intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân kinh doanh đi vay. Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Thương Tín Sài Gòn Chi nhánh Quảng Bình. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Thương Tín Sài Gòn Chi nhánh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ HOÀNG LY HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: TS. ĐẶNG TÙNG LÂM Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 2 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đi đôi với cuộc chạy đua tăng trưởng tín dụng để mở rộng thị phần và tăng nguồn thu nhập, đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong kinh doanh ngân hàng. Nó là một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói chung và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình nói riêng cũng không nằm ngoài cuộc chạy đua trên. Những năm gần đây theo định hướng tín dụng khối khách hàng cá nhân, chi nhánh Quảng Bình cũng rất chú trọng phát triển dư nợ của đối tượng khách hàng cá nhân này. Là chi nhánh nhiều năm liền đạt thành tích về tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân trong hệ thống ngân hàng Sacombank, tuy nhiên với hàng loạt sự cố về môi trường biển kèm theo sự biến động về thị trường đã dẫn đến nguy cơ tăng tỷ trọng tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng. Do đó, cùng với việc đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy dư nợ trong cho vay cá nhân kinh doanh, ngân hàng phải trả lời câu hỏi “Làm thể nào để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh một cách toàn diện và hệ thống?”. Đây đang là điều mà trước đây, bây giờ và sau này được các nhà quản lý ngân hàng, các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm. Kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy, có rất nhiều học giả tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng qua chức năng kiểm soát, cụ thể là nghiên cứu về kiểm soát hoạt động tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh một cách đầy
  4. 2 đủ, cả về lý thuyết và thực nghiệm, nhằm kiểm soát ngay từ đầu các rủi ro tín dụng có thể phát sinh, từ đó gia tăng tối đa hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhu cầu nghiên cứu về những khoảng trống nói trên là điểm xuất phát của đề tài mà học viên lựa chọn. Từ tính cấp thiết về mặt thực tiễn và học thuật, học viên đã lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân kinh doanh đi vay. - Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Thương Tín Sài Gòn Chi nhánh Quảng Bình. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Thương Tín Sài Gòn Chi nhánh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng phân tích là thực tiễn hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Quảng Bình. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Cách tiếp cận của đề tài là nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo lí thuyết quản trị rủi ro. Theo đó, quá trình quản trị
  5. 3 rủi ro gồm 4 nội dung: nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung kiểm soát rủi ro. - Về không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình. - Về thời gian: Các dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt đông kiểm soát rủi ro tín dụng chỉ tập trung trong giai đoạn 3 năm từ năm 2016 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp trong quá trình nghiên cứu đó là: - Các phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê, lập bảng biểu - Phương pháp thu thập dữ liệu: thứ cấp và sơ cấp. 5. Bố cục của luận văn Ngoại trừ phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan nội dung chính của Luận văn được trình bày trong ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình - Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm
  6. 4 soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình 6. Tổng quan tài liệu Tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết để bổ sung thông tin trong quá trình phân tích, đánh giá.
  7. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh Rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh là khả năng xảy ra những thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài chính mà Ngân hàng gánh chịu do khách hàng cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi. 1.1.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh a. Nguyên nhân chủ quan: - Từ phía ngân hàng - Từ phía khách hàng cá nhân kinh doanh b. Nguyên nhân khách quan 1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh a. Tác động đến Ngân hàng: - Giảm thu nhập, tăng chi phí, giảm lợi nhuận: - Giảm khả năng thanh khoản: - Giảm uy tín, có thể phá sản: b. Tác động đến nền kinh tế: 1.2 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
  8. 6 VAY CÁ NHÂN KINH DOANH 1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi to tín dụng trong cho vay kinh doanh Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh là việc ngân hàng sử dụng những cách thức, phương pháp, biện pháp và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thông qua việc kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro nhằm đạt mục tiêu mà ngân hàng đặt ra. Những cách thức được sử dụng là né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay. 1.2.2 Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh a. Dễ phân tán vì quy mô các khoản vay nhỏ nhưng việc đa dạng hóa có thể phụ thuộc vào bối cảnh của thị trường mục tiêu b. Mức độ đa dạng hóa theo cá nhân vay vốn, theo khu vực địa lý và theo ngành nghề là có nhiều tiềm năng: c. Tình trạng thông tin bất đối xứng có nguy cơ nghiêm trọng hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp d. Về phương diện pháp lý 1.2.3 Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh Kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh nhằm các mục tiêu sau: - Đảm bảo được hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hiệu quả phát triển bền vững trong điều kiện thị trường nhiều biến động, nguy cơ RRTD ngày một gia tăng. - Ngân hàng thương mại kiểm soát được tần suất xảy ra RRTD và mức độ thiệt hại tổn thất do RRTD gây ra trong giới hạn đề ra.
  9. 7 - Thực hiện đúng các chính sách, các quy định của nhà nước và pháp luật hiện hành. 1.2.4 Nội dung hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay cá nhân kinh doanh Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh rất đa dạng và phức tạp. Do đó, để kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh cần có hệ thống các biện pháp đồng bộ. Dưới đây là những biện pháp cơ bản: a. Né tránh rủi ro - Từ chối cho vay: - Yêu cầu khách hàng có biện pháp nhằm biến đổi RRTD về mức chấp nhận để cho vay: - Áp dụng giới hạn tín dụng trên một khách hàng: - Áp dụng giới hạn tỷ lệ dư nợ đối với những lĩnh vực, ngành có RRTD cao trên tổng dư nợ: - Thực hiện cho vay đồng tài trợ: b. Ngăn ngừa rủi ro - Sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay: - Yêu cầu khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh phải có vốn tự có tham gia vào phương án SXKD, dự án đầu tư: - Công tác tổ chức cho vay: - Sử dụng các biện pháp tài chính: - Thu nợ trước hạn: c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra - Áp dụng hình thức, quy trình cho vay: - Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay: - Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay:
  10. 8 - Định giá khoản vay: - Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: - Trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập bao gồm trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung d. Chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro: - Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. Các cách thức chuyển giao rủi ro:  Chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm):  Chuyển giao rủi ro cho tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng:  Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ:  Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước: Đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ.  Sử dụng công cụ phái sinh: - Đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng: 1.2.5 Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh a. Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ trong cho vay cá nhân kinh doanh b. Chỉ tiêu về mức giảm tỷ lệ nợ xấu trong cho vay cá nhân kinh doanh c. Chỉ tiêu về tỷ lệ xoá nợ ròng trong cho vay cá nhân kinh doanh d. Chỉ tiêu về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay cá nhân kinh doanh
  11. 9 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH 1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong Đây là nhóm nhân tố xuất phát từ phía bản thân các ngân hàng. Đối với hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng, đây nhóm nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố cơ bản sau: *Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng *Quy mô cho vay và mức độ tăng trưởng quy mô cho vay cá nhân kinh doanh *Sự tuân thủ trong việc thực thi chính sách tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh *Chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên *Công tác tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ *Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng 1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài Có 04 nhân tố thuộc nhóm nhân tố bên ngoài cốt lõi sau: *Nhân tố từ phía khách hàng *Nhân tố môi trường kinh tế, chính trị *Nhân tố môi trường pháp lý *Nhân tố môi trường cạnh tranh của các ngân hàng
  12. 10 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 2.1 TỔNG QUAN VỀ SACOMBANK – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank Chi nhánh Quảng Bình 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh a. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Sacombank Quảng Bình Nhìn chung do phương thức huy động phong phú hơn về kỳ hạn, lãi suất nên nguồn VHĐ của NH đạt mức cao, tiền gửi từ khách hàng cá nhân vẫn là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng chủ yếu. Ngoài ra với công tác huy động của mình, ngân hàng còn huy động được nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế để tự tin hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. b. Hoạt động cho vay Hoạt động cho vay của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình luôn bám sát mục tiêu chương trình kinh tế của địa phương. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dự án và phương án đầu tư, tạo lòng tin với khách hàng. Xác định khách hàng cá nhân là người bạn đồng hành với mình, do đó trong thời gian qua Sacombank – Chi
  13. 11 nhánh Quảng Bình không ngừng tăng trưởng và được ngân hàng cấp trên đánh giá là đơn vị có mức tăng trưởng lớn, có số dư cao và chất lượng tín dụng tốt. Trong thời gian qua hoạt động cho vay đã có những bước phát triển nhất định thể hiện ở việc: - Mạng lưới cho vay ngày càng tăng. - Doanh số cho vay và dư nợ cho vay ngày càng tăng. - Đối tượng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng mở rộng. Nhờ mạng lưới kinh doanh trải rộng cùng với việc áp dụng hình thức cho vay theo nhóm, phối hợp với các tổ chức quần chúng để cung cấp dịch vụ tài chính, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố… Đối tượng khách hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn tới khách hàng cá nhân cũng được mở rộng cụ thể như sau: Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay c. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 2017/2016 2018/2017 Chỉ Năm Năm Năm Giá Tỷ lệ Giá Tỷ lệ tiêu 2016 2017 2018 trị % trị % Tổng 70,819 83,236 104,385 12,417 17,53% 21,149 25,4% thu Tổng 33,068 36,746 37,233 3,678 11,12% 0,487 1,3% chi Dự phòng 37,750 46,490 67,151 8,74 23,15% 20,661 44,44% rủi ro Lợi 34,911 43,257 62,743 8,436 23,9% 19,486 45,04% nhuận (Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Chi nhánh Quảng Bình)
  14. 12 Theo số liệu trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thể hiện kết quả trong hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt và ổn định qua các năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 là 34,911 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt là 43,257 tỷ đồng, tăng 23,9% so với năm 2016, lợi nhuận 2018 đạt 62,743 tỷ đồng, tăng 45,04% so với năm 2017. Sở dĩ có sự tăng trưởng lợi nhuận trước thuế như vậy là do Chi nhánh đã gia tãng ðýợc cả quy mô huy ðộng vốn và ðặc biệt là quy mô tổng thu của ngân hàng. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 2.2.1 Đặc điểm cá nhân kinh doanh vay vốn tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình a. Số lượng cá nhân kinh doanh vay vốn tại Chi nhánh Với đặc thù hoạt động kinh doanh của các chi nhánh khu vực miền trung là tín dụng bán lẻ và đặc thù khách hàng trên địa bàn tập trung chính là khách hàng cá nhân, hộ gia đình nên chi nhánh xác định đây chính là nhóm khách hàng mục tiêu của chi nhánh, số lượng khách hàng cá nhân tại chi nhánh tăng đều qua các năm, cụ thể như sau: Bảng 2.4 Số lượng khách hàng cá nhân kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 ĐVT: khách hàng, % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I. Số khách hàng 34346 42403 53674 CNKD II. Tăng trưởng so với N/A 23.46% 26.58% năm trước (Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Chi nhánh Quảng Bình)
  15. 13 Số liệu cho thấy khách hàng CNKD của chi nhánh ngày càng ổn định, thị phần vay trên địa bàn ngày càng được củng cố. b. Tình hình cho vay cá nhân kinh doanh Bằng những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn thách thức, trong những năm qua, Sacombank Chi nhánh Quảng Bình đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động cho vay, đặc biệt là đối với các CNKD. Dù địa bàn rộng các cá nhân kinh doanh với tính chất, quy mô gia đình nhỏ lẻ nhưng có nhu cầu vay vốn để mở rộng và phát triển sản xuất ngày càng tang. Vì vậy doanh số cho vay cá nhân kinh doanh của chi nhánh liên tục tăng cả về số lượng nhưng chất lượng vẫn được quan tâm. Bảng 2.5 Tình hình tổng dư nợ cá nhân kinh doanh tại Sacombank chi nhánh QB giai đoạn 2016-2018 theo thời hạn vay ĐVT: triệu đồng Dư nợ cá nhân kinh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 doanh theo thời hạn Dư nợ CNKD vay ngắn hạn 1,183,815 1,461,500 1,850,000 Dư nợ CNKD vay trung dài 435,772 537,990 681,000 hạn (Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Chi nhánh Quảng Bình) *Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo TSĐB Bảng 2.6 Phân loại dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo hình thức TSĐB Đơn vị tính: tỷ đông Dư nợ cho vay CNKD Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 bảo đảm bằng tài sản Dư nợ có TSĐB 1,613,188 1,991,590 2,521,000 Dư nợ không có TSĐB 12,798 15,800 20,000
  16. 14 Tại Sacombank Quảng Bình, các món vay cá nhân kinh doanh đa số đều được đảm bảo hoặc của khách hàng vay hoặc tài sản bảo đảm của bên thứ ba. Việc cấp tín dụng dựa trên tài sản bảo đảm của khách hàng vay chiếm rất lớn trong cho vay cá nhân kinh doanh so với các món vay không có TSĐB. Trong tài sản thế chấp của khách hàng cá nhân kinh doanh thì chủ yếu thế chấp tài sản là bất động sản và một phần nhỏ tài sản Ngân hàng nhận thể chấp là động sản. 2.2.2 Mục tiêu hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình Với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và định hướng chung của Sacombank Việt Nam thông qua chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao, Chi nhánh đã định hướng và xây dựng mục tiêu kiểm soát RRTD trong giai đoạn vừa qua là: Phát triển tín dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng, nợ xấu và nợ nhóm 2, thực hiện các biện pháp thu hồi nợ triệt để; khởi kiện đối với các trường hợp khách hàng chây ỳ và không có thiện chí trả nợ. Kiểm soát và không để phát sinh nợ xấu, nợ nhóm 2; Chi nhánh đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh với tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ:
  17. 15 Bảng 2.7 Các mức xếp loại tín dụng nội bộ tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình STT Điểm Hạng Phân loại rủi ro Chính sách tín dụng 95-100 AAA Rủi ro rất thấp 1 90-94 AA Rủi ro rất thấp Mở rộng tín dụng 85-89 A Rủi ro rất thấp 80-84 BBB Rủi ro thấp 2 70-79 BB Rủi ro thấp Duy trì tín dụng 60-69 B Rủi ro thấp 50-59 CCC Rủi ro trung bình 3 Hạn chế tín dụng 40-59 CC Rủi ro trung bình 30-39 C Rủi ro cao 4 Chấm dứt tín dụng
  18. 16 *Kiểm tra, giám sát nợ vay: *Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo: c. Giảm thiểu tốn thất do rủi ro gây ra Biện pháp đảm bảo tín dụng trong cho vay KHCNKD cũng được chú trọng. Hiện tại, các khoản vay KH tại Chi nhánh đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc định giá tài sản đảm bảo còn sơ sài, ngân hàng cho vay chủ yếu thiên về tài sản đảm bảo là nhà, đất và vườn cây nên có thể gặp rủi ro trong việc phát mãi tài sản khi thị trường bất động sản đóng băng cũng như giá trị vườn cây bị giảm sút. d. Chuyển giao RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh Chi nhánh đã thực hiện yêu cầu mua bảo hiểm bảo an tín dụng đối với hạn mức thu vẫn còn thấp do thủ tục khi thực hiện chế độ bảo hiểm nhiều thủ tục rườm rà, tốn thời gian và công sức, tiền bạc của khách hàng. e. Các biện pháp khác Có chính sách khen thưởng và kỷ luật trong việc cấp tín dụng và xử lý nợ xấu. Hiện nay, Sacombank đã ban hành chính sách khen thưởng bán lẻ dành cho Chi nhánh và cán bộ QLKH trong việc đẩy mạnh tín dụng bán lẻ - là động lực giúp cán bộ quản lý khách hàng nâng cao hiệu quả lao động và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Qua phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay KHCNKD tại Chi nhánh, ta nhận thấy công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại cần sửa đổi.
  19. 17 2.2.4 Kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình a. Biến động cơ cấu nhóm nợ Thực hiện theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, những năm qua, Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ của KHCN, cụ thể như sau: Bảng 2.8 Cơ cấu nhóm nợ cho vay KHCN tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) 1. Dư 264,740 100% 333,385 100% 374,834 100% nợ Nợ nhóm 1 244,329 92,29% 310,515 93,14% 354,331 94,53% Nợ nhóm 2 16,334 6,17% 19,136 5,74% 17,317 4,62% Nợ nhóm 3 1,959 0,74% 1,5 0,45% 937 0,25% Nợ nhóm 4 1,191 0,45% 1,434 0,43% 1,424 0,38% Nợ nhóm 5 927 0,35% 800 0,24% 825 0,22% 2. Nợ 4,077 1,54% 3,734 1,12% 3,186 0,85% xấu (Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Chi nhánh Quảng Bình) Qua bảng, kết quả phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN của Chi nhánh trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng KHCN đã và đang có những cải thiện tích cực đạt được mục tiêu đề ra. Điều này thể hiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN tại Chi nhánh đã phát huy hiệu quả tốt.
  20. 18 b. Tỷ lệ nợ xấu Một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM chính là tỷ lệ nợ xấu, vì vậy để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng cũng như thành quả của công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN của Chi nhánh chúng ta cần phải nghiên cứu về tỷ lệ này. Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu cho vay KHCN tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình năm 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Chỉ tiêu tiền (%) tiền (%) tiền (%) 1. Nợ 4,077 1,54% 3,734 1,12% 3,186 0,85% xấu Nợ nhóm 3 1,959 0,74% 1,5 0,45% 937 0,25% Nợ nhóm 4 1,191 0,45% 1,434 0,43% 1,424 0,38% Nợ nhóm 5 927 0,35% 800 0,24% 825 0,22% 2. Tỷ 1.54% 1.12% 0.85% lệ nợ xấu (Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Chi nhánh Quảng Bình) Qua bảng 2.9, nhìn chung ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh được duy trì ở mức rất tốt, và cũng thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu trung bình của toàn hệ thống Sacombank Việt Nam. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng, cá nhân là 1.54%. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu là 1.12% giảm rất rõ rệt so với năm 2016. Năm 2018, tỷ lệ này là 0.85%, Chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ này ở mức rất thấp. Điều đó cho thấy chất lượng cho vay đang rất tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2