TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
----* * *----<br />
<br />
VŨ THỊ HẢO<br />
<br />
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ BẤT<br />
ĐỘNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN<br />
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN<br />
NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong thời gian vừa qua thị trường tài chính Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu<br />
ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường kinh tế thế giới. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng<br />
bị ngừng trệ tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn. Đứng trước tình hình đó, các<br />
Ngân hàng trong nước phải tăng cường kiểm tra chất lượng tín dụng để rà soát và phòng<br />
ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất. Vì vậy hoạt động thẩm định dự án đầu tư trở nên<br />
quan trọng hơn bao giờ hết, qua công tác thẩm định ngân hàng sẽ có những quyết định tài<br />
trợ đúng đắn, lựa chọn được những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả, vừa mang lại lợi ích<br />
cho nền kinh tế, vừa đảm bảo được lợi nhuận của Ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất<br />
rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay có một sự gia tăng đáng kể các dự án<br />
đầu tư bất động sản tại đô thị lớn như Hà Nội và một số đô thị lân cận, và số dự án này<br />
xin vay vốn NHNNo&PTNT là rất nhiều. Để nghiên cứu rõ hơn về vai trò quan trọng của<br />
công tác thẩm định dự án đầu tư, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm<br />
định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và<br />
phát triển nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ – Hà Nôi”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cơ sở khoa học của công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong<br />
hoạt động cho vay của ngân hàng<br />
Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt<br />
động cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ.Từ đó đưa ra các kiến nghị và giải<br />
pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho<br />
vay của Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công tác thẩm định<br />
dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT<br />
Chi nhánh Láng Hạ.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
4.1. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Quy trình và nội dung thẩm định của Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu của<br />
công tác thẩm định dự án chưa?<br />
Chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư BĐS trong Ngân hàng Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn như thế nào?<br />
Thông tin cho hoạt động thẩm định có đầy đủ, chi tiết không?<br />
Hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng đã đạt được những thành tưu gì? còn<br />
những hạn chế gì cần phải khắc phục?.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Khung phân tích<br />
- Phương pháp thu thập thông tin<br />
- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin<br />
5. Bố cục luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảo biểu, tóm tắt, và kết luận, Luận văn gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Cở sở khoa học về thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt<br />
động cho vay của Ngân hàng.<br />
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt<br />
động cho vay tại NH NNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ.<br />
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về công tác thẩm định dự án đầu tư bất động<br />
sản trong hoạt động cho vay tại NH No&PTNT Chi nhánh Láng Hạ<br />
<br />
CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU<br />
TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN<br />
HÀNG<br />
Trong chương này có 4 nội dung sau:<br />
1.1. Tổng quan hoạt động cho vay<br />
<br />
Phần này tác giả nêu được tổng quan nhất về hoạt động cho vay của Ngân hàng từ<br />
khái niện, vài trò, phân loại đến nguyên tắc trong cho vay.<br />
1.2. Dự án đầu tƣ bất động sản<br />
Phần này nêu được khái niệm của một dự án BĐS và phân loại các loại hình dự án<br />
đầu tư hiện có từ đó đưa ra vai trò và đặc điểm của dự án đầu tư có ảnh hưởng tới công<br />
tác thẩm định dự án bất động sản của Ngân hàng như thế nào?<br />
1.3. Thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản: Nêu được khái quát về thẩm định<br />
cũng như vai trò của thẩm định dự án, căn cứ để thẩm định một dự án cần phải: dựa trên<br />
những cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn, quy phạm và định mức gì?<br />
Quy trình thẩm định dự án bất động sản gồm những bước gì? Xử lý dữ liệu, hướng<br />
dẫn và yêu cầu đặt ra với tờ trình thẩm định để có thể đưa ra quyết định cho vay hay<br />
không và có thông báo kịp thời tới khách hàng.<br />
Khi thẩm định cụ thể nội dung của một dự án BĐS ta còn phải sử dụng những<br />
phương pháp gì? Ở đây tác giả đã nêu được: phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu,<br />
phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, triệt tiêu rủi ro, thẩm định theo<br />
trình tự trong phần cơ sở khoa học của mình.<br />
Nội dung thẩm định dự án đầu tư là phần quan trọng nhất của hoạt động thẩm định<br />
dự án đầu tư của Ngân hàng. Nội dung thẩm định gồm hai nội dụng chính là thẩm định về<br />
khách hàng vay vốn và thẩm định về dự án đầu tư. Trong đó:<br />
- Thẩm định khách hàng vay vốn: trước tiền cần thẩm định về năng lực pháp lí, tư<br />
cách và uy tín của khách hàng để xem khách hàng có đủ tư cách để quan hệ với Ngân<br />
hàng không? Tiếp đó là thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để đánh giá chính<br />
xác sức mạnh tài chính, khả năng tự chủ tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng từ đó<br />
loại được những khách hàng yếu không có khả năng trả nợ sau này. Để phần tích tài<br />
chính của khách hàng phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính: tỷ lệ thanh toán nhanh, khả<br />
năng trả nợ, khả năng sinh lời, các hệ số an toàn vốn chủ sở hữu.<br />
- Thẩm định dự án đầu tư: Thứ nhất, Phải thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư vì<br />
vai trò của đầu tư là rất to lớn trong phát triển kinh tế nhưng khi xét riêng từng dự án thì<br />
có dự án đạt được mục tiêu nà nhưng không đạt được mục tiêu khác. Do đo khi xem xét<br />
thẩm định dự án phải xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng những nhu cầu<br />
đặt ra của ngành, địa phương và của cả nước không? Thứ hai thẩm định về mặt kỹ thuật<br />
<br />
của dự án đầu tư để đảm bảo được tính khả thi của dự án. Thứ ba là thẩm định về mặt tài<br />
chính của dự án đầu tư, đây là nội dung quan trọng nhất trong phần thẩm định định dự án<br />
vì nó đánh giá được dự án này có hiệu quả và tổng vốn đầu tư, chi phí có hợp lý không?<br />
Đầu tiên phải đánh giá về tổng vốn đầu tư vì tổng vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết<br />
để xây dựng công trình dự án, nên việc đánh giá chính xác tổng vốn đầu tư là rất cần<br />
thiết, đây là điều kiện quyết định tính hiệu quả của dự án. Tổng vốn đầu tư là chi phí<br />
hoàn thiện xây dựng công trình thường gồm: Chi phí xây dựng, chi phí trước khi đưa dự<br />
án vào hoạt động, chi phí tài sản cố định, chi phí đầu tư cho tài sản lưu động. Tiếp sau khi<br />
thẩm định tổng nguồn vốn thì ta thẩm định về nguồn vốn đầu tư từ những nguồn nào: vốn<br />
tự có chiếm bao nhiêu? Nguồn vốn tài trợ chiếm bao nhiêu. Để đánh giá hiệu quả sử<br />
dụng vốn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Giá trị hiện tại ròng, tỷ suất nội hoàn, phân tích độ<br />
nhạy, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn. Tác giả đã đưa ra được đầy đủ công thức, tiêu<br />
thức đánh giá chỉ tiêu trên và còn được minh họa bằng cả đồ thị. Sau khi phân tích hiệu<br />
quả sử dụng vốn phải phân tích những rủi ro có thể xảy ra với dự án có thể gặp phải và<br />
đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Thứ tư là thẩm định về kinh tế xã hội. Thứ năm<br />
thẩm định về môi trường sinh thái. Cuối cùng thẩm định về khả năng trả nợ và tài sản<br />
đảm bảo: Khả năng trả nợ căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh, tài chính của<br />
khách hàng, từ đó lập bảng cân đối thu và chi để đánh giá khả năng trả nợ của khách<br />
hàng. Về tài sản đảm bảo tiền vay: phải thẩm định xem tài sản có dễ bán, giá trị thu hồi<br />
thực tế có đủ để bù đắp được nợ gốc, lãi và các loại thuế hay không? Tài sản đảm bảo có<br />
đầy đủ giấy tờ theo quy định không?<br />
1.4. Kinh nghiệm hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản của một số<br />
ngân hàng trong nƣớc<br />
Tác giả đã nêu được kinh nghiệm thẩm định của hai ngân hàng đó là Ngân hàng<br />
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam một Ngân hàng lớn và có kinh nghiệm trọng lĩnh<br />
vực đầu tư dự án, thứ hai là Ngân hàng TMCP Quân đội một Ngân hàng cổ phần nhưng<br />
cũng cá mạnh trong việc tài trợ các dự án lớn để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và<br />
khả năng vận dụng cho NHNNo & PTNT VN chi nhánh Láng Hạ trong quá trình thẩm<br />
định nên chú ý tới những điều gì. Từ đó giúp cho Ngân hàng nâng cao được chất lượng<br />
thẩm định dự án của mình.<br />
<br />