intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vô ý làm chết người trong Pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

118
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ mặt lý luận về hành vi vô ý làm chết người, khái niệm tội vô ý làm chết người, giới hạn can thiệp của pháp luật hình sự đối với tội vô ý làm chết người. Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi vô ý làm chết người. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý làm chết người trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, quy định về tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vô ý làm chết người trong Pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn

Tội vô ý làm chết ngƣời trong Pháp luật hình<br /> sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn<br /> Phí Thị Ngọc Hƣơng<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn<br /> Năm bảo vệ: 2011<br /> Abstract: Làm rõ mặt lý luận về hành vi vô ý làm chết ngƣời, khái niệm tội vô ý làm<br /> chết ngƣời, giới hạn can thiệp của pháp luật hình sự đối với tội vô ý làm chết ngƣời.<br /> Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi vô ý làm chết ngƣời. Nghiên cứu các qui định<br /> của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý làm chết ngƣời trong lịch sử pháp luật hình<br /> sự Việt Nam, qui định về tội vô ý làm chết ngƣời trong pháp luật hình sự một số nƣớc<br /> trên thế giới. Đánh giá những vƣớng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự về tội vô<br /> ý làm chết ngƣời. Trong đó, phân tích thực tiễn tội vô ý làm chết ngƣời trong giai đoạn<br /> hiện nay, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với tội<br /> vô ý làm chết ngƣời của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình truy cứu trách<br /> nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị<br /> Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tội vô ý làm chết ngƣời; Phạm tội<br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Tính mạng của con ngƣời là giá trị cao quý nhất của con ngƣời. Quyền sống là quyền cơ<br /> bản, hàng đầu của con ngƣời.<br /> Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, là<br /> đạo luật gốc mà các văn bản pháp luật khác phải tuân theo. Quyền sống của con ngƣời đƣợc<br /> qui định tại điều 71 Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, đƣợc cụ thể hóa tại các điều 32, 609 Bộ<br /> luật Dân sự, Điều 8, Điều 24 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bộ luật Hình sự năm<br /> 1999 (đƣợc Quốc hội khóa X nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp<br /> thứ 6 từ ngày 18/11 đến ngày 21 tháng 12 năm 1999) đã dành chƣơng XII quy định về các tội<br /> xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời. Đây là chƣơng thứ hai<br /> phần các tội phạm cụ thể, chỉ đứng sau chƣơng quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc<br /> gia. Điều đó cho thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của quyền sống.<br /> Trong thời gian qua, quyền sống - tính mạng của công dân đƣợc bảo đảm trên nhiều<br /> phƣơng diện. Tuy vậy, còn khá nhiều nguy cơ đe dọa sự sống của con ngƣời cần đƣợc phòng<br /> ngừa, ngăn chặn và chống lại nhƣ các hành vi xâm phạm tính mạng của con ngƣời.<br /> Trong những năm gần đây, tội phạm xâm phạm tính mạng nói chung và tội phạm vô ý<br /> làm chết ngƣời nói riêng có chiều hƣớng gia tăng về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi,<br /> phức tạp, tinh vi về thủ đoạn. Tính chất tội phạm rất nghiêm trọng. Công tác đấu tranh, phòng<br /> ngừa và chống tội phạm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.<br /> <br /> Về mặt lý luận: cho đến nay, ít có công trình về vấn đề này. Bên cạnh đó, còn nhiều tranh<br /> cãi trên thực tế khi xác định lỗi của ngƣời có hành vi làm chết ngƣời.<br /> Về thực tiễn, các cơ quan pháp luật còn lúng túng trong việc định tội danh.<br /> Do vậy, cần nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về vấn đề này. Với những lý do nêu<br /> trên, việc nghiên cứu đề tài "Tội vô ý làm chết ngƣời trong luật hình sự Việt Nam" là rất cần<br /> thiết.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Nhóm đề tài liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự<br /> của con ngƣời vẫn luôn là nhóm đề tài đƣợc quan tâm nghiên cứu. Đáng chú ý là bình luận<br /> khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 đƣợc nhiều tập thể các tác giả nghiên cứu và<br /> xuất bản nhƣ: "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999", do Uông Chu Lƣu<br /> chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2001; "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam đã đƣợc<br /> sửa đổi bổ sung năm 2009", do TS. Trần Minh Hƣởng chủ biên, Nxb Lao động, 2009; "Bình<br /> luận khoa học Bộ luật Hình sự - phần các tội phạm tập I - Các tội xâm phạm tính mạng, sức<br /> khỏe, Bình luận chuyên sâu", của Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2006,...;<br /> "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời", của TS. Trần Văn<br /> Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, 2000; "Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm", của<br /> Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, 2001; "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,<br /> nhân phẩm, danh dự của con ngƣời - so sánh giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình<br /> sự năm 1985", Tạp chí Luật học, số 01/2001; Luận án tiến sĩ Luật học: "Tội giết ngƣời trong<br /> luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này", của Đỗ Đức Hồng Hà...<br /> Trên thế giới có công trình của tác giả M.G. Ugrekhelidze: "Vấn đề lỗi vô ý trong luật<br /> hình sự", Nxb Mesniereba Tbilixi, 1976, nói về lỗi vô ý trong các tội phạm cấu thành vật chất<br /> và các tội phạm cấu thành hình thức. Trong đó, có nhiều nội dụng liên quan đến tội vô ý làm<br /> chết ngƣời. Trƣớc đó đã có công trình của V.G. Makashvili về trách nhiệm hình sự đối với tội<br /> phạm do vô ý của Nhà xuất bản Matxcơva 1957. Trong đó có đề cập đến vô ý gây chết ngƣời<br /> trong lý luận và thực tiễn của luật hình sự Xô viết.<br /> Tuy nhiên, chƣa có công trình nào tại Việt Nam nghiên cứu riêng về tội vô ý làm chết<br /> ngƣời. Do vậy, cần có một công trình nghiên cứu về tội vô ý làm chết ngƣời trong pháp luật<br /> hình sự Việt Nam.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài<br /> Mục đích: Làm rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của tội vô ý làm chết ngƣời. Trên cơ sở<br /> thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội vô ý làm chết ngƣời đề xuất một số kiến nghị nhằm<br /> đấu tranh có hiệu quả loại tội phạm này.<br /> Nhiệm vụ: Đề tài làm rõ mặt lý luận về hành vi vô ý làm chết ngƣời, khái niệm tội vô ý<br /> làm chết ngƣời, giới hạn can thiệp của pháp luật hình sự đối với tội vô ý làm chết ngƣời. Sự<br /> cần thiết phải tội phạm hóa hành vi vô ý làm chết ngƣời.<br /> Nghiên cứu các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý làm chết ngƣời trong<br /> lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, qui định về tội vô ý làm chết ngƣời trong pháp luật hình<br /> sự một số nƣớc trên thế giới.<br /> Trên cơ sở số liệu thực tiễn, tổng kết đánh giá những vƣớng mắc trong việc áp dụng Bộ<br /> luật Hình sự về tội vô ý làm chết ngƣời. Trong đó, phân tích thực tiễn tội vô ý làm chết ngƣời<br /> trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối<br /> với tội vô ý làm chết ngƣời của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình truy cứu trách<br /> nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị.<br /> 4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> <br /> Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách<br /> hình sự về tội phạm và ngƣời phạm tội xâm phạm tính mạng con ngƣời trong những năm vừa<br /> qua.<br /> 5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và<br /> duy vật lịch sử.<br /> Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là: Phƣơng pháp hệ thống hóa, phƣơng<br /> pháp lịch sử, phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp thống kê...<br /> 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài<br /> Đề tài là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn<br /> về tội vô ý làm chết ngƣời trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.<br /> Đề tài phân tích khái niệm, dấu hiệu pháp lý về tội vô ý làm chết ngƣời, đồng thời phân<br /> biệt tội phạm này với một số tội phạm khác cũng có dấu hiệu vô ý làm chết ngƣời.<br /> Đề tài khái quát tình hình áp dụng pháp luật trong thời gian hiện nay và thực tiễn xét xử.<br /> Phân tích một số khó khăn vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội vô<br /> ý làm chết ngƣời và đề xuất một số kiến nghị.<br /> Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, đồng thời cung<br /> cấp cho cán bộ làm công tác thực tiễn những hƣớng dẫn, chỉ dẫn cụ thể góp phần nâng cao<br /> hiệu quả áp dụng pháp luật trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này trong giai<br /> đoạn hiện nay.<br /> 7. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận<br /> văn gồm 3 chƣơng:<br /> Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc quy định tội vô ý làm chết ngƣời trong Bộ luật Hình sự<br /> Việt Nam.<br /> Chƣơng 2: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý làm chết ngƣời qua các thời kỳ.<br /> Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng qui định của pháp luật hình sự về tội vô ý làm chết ngƣời và<br /> một số kiến nghị.<br /> Chƣơng 1<br /> CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI Vễ í LÀM CHẾT NGƢỜI TRONG BỘ<br /> LUẬT HèNH SỰ VIỆT NAM<br /> 1.1. Sự cần thiết quy định tội vô ý làm chết ngƣời trong pháp luật hình sự Việt Nam<br /> Trong các quyền con ngƣời thì quyền thiêng liêng và cao quý nhất là quyền sống. Khi<br /> hành vi xâm phạm đến quyền sống của con ngƣời nó làm đảo lộn và phá vỡ các quan hệ xã<br /> hội, gây thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân gia đình nạn nhân, gây bức xúc nhất định trong<br /> quần chúng nhân dân, làm mất trật tự xã hội. Hành vi xâm phạm đến tính mạng con ngƣời thể<br /> hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội.<br /> Quy định tội vô ý làm chết ngƣời trong pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý để Nhà nƣớc thông qua các cơ quan quyền lực nhà nƣớc - đấu tranh phòng chống tội phạm.<br /> Bộ luật Hình sự đầu tiên năm 1985 đã quy định tội vô ý làm chết ngƣời tại Điều 104 Bộ luật<br /> Hình sự, bao gồm hành vi vô ý làm chết ngƣời và hành vi vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc<br /> nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Việc quy định nhƣ vậy chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của việc<br /> cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Từ những đòi hỏi nêu trên, Bộ luật Hình sự năm 1999 tách<br /> hành vi vô ý làm chết ngƣời qui định thành một tội độc lập với hai cấu thành tội phạm là thật sự<br /> đúng đắn và cần thiết đáp ứng đƣợc đòi hỏi của lý luận và thực tiễn.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1.2. Khỏi niệm và dấu hiệu phỏp lý của tội vô ý làm chết ngƣời<br /> 1.2.1. Khỏi niệm<br /> Khái niệm tội vô ý làm chết ngƣời<br /> Khi định nghĩa tội vô ý làm chết ngƣời, phải nêu bật đƣợc những đặc trƣng của tội phạm<br /> này: về hành vi: đó là hành vi làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc an toàn trong điều kiện sinh<br /> hoạt thông thƣờng; về hậu quả chết ngƣời, thứ ba đặc trƣng về lỗi vô ý…Từ đó có thể đƣa ra<br /> định nghĩa nhƣ sau: Tội vô ý làm chết ngƣời là hành vi gây ra cái chết cho ngƣời khác một<br /> cách trái pháp luật trong điều kiện sinh hoạt thông thƣờng, do ngƣời có năng lực trách nhiệm<br /> hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện một cách vô ý.<br /> 1.2.2. Dấu hiệu phỏp lý của tội vô ý làm chết ngƣời<br /> 1.2.2.1. Khỏch thể của tội phạm<br /> Tội vô ý làm chết ngƣời xâm phạm đến quyền sống của con ngƣời. Hành vi của tội phạm<br /> tác động đến con ngƣời đang sống, trong điều kiện sinh hoạt bình thƣờng gây nên sự biến đổi<br /> trạng thái của con ngƣời từ một cơ thể sống chuyển sang chấm dứt và mất khả năng sống.<br /> Để xác định một hành vi có xâm phạm quyền sống hay không chúng ta phải xác định đối<br /> tƣợng tác động có phải là một con ngƣời đang sống hay không.<br /> Về thời điểm bắt đầu sự sống của con ngƣời: Theo quan điểm của học viên: thời điểm bắt<br /> đầu sự sống của một con ngƣời độc lập đó là khi ngƣời mẹ đã kết thúc quá trình sinh- cơ thể<br /> đứa trẻ đƣợc tách ra khỏi cơ thể ngƣời mẹ, đứa trẻ đã là một con ngƣời độc lập.<br /> Về thời điểm chấm dứt hoàn toàn sự sống: "Sự chết là kết thúc không thể hồi phục hoạt động<br /> sống của một cá thể". Sự chết xảy ra không phải chỉ trong một thời điểm mà là một quá trình.<br /> Quá trình chết gồm giai đoạn hấp hối, giai đoạn chết lâm sàng và giai đoạn chết sinh học. Giai<br /> đoạn chết sinh học là giai đoạn chết thực thể của mô tế bào. Giai đoạn này chính thức xác<br /> định cái chết của một con ngƣời sinh học.<br /> Đối tƣợng tác động của tội vô ý làm chết ngƣời là con ngƣời đang sống, đƣợc tính từ thời<br /> điểm đứa trẻ đƣợc ngƣời mẹ sinh ra - kết thúc quá trình sinh, cho đến khi ngƣời đó thực sự<br /> chết - giai đoạn chết sinh học.<br /> 1.2.2.2. Mặt khỏch quan của tội phạm<br /> Mặt khách quan của tội vô ý làm chết ngƣời là những biểu hiện của tội vô ý làm chết<br /> ngƣời diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Trong đó hành vi, hậu quả và mối quan<br /> hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là những biểu hiện cơ bản của yếu tố mặt khách quan<br /> của tội vô ý làm chết ngƣời.<br /> Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết ngƣời là những biểu hiện của con ngƣời ra bên<br /> ngoài thế giới khách quan dƣới những hình thức cụ thể có sự kiểm soát của ý thức và điều<br /> khiển của ý chí.<br /> Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết ngƣời có thể bằng hành động và không hành<br /> động, gây chết ngƣời trong điều kiện sinh hoạt thông thƣờng.<br /> Một số hành vi vô ý làm chết ngƣời diễn ra phổ biến trong thời gian gần đây: Tàng trữ và<br /> sử dụng các loại vũ khí, chất nổ và các công cụ hỗ trợ; sử dụng điện,…không đảm bảo an<br /> toàn; hành vi của các con nghiện cấp cứu ngƣời không đúng cách đã dẫn đến chết ngƣời v.v...<br /> Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội vô ý làm chết ngƣời là thiệt hại do hành vi vô ý<br /> làm chết ngƣời gây ra, gồm thiệt hại về vật chất, về tinh thần và về thể chất. Đối với tội vô ý<br /> làm chết ngƣời: thiệt hại về thể chất là thiệt hại về tính mạng; "Thiệt hại về tinh thần là tổn<br /> thất... suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân" ngƣời thân thích của nạn nhân; Thiệt hại về<br /> vật chất đó là thiệt hại về phần thu nhập của nạn nhân và có thể có những thiệt hại vật chất<br /> khác có thể trị giá đƣợc thành tiền.<br /> Tội vô ý làm chết ngƣời đƣợc pháp luật hình sự Việt Nam quy định với cấu thành vật<br /> chất. Dấu hiệu hậu quả chết ngƣời là dấu hiệu bắt buộc.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Trong cấu thành tội<br /> vô ý làm chết ngƣời, dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc phải<br /> chứng minh trong cấu thành tội phạm. Theo đó, phải làm rõ ba nội dung: 1. Hành vi nguy<br /> hiểm phải xảy ra trƣớc hậu quả nguy hiểm về mặt thời gian. 2. Hành vi nguy hiểm độc lập bản<br /> thân nó hoặc trong sự kết hợp với một hoặc một số hiện tƣợng khác chứa đựng khả năng thực<br /> tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. 3. Hậu quả chết ngƣời xảy ra là sự hiện thực<br /> hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả làm chết ngƣời của hành vi.<br /> Cần lƣu ý trƣờng hợp có hành vi khác xen giữa hành vi nguy hiểm ban đầu và hậu quả<br /> nguy hiểm chết ngƣời xảy ra. Hành vi xen giữa này cũng chứa đựng khả năng gây ra hậu quả<br /> chết ngƣời. Xem xét khi xen giữa nó có hay không phá vỡ khả năng gây ra hậu quả chết ngƣời<br /> của hành vi nguy hiểm ban đầu để xác định còn hay không còn mối quan hệ nhân quả giữa<br /> hành vi nguy hiểm ban đầu với hậu quả chết ngƣời xảy ra.<br /> Quan hệ nhân quả của tội vô ý làm chết ngƣời tồn tại cơ bản dƣới bốn dạng sau: quan hệ<br /> nhân quả đơn trực tiếp, quan hệ nhân quả kép trực tiếp, quan hệ nhân quả dây chuyền và quan<br /> hệ nhân quả gián tiếp.<br /> 1.2.2.3. Chủ thể của tội phạm<br /> Khái niệm: Chủ thể của tội vô ý làm chết ngƣời không có những dấu hiệu đặc biệt. Do<br /> vậy, khái niệm chủ thể của tội vô ý làm chết ngƣời giống với khái niệm chủ thể của tội phạm<br /> nói chung.<br /> Từ đó, ta có thể đƣa khái niệm nhƣ sau: Chủ thể của tội vô ý làm chết ngƣời là ngƣời thực<br /> hiện hành vi làm chết ngƣời trong điều kiện sinh hoạt thông thƣờng với lỗi vô ý, có năng lực<br /> trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.<br /> Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức đƣợc ý nghĩa xã hội của hành vi của<br /> mình và điều khiển đƣợc hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Ngƣời có năng lực TNHS là ngƣời<br /> khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức đƣợc tính nguy hiểm cho<br /> xã hội của hành vi của mình và có khả năng kiềm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành<br /> vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.<br /> Tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 8, 12 và 98 Bộ luật Hình sự, thì<br /> ngƣời từ đủ 16 tuổi mới có thể trở thành chủ thể của tội vô ý làm chết ngƣời.<br /> Trong giai đoạn hiện nay, việc giữ nguyên qui định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự<br /> đối với tội phạm này vẫn đáp ứng đƣợc đòi hỏi của việc đấu tranh phòng chống tội phạm.<br /> 1.2.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm<br /> Ngƣời phạm tội vô ý làm chết ngƣời có lỗi vô ý, bao gồm cả lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý<br /> vì cẩu thả.<br /> Lỗi Vô ý vì quá tự tin: ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của<br /> hành vi của mình, thể hiện ở thấy trƣớc hậu quả có thể gây thiệt hại đến tính mạng của ngƣời<br /> khác, mà hành vi của mình có thể gây ra. Nhƣng đã tự tin cho rằng hậu quả chết ngƣời đó<br /> không xảy ra. Lỗi vô ý vì cẩu thả: chủ thể không nhận thức đƣợc tính chất thực tế của hành vi,<br /> không nhận thức đƣợc khả năng gây ra hậu quả chết ngƣời. Hoặc chủ thể tuy nhận thức đƣợc<br /> tính thực tế của hành vi nhƣng lại không nhận thức đƣợc khả năng gây hậu quả chết ngƣời.<br /> Trong hai trƣờng hợp này, ngƣời phạm tội đều không mong muốn hành vi của mình tƣớc<br /> đoạt đi tính mạng của ngƣời khác.<br /> Trƣờng hợp không có lỗi - sự kiện bất ngờ. Ngƣời thực hiện một hành vi gây hậu quả<br /> nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, không phải chịu trách nhiệm hình sự<br /> .<br /> Chƣơng 2<br /> CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HèNH SỰ VỀ TỘI<br /> vô ý làm chết ngƣời từ thời phong kiến đến nay<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2