Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 4
download
Luận văn "Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Đắk Lắk để tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý đối với du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thúc đẩy ngành Du lịch của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương, đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THANH TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2022
- 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Xuân Mai Phản biện 1: ……………………………………………………… ………………………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………………… ………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 204 Nhà …….. - Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên. Số: 02, đường Trương Quang Tuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: vào hồi 07 giờ 00, ngày 13 tháng 5 năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới . Ở Việt Nam, Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, có tốc độ tăng trưởng cao, là giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế của đất nước. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trước công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang mở cửa và hội nhập quốc tế, ngành Du lịch cũng đang đứng trước những thách thức to lớn như sự phát triển của khoa học công nghệ, sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà điển hình gần đây nhất là đại dịch COVID – 19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam… Tất cả những điều này đòi hỏi ngành Du lịch phải không ngừng thay đổi, đổi mới để thích nghi và đáp ứng nhu cầu về du lịch trong bối cảnh tình hình mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành để ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đắk Lắk là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ - là tỉnh có nhiều lợi thế về khí hậu, tài nguyên và nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Trong những năm qua, để thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách đầu tư của Trung ương cho hoạt động du lịch, triển khai chính sách đất đai, tài nguyên liên quan đến hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh ban hành và triển khai các chính sách đặc thù về hoạt động du lịch của tỉnh Đắk Lắk bao gồm chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, chính sách hỗ trợ đầu tư cho cơ sở lưu trú, chính sách đối với cơ sở kinh doanh du lịch và chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh…. Nhờ đó hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã có những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, theo đánh giá thì ngành Du lịch Đắk Lắk phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, quy hoạch các điểm, tuyến, sản phẩm du lịch đã có nhưng chưa hoạt động hiệu quả, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch chưa hoàn thiện, đội ngũ nhân lực du lịch thiếu sự ổn định, doanh thu từ du lịch còn thấp, chưa thu hút khách du lịch, chưa nhận thức được vị trí vai trò của phát triển du lịch và lợi ích mà ngành Du lịch mang lại, chưa thực sự khẳng định vị trí, vai trò của du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có khả năng mang lại hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt đời sống xã hội của tỉnh. Những vấn đề này đã đặt ra yêu cầu xây dựng và định hướng phát triển du lịch Đắk Lắk ổn định và bền vững trong điều kiện mới. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có về du lịch, giải quyết phần nào những bất cập trong hoạt động QLNN về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk để ngành Du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy KT - XH của tỉnh. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả lý luận và thực tiễn ở địa phương cũng như trong cả nước. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của bản thân. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị và thực tiễn góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý phát triển du lịch trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
- 4 Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình được công bố như: - Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Doan (2015) Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân. - Nguyễn Đức Hoàng (2013) “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch Gia Lai” Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. - Phạm Thanh Long (2017) “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. - Phạm Châu Huy Bảo (2019) “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. - Nguyễn Thanh Tân (2020) “Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội. Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu QLNN đối với du lịch, những công trình đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh, cả lý luận và thực tiễn về du lịch, QLNN về du lịch. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học quản lý công thì chưa có công trình nào đánh giá một cách đầy đủ về QLNN về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk. Khi thực hiện đề tài Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk, tác giả có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó nhưng đề tài này có nội dung mới và không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Đắk Lắk để tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý đối với du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thúc đẩy ngành Du lịch của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương, đất nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch; áp dụng trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; - Phân tích thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua; - Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là quản lý nhà nước về du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: từ năm 2016 - 2021. - Về nội dung: các nội dung quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật (gắn với phân cấp chính quyền cấp tỉnh) theo quy định của pháp luật. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực về du lịch thời gian tới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp dưới đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh… 6. Đóng góp của Luận văn Đóng góp chính của luận văn được thể hiện trong những kết quả nghiên cứu chủ yếu sau: 6.1. Về lý luận Luận văn nghiên cứu, hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch, được áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Đắk Lắk 6.2. Về thực tiễn - Luận văn nghiên cứu khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng; tác động đến quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Đắk Lắk những năm qua; chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Đắk Lắk thời gian tới. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk.
- 6 Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Khái quát chung về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch và một số khái niệm liên quan đến du lịch 1.1.1.1. Du lịch Khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. 1.1.1.2. Hoạt động du lịch Luật Du lịch năm 2017, Điều 3 đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch như sau: Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. 1.1.1. Đặc điểm của du lịch Xuất phát từ các khái niệm về du lịch, có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu về du lịch như sau: Một là, Du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ Hai là, Du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch Ba là, việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời gian và không gian Bốn là, du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho nước làm du lịch và người làm du lịch Năm là, du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định 1.2. Khái quát Quản lý nhà nước về du lịch 1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về du lịch QLNN về du lịch là sự tác động bằng quyền lực của Nhà nước đối với các hoạt động du lịch nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch mà vẫn bảo tồn được tài nguyên, duy trì và phát triển văn hoá, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch. Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch... phát triển du lịch là cơ sở, công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch. Ba là, QLNN về du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự.
- 7 Bốn là, QLNN về du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật...với tư cách là công cụ quản lý. 1.2.3. Vai trò của Quản lý nhà nước về du lịch - Định hướng hoạt động du lịch - Tổ chức và phối hợp - Điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường - Giám sát các hoạt động du lịch 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch có các nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch: Thứ hai, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch Thứ ba, quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch Thứ tư, tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Thứ năm, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Thứ sáu, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch - Về điều kiện tự nhiên Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch. - Phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sảm phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. - Chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp không khói này. - Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch gồm: Tổ chức bộ máy; Cơ chế hoạt động; Nguồn nhân lực quản lý và Nguồn lực cho quản lý. 1.3. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai
- 8 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho du lịch tỉnh Đắk Lắk Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Hai là, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng phong phú, đa dạng nên cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo của địa phương để thu hút du khách. Ba là, xác định những khu, điểm du lịch trọng điểm mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Năm là, quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương và thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch. Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Bảy là, ban hành cơ chế quản lý chặt chẽ đối với các khu, điểm du lịch. Tiểu kết Chương 1 Trong Chương 1, luận văn đã nêu một số khái niệm về du lịch, khái niệm quản lý nhà nước về du lịch. Tác giả đi sâu làm rõ sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch, chức năng quản lý nhà nước đối với du lịch, các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch. Bước đầu, tạo nền tảng cơ sở khoa học quản lý nhà nước về du lịch cho công việc nghiên cứu của tác giả trước tình hình thực tiễn công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương mình. Cùng với đó là sự học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở những tỉnh, thành phố làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, từ đó tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm quý báu vừa để vận dụng cho phát triển du lịch địa phương và đưa vào luận văn để luận văn trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho những nhà quản lý, những nhà khoa học đang và muốn quan tâm đến du lịch nói chung và công tác quản lý nhà nước về du lịch nói riêng. Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh đạt 1,9 triệu người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
- 9 Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Kinh tế - Giáo dục - Văn hoá 2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch a. Về tài nguyên thiên nhiên Đắk Lắk được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đó là vùng đất đai rộng lớn với nhiều khu rừng nguyên sinh có các loài động thực vật quý hiếm, địa hình rộng lớn, khí hậu ôn hoà có nhiều thác nước đẹp hùng vĩ, còn giữ được vẻ hoang sơ, có khả năng khai thác phục vụ du lịch lớn như thác Thủy Tiên, Bảy Nhánh,… nhiều hồ lớn với diện tích hàng trăm héc ta như hồ Lắk, Ea Đờn,…phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, đặc biệt là hồ Ea Súp thượng với diện tích 1440 ha. Đắk Lắk còn nổi tiếng với nhiều khu vườn nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy hoạch như Vườn Quốc gia YokDon, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô,…với nhiều loài động thực vật quí hiếm, đặc biệt là voi. Rừng nguyên sinh của Đắk Lắk có hệ sinh thái đa dạng với khoảng 3.000 loại thực vật, gần 100 loài thú và 200 loài chim thuộc loại quý hiếm, trong đó có những loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. b. Về di tích lịch sử, văn hoá Đắk Lắk có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, đầy huyền thoại với những bản trường ca Đam San, Xinh Nhã,…những sản phẩm làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc, những lễ hội và phong tục độc đáo của cộng đồng 49 dân tộc anh em. Hiện toàn tỉnh có 23 di tích lịch sử cách mạng, 02 di tích lịch sử văn hoá, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích khảo cổ, 71 di tích thắng cảnh, 25 danh lam thắng cảnh. Có 9 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia, Bảo tàng Đắk Lắk có hơn 8.000 hiện vật văn hoá lịch sử. c. Về lễ hội Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Lễ hội đua voi; Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng; Lễ cúng bến nước; Lễ bỏ mả…. Đặc biệt là Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh những tiềm năng thế mạnh trên, tỉnh Đắk Lắk còn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch để phát triển các dịch vụ thương mại như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí… 2.2. Tình hình hoạt động du lịch tại tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 – 2021 2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch 2.2.1.1. Hệ thống cơ sở lưu trú:
- 10 Tại Đắk Lắk hiện nay cơ sở lưu trú chất lượng cao vẫn còn hạn chế toàn tỉnh có 225 cơ sở lưu trú gồm có 32 khách sạn được công nhận hạng từ 01 đến 5 sao, 55 khách sạn chưa xếp hạng, 131 nhà nghỉ, 7 nhà khách, với 4.979 buồng, có thể phục vụ trên 10.000 lượt khách lưu trú cùng một thời điểm.[26]. Hầu hết các cơ sở hiện tại thiếu tính thiết kế trong bài trí, trang trí, ít dịch vụ vui chơi, giải trí trong khách sạn mà đa phần là kết hợp giữa nhà hàng và khách sạn. Trình độ quản lý và tác phong phục vụ còn yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của các cơ sở lưu trú. 2.2.1.2. Hệ thống nhà hàng: Cùng với sự phát triển của du lịch, hàng loạt các nhà hàng ra đời phục các món ăn ba miền, Âu – Á, đặc biệt các món ăn dân dã đậm chất Tây Nguyên. Đến với Đắk Lắk du khách sẽ được thưởng thức rượu cần, cơm lam gà nướng, cà đắng và các món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc như: Núc nác xào, dọt mây hầm chân giò, canh lá bép. 2.2.1.3. Hệ thống các cửa hàng lưu niệm: Ở Đắk Lắk các mặt hàng lưu niệm được bày bán tại các điểm du lịch, khách sạn mang đặc trưng của Đắk Lắk như: Vải thổ cẩm, rượu cần, nhẫn đuôi voi… Các sản phẩm quà lưu niệm, mỹ nghệ cũng được duy trì sản xuất mang bản sắc riêng của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên để phục vụ khách du lịch. 2.2.1.4. Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí: Các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh Đắk Lắk hiện nay được đầu tư phát triển khá mạnh. Nhiều cơ sở vui chơi giải trí như quán cà phê, karaoke, masage, hồ bơi, câu cá thư giãn, vui chơi giải trí … được đầu tư xây dựng bài bản, hiện đại, đáp ứng nhu cầu tham quan vui chơi giải trí của du khách. 2.2.2. Kết quả hoạt động du lịch 2.2.2.1. Thực trạng khách du lịch Số lượng khách du lịch đến với Đắk Lắk ngày càng có xu hướng tăng. Ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh trong giai đoạn 2016 - 2019 với tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 11,36%, doanh thu tăng 21,64%. Năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hoạt động du lịch đã suy giảm nặng. Tốc độ tăng trung bình của lượng khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020 là 4.72%, nhưng chủ yếu do khách du lịch trong nước tăng trung bình là 6,15%, trong khi lượng khách quốc tế giảm trung bình 9,8%/năm. Năm 2021 lượng khách du lịch đến Đắk Lắk giảm đến 45,12%, doanh thu du lịch giảm 46,56% so với cùng kỳ. Năm 2022, Tổng số khách đón tiếp: ước đạt 999.500 lượt khách, đạt 110,44 so với kế hoạch, tăng 141,16% so cùng kỳ 2021. Bảng 1. Bảng tổng hợp số lượt khách du lịch của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 – 2021 Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số Năm Số lượng Số lượng (nghìn lượt Tỷ lệ khách) (nghìn lượt (nghìn lượt Tỷ lệ (%) (%) khách) khách)
- 11 2016 621 563 90.66 58 9.34 2017 703 636 90.47 67 9.53 2018 812 736 90.64 76 9.36 2019 955 870 90.10 85 8.90 2020 693 676 97.55 17 2.45 2021 414.4 413 99.7 1.4 0.3 2022 999.5 992.01 99.25 7.49 0.75 2.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch: Doanh thu từ du lịch của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2021 đã đạt được mức tăng trưởng tương đối cao, các hoạt động đầu tư, quảng bá xúc tiến du lịch được chú trọng nhiều hơn, từ đó lượt du khách tăng cao, tổng doanh thu từ du lịch cũng tăng cao qua hàng năm. Đặc biệt, trong năm 2019, doanh thu đã đạt được con số 1 051 tỷ đồng, tăng hơn 2,19 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, đến năm 2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến doanh thu du lịch giảm mạnh, chỉ còn 355 tỷ đồng (Bảng 2). Năm 2022, tổng thu từ du lịch toàn tỉnh ước đạt 837 tỷ đồng, đạt 108,7% so với Kế hoạch, tăng 136,03% so với cùng kỳ 2021. Bảng 2. Doanh thu từ Du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2021 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu từ du lịch (tỷ 480 610 761 1051 625 355 837 đồng) 2.2.2.3. Đóng góp của du lịch trong GRDP tỉnh Đắk Lắk: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tăng mạnh trong những năm vừa qua. Cụ thể: tốc độ phát triển bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 106,82%, tổng giá trị GRDP năm 2020 đạt 84.887 tỷ đồng, tăng hơn 1,35 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, vì đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch nên năm 2021 tổng giá trị GRDP giảm còn 52.480 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh cho thấy, khả năng có thể phát triển du lịch dựa vào nông nghiệp. Bảng 3: Tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh Đắk Lắk tính theo giá hiện hành phân theo khu vực giai đoạn 2016 -2021 Thuế sản Du lịch Tổng Nông Công phẩm trừ Năm giá trị Dịch vụ nghiệp nghiệp trợ cấp GRPD sản phẩm Giá trị Tỷ trọng trong GRPD
- 12 (%) 2016 65.005 2.643 8.248 27.234 2.880 480 0.74 2017 70.642 27.773 9.633 30.280 2.956 610 0.86 2018 72.860 26.631 9.924 32.921 3.384 761 1.04 2019 78.055 27.222 11.170 35.920 3.743 1051 1.35 2020 84.887 31.477 11.760 37.652 3.998 625 0.74 2021 52.480 19.551 7.999 22.537 2.393 355 0.68 2.2.3. Hiện trạng đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch 2.2.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ du lịch và số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch Trong giai đoạn 2016 - 2021, có 30 dự án được các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư, trong đó 16 dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả với tổng vốn đầu tư khoảng 1.304,275 tỷ đồng Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng đã đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di tíchvăn hóa, lịch sử. Đồng thời, tỉnh cũng đăng cai tổ chức và tham gia nhiều giải thể thao quốc gia, quốc tế, các hội nghị, hội thảo toàn quốc, hội chợ triển lãm chuyên đề góp phần quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 2.2.3.2. Hiện trạng các tour, tuyến du lịch Các tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh được xây dựng dựa trên thế mạnh của từng vùng trong tỉnh, tập trung chính tại 3 vùng du lịch trọng điểm như thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Lắk, huyện Buôn Đôn để gắn kết với các địa phương trong vùng nhằm tạo nên sự đa dạng, khác biệt sản phẩm. Các tour, tuyến du lịch gắn kết tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh phía Bắc, các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và xa hơn là các nước trong khu vực Tam giác phát triển du lịch Campuchia - Lào - Việt Nam, các nước ASEAN,... cũng đã được chú trọng để phục vụ du khách. 2.2.3.3. Các dự án đang triển khai thực hiện Hiện nay, có 14 dự án đầu tư du lịch đang được các tổ chức, cá nhân trong vàngoài tỉnh triển khai đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư, gồm: 10 dự án đầu tư du lịch đang trong quá trình thực hiện với tổng vốn đầu tư khoảng 3.159,160 tỷ đồng . Có 04 nhà đầu tư đang tiến hành khảo sát, lập hồ sơ đề xuất 06 dự án thuộc lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. 2.2.4. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch - Số lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch (phân theo độ tuổi, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học): Theo kết quả tổng hợp báo cáo nguồn nhân lực từ các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến tháng 11/2021, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Đắk Lắk là 3.000 người
- 13 2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk Chính vì nhận thức được tiềm năng du lịch to lớn nên tỉnh đã sớm thực hiện việc xây dựng, quản lý quy hoạch, chỉ đạo ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch. Công tác quy hoạch được tỉnh rất quan tâm, thực hiện sớm từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến quy hoạch ngành Du lịch. Nhờ các văn bản trên ban hành kịp thời đã hướng dẫn, giám sát hoạt động du lịch nói chung trên địa bàn tỉnh nên đã khắc phục được tình trạng địa phương nào cũng có đề án quy hoạch du lịch, gây sự chồng chéo, dàn trải trong việc định hướng kêu gọi đầu tư. 2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch được ban hành đầy đủ kịp thời. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp các ngành và địa phương thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về du lịch cho cán bộ, công chức, cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch, đã thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.Tuy nhiên công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về du lịch còn chưa thường xuyên, cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa nhận thức hết vị trí, vai trò quan trọng của phát triển du lịch mang lại, việc chấp hành các quy định về an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên môi trường, an toàn thực phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của khách du lịch. 2.3.3. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch ở Đắk Lắk Tham mưu chính công tác quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cấp huyện là Phòng Văn hoá & Thông tin. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa và Thông tin, UBND cấp xã) đã tích cực tham mưu UBND các cấp ban hành hoặc trình cấp trên ban hành các quy định của pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm tác động tích cực vào các hoạt động du lịch, tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, giúp ngành Du lịch tỉnh phát triển đúng định hướng, đảm bảo kế hoạch. 2.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tỉnh đã chú trọng và từng bước cải thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về du lịch.Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhất là cộng đồng dân cư quanh vùng có các khu, điểm du lịch về vị trí, vai trò của du lịch, những lợi ích mà ngành Du lịch mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp khách hàng, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch. Kiện toàn và bổ sung đội ngũ quản lý và cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch.
- 14 2.3.5. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. - Công tác liên kết, hợp tácquốc tế về du lịch Tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước. Đồng thời, tăng cường hợp tác phát triển sản phẩm du lịch tại châu Âu, Đông Bắc Á, khối ASEAN và hợp tác với các nhà đầu tư tiềm năng. nhằm kết nối các chuỗi sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn thị trường quốc tế. - Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai với nhiều hình thức, góp phần truyền tải hình ảnh con người, tiềm năng, thế mạnh của Đắk Lắk đến với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh đã chủ động hội nhập quốc tế trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. 2.3.6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch Thường xuyên kiểm tra, giám sát và nhắc nhở các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh, hoạt động du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt môi trường kinh doanh du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch. 2.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk 2.4.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện. Thứ hai, việc chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Thứ ba, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn. Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch, hiểu biết về du lịch… Thứ năm, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới và có hiệu quả thiết thực. Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch. 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại Một là, Công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay. Hai là, Công tác quảng bá, thu hút đầu tư; điều kiện kinh tế hạ tầng; điều kiện an ninh - kinh tế cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch. Ba là, Công tác tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch còn nhiều bất cập, công tác quảng bá, xúc tiến còn gặp khó khăn hình thức quảng bá và kinh phí thực hiện, nội dung quảng bá xúc tiến còn chung chung chưa xác định được sản phẩm mũi nhọn, độc đáo để thu hút khách du lịch.
- 15 Bốn là, Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn chịu tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố về điều kiện tự nhiên; đặc biệt là tác động của dịch COVID-19. Năm là, Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp. Sáu là, công tác kiểm tra, thanh tra còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan - Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, sự bất ổn chính trị trong khu vực cũng như ảnh hương từ đại dịch COVID - 19 gây ảnh hưởng đến tâm lý du khách. - Sự suy thoái tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu; một số tài nguyên nhân văn có nhiều thay đổi; sự cạnh tranh của các thị trường du lịch trong và ngoài nước ngày càng cao. - Cơ chế chính sách của Trung ương về phát triển du lịch chưa phù hợp với thực tế tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch. - Xuất phát điểm của kinh tế du lịch còn thấp; kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư đúng mức; sản phẩm du lịch chất lượng chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn; việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn. - Việc đầu tư hạ tầng, kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của tỉnh phụ thuộc lớn vào nguồn kinh phí trung ương, vốn đầu tư cho du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. - Trình độ dân trí thấp, thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành. - Các dự án đầu tư quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, bền vững. Thứ hai, nguyên nhân chủ quan - Hệ thống chính sách còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành nên chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh. - Nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư còn nghèo nàn, đơn điệu. - Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa thống nhất về thời gian quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh gắn với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên. - Cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển du lịch chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng. - Công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật du lịch hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay. - Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa xây dựng được mối quan hệ hợp tác hiệu quả; nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu và thiếu, chưa chuyên nghiệp; việc quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- 16 - Các điểm du lịch đã được quy hoạch đầu tư còn nhỏ lẻ, sản phẩm dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chậm đổi mới; còn thiếu những loại hình sản phẩm du lịch đặc sắc... làm giảm khả năng thu hút khách du lịch. - Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ nên khó khăn trong công tác quản lý, thống kê, hướng dẫn, ... công tác du lịch tại các cơ sở trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn yếu, thiếu tính hệ thống. - Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế. Tiểu kết Chương 2 Trong Chương này, Luận văn đã giới thiệu tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk cụ thể: Khái quát tình hình hoạt động du lịch tại tỉnh qua đó đánh giá hiện trạng đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch; Kết quả kinh doanh hoạt động du lịch. Từ đó, đánh giá được những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk; Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch; Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch ở Đắk Lắk; Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài và Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk cũng bộc lộ những hạn chế, tồn tại nhất định. Kết quả có được từ Chương 2 là những cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch nhằm phát huy các thế mạnh tiềm năng giúp cho ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của mình. Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Dự báo tình hình, quan điểm, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phát triển Du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới. 3.1.1. Dự báo tình hình Du lịch Đắk Lắk đang được định hướng trở thành trung tâm liên kết du lịch của vùng Tây Nguyên và có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo sự kết nối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, khu vực duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, sẽ được hưởng lợi từ sự hồi phục kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân ở Việt Nam cũng như Đắk Lắk tạo ra những nhu cầu khá lớn về du lịch nội địa… 3.1.2. Quan điểm
- 17 Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh. 3.1.3. Mục tiêu - Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững tương xứng với tiềm năng và lợi thế. - Mục tiêu cụ thể + Về lượt khách: Phấn đấu đến năm 2025, tổng số khách đạt 1,24 triệu lượt. + Về doanh thu từ du lịch (chưa kể thu nhập xã hội) đạt 990 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,31%/năm[11]. + Về cơ sở lưu trú: Tổng số cơ sở lưu trú: Nhu cầu buồng lưu trú đến năm 2025 của Đắk Lắk là 7.800 buồng. Tốc độ tăng trưởng đạt 0,76%/năm. Số ngày lưu trú bình quân: 02 ngày. + Lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch đạt 3.500 lao động. Tốc độ tăng trưởng lao động trực tiếp đạt 3,13%/năm. + Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: Phấn đấu đến năm 2025 đầu tư hoàn chỉnh các dự án du lịch trọng điểm về văn hóa, sinh thái của tỉnh để phục vụ khách du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. 3.1.4. Phương hướng nhiệm vụ 3.1.4.1. Phát huy vai trò là trung tâm vùng Tây Nguyên, kết nối tuyến du lịch 3.1.4.2. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách, quy hoạch đầu tư phát triển du lịch 3.1.4.3. Phát triển dịch vụ và sản phẩm du lịch 2. Các nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển du lịch và tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến du lịch. - Về hoàn thiện cơ chế chính sách Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về du lịch rất quan trọng nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện thông suốt, thống nhất trong cả nước. Cần rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho các khu, điểm du lịch. - Về hoạt động tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách pháp luật về du lịch Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế và chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở về phát triển du lịch.
- 18 Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động người dân, doanh nghiệp, cộng đồng tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch tỉnh. 3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch - Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch + Cần phải kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, hưởng tới phát triển một cách bền vững. + Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự của ngành du lịch trong thời gian tới. + Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của địa phương, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn. + Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. + Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với những doanh nghiệp mới, mong muốn bước vào ngành để kinh doanh, bước đầu lạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. 3.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến đầu tư du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch; Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch. Xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm đổi mới phương thức, công cụ, nội dung; phát triển du lịch thông minh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, xúc tiến du lịch. Triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch. 3.2.4. Nhóm các giải pháp khác - Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động du lịch. Một là, thanh tra, kiểm tra giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Ba là, đào tạo cần được căn cứ từ nhu cầu của công việc, lựa chọn đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. - Giải pháp nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch.
- 19 Trong kinh doanh hoạt động du lịch công tác nâng cao ý thức của các chủ thể kinh doanh du lịch là rất cần thiết. Đặc biệt là các cơ sở kinh doanh và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Thực hiện và quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, không để xảy ra tình trạng bắt chẹt, lừa dối khách; phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm. - Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch. Đắk Lắk là vùng đất giàu bản sắc và truyền thống văn hóa. Muốn biến tiềm năng đó thành lợi thế và nguồn lực phát triển cần phải lưu tâm việc phát huy cộng đồng các dân tộc, những người sáng tạo, gìn giữ và phát triển văn hóa. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch, môi trường du lịch đến các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và từng người dân, đặc biệt là dân cư sinh sống tại các khu, điểm du lịch. Tạo điều kiện tốt nhất để người dân tham gia vào các hoạt động du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; qua đó, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập một cách bề vững từ hoạt động du lịch [12, tr4]. - Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với ngành Du lịch Đắk Lắk Triển khai kịp thời các chương trình, biện pháp đảm bảo các điều kiện an toàn trong phòng, chống COVID-19, đồng thời, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp du lịch sớm ổn định, từng bước phục hồi các dịch vụ lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch, lữ hành, vận tải khách du lịch, mua sắm du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương trong tình hình mới, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. - Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch khi có thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Thứ nhất, cần có sự phối hợp và chủ động phối hợp, hỗ trợ với các ngành khác, các địa phương để xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó. Thứ hai, cần nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng nhận biết, thích nghi và ứng phó với dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu của đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Thứ ba, việc quy hoạch, thiết kế các công trình, khu vực phục vụ hoạt động du lịch cần được thực hiện một cách khoa học. Thứ tư, tăng cường tính dự báo, tính chủ động trong các chương trình hành động, kế hoạch hoạt động, tổ chức các sự kiện du lịch, tổ chức điều hành các tour, tuyến du lịch để có thể hạn chế đến mức thấp nhất tính bị động của hoạt động du lịch trước dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu. Thứ năm, cần có sự phối hợp và chủ động phối hợp, hỗ trợ với các ngành khác, các địa phương để tạo ra một sự thống nhất về phương thức ứng phó và “sống chung” với dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu với biến đổi khí hậu. - Giải pháp QLNN về du lịch phải tận dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và triển khai hoạt động. Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai cho các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp du lịch phải đẩy nhanh việc thích ứng với chuyển đổi số để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng mới, thử sức với các sản phẩm, dịch vụ mới áp dụng công nghệ, đồng thời giải đáp các bài toán đau đầu về nhân lực, chi phí vận hành, tiết
- 20 kiệm thời gian cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm, điểm đến, đem đến cho du khách những trải nghiệm số hấp dẫn... Tiểu kết Chương 3 Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2021, chương 3 của luận văn đưa ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. KẾT LUẬN Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, mang bản chất nhân văn và có tính xã hội cao. Do đó, không thể thiếu sự tác động có tính tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động du lịch nhằm đảm bảo cho du lịch phát triển đúng định hướng, tạo nên sự phát triển bền vững và có hiệu quả. Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của một quốc gia nói chung cũng như địa phương nói riêng. Đề tài Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Lắk đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch. Từ đó tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh trong những năm qua và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn