intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kết quả thực hiện Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, từ đó phân tích, đánh giá khách quan những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần hoàn thiện Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN BÁ NHÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2018 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Ninh Phản biện 1:………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng số:………Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 51 Phạm Văn Đồng - TP. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi….giờ…ngày….tháng….năm 2018 2
  3. MỤC LỤC TT Nội dung Trang Trang phụ bìa .................................................................................... 1 Nơi hoàn thành công trình ................................................................ 2 Mục lục ............................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ......................... 7 1.1. Cơ sở lý luận. ............................................................................... 7 1.2. Cơ sở pháp lý. .............................................................................. 9 1.3. Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo................................. 10 1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước ................................................. 10 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ........... 12 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................ 12 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .................................................................... 12 2.1.2 Đặc điểm về Kinh tế - xã hội.................................................... 13 2.2. Hoạt động triển khai văn bản quy phạm pháp luật .................... 13 2.2.1. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật ........................... 13 2.2.2. Tổ chức bộ máy để thực hiện các văn bản. ............................. 14 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xóa đói .................... 15 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân . ............................. 15 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ............................................. 16 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP .............................. 18 3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý Nhà nước về. ........................ 18 3.1.1. Phương hướng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo...... 18 3.1.2. Mục tiêu quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo............... 19 3.2. Giải pháp, tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về .................... 20 3.2.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp ......................... 21 3.2.2. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ ..................................... 23 KẾT LUẬN...................................................................................... 26 3
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Quản lý Nhà nước về đói nghèo là một vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị, mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ luôn luôn tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay trong nội thân các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng chiếm 87,5% là các xã nghèo thuộc huyện nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Lâm Đồng, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Chính quyền địa phương tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông đã đề ra những chủ trương phù hợp, đúng đắn nhằm đột phá vượt bậc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông vẫn còn nhiều những hạn chế, dẫn đến nhiều hộ nghèo tuy đã thoát nghèo nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; việc thụ hưởng các chính sách xóa đói giảm nghèo chưa đáp ứng kịp thời được nhu cầu của người nghèo. Xuất phát từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hafiz A . Pasha& T. Palanivel (2004), Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo - Kinh nghiệm châu Á, cho rằng: Việc theo đuổi tăng trưởng phải đi kèm với nỗ lực đạt được tăng trưởng vì người nghèo thông qua việc tái phân bổ tài sản và thu nhập trong 4
  5. nền kinh tế và điều này có ý nghĩa lớn trong xác định bản chất của chiến lược chống đói nghèo. “Tấn công nghèo đói” đóng vai trò trung tâm cho các thảo luận tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt nam (CG) năm 1999, là phân tích nhận được sự ủng hộ của nhiều bên liên quan, báo cáo này được dùng làm cơ sở cho lập kế hoạch giảm nghèo chiến lược. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xoá đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp, đã nghiên cứu về vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, từ đó đề xuất các định hướng, mục tiêu, cơ chế, chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung đi vào nghiên cứu chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách giải quyết việc làm, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, đô thị hóa, chính sách xóa đói giảm nghèo mà chưa tập trung nghiên cứu các vấn đề Quản lý Nhà nước cấp xã, nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động qua lại giữa Nhà nước với Nhân dân và Nhân dân với Nhà nước. Luận văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù việc nghiên cứu chỉ diễn ra trong phạm vi không gian, địa điểm hẹp đó là cấp xã, nhưng đây mới là nơi trực tiếp tiếp cận với người dân, với hộ nghèo, hộ cận nghèo đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kết quả thực hiện Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, từ đó phân tích, đánh giá khách quan những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần hoàn thiện Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. - Nhiệm vụ: Luận văn hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về vấn đề Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm mang tính quốc tế cũng như phạm vi trong nước; đánh giá được thực trạng và kết quả Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; đúc rút được các bài học kinh nghiệm từ thực trạng, kết quả Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; đề 5
  6. xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Là vấn đề Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu phạm vi Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Về không gian nghiên cứu tập trung nghiên cứu tại các xã, các thôn, buôn trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Về thời gian nghiên cứu, trước năm 2017 và phương hướng đến năm 2020 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Hệ thống các cách sử dụng, các quan điểm, các nguyên tắc, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn theo duy vật biện chứng. - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: Phương pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu; Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn tập trung hệ thống một cách cơ bản, có cơ sở khoa học một số khái niệm, nội hàm về xóa đói giảm nghèo. - Về mặt thực tiễn: Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, luận văn tổng kết thực tiễn và chỉ ra mặt mạnh, những bất cập, đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với đặc thù của các xã như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bầy theo hướng dẫn của Học viện Hành chính Quốc gia, có kết cấu chặt chẽ bởi ba phần gồm: Mở đầu; Nội dung; Kết luận. Phần trọng tâm của luận văn nằm ở phần nội dung. Nội dung của luận văn được kết cấu bởi ba chương. 6
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG 1.1. Cơ sở lý luận - Khái niệm Quản lý: Khái niệm Quản lý được hiểu theo cách khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Ngày nay cũng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm Quản lý, song có một khái niệm theo thuyết Quản lý Hành chính của Henry Fayol (1841-1925) luôn luôn được sự ủng hộ của giới khoa học và quản lý đó là: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến”. - Khái niệm Quản lý Nhà nước: Theo nghĩa rộng, Quản lý Nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy Nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, Quản lý Nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước. - Khái niệm nghèo đói: Theo Liên hợp quốc: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức Liên hợp quốc thông qua). Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam: đói và nghèo được chia làm khái niệm riêng biệt. Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống 7
  8. và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xết trên mọi phương diện. Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bao cho nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Theo Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2015 của nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 quy định: Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Khái niệm xóa đói, giảm nghèo: Xóa đói: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Giảm nghèo: Là làm cho một bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. - Khái niệm Quản lý Nhà nước về xóa đói, giảm nghè:o Quản lý Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo là một vấn đề thuộc quản lý Nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành của hệ thống cơ quan Hành chính Nhà nước bằng pháp luật, các văn bản về xóa đói giảm nghèo góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin). - Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo: Nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng phát triển kinh tế-xã hội theo lộ trình, khó đạt được mục tiêu dân giầu nước mạnh, cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại. - Quan điểm, mục tiêu của xóa đói giảm nghèo: 8
  9. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (năm 2016), tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”. Trong đó, “phương pháp đo lường nghèo đa chiều” là một khái niệm hoàn toàn mới. Điều quan trọng là đã xác định rõ 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” (Theo Quyết định 1722-QĐ/TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ), với một đầu mối quản lý chung nhất là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộ. 1.2. Cơ sở pháp lý - Các văn bản Trung ương Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH, ngày 22/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; - Các văn bản địa phương: Kế hoạch Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 1530/QĐ-UBND, ngày 11/7/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; 9
  10. Kế hoạch số: 327/KH-UBND, ngày 20/10/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hướng dẫn tiêu chí xác định hộ nghèo, cận nghèo; Các văn bản của cấp ủy, Hội đồng Nhân dâ, Ủy ban Nhân dân huyện và xã. 1.3. Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo - Nội dung quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo: Khảo sát, điều tra thực tiễn tại thôn bản, các xã, các huyện, các tỉnh, các vùng; Ban hành, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến xóa đói giảm; Hỗ trợ đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững từng giai đoạn; kiểm tra giám sát các văn bản và quá trình triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, nước ngoài; Tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo theo giai đoạn; đề ra các cơ chế, chính sách mới về công tác quản lý Nhà nươc về xóa đói giảm nghèo phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội để tiếp tục thực hiện. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo: Yếu tố toàn cầu hóa; Yếu tố con người; Yếu tố chính trị; Yếu tố tổ chức;Yếu tố quyền lực; Yếu tố thông tin; Yếu tố văn hóa tổ chức 1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng - Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở một số quốc gia, tỉnh, thành phố trong nước: Ở nước Thái Lan, Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu của Thái Lan đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ giải quyết nhiều vấn đề kinh tế- xã hội cấp thiết, trong đó vấn đề xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu quan trọng. Chiến lược tăng trưởng không đồng bộ và thấp sẽ không thể giải quyết được mất cân bằng thu nhập và giảm nghèo đói, vì vậy với một đất nước đang phát triển mạnh như Thái Lan hiện nay thì việc cân đối hai mục tiêu này sẽ có lợi hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được Đảng ta đặc biệt quan tâm, không chỉ đối với cộng đồng dân cư ở nông thôn mà còn đối với cộng đồng dân cư đô thị trên mọi miền tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, những thành quả xóa đói giảm 10
  11. nghèo ở một nước nông nghiệp còn chiếm đa số như nước ta thì đây vẫn là một kết quả chưa bền vững. Một số kinh nghiệm từ công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình thực hiện ở các địa, phát hiện bất cập, hạn chế trong tổ chức thực hiện của địa phương để có giải pháp chỉ đạo kịp thời. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở. Tạo lập những tiền đề, điều kiện để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Xây dựng các hình thức liên kết các ngành khoa học và công nghệ với sản xuất và xây dựng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các hình thức giáo dục phổ cập về nghề nghiệp cho những người trong diện đói nghèo. Huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài thực hiện các dự án về giáo dục, y tế, xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo; tăng cường phân cấp cho cơ sở và mở rộng sự tham gia của người dân trong suốt quá trình thực hiện. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Các xã tranh thủ sự ủng hộ, sự lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh ủy, huyện ủy, của các cấp ủy Đảng, chi bộ, sự phối hợp của Mặt trận- đoàn thể. Tăng cường vai trò quản lý, sự điều hành của Ủy ban Nhân dân và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo. Bám sát Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ, và Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng) để có phương hướng thực hiện phù hợp theo lộ trình. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tăng cường phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc tại địa phương. Ưu tiên hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo đặc biệt khó khăn, đặc biệt hộ nghèo dân tộc thiểu số. 11
  12. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý: Các xã trên địa bàn huyện Đam Rông thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Phía Bắc giáp với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk ; Phía Đông và Nam giáp với huyện Lạc Dương và huyện Lâm Hà; Phía Tây giáp với tỉnh Đắk Nông. Các xã xa nhất của huyện cách trung tâm huyện Đam Rông khoảng 30km. - Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên 86.090 ha, trong đó đa số là diện tích đất Lâm Nghiệp 66.909 ha, chiếm 77,1% diện tích tự nhiên; diện tích đất Nông nghiệp 16.627ha, chiếm 19,15% diện tích tự nhiên. Hầu hết diện tích đất nông nghiệp có địa hình đồi dốc, bị chia cắt bởi đồi núi, suối, manh mún, nhỏ lẻ khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. - Tài nguyên thiên nhiên: Các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng cơ bản có nhiều loại tài nguyên như tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản… song không có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Khí hậu tại các xã phân bố không đồng đều do sự khác biệt kết cấu địa hình. - Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực: Tổng dân số của các xã là 11.078 hộ với 44.950 nhân khẩu, trong đó hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số với 7.901 hộ/32.899 nhân khẩu (chiếm 73.2% dân số của toàn huyện); chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên và một số đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh Miền núi phía Bắc đến sinh sống như: Tày, Nùng, Dao. Mường, Thái, Hoa và H’Mông. - Đặc điểm dân tộc, tôn giáo: Dân tộc: Hiện nay trên địa bàn các xã có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư trong xã chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm 57%. Trong đó: Dân tộc Kinh (chiếm 43 %), Dân tộc K’Ho (chiếm 21,2 %), Dân tộc Cil (chiếm 20,2 %), Dân tộc Nùng (chiếm 1 %), Dân tộc Tày (chiếm 0,6 %), Dân tộc Thái (chiếm 0,22 %), Dân tộc Hoa (chiếm 0,13 %), Dân tộc Châu Mạ (chiếm 3,1 %), Dân tộc Dao-Mãn-Miên (chiếm 9 %). 12
  13. Tôn giáo: Cộng đồng dân tộc tại các xã trên địa bàn huyện sinh hoạt tín ngưỡng theo 04 nhóm tôn giáo với 34.492 tín đồ/21 chức sắc. 2.1.2. Đặc điểm về Kinh tế - xã hội: - Đặc điểm về kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất của người dân trên địa bàn các xã tính đến cuối năm 2015 đạt 28,5 triệu đồng/ người/ năm, tăng 2,85 lần so với năm 2010. Cơ cấu nguồn thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Cuối năm 2015 có 5/8 xã đạt tiêu chí thu nhập (Đạ R’Sal; Ro Men; Liêng Srônh; Phi Liêng; Đạ K’Nàng). Tổng diện tích đất nông nghiệp 16.627ha, chiếm 19,15% diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 66.909 ha, chiếm 77,1% diện tích tự nhiên. Trên địa bàn các xã có 232 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. 1.986 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ, 135 hộ kinh doanh giao thông vận tải vừa và nhỏ. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 thực hiện được 230.738 triệu đồng, tăng 242% so với kế hoạch nghị quyết (95.186 triệu đồng). Tổng chi ngân sách địa phương 1.467.169 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 21%, chi thường xuyên chiếm 79%. - Đặc điểm về văn hóa – xã hội: Văn hóa- xã hội tại các xã có sự khác biệt do sự khác biệt về dân tộc như dân tộc Cil, K’ Ho, Mạ, Giao, Mông, Kinh…, tuy nhiên người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống như văn hóa mẫu hệ, văn hóa tảo hôn, văn hóa kết hôn cận huyết thống, văn hóa thách cưới. 2.2. Hoạt động triển khai văn bản quy phạm pháp luật về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng 2.2.1. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật: Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; 13
  14. Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 1530/QĐ-UBND, ngày 11/7/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; 2.2.2. Tổ chức bộ máy để thực hiện các văn bản - Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân xã trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương: Ban hành các Nghị quyết về tổng thể kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh từng giai đoạn, từng năm; ban hành các nghị quyết chuyên đề. Giám sát việc thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhiệm kỳ, hàng năm của Chính quyền xã về công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm - Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân xã trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương: Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; Xây dựng các chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm theo nhiệm kỳ, hàng năm trình Hội đồng Nhân dấn xã thông qua để trình Ủy ban Nhân dân huyện phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Thành lập Ban xóa đói giảm nghèo xã Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật; - Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã: Xác định đối tượng hộ nghèo trên địa bàn thông qua tổ chức khảo sát hộ nghèo hàng năm, theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp trên; Xây dựng mục tiêu, biện pháp, giải pháp giảm nghèo của địa phương, kế hoạch huy động nguồn lực và phân công trách nhiệm từng thành viên trong việc chỉ đạo, giúp đỡ thôn, bản, hộ nghèo (thông qua xây dựng chương trình giảm nghèo định kỳ năm năm). Hàng năm, tổ chức rà soát biến động hộ nghèo trên địa bàn theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp trên, đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới; Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chương trình cho Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp trên. 14
  15. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân - Những kết quả đạt được: Công tác quản lý tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm Năm 2010: Theo tiêu chí mới, cuối năm 2010, hộ nghèo các xã là 3.141/119.107 hộ, chiếm tỷ lệ 37,92%; số hộ cận nghèo 975 hộ, tỷ lệ 11,77%; Theo tiêu chí mới ( Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020). Cuối năm 2016, hộ nghèo các xã là 4.105 hộ, chiếm tỷ lệ 35,21%.; hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84,51%; hộ cận nghèo có 2.940 hộ, tỷ lệ 25,22%. Cuối năm 2017, hộ nghèo các xã giảm xuống còn 3.498 hộ/12.732 hộ, chiếm tỷ lệ 27,47%; hộ cận nghèo 2.860 hộ, tỷ lệ 22,46%; hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số 3.141 hộ, tỷ lệ chiếm 90% trong tổng số hộ nghèo các xã. Kết quả giảm nghèo hàng năm của các xã trên địa bàn huyện Đam Rông theo tiêu chí từng giai đoạn có sự giảm đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo giảm không bền vững, rất dễ rơi vào tình trạng tái tạo sức ép đối với công tác giảm nghèo của các xã. Triển khai thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo Chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; Chính sách hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo Chính sách hỗ trợ về nhà ở; Chính sách trợ giúp pháp lý; Chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a; Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; Chính sách tăng cường, thu hút cán bộ, trí thức trẻ; Chính sách tín dụng, ưu đãi; Thực hiện chế độ chính sách xã hội; Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng; Chính sách xây dựng nông thôn mới; Chính sách cải cách thủ tục hành chính; 15
  16. Kết quả phối hợp thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội; Kết quả việc phát huy vai trò Nhân dân trong tham gia công tác quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông. - Những nguyên nhân đạt được: Nguyên nhân khách quan: Có 04 xã nằm trên tuyến đường Quốc lộ 27 đi qua, các xã còn lại đều có trục đường tỉnh lộ và trục đường liên xã đi qua, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trao đổi, giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu thời tiết mát mẻ, phân bổ hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi như: Cà phê, bơ, mác ca, bò cỏ, gà… Nguyên nhân chủ quan: Được Đảng và Nhà nước quan tâm với nhiều chủ trương, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân Đội ngũ cán bộ công chức ngày càng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước một cách kịp thời, hiệu quả. Tình hình đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện, ngày càng có sự tham gia tích cực vào công tác quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo trên địa phương. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân - Những hạn chế: Vị trí địa lý đa dạng song bị chia cắt bởi núi đồi, sông suối. Đường xá đi lại khó khăn. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, công tác xóa đói giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, nguy cơ hộ tái nghèo vẫn ở mức cao. Đất đai đa dạng, có nhiều khu vực đất đai cằn cỗi, sỏi đá như khu vực 03 xã Đầm Ròn. Người dân còn nhiều nới thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo chủ yếu lao động nông nghiệp, lao động chưa được qua đào tạo tay nghề. Tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu khác nhau. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, nguồn vốn đầu tư còn phân tán, dàn trải. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật còn thiếu về chất lượng. Hệ thống giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí. 16
  17. Công tác phối hợp dạy nghề chưa phát huy hiệu quả cao, các hình thức dạy nghề chưa phù hợp. Chưa quan tâm giải quyết việc làm cho con em thuộc hộ nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số nên nhiều học sinh, sinh viên ra trường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Công tác cải cách hành chính còn chậm; trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức xã còn hạn chế. Kết quả giảm nghèo từng giai đoạn tương đối cao nhưng vẫn chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị từ xã xuống thôn chưa được thường xuyên, chặt chẽ. Công tác rà soát tiêu chí, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo tại một số xã chưa còn mang tính chất chung chung, chưa thực sự khách quan. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của cấp ủy Đảng, Chính quyền và hệ thống tổ chức chính trị xã hội đối với các bộ phận chuyên môn ở xã và ở thôn trong việc thực hiện Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo còn lỏng lẻo, chưa sâu sát và kịp thời. Một bộ phận Nhân dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Đảng và Nhà nước. Tình hình dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến một số xã ngày càng đông. Công tác xuất khẩu lao động còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào các thị trường lao động cao cấp như Nhật Bản, Sing-ga-po, Úc, Nga. - Nguyên nhân hạn chế: Nguyên nhân khách quan: Do điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp kém. Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều giữa người kinh và các dân tộc khác. Năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức chuyên trách, người lao động tại các xã còn nhiều hạn chế. Phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc còn nặng nề như phong tục mẫu hệ, tục ma chay, tục thách cưới đã gây tốn kém, thất thoát, nợ nần “truyền kiếp” trong gia đình. Nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành các chương trình xóa đói giảm nghèo mang tính chất liên ngành, dẫn đến việc phối kết hợp, thống nhất về cơ chế quản lý thực hiện giữa các cơ quan liên quan chồng chéo, trùng lắp, còn gặp nhiều khó khăn nhất định. 17
  18. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2020. 3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng 3.1.1. Phương hướng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của địa phương, lấy chất lượng, hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu. Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. Quản lý Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng Hỗ trợ về nhà ở Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin Nhóm các dự án việc làm Nhóm các dự án việc làm chung: Nhóm các dự án việc làm cho các xã nghèo ngoài chương trình 135 Nhóm các chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đối với các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Chương trình 30a Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo Chương trình hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Chương trình 135: Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn 18
  19. Dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã, thôn, bản ngoài chương trình 30a và chương trình 135 Hỗ trợ phát triển sản xuất Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin 3.1.2. Mục tiêu quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 - Mục tiêu tổng quát: Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; từng bước hoàn thiện phương pháp tiếp cận đo lường theo hướng đa chiều, phù hợp với xu hướng chung của quốc tế. - Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo các xã còn dưới 3, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số toàn xã giảm xuống còn dưới 35% và không có hộ nghèo bị thiếu đói triền miên. Phấn đấu 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47 đến 50%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 33 đến 35%; Thu ngân sách các xã tăng bình quân hàng năm từ 14 đến 15%; thu thuế, phí bình quân hàng năm tăng lên 14 đến 15%; Có 40% trường mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, các xã có trên 70% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; Có trên 93% hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, có trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; Có 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 12,5%; tỷ lệ bảo hiểm toàn dân đạt trên 92%; Giảm tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 30%; Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân từ 5 đến 6%/ năm theo chuẩn nghèo mới; Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,41%; giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,11 phần nghìn; 19
  20. Có 90% thôn, bản, xã đạt danh hiệu văn hóa, có 77% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, trên 90% số hộ đạt gia đình văn hóa; Đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị; trên 80% cán bộ lãnh đạo cấp xã có trình độ đại học; tăng cơ cấu tỷ lệ cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, xóa nhà tạm bợ, dột nát và được thụ hưởng tất cả các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước theo quy định; 100% hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi; Giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm cho 1.000 đến 1.500 lao động trở lên, nâng tỷ lệ lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo tay nghề, tập huấn đạt 100% vào năm 2020; Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, bảo đảm phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân; Hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng mới và sửa chữ, nâng cấp nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg, Ngày 10/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Giảm một nửa tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo so với năm 2016. Không còn hộ chính sách người có công là hộ nghèo; Hỗ trợ đào tạo cho 1,5% hộ có người trong độ tuổi lao động thuộc hỗ nghèo, cận nghèo đi xuất khẩu lao động; Phấn đấu 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được huấn luyện, tập huấn các kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, lập kế hoạch có sự tham gia; và xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo; 100% các xã có cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin truyền thông về giảm nghèo; Phấn đấu đạt 95% các hộ dân thuộc các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin 3.2. Giải pháp, tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2