intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong quản lý chất lượng tại Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

95
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm hai nội dung chủ yếu: Thứ nhất là đánh giá tình hình thực tế và nhận diện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng tại Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung. Thứ hai là nghiên cứu việc triển khai áp dụng 6 Sigma trong việc kiểm soát chất lượng tại Trung tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong quản lý chất lượng tại Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> <br /> PHAN HẢI NAM<br /> <br /> ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP 6 SIGMA TRONG<br /> QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI TRUNG TÂM<br /> MẠNG LƯỚI MOBIFONE MIỀN TRUNG<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> Mã số : 60.34.01.02<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Lê Thị Minh Hằng<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học<br /> Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 4 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Để hội nhập với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, các doanh<br /> nghiệp đã và đang tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh<br /> của mình thông qua việc áp dụng một hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn<br /> quốc tế, điển hình là ISO 9001:2000, HACCP, GMP. Có thể thấy bước<br /> chuyển biến tích cực của nhiều doanh nghiệp, tổ chức ngay sau khi áp<br /> dụng các hệ thống này. Tuy vậy, để giải quyết được vấn đề đặt ra là<br /> thế nào để thực hiện công việc mà không hoặc hầu như không có sai<br /> lỗi thì các hệ thống QLCL trên chưa thể giải quyết một cách thấu đáo.<br /> Hiện nay, trên thế giới 6 Sigma được xem như là một phương<br /> pháp phổ biến và tiên tiến để cải tiến chất lượng. Tuy nhiên việc áp<br /> dụng vào công tác QLCL ở Việt Nam chỉ một vài doanh nghiệp nước<br /> ngoài hoặc liên doanh áp dụng, và cách thức thực hiện như thế nào vẫn<br /> còn khá mơ hồ vì thực tế vẫn chưa có một cuốn sách Việt nào trình bày<br /> một cách đầy đủ và rõ ràng về 6 Sigma, thông thường chỉ là các ấn bản<br /> tổng hợp từ các báo chí và tài liệu nước ngoài, một số sách bán trên thị<br /> trường cũng chỉ giới thiệu và nói một cách tổng quan về 6 Sigma, ngay<br /> cả các tài liệu giảng dạy của các trung tâm đào tạo về 6 Sigma cũng<br /> bằng tiếng Anh hoặc có bản dịch tiếng Việt nhưng chưa thực sự đầy<br /> đủ và phổ biến.<br /> Đứng trước tình hình hiện tại, mạng MobiFone đã đặt ra câu hỏi:<br /> Làm sao giữ vững vị thế cạnh tranh trong cuộc chiến dành thị phần,<br /> làm sao đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng<br /> để giữ chân, phát triển khách hàng và tăng doanh thu, uy tín thương<br /> hiệu... Đây là bài toán đặt ra của MobiFone nói chung, của Trung tâm<br /> mạng lưới MobiFone miền Trung nói riêng. Vì vậy, để tồn tại, phát<br /> triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu hướng phát triển chung<br /> <br /> 2<br /> của mạng viễn thông hiện nay, MobiFone cần xây dựng cho mình<br /> những chiến lược hợp lý, phải luôn cải tiến quy trình quản lý chất<br /> lượng trong kinh doanh cũng như quản lý chất lượng mạng lưới. Để<br /> làm được điều này, MobiFone cần tìm hiểu nhu cầu, đặc tính của khách<br /> hàng để từ đó xác định rõ mục tiêu chính, đưa ra kế hoạch, chiến lược<br /> rõ ràng, nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý trong từng khâu, từng<br /> bộ phận, từng cá nhân,. Như vậy mới đáp ứng nhu cầu ngày một càng<br /> cao của khách hàng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tôi chọn đề tài<br /> “Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong quản lý chất lượng tại<br /> Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung” làm đề tài nghiên cứu<br /> cho luận văn này.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm hai nội dung chủ yếu:<br /> Thứ nhất là đánh giá tình hình thực tế và nhận diện, phân tích<br /> các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng tại Trung tâm<br /> mạng lưới MobiFone miền Trung.<br /> Thứ hai là nghiên cứu việc triển khai áp dụng 6 Sigma trong việc<br /> kiểm soát chất lượng tại Trung tâm.<br /> Hai mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng và đan<br /> xen vào nhau trong suốt quá trình nghiên cứu và được giới hạn trong<br /> phạm vi nghiên cứu cụ thể với các kết quả định tính thiết thực.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Về đối tượng nghiên cứu:<br /> - Công cụ kiểm soát chất lượng: Biểu đồ kiểm soát, biểu đồ<br /> Pareto, …<br /> - Các chỉ tiêu chất lượng tại trung tâm mạng lưới miền Trung<br /> <br /> 3<br /> - Cách thức triển khai phương pháp 6 sigma trong tổ chức: sơ<br /> đồ triển khai, tiến trình DMAIC, …<br /> Về phạm vi nghiên cứu:<br /> - Lý luận:<br /> <br /> Hệ thống quản lý chất lượng toàn trung tâm<br /> <br /> - Thực tiễn: Chọn bộ phận điển hình là bộ phận xử lý phản ánh<br /> khách hàng, giải quyết và nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng<br /> dịch vụ MobiFone thuộc phòng kỹ thuật tại trung tâm.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Tiếp cận hệ thống để nhận biết quá trình, bản chất hoạt động<br /> quy trình quản lý chất lượng hiện tại.<br /> - Phương pháp lấy mẫu thử nghiệm, phiếu điều tra thực tế<br /> - Phương pháp toán học thống kê, phương pháp mô hình hóa<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Six Sigma được xây dựng trên những yếu tố thành công của các<br /> chiến lược cải tiến chất lượng trước đây và hợp thành những phương<br /> pháp độc đáo của riêng nó. So với các hệ thống quản lý và cải tiến chất<br /> lượng khác, 6 Sigma nổi bật với hệ phương pháp giúp xác định căn<br /> nguyên của các vấn đề chất lượng cụ thể và giải quyết các vần đề này.<br /> Six Sigma có thể thường được sử dụng để hỗ trợ, bổ sung các hệ thống<br /> quản lý và cải tiến chất lượng khác.<br /> Sự hài lòng của khách hàng gia tăng giúp giảm thiểu rủi ro bị<br /> chấm dứt hợp đồng từ phía khách hàng đồng thời gia tăng khả năng là<br /> phát triển khách hàng mới, thị phần được tăng lên. Điều này đồng<br /> nghĩa với việc mang lại doanh thu cao hơn đáng kể cho công ty.<br /> Hơn nữa, chi phí cho việc tìm được khách hàng mới khá cao nên<br /> công ty có tỷ lệ thất thoát khách hàng thấp sẽ giảm bớt chi phí bán<br /> hàng và tiếp thị vốn là một phần của tổng doanh thu bán hàng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2