Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý Công: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
lượt xem 6
download
Luận văn "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý Công: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VƯƠNG NGỌC LAN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ HẢI Phản biện 1: TS. VŨ VĂN TÍNH Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÀ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 8B, Nhà G – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa –TP. Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 30 ngày 04 tháng 7 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, sinh vật cũng như đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Trong những năm qua do sự tác động ngày càng nhiều của con người đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, trong số đó ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng đang diễn ra theo chiều hướng xấu có nguy cơ gây hủy hoại nghiêm trọng cho môi trường. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp lực đến môi trường trong khi nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến. Do đó muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường được tốt hơn trong cả trong hiện tại cũng như tương lai thì việc tìm hiểu vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội ngày nay. Không gian, diện tích phát triển hạ tầng của quận bị hạn chế, diện tích nhỏ nhất trong số 30 quận, huyện. Trên địa bàn quận hiện có hơn 70 doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước; hơn 4.700 doanh nghiệp ngoài Nhà nước; hơn 240 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hơn 11.800 hộ kinh doanh gia đình cùng 90 hợp tác xã. Quận có chợ Đồng Xuân là một trong những khu chợ đầu mối lớn, lâu đời nhất của khu vực miền Bắc. Đặc biệt, các khu phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm của 1
- quận đây vừa là thuận lợi song cũng đặt ra không ít khó khăn, phức tạp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý trong lĩnh vực môi trường còn mỏng, phải thường xuyên quản lý trên nhiều địa bàn, ý thức của một bộ phận dân cư chưa cao, những lợi ích vật chất quá lớn khiến không ít người bất chấp sai phạm, công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong quản lý, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn một số vướng mắc. Việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn công tác, để đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Nguyễn Tuấn An (2017), “Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội. - PGS.TS Doãn Hồng Nhung (2016), Sách chuyên khảo, Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam, NXB Xây dựng. - TS. Bùi Đức Hiển (2017), Sách chuyên khảo, Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự thật. - Trần Văn Mô (2018), Sách chuyên khảo, Quản lý ngập lụt và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản xây dựng.. 2
- - Hữu Đại – Vũ Tươi (2018), Luật bảo vệ môi trường - Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường, Nhà xuất bản lao động. - GS. TS. Lê Hồng Hạnh – TS. Lê Đình Vinh (2021), Sách chuyên khảo, Pháp luật về bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tới cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 3
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng: Công tác xử phạt vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường do Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này thực hiện. Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - Phạm vi về không gian: Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2018 -2022. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Thực hiện trên cơ sở khoa học và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về cải cách tư pháp, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh, thống kê; Phương pháp mô tả được; Phương pháp lịch sử cụ thể; Phương pháp khái quát hóa; Phương pháp phân tích nguồn thông tin, tài liệu có sẵn và Phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan của quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội trong việc bảo vệ 4
- môi trường nói chung, xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo luật, hành chính và nghề tư pháp. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và 03 chương có nội dung chính là: Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 5
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (*) Khái niệm về môi trường: Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (*) Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”. Các dạng ô nhiễm môi trường hiện nay là: Ô nhiễm môi trường nước; Ô nhiễm môi trường không khí; Ô nhiễm môi trường đất (*) Khái niệm bảo vệ môi trường: Theo khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020: “bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu”. 6
- (*) Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: “vVi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC”. (*) Khái niệm thanh tra: Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. 1.1.2. Đặc điểm xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Thứ nhất, được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm về BVMT theo quy định của pháp luật. Thứ hai, phải do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự thủ tục được quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT. Thứ ba, kết quả của hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT thể hiện ở các quyết định xử phạt VPHC, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức cá nhân đã VPHC về ô nhiễm môi trường. 1.1.3. Nguyên tắc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh chóng, nghiêm minh, khắc phục triệt để hậu quả do VPHC gây ra. 7
- - Nguyên tắc tuân thủ pháp luật. - Nguyên tắc xử phạt VPHC tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm. - Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính. 1.2. Thẩm quyền, hình thức và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.2.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT chỉ do các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước giao quyền thực hiện. Do đó việc xử phạt VPHC nói chung và xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT nói riêng là hoạt động chỉ được tiến hành khi được nhà nước giao quyền chứ không phải là hoạt động tùy tiện của các chủ thể có thẩm quyền. (*) Chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thẩm quyền xử phạt VPHC của Công an nhân dân; Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường: 1.2.2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hình thức phạt cảnh cáo: - Hình thức phạt tiền: - Hình thức khắc phục hậu quả; - Hình thức phạt bổ sung. 1.2.3. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 8
- Quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định chi tiết tại Luật số 67/2020/QH14 của Quốc hội: Luật xử lý VPHC, “Chương III, Mục 1- Thủ tục xử phạt”. Nội dung cụ thể được quy định tại Điều 55 đến Điều 68, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như buộc chấm dứt hành vi VPHC, xử phạt VPHC không lập biên bản, xử phạt VPHC có lập biên bản, hồ sơ xử phạt VPHC,… - Xử phạt VPHC không lập biên bản (khoản 1 Điều 56, 69, 78 Luật xử lý VPHC năm 2020) - Xử phạt VPHC có lập biên bản (Điều 57, 58, 66, 68, 70 Luật xử lý VPHC năm 2020) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm; quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021. Theo đó, biên bản VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý VPHC và Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý VPHC. Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC khi phát hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC và Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý VPHC. Quyết định xử phạt được gửi cho bên vi phạm và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Trong thời hạn thi hành 9
- quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật Xử lý VPHC, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp theo Điều 78 Luật xử lý VPHC năm 2020. 1.3. Các yếu tố tác động đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.3.3. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội 1.3.4. Yếu tố nhận thức của người dân và các chủ thể tham gia quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 10
- Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay, có vị trí địa lý: Phía bắc và tây bắc giáp quận Ba Đình với ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng Phía tây giáp các quận Ba Đình và Đống Đa với ranh giới là các phố Lý Nam Đế, Trần Phú, đường tàu, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn Phía nam giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Theo Báo cáo tổng kết thi đua thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội quận Hoàn Kiếm năm 2019, 2020, 2021, 2022: Tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành dịch vụ, thương mại, du lịch tăng 18,03%. Trong đó, ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng cao, dự tính ước tăng 20,45%; lượng khách quốc tế lưu trú trên địa bàn quận ước đạt 2,35 triệu lượt (năm 2019) tăng 12% so với năm 2018. Ngoài ra, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 9.838 tỷ đồng năm 2019, tương đương 102,9% dự toán, tăng 26,9% so với năm 2018. 11
- Năm 2020 – 2021 tuy bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tổng thu ngân sách trên địa bàn quận vẫn đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tập trung vào thương mại, dịch vụ. Đến tháng 11/2022 tổng mức doanh thu ngành thương mại, dịch vụ tăng 15,9% so với năm 2021 và tăng 3,8% so với kế hoạch. Trong đó, doanh thu ngành thương mại tăng tăng 8,5%; lưu trú – ăn uống tăng 93,6%; du lịch tăng 373,8%; dịch vụ khác tăng 24,2%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận ước đạt 12.500 tỷ đồng, đạt 111,1% dự toán, trong đó thu ngân sách do quận ước đạt 2.537 tỷ đồng, đạt 111,6% dự toán, bằng 100,2% so với 2021. 2.1.3. Khái quát tình hình bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm Thời gian qua, theo ước tính trung bình mỗi ngày cuối tuần đón khoảng 20.000 - 25.000 du khách đến tham quan, vui chơi. Dịp ngày nghỉ, lễ, Tết, con số này có thể lên tới 200.000 người, góp phần đưa lượng khách du lịch quốc tế có lưu trú tại quận Hoàn Kiếm tăng mạnh. Đây cũng là áp lực lớn đối với vấn đề rác thải xung quanh hồ, sau mỗi ngày tổ chức rác thải là các loại chai nhựa, giấy báo, túi nilon… lại phát sinh bừa bãi trên các tuyến phố. Theo thống kê của Xí nghiệp môi trường đô thị số 2 (Urenco2), trung bình mỗi ngày đơn vị này thu gom hơn 200 tấn rác thải sinh hoạt từ khu vực phố đi bộ. Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính cấp phường, trong đó có 02 phường ngoài đê là phường Chương Dương và Phúc Tân, nơi này tập trung nhiều dân cư thuộc diện KT2, KT3, KT4 đến với điều kiện, mức sống không cao. Khu vực bãi bồi ven sông Hồng (còn gọi là bờ vở sông Hồng) trên địa bàn quận thuộc 2 phường Chương Dương, Phúc Tân, có tổng diện tích dao 12
- động trong khoảng từ 15,3ha - 18,05ha với chiều dài bờ sông khoảng 3,8km. Nhiều khu đất bỏ hoang, từ lâu bị xem là ‘bãi rác chung’ để nhiều người đến đổ trộm các phế thải xây dựng, đậu xe, lấn chiếm, xây nhà tạm chăn nuôi gia cầm. 2.2. Thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm 2.2.1. Thực tiễn hoạt động kiểm tra, thanh tra hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm Bảng 2.1. Thống kê số lượng việc kiểm tra thi hành pháp luật về BVMT và xả thải giai đoạn 2018 -2022 Phân loại Số cơ sở Công TT Năm kiểm Nhà Siêu Khách trình xây Tòa nhà tra hàng thị sạn dựng 1 2018 11 3 1 2 2 3 2 2019 7 1 2 0 3 1 3 2020 20 14 3 1 1 1 4 2021 14 7 2 2 2 1 tháng 5 22 12 4 2 2 2 11/2022 (Nguồn: Báo cáo Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT và quản lý tài nguyên nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong các năm từ 2018 - tháng 11/2022) Năm 2020 - 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, nhiều lần thành phố nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng phải sử dụng các biện pháp giãn cách xã hội để đảm bảo công tác phòng chống dịch, tuy nhiên 13
- nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ thiết yếu, khách sạn vẫn hoạt động nên số lượng đợt thanh tra, kiểm tra cao hơn so với các năm từ 2018, 2019. Trong năm 2022 với việc từng bước thích ứng được với tình hình mới, đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã tiếp tục sôi động trở lại, song sẽ không có quá nhiều biến động về mặt số lượng so với các năm trước. 2.2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm Trong 05 năm qua, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch chỉ đạo UBND 18 phường đã thành lập các Đoàn kiểm tra và xử phạt vi phạm theo Nghị định 155/NĐ-CP, Nghị định 55/2020/NĐ-CP và Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ về qui định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT. Các vụ VPHC trong lĩnh vực BVMT từ năm 2018 đến quý tháng11/2022 như sau: Tổng số vụ vi phạm phát hiện là 2.446 vụ và tổng số quyết định xử phạt hành chính đã ban hành là 489 quyết định với tổng giá trị tiền xử phạt là 1.005.000 đồng. Bảng 2.2. Thống kê số quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT và xả thải giai đoạn 2018 -2022 Số vụ Số QĐ ban TT Năm Số tiền phạt phát hiện hành 1 2018 680 136 298.000.000đ 2 2019 825 165 314.300.000đ 14
- 3 2020 465 93 219.000.000đ 4 2021 345 69 132.925.000đ Tháng 5 335 266 370.100.000đ 11/2022 (Nguồn: Báo cáo Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT và quản lý tài nguyên nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong các năm từ 2018 – tháng 11/2022). 2.2.3. Thực tiễn hành vi vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm Trong những năm qua, tại quận Hoàn Kiếm các VPHC trong lĩnh vực BVMT chủ yếu bao gồm các hành vi gây ô nhiễm môi trường như: - Khối lượng rác thải sinh hoạt được thu gom là 55.328 tấn, trong đó tổng lượng rác tái chế được thu gom là 632 tấn (260,5 tấn rác thải nhựa; 58,6 tấn bìa và 58,6 tấn kim loại thải). - Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận khoảng 26.918m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt đối với các phường Chương Dương, Phúc Tân hiện chưa có qui hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đối với 16 phường còn lại nước thải được thu gom và xử lý tại 2 nhà máy xử lý nước thải Hồ Bảy Mẫu và Yên Sở. - Trong các năm vừa qua số lượng công trình xây dựng của quận Hoàn Kiếm luôn ở mức cao, chủ yếu là người dân và các doanh nghiệp 15
- có nhu cầu sản xuất kinh doanh, hai nhóm đối tượng này chiếm đến trên 95% tổng số các công trình xây dựng. 2.2.4. Thực tiễn thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật xử phạt VPHC về ô nhiễm môi trường của hộ gia đình, cá nhân; Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về BVMT (trong 5 năm qua đã ban hành 729 quyết xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT thuộc thẩm quyền) hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp. UBND quận Hoàn Kiếm đã tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về vi phạm về BVMT theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với các sở, ngành liên quan giải quyết các vấn đề về BVMT liên quận (trong 5 năm đã tham gia, phối hợp kiểm tra với các sở ban ngành 05 cuộc đối với 15 cơ sở). 2.2.5. Thực tiễn hình thức xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và phạt tiền, số liệu thống kê cho thấy trong 05 năm qua quận Hoàn Kiếm đã ban hành 729 quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT trên 2.650 vụ phát hiện. Qua đó cho thấy quận Hoàn Kiếm xử lý vi phạm về BVMT hình thức cảnh cáo là chủ yếu. Quận cũng đã áp dụng hình thức phạt tiền 16
- đối với các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn trong khu vực dân cư, vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nhưng chưa cao. - Việc thực hiện hành vi liên quan đến thủ tục hành chính, hành vi vi phạm trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và những hình thức phạt tiền buộc khắc phục hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT ở quận Hoàn Kiếm. Đối tượng bị điều chỉnh không bó hẹp trong phạm vi sản xuất, thương mại, dịch vụ mà mở rộng ra lĩnh vực tư vấn, dịch vụ môi trường. Theo đó, đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền được quy định theo luật và nghị định thì thủ tục xử phạt đơn giản và phù hợp hơn do đó việc xử phạt được tiến hành nhanh và số vụ VPHC trong lĩnh vực BVMT được giảm thiểu đáng kể. Ngược lại khi khi các quy định ban hành không kịp thời, còn mâu thuẫn chồng chéo thì hiệu quả xử phạt sẽ giảm. 2.3. Đánh giá chung về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đạt được 2.3.1.1. Kết quả đạt được Hàng năm, quận đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhân các sự kiện về môi trường như: Ngày Trái đất, Ngày nước Thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Tuần lễ nước sạch… đã huy động được hàng vạn lượt người tham gia hưởng ứng và đã đạt được những kết quả tích cực. Kết quả, Từ 15/02/2021 – 30/06/2022, quận đã triển khai dự án “Mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa dựa vào cộng đồng tại quận Hoàn Kiếm”, đây là 17
- hoạt động nằm trong khuôn khổ của dự án “Hợp tác Quốc gia thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Việt Nam”. Bắt đầu từ việc thí điểm tại phường Hàng Đào, sau đó mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải nhựa giá trị thấp đã được nhân rộng trên địa bàn 5 phường khác gồm Hàng Trống, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Cửa Đông và Phúc Tân. Về những kết quả thực tế, đã có 8.000 hộ dân trên địa bàn 6 phường nhận được hướng dẫn phân loại rác nhựa giá trị thấp tại nguồn, 7.000 hộ dân đã trực tiếp tham gia phân loại rác. Lượng rác nhựa giá trị thấp thu gom được từ 6 phường trung bình khoảng 170 kg/ngày. Chỉ riêng tại phường Hàng Đào, trong hơn 2 tháng mô hình phân loại thu gom vận hành ổn định đã có 1.936 kg rác thải nhựa giá trị thấp đã được các hộ gia đình phân loại và được nhân viên môi trường thu gom. 2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về xử phạt VPHC lĩnh vực BVMT. Thứ hai, xây dựng phong trào thi đua thường xuyên để BVMT, thành lập các tổ chức cộng đồng, đội tình nguyện xanh; các phong trào xanh, sạch, đẹp được duy trì thường xuyên và triển khai rộng. Thứ ba, điều tra đánh giá hiện trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT, tích cực triển khai các đề án, đề tài cũng như áp dụng công nghệ mới để BVMT. Thứ tư, công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT được tăng cường và dần đi vào nền nếp. Thứ năm, công tác tổ chức chỉ đạo, đầu tư kinh phí, đào tạo cán bộ 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 18 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn