp n y u cầu xây dựng nhà n ớc pháp quyền xã hội chủ n hĩa Việc xây dựng nhà nước pháp quyền là một mục ti u quan tr ng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, với tư cách là người lãnh đạo. Mục ti u này nhấn mạnh vào sự hoàn thiện và thực thi các nguy n tắc và quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi và tự do của m i công dân được tôn tr ng và bảo vệ. Mục ti u này cũng nhấn mạnh vào việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và thực hiện nghi m minh, nhất quán, đồng thời bảo đảm sự thống nhất và hiệu quả trong quản trị quốc gia, t đó thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ ngh a, mang lại thu nhập cao và bền vững cho nhân dân, đồng thời đóng góp vào mục ti u trở thành một nước phát triển vào năm 2045. 3.1.2. Nân cao vai trò của Thanh tra Chính phủ tron kiểm soát hoạt độn quản lý hành chính nhằm iữ vữn niềm tin của nhân dân vào đ ờn l i lãnh đạo của ản và nhà n ớc hanh tra Chính phủ là một trong những cơ quan ch đạo trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. Vì vậy, việc nâng cao vai trò của cơ quan hanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động này trước ti n phải giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, cơ quan hanh tra Chính phủ. Khi nhân dân tin tưởng thì mới có sự giúp đỡ, tạo m i điều 15
  18. kiện cần thiết để thúc đẩy thành công trong việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. 3.1.3. Nân cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đ i với kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhằm kiện toàn bộ máy và côn tác nhân sự hanh tra Chính phủ là cơ quan chủ chốt kiểm soát hoạt động quản lý hành chính đòi hỏi cần phải có bộ máy hoàn ch nh và phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đủ điều kiện và khả năng thực hiện nhiệm vụ được phân công. heo quy định pháp luật, TTCP được ủy quyền và giao nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cũng như của UBND cấp t nh, thành phố trực thuộc rung ương, trong phạm vi được giao quản lý. 3.1.4. Nân cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đ i với việc kiểm soát hoạt độn quản lý hành chính nhà n ớc phải đảm bảo tăn c ờn hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà n ớc TTCP đóng vai trò lãnh đạo và điều hành các hoạt động thanh tra tr n toàn quốc. CP không ch thực hiện thanh tra theo thẩm quyền mà còn ch đạo các cơ quan thanh tra cấp dưới trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như trong việc phòng chống tham nhũng. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, nâng cao vai trò của cơ quan TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhằm hạn chế sai phạm của các tổ chức, cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hành chính. 3.1.5. Nân cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà n ớc phải đáp n đ c nhu cầu về h p tác và hội nhập qu c tế Giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong quá trình tổ chức và vận hành bộ máy hành chính nhà nước. uy nhi n, b n 16
  19. cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại mà chúng ta cần phải khắc phục triệt để, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam tr n trường quốc tế như nạn tham nhũng, ti u cực, quan li u, lãng phí... Vì vậy, để đáp ứng được y u cầu đổi mới trong quản lý nhà nước, cải cách hành chính cần phải nâng cao vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 3.2. Giải pháp n ng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính 3.2.1. Tăn c ờng, chủ động trong việc tham m u, đề xuất cho Chính phủ, Qu c hội xây dựn và ban hành chính sách, pháp luật TTCP chủ động tham mưu về các quy định và đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật của ngành và những l nh vực mà cơ quan CP phủ tiến hành thanh tra phát hiện những hạn chế, thiếu sót để t đó xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiệu lực, hiệu quả nhằm hạn chế việc cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. 3.2.2. Nân cao hiệu quả hoạt độn thanh tra và côn tác phòn ch n tham nhũn Một là, TTCP phải tăng cường thanh tra đối với các dự án, công ty cổ phần hóa, tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước. Hai là, TTCP thực hiện thanh tra đột xuất các cơ quan này khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm. Ba là, TTCP phải quan tâm hơn nữa đến việc tuy n truyền, phổ biến pháp luật về phòng và chống tham nhũng, ti u cực bằng cách đa dạng hình thức, phương thức tuy n truyền để đạt hiệu quả. 17
  20. 3.2.3. Nân cao hiệu quả hoạt động trong việc tiếp côn dân, tham m u iải quyết khiếu nại, t cáo TTCP kịp thời tham mưu cho Chính phủ cũng như hướng dẫn đối với cơ quan Thanh tra cấp dưới trong việc tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp trong việc tiếp dân, xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, phức tạp gây mất lòng tin của nhân dân đối chính quyền các cấp. 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật quy định về ch c năn , nhiệm vụ và quyền hạn của TTCP trong việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Để nâng cao vai trò của TTCP trong việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính cần phải bổ sung th m chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan CP để việc kiểm soát được toàn diện, cụ thể: - Bổ sung chức năng giám sát, kiểm tra việc tuyển dụng, thi nâng ngạch đối với công chức, viên chức, việc bổ nhiệm cán bộ - Bổ sung thêm quyền chất vấn của TTCP đối với các Bộ trưởng 3.2.5. Tăn c ờng việc ph i h p giữa Thanh tra Chính phủ với các cơ quan, tổ ch c có ch c năn , nhiệm vụ kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Một là, cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan nhà nước phải thường xuy n có sự trao đổi, hướng dẫn, lãnh, ch đạo toàn diện đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xây dựng công tác kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước toàn diện, dựa tr n nguy n tắc tập trung, thống nhất. Hai là, các cơ quan hanh tra trong khi tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện páp luật của các cơ quan, tổ chức có thể kết hợp thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra li n ngành để tăng cường hiệu quả hoạt động 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2