Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội, những kết quả đạt được và những yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Hà Nội, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ MINH THÀNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU THỊ THU THUỶ Hà Nội – Năm 2018
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Đồng thời tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (NHTM), đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng (TCTD), cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, công tác quản lý rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. Vì thế, làm thế nào để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả đang là một vấn đề mà các ngân hàng thương mại rất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế tài chính ngân hàng toàn cầu đầy biến động như hiện nay. Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng của Chi nhánh chưa được kiểm soát một cách hiệu quả với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cao. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Tác giả lựa chọn Đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội” để hoàn thiện Luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu - Luận giải và hệ thống hóa lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại và những yêu cầu mới đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội, những kết quả đạt được và những yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Hà Nội, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu về không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Giai đoạn 2014- 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho Luận văn của Tác giả. Ngoài ra, sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp giúp Tác giả đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội thông qua mô hình quản trị rủi ro. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu quản trị rủi ro giữa các năm, so sánh giữa kế hoạch và thực tế. Trên cơ sở đó đưa ra các đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội. - Dữ liệu nghiên cứu sử dụng: Dữ liệu sử dụng trong Luận văn là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được Tác giả thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu theo ba chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Chi nhánh Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Chi nhánh Hà Nội 1
- II. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. 1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và hình thức khác theo qui định của ngân hàng Nhà nước. 1.1.2.Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty), một tình trạng bất ổn hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải là rủi ro. 1.1.2.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) dẫn đến một khách hàng vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng làm cho ngân hàng không thu đầy đủ hoặc không thu được cả gốc lẫn lãi của khoản vay. 1.1.2.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ▪ Nguyên nhân từ phía người vay ▪ Nguyên nhân từ phía ngân hàng ▪ Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh 1.1.2.4. Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng của ngân hàng khá đa dạng và phức tạp, có thể nhận diện chúng qua các tiêu chí khác nhau. ✓ Nếu căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân hàng có thể chia rủi ro tín dụng thành hai loại sau: Rủi ro nợ quá hạn Rủi ro ứ đọng vốn và thiếu vốn ✓ Căn cứ vào tính chất của rủi ro chia rủi ro tín dụng thành 2 loại: Rủi ro khả kháng Rủi ro bất khả kháng ✓ Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng có thể chia ra thành các loại sau: Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Khi thiếu sự đa dạng hoá, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tập trung và rủi ro nội tại. 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Quản trị rủi ro tín dụng là những biện pháp, cách thức mà ngân hàng trang bị cho mình nhằm làm sao vừa tăng trưởng tín dụng để thu được lợi nhuận mong muốn, vừa kiềm chế rủi ro ở mức độ mà ngân hàng có khả năng chịu đựng được. [12] Theo Bùi Diệu Anh (2013) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúng sang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp”. [3] Theo quan điểm của Ủy ban Basel “Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép”[12] Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là để tối đa hóa thu nhập trên cơ sở giữ mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng cho là hợp lý, được kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng. 1.2.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng Nhận diện RRTD là một quá trình được thực hiện liên tục, có hệ thống nhằm xác định các rủi ro hiện có và có thể phát sinh trong hoạt động tín dụng của NHTM.Nhận diện RRTD thực chất là quá trình theo dõi, 2
- xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện từ các hoạt động nội bộ bên trong ngân hàng đến môi trường kinh doanh bên ngoài nhằm thống kê và dự báo tất cả các RRTD có thể phát sinh. Nhận diện RRTD tác động đến tất cả các hoạt động quản trị RRTD. Nhận diện RRTD thông qua tiêu chuẩn cấp tín dụng Nhận diện RRTD thông qua đánh giá lại tín dụng Do đó, để nhận biết rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm: Thứ nhất là phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng:Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Thứ hai, phân tích đánh giá khách hàng: Phân tích đánh giá khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Nội dung phân tích khách hàng theo các chỉ tiêu định lượng và định tính để có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng Các chỉ tiêu định tính: Tiêu chí định tính là tiêu chí không lượng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của khách hàng. Các tiêu chí này được thể hiện rõ nét qua phương pháp 6C. (1) Character(tư cách người vay) (2) Capacity(năng lực của người cho vay) (3) Dòng tiền mặt(Cash flow) (4) Collateral(bảo đảm tiền vay) (5) Conditions(các điều kiện) (6) Control(kiểm soát) 1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng Việc đo lường rủi ro, đánh giá khả năng và giá trị tổn thất theo tần số và mức tổn thất. Quá trình đo lường có thể mang hình thức đánh giá chất lượng hoặc đánh giá số lượng. Đo lường rủi ro tín dụng bao gồm đo lường rủi ro khoản vay, đo lường rủi ro danh mục, đo lường rủi ro tín dụng của tổng thể ngân hàng. Đo lường rủi ro của danh mục: Để đo lường rủi ro danh mục NH có thể sử dụng các mô hình VAR, mô hình RAROC, mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB). Đo lường rủi ro tín dụng của tổng thể ngân hàng: Đo lường rủi ro tín dụng còn được đánh giá qua việc tính toán quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ,tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro. 1.2.2.3. Kiểm soát rủi ro Kiểm soát RRTD là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, các kỹ thuật, các biện pháp cần thiết để đảm bảo RRTD luôn nằm trong phạm vi chấp nhận đã xác định. Việc kiểm soát RRTD phải thực hiện ngay từ khi ra quyết định cấp tín dụng và phải thực hiện thường xuyên đối với các khoản nợ chưa thu hồi đủ gốc và lãi. 1.2.2.4. Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD để giám sát các mức độ RRTD. Mục đích của giám sát RRTD là xác định các mức độ rủi ro, phát hiện các yếu tố, các vấn đề làm phát sinh rủi ro. Ngoài ra cùng với việc đánh giá lại tín dụng một cách độc lập, ngân hàng cần thiết lập cấu trúc KT- KSNB lành mạnh và hiệu quả để giám sát các mức độ rủi ro. Để tăng cường hiệu quả giám sát và báo cáo rủi ro, NHTM phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin liên quan đến quản trị RRTD. Basel 2 đề cao vai trò của cơ quan giám sát ngân hàng trong việc giám sát, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống giám sát nội bộ ngân hàng cũng như thực thi các chế tài cần thiết để đảm bảo các NHTM luôn đủ vốn theo qui định. Như vậy, việc giám sát và báo cáo RRTD tại các NHTM phải thực hiện đồng bộ trên 3 phương diện: giám sát và báo cáo nội bộ (đánh giá lại tín dụng, KT-KSNB), giám sát của thị trường và giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng. 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường quản trị rủi ro tín dụng Có nhiều tiêu chí để phản ánh rủi ro tín dụng. Ba chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm: 1.2.3.1. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn - Mức giảm nợ quá hạn - Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn 1.2.3.2.Các chỉ tiêu về nợ xấu Các nhóm nợ của ngân hàng thương mại được phân chia như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 3
- b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) Nợ xấu là nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5. - Mức giảm nợ xấu - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất 1.2.3.3. Các chỉ tiêu về dự phòng rủi ro “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. “Sử dụng dự phòng” là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ. Để đo lường hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng, có hai thước đo được sử dụng là mức giảm dự phòng rủi ro và mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro. Mức giảm dự phòng rủi ro Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro Chỉ tiêu số dư dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ phản ánh mức độ rủi ro, tổn thất có thể xảy ra của hoạt động tín dụng trong nhân hàng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro càng cao, khả năng mất vốn càng lớn, lợi ích thu được từ hoạt động tín dụng càng suy giảm, chất lượng tín dụng càng kém (và ngược lại). Mức giảm tỷ lệ trích dự phòng rủi ro được xác định phần chênh lệch giữa tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giữa các năm. Trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác cũng cần thấy rằng, một ngân hàng có quỹ dự phòng rủi ro lớn đồng nghĩa với việc sẽ có được một rào chắn rủi ro tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động được ổn định, kể cả trong giai đoạn khó khăn. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1.Nhân tố chủ quan Thứ nhất, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng Thứ hai, Chất lượng của cán bộ ngân hàng Thứ ba, ứng dụng các phương pháp quản trị RRTD hiện đại Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị rủi ro tín dụng Cuối cùng, tổ chức bộ máy và nhân sự quản trị rủi ro: Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý rủi ro là xương sống của hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng. Tổ chức Bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của một NHTM theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn. Theo Ủy ban Basel, mỗi bộ phận chức năng trong bộ máy quản trị RRTD đều đảm nhận vai trò kiểm soát RRTD ở những khía cạnh khác nhau. Theo đó, bộ máy quản trị RRTD cần đảm bảo sự độc lập giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát, giữa chức năng kinh doanh và chức năng đánh giá lại tín dụng, giữa chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng KTNB. Tại NHNN, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phải được chia thành các bộ phận nhỏ hơn, phụ trách các lĩnh vực, như sau: - Rủi ro tín dụng doanh nghiệp lớn - Rủi to tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ và bán lẻ - Rủi to tín dụng của các định chế tài chính - Rủi ro tín dụng quốc gia. Mục tiêu hoạt động của khối quản lý rủi ro là soạn thảo và đưa ra khuyến nghị cho Hội đồng quản trị phê duyệt chiến lược, chính sách quản lý rủi ro, đảm bảo mức độ rủi ro chấp nhận phù hợp với lợi nhuận kỳ vọng của cổ đông. Để hoàn tất mục tiêu trên, cơ cấu tổ chức của khối quản lý rủi ro phải đáp ứng những yêu cầu sau: ✓ Độc lập khỏi chức năng kinh doanh; ✓ Được đứng đầu bởi một thành viên Ban Điều hành không chịu trách nhiệm về kinh doanh hoặc 4
- các trách nhiệm khác ngoài quản lý rủi ro; ✓ Chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng quản trị; ✓ Trách nhiệm, quyền hạn của Khối quản lý rủi ro tín dụng: Đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu hoạt động kinh doanh Ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu phần lớn những tổn thất rủi ro do chủ quan gây ra. 1.3.2.Nhân tố khách quan Nhân tố thuộc về phía khách hàng - Sử dụng vốn vay và thái độ trả nợ: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Bên cạnh đó phải kể đến số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản, gây ra rủi ro tín dụng. - Khả năng quản lý kinh doanh: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cách thức quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế hoạch theo đúng chuẩn mực. Quy - Tình hình tài chính doanh nghiệp: Ngân hàng xem xét khoản vay của các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng nếu phát sinh rủi ro từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc khi doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Nhân tố môi trường Kinh tế Nhân tố môi trường tự nhiên Nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước Nhân tố bất khả kháng 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1 Ngân hàng phát triển Hàn Quốc - Korea Development Bank (KDB) 1.4.2.Ngân hàng Nova Scotia – Canada 1.4.3. Ngân hàng Citibank của Mỹ 1.4.4. Ngân hàng ING bank của Hà Lan 1.4.5.Ngân hàng KasiKorn của Thái Lan 1.4.6. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Chi nhánh Hà Nội. Thông qua kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong nước và trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất: Cần xác định hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là trọng tâm của hoạt động quản trị của mỗi ngân hàng Thứ hai: Thông tin về tình hình tài chính của khách hàng là thông tin quan trọng nhất để đánh giá khả năng vỡ nợ của khách hàng. Thứ ba: Xây dựng chính sách tín dụng một cách hợp lý. Thứ tư: Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro theo đúng kế hoạch, lộ trình, có thể tổ chức thực hiện thử nghiệm trước sau đó đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm. Thứ năm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho từng bộ phận trong hệ thống cơ cấu tổ chức nhằm để mọi người hiểu rằng quản trị rủi ro tín dụng rất quan trọng. Thứ sáu: Thông qua kinh nghiệm của một số ngân hàng quốc tế, mở rộng các hình thức tín dụng cho các đối tượng mà khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng thấp Trên đây là những kinh nghiệm hết sức quý báu không những cho Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội, mà còn cho hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước khác trong việc hoàn thiện và nâng cao quy trình quản trị rủi ro tín dụng, giúp hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng thông lệ của quốc tế. 5
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢNTRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN PTNNT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triên nông thôn – Chi nhánh Hà Nội (viết tắt là NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội), tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố Hà Nội. Mô hình ban đầu của Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố Hà Nội gồm 12 Chi nhánh huyện trực thuộc và một trung tâm giao dịch tại 77 Lạc Trung, Đến cuối năm 1988 Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội chỉ có 21 khách hàng doanh nghiệp và gần 2.000 khách hàng cá nhân tại Trung tâm giao dịch, 96 cán bộ nhân viên vừa thực hiện kinh doanh trực tiếp vừa quản lý các ngân hàng huyện. Sau khi bàn giao các Chi nhánh huyện, hoạt động của NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội chỉ trong khu vực nội thành và để đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới thông qua các Chi nhánh cấp II trực thuộc. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức Trải qua hơn 25 năm phát triển với nhiều lần thay đổi về bộ máy tổ chức, cho đến nay mô hình bộ máy tổ chức của NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội đã tương đối ổn định bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 8 phòng nghiệp vụ tại hội sở chính và 15 PGD trực thuộc. Tháng 12/2011, NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội đã xây dựng “Đề án cơ cấu lại hoạt động Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2015”. 6
- BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế hoạch Hành Kinh doanh Điện toán Tín dụng Dịch vụ& Kế toán& Kiểm tra tổng hợp chính& ngoại hối Marketing Ngân quỹ kiểm soát Nhân sự nội bộ PGD PGD PGD PGD PGD PGD PGD PGD Ba Đình Hai Bà Trưng Tràng Tiền ....... ....... ....... ....... Bạch Đằng Khách hàng Cá nhân Khách hàng Doanh nghiệp Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - NHNN&PTNN – Chi nhánh Hà Nội) 7
- 2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động Mạng lưới 15 PGD của NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội phân bổ trên 7 Quận nội thành Hà Nội, cụ thể: - Quận Hai Bà Trưng: 05 phòng giao dịch - Quận Ba Đình: 05 phòng giao dịch - Quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Cầu Giấy có 01 phòng giao dịch 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNN&PTNT hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện lợi phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT – – Chi nhánh Hà nội giai đoạn 2012 - 2016 2.1.4.1 Kết quả tài chính Tổng thu nhập của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm 2012-2016. Tính đến 31/12/2016, thu nhập của ngân hàng tăng 12,01% so với cuối năm 2012. Tổng chi phí của Chi nhánh từ năm 2012-2016 có xu hướng giảm, tính đến thời điểm 31/12/2014 chi phí giảm 12,97%. Do đó quỹ thu nhập của chi nhánh tăng 11,64% so với năm 2012. 8
- Bảng 2.1: Tổng hợp doanh thu – chi phí qua các năm 2012-2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 So sánh So sánh So sánh So sánh Tiêu chí Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) (%) 1. Tổng doanh 1.848 1.913 2.076 2.482 2973 65 3,51% 163 8,5% 406 19.56% 491 19.78% thu 2. Tổng chi 1.269 1.230 1.108 1.054 879 -39 -3,07% -122 -9,9% -54 -4.87% -175 -16.6% phí 3.Chênh lệch thu chi chưa 579 683 968 1.428 2067 104 17,96% 285 41,7% 460 47.5% 639 44.75% lương 4.Quỹ thu 498 508 557 638 746 10 2,00% 49 9,64% 81 14.5% 108 16.93% nhập Nguồn [5] 9
- 2.1.4.2 Tình hình hoạt động huy động vốn Nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội có xu hướng tăng trưởng được xác lập trong suốt quá trình. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh từ 2012 - 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tiêu chí Huy động vốn 14.369 15.888 17.635 20.540 23.301 Mức tăng 2.249 1.519 1.747 2.095 2.761 Tốc độ tăng (%) 18,56% 10,57% 11% 16% 13% Nguồn [6] 2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ Kinh doanh đối ngoại: Từ năm 2011, Chi nhánh NHNN&PTNT Hà Nội đã triển khai hầu hết các sản phẩm được phép thực hiện trong nhóm Thanh toán quốc tế và Treasury mà NHNN&PTNT qui định. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối 2012 - 2016 Đơn vị tính:Triệu USD Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tiêu chí Thanh toán quốc tế - Doanh số thanh toán hàng XK 61 67 65 74 81 - Doanh số thanh toán hàng NK 210 172 194 235 284 Kinh doanh ngoại tệ - Doanh số mua ngoại tệ 265 250 196 221 526 - Doanh số bán ngoại tệ 260 253 197 219 528 Thanh toán biên mậu (triệu CNY) 56,044 40,705 42,303 38,765 65,463 Chi trả kiều hối 5,830 6,204 6,067 6,022 5,620 Nguồn [5] 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2012-2016 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác sàng lọc khách hàng, quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu. Dư nợ từ các năm 2012-2016 tương đối ổn định qua các năm (Bảng 2.4). Bảng 2.4: Tổng hợp dư nợ trên tài sản bảo đảm tại NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội các năm từ 2012-2016 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Tiêu chí trọng trọng Tổng dư nợ 4.441 85,91% 4.467 73,93% 5.015 79,15% 5.674 77,6% 6.751 79,8% TSĐB 5.169 100% 6.042 100% 6.336 100% 7.313 100% 8.455 100% Nguồn [5] Tác giả phân tích chi tiết hơn về cơ cấu dư nợ của NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội (Bảng 2.5) 10
- Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ qua các năm 2012-2016 tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 13/12 14/13 15/14 16/15 Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Tiêu chí trọng trọng trọng trọng trọng Tốc độ tăng Tổng dư nợ cho vay 4.441 100% 4.467 100% 5.015 100% 5.674 100% 6.751 100% 0,59% 12% 13% 19% Theo loại tiền - Nội tệ 3.584 80,7% 3.730 83,7% 4.435 88% 5.220 92% 6.413 95% 4% 19% 17% 23% - Ngoại tệ ( quy đổi) 857 19,3% 737 16,3% 580 12% 454 8% 338 5% -14% -21% -22% -25% Theo đối tượng KH - DN nhà nước 468 11% 491 11% 585 12% 607 11% 674 10% 5% 19% 4% 11% - DN ngoài quốc doanh 3.641 82% 3.521 79% 3.942 79% 4.505 79% 5.371 79% -3% 12% 14% 19% - HTX, tư nhân, cá thể 332 7% 454 10% 488 9% 562 10% 706 11% 37% 8% 15% 25% Theo kỳ hạn - Nợ ngắn hạn 2.942 66,2% 2.823 63,2% 3.777 75% 4.201 74,2% 4.923 73% -4% 34% 11% 17% - Nợ trung hạn 299 6,8% 419 9,4% 285 6% 332 5,8% 375 5,5% 40% -32% 16% 13% - Nợ dài hạn 1.200 27% 1.225 27,4% 953 19% 1.141 20% 1.453 21,5% 2% -22% 20% 23% Nợ xấu 100 2,25% 117 2,62% 136 2,71% 149 2,63% 161 2,38% 17% 19% 9% 8% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2012-2016 tại NHNN&PTNT – Hà Nội) 11
- 2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội 2.2.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng - Đối với những khoản tín dụng riêng lẻ, việc nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện qua 2 giai đoạn NHNN&PTNTtiến hành nhận diện RRTD đối với từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Tiếp nhận Thẩm định Chấm điểm Báo cáo HSTD xếp hạng KH thẩm định Sơ đồ 2.2: Quy trình nhận diện RRTD ở giai đoạn cấp tín dụng [Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội] Giai đoạn đánh giá lại tín dụng - Đối với danh mục tín dụng Việc nhận diện RRTD của danh mục tín dụng được NHNN&PTNT thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ tập trung tín dụng. 2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng Hiện nay, tại NHNN&PTNTviệc đo lường, đánh giá RRTD đôí với từng khoản tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống XHTDNB và phân loại nợ. a. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Hiện nay, NHNN&PTNTchấm điểm và xếp hạng tín dụng trên hệ thống RM (Risk Management), hệ thống này được tích hợp với hệ thống giao dịch IPCAS (The Modernization of Interbank payment and Customer Accounting System) dưới tên Module RM. Đối tượng xếp hạng: khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với NHNN&PTNT –. Bao gồm:Tổ chức kinh tế, định chế tài chính và nhân/hộ (không xếp hạng với khách hàng là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức không có báo cáo tài chính) Kỳ xếp hạng: NHNN&PTNT thực hiện xếp hạng định kỳ hàng quí theo qui định của NHNN. Hệ thống hạng khách hàng Hiện nay hệ thống hạng khách hàng của NHNN&PTNTbao gồm 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mỗi hạng được xác định căn cứ vào điểm tổng hợp từ kết quả chấm điểm (phụ lục 2.4) Điểm tổng hợp = Σ (điểm từng nhóm chỉ tiêu x trọng số từng nhóm chỉ tiêu) Qui trình và bộ chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng khách hàng Tại NHNN&PTNT hiện nay đã xây dựng qui trình chấm điểm và xếp hạng được thực hiện theo từng bộ chỉ tiêu đã được qui định đối với từng loại khách hàng (phụ lục 2.5). b. Hệ thống phân loại nợ tại NHNN&PTNT Bảng 2.6: Hệ thống phân loại nợ tại NHNN&PTNT - chi nhánh Hà Nội PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH - Căn cứ vào thời gian quá hạn khoản vay - Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội - Căn cứ vào số lần gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ bộ của NHNN&PTNT hạn nợ/miễn (giảm) lãi Bảng 2.7. Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội Hạng KH Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ AAA, AA, A Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 BBB, BB Nợ cần chú ý Nhóm 2 B, CCC, CC Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 C Nợ nghi ngờ Nhóm 4 D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 Nguồn: [7] 12
- Phân loại nợ định tính theo Quyết định 450 là một bước quan trọng để công tác phân loại nợ tại NHNN&PTNTtiếp cận theo thông lệ quốc tế. c. Đo lường rủi ro danh mục tín dụng Đối với danh mục tín dụng, hiện nay NHNN&PTNTđo lường và đánh giá RRTD trên cơ sở đánh giá mức độ tập trung tín dụng. 2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng Việc kiểm soát RRTD tại NHNN&PTNT được thực hiện ngay khi ra quyết định cấp tín dụng và thực hiện thường xuyên đối với các khoản vay vẫn còn dư nợ trong toàn hệ thống. Kiểm soát giai đoạn Kiểm soát giai đoạn Kiểm soát giai đoạn Kiểm soát giai đoạn thẩm định tín dụng phê duyệt tín dụng giải ngân giám sát nợ và thu nợ Sàng lọc, lựa chọn Giới hạn quyền phê Đảm bảo tuân thủ quy Xử lý rủi ro tín dụng KH theo điều kiện, duyệt tín dụng trình và thủ tục giải phát sinh trong quá tiêu chuẩn, giới hạn ngân trình giám sát và thu đã xác định nợ Sơ đồ 2.3: Nội dung kiểm sát rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội [Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội] CÁN BỘ TÍN DỤNG TP TÍN DỤNG LÃNH ĐẠO CHI - Yêu cầu khách hàng xuất NHÁNH - Kiểm tra điều kiện giải trình chứng từ giải ngân ngân và nội dung trình - Ký duyệt giải ngân / yêu - Hoàn thiện chứng từ giải cầu bổ sung, chỉnh sửa của CBTD ngân và trình lên trưởng chứng từ / không đồng ý - Đưa ra ý kiến đồng ý / yêu phòngtín dụng cầu bổ sung, chỉnh sửa chứng từ / không đồng ý Sơ đồ 2.4: Qui trình kiểm soát RRTD giai đoạn giải ngân tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội [Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội] ● Các biện pháp xử lý RRTD bao gồm: Các biện pháp khai thác nợ Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ Biện pháp miễn/giảm lãi tiền vay Các biện pháp thanh lý nợ: + Biện pháp xử lý TSBĐ và thu trực tiếp từ khách hàng + Biện pháp xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD Để đánh giá sát hơn khả năng xử lý bằng dự phòng, có thể xem xét việc trích dự phòng tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2012-2016. (Bảng 2.8) 13
- Bảng 2.8: Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro của NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tiêu chí Tổng dư nợ 4.441 4.467 5.015 5.674 6.751 Nợ xấu 100 117 136 149 161 Dự phòng RRTD được trích lập 96 133 183 216 263 Tỷ lệ trích dự phòng RRTD (%) 2% 3% 3,6% 3,7% 3,9 Nợ xấu/DPRR 104% 88% 74% 69% 61% [Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội] Biện pháp bán nợ Việc bán nợ tại NHNN&PTNThiện nay còn nhiều điểm bất cập. Cụ thể: Trường hợp bán cho AMC Các biện pháp khác 2.2.2.4. Báo cáo và giám sát rủi ro a. Giám sát và báo cáo RRTD của bộ phận quản lý nợ b. Giám sát và báo cáo RRTD của KT-KSNB 2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội 2.2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu về nợ quá hạn Bảng 2.9: Dư nợ quá hạn của NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Giá Tỷ trọng Giá Tỷ trọng Giá Tỷ trọng Giá Tỷ Giá Tỷ trọng Tiêu chí trị trị trị trị trọng trị Nợ quá hạn 869 19,57% 644 14,41% 1.108 22,09% 1.387 24,4% 1.558 23,07% Nợ xấu 100 2,25% 117 2,62% 136 2,71% 149 2,63% 161 2,38% Tổng dư nợ 4.441 100% 4.467 100% 5.015 100% 5.674 100% 6.751 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2012-2016 tại NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội) - Mức giảm nợ quá hạn Biểu đồ 2.1:Nợ quá hạn tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội từ năm 2012 - 2016 [Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2012-2016 tại NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội] - Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn: Theo bảng 2.9 trên ta có thể thấy nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. 14
- Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội từ năm 2012 - 2016 [Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2012-2016 tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội] 2.2.3.2.Phân tích các chỉ tiêu về nợ xấu Bảng 2.10: Bảng tổng hợp phân loại nợ tại NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ cho vay 4.441 4.467 5.015 5.674 6.751 Nợ nhóm 1 3.568 3.839 3.907 4.385 5.287 Nợ nhóm 2 769 527 972 1.140 1.303 Nợ nhóm 3 30 9 1 6 7 Nợ nhóm 4 15 2 1 4 8 Nợ nhóm 5 55 106 134 139 146 Tổng nợ xấu (Nhóm 3-5) 100 117 136 149 161 Tỷ lệ nợ xấu (I/II) 2,25% 2,62% 2,71% 2,63% 2,38% Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội từ 2012 - 2016 [Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2012-2016 tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội] - Mức giảm nợ xấu: 15
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sức mua trên thị trường yếu…dẫn đến một số khách hàng gặp khó khăn về tài chính trong việc trả nợ vay Ngân hàng. Trong đầu tư cho vay mới, cơ cấu dư nợ đã có bước cải thiện tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế địa bàn cũng như điều kiện thực tế của chi nhánh, điều này có thể dẫn tới rủi ro tín dụng. - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu: Từ bảng 2.10 ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của có xu hướng tăng mạnh qua các năm từ 2012 – 2016, điều này là do Chi nhánh chưa nhận biết được đầy đủ các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, bộ máy tổ chức hoạt động chưa hiệu quả từ các khâu giám sát kiểm tra, cho đến đạo đức của nhân viên tín dụng và khâu thẩm định. Tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội, nợ xấu vẫn ở mức khá cao và có xu hướng tăng dần theo các năm từ 2012 - 2016 mặc dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép. 2.2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu về dự phòng rủi ro Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập được điều hoà hợp lý qua các năm cả về tuyệt đối lẫn tương đối dựa trên mối tương quan với tình hình các khoản nợ, từ đó có thể thấy sự quan tâm sâu sát của NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội đến việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ DPRR được trích lập từ 2012 -2016 tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội [Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2012-2016 tại NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội] - Dự phòng rủi ro có mức tăng dần từ các năm 2012-2016 - Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng của NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội đều ở mức tăng trong các năm 2012 – 2016,hoạt động quản trị RRTD tại NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội vẫn chưa thực sự hiệu quả. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.3.1. Kết quả đạt được Chi nhánh đã xây dựng và dần hoàn thiện các công cụ đo lường tín dụng góp phần hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng, áp dụng các quy trình về chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá đúng tình trạng của khách hàng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội. 2.3.2.1 Hạn chế Mặc dù đạt được một số kết quả song công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội vẫn tồn tại một số bất cập về nội dung quản trị rủi ro tín dụng . Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng làm cho rủi ro tín dụng của NHNN&PTNTtrong giai đoạn 2012 đến 2016 có xu hướng tăng và gây tổn thất cho Chi nhánh. Ngoài ra, NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội chưa đa dạng hoá được danh mục đầu tư. 2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội chưa phù hợp và chưa đáp ứng được sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh Thứ hai, công tác đào tạo cán bộ, trình độ và số lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu 16
- cầu. Ngoài ra, NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội cũng chưa chú trọng đến chuyên môn hoá cán bộ tín dụng. Thứ ba, NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội chưa áp dụng các tiêu chuẩn quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 Thứ tư, mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng không được thiết kế chặt chẽ - Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập.. Thủ tục khởi kiện của ngân hàng còn rườm rà. Thứ hai, NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả các TCTD trong hệ thống ngân hàng) 17
- CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÀ NỘI NHNN&PTNT – Chi nhánh Hà Nội không ngừng nghiên cứu và triển khai áp dụng các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế cụ thể là áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHNN&PTNT – chi nhánh Hà Nội nói riêng và toàn bộ hệ thống NHNN&PTNT nói chung. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.2.1. Ứng dụng Basel II trong hoạt động quàn trị rủi ro tín dụng Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước này được coi là tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, cũng như nhằm tăng cường hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn vốn. Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường với 3 trụ cột chính, bao gồm: + Yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I + Cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà Hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk). + Sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin, theo đó các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường và Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin Lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ. Ngoài mục tiêu ban đầu tạo nên thước đo chuẩn mực để đo lường sức khỏe của các định chế tài chính, Basel đã tổng hợp tạo nên các khung quản lý rủi ro theo thông lệ chung. 3.2.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ ngân hàng Nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Một mô hình rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng 3.2.3. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng hợp lý NHNN&PTNN – Chi nhánh Hà Nội cần phải áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng, như sau: - Dùng những tiêu chuẩn và nguyên tắc của Basel II về quản lý nợ xấu thành định hướng trong mô hình trị rủi ro tín dụng hiện đại. - Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư. - Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. - Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng. - Cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục cập nhật và kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động tín dụng. - Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng. 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1 Chính phù cần tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định Về kinh tế, Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý. Việc xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. 18
- Về chính trị, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ một môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. 3.3.2 Sự thay đổi chính sách tài chính – tiền tệ cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách, kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Do vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước. 3.3.3 Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính Sự minh bạch về thông tin của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không chỉ giới hạn ở các báo cáo tài chính mà còn bao gồm sự rõ ràng, đầy đủ của các quy chế hoạt động, quản lý phân cấp quyền hạn, trách nhiệm của ban lãnh đạo cơ chế xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc biệt là cơ chế quản lý xử lý rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc biệt là cơ chế quản lý xử lý rủi ro hệ thống chính sách hướng tới các vấn đề trên. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế: (i) nhiều chuẩn mực quốc tế chưa có chuẩn mực Việt Nam; (ii) nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán công khai. Do đó, vấn đề chính là cần ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính 3.3.4 Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai Các ngân hàng thương mại thường không có đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng. 3.3.5 Hoàn hiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng NHNN xây dựng và ứng dụng các chuẩn mực quốc tế hiện đại, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Basel (17 nguyên tắc) trong quản lý nợ xấu có ý nghĩa quan trọng như: (1) tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tăng khả năng huy động vốn, kiểm soát làm phát, thúc đẩy kinh tế phát triển; (2) tăng uy tín cho ngân hàng; (3) NHNN xây dựng hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả để hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tài chính và xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển, vững mạnh bền vững, đáp ứng các điều kiện hội nhập quốc tế. Những khó khăn hiện nay NHNN&PTNN cũng như các ngân hàng thương mại gặp phải như sau: - Thứ nhất: hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý đã được ban hành nhưng còn chưa hoàn chỉnh, chưa bao quát hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế. - Thứ hai: Theo quy định hiện hành về việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro, thì các ngân hàng thương mại sau khi phát mãi tài sản cà sử dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ thì mới được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý. Tuy nhiên quy định này lại không chỉ ra biện pháp xử lý nợ cuối cùng. - Thứ ba: Thiếu sự phối hợp, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng. Sự phối kết hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền địa phương chưa thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và phát mại tài sản đảm bảo nợ vay. - Thứ tư: Việc bán các khoản nợ xấu hiện vẫn đạt kết quả thấp do môi trường kinh doanh và điều kiện pháp lý còn hạn chế. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn