intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

93
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn khái quát, phân tích có hệ thống tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi; thấy được ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay; đồng thời nhìn nhận, đánh giá những tư tưởng đó dưới góc độ của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mời cấc bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………&………. BÙI THỊ NGỌC LAN TƢ TƢỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………&………. BÙI THỊ NGỌC LAN TƢ TƢỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS.Trần Đăng Sinh Hà Nội – 2015
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ........................... 6 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 6 8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI ............................................................................ 7 1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi ............................................................................................. 7 1.2.Tiền đề lý luận cho sự ra đời và phát triển tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi ................................................................................................. 18 1.2.1. Khái niệm “dân” và “tư tưởng thân dân” ...................................... 18 1.2.2. Tư tưởng thân dân trong Nho giáo và Phật giáo trước thế kỷ XV ở Việt Nam..................................................................................................... 21 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi .............................................. 33 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 42 Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI................................................................................................................ 43 2.1. Quan niệm về “dân” của Nguyễn Trãi .................................................. 43 2.2. Tƣ tƣởng trọng dân của Nguyễn Trãi ................................................... 47 2.3. Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ................................................. 54 2.4. Ý nghĩa tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 62
  4. 2.4.1.Tư tưởng trọng dân của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong thời kỳ Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước....................................................... 63 2.4.2.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với quan điểm nhân nghĩa, đoàn kết toàn dân để làm nên những thắng lợi lịch sử. ............................ 67 2.4.3. Phát huy mạnh mẽ vai trò của quần chúng nhân dân trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. ............................................................ 72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ X, tiếp theo đó đã trụ vững trƣớc sự tấn công của ngoại xâm chủ yếu là nhờ vào sức mạnh của toàn thể nhân dân. Dựa vào dân, đoàn kết toàn dân và cả đoàn kết trong nội bộ giai cấp thống trị để có sức mạnh trong chiến tranh vệ quốc đã trở thành vấn đề trung tâm của tƣ tƣởng thời đại. Tƣ tƣởng lấy dân làm gốc là một dòng chảy liên tục trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Truyền thống quý báu ấy của ông cha ta đã đƣợc thể hiện trong các triều đại phong kiến tiến bộ mà đặc biệt là sự nhận thức của những tri thức Nho học, của quan lại triều đình với tƣ tƣởng đầy nhân nghĩa, yêu thƣơng, quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân mà Nguyễn Trãi là một nhà tƣ tƣởng tiêu biểu nhất của xã hội phong kiến khi nó đạt tới tầm cao của thế kỷ XV. Truyền thống ấy chứa đựng những tƣ tƣởng nhân văn sâu sắc và còn nhiều giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc hiện nay. Nguyễn Trãi có tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc nồng nàn. Tên tuổi của ông sáng chói trên cuốn sử vàng của dân tộc. Dƣới ách đô hộ của phong kiến nhà Minh, ông đã khảng khái đi vào con đƣờng đánh giặc cứu nƣớc. Cùng với Lê Lợi, ông đã lãnh đạo cuộc kháng chiến trƣờng kỳ và gian khổ chống quân Minh. Khi hòa bình, ông đề ra đƣờng lối xây dựng đất nƣớc nhằm làm cho dân giàu nƣớc mạnh, ông luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân coi đó là mục đích của đời mình. Để bảo vệ và phát triển đất nƣớc cần phải có tƣ tƣởng thân dân của những ngƣời đứng đầu, những thủ lĩnh của đất nƣớc, những ngƣời “làm quan của trăm họ”. Một khi những “quan phụ mẫu” hết lòng vì nƣớc vì dân thì sức mạnh của dân tộc càng đƣợc phát huy hơn bao giờ hết, nó có thể nhấn trìm bè 1
  6. lũ xâm lƣợc và xây dựng đất nƣớc có tầm vóc và uy tín. Đây cũng là vấn đề đặt ra với thời đại ngày nay cần xây dựng và phát triển đất nƣớc Việt Nam mang tầm vóc quốc tế. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “nƣớc lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Chính sự nghiệp ấy có thắng lợi không là nhờ vào vai trò và sức mạnh của nhân dân. Vì vậy phát huy sức mạnh của nhân dân là điều không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta hiện nay là công việc lâu dài và đầy khó khăn nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp ấy có thành công hay không thì một trong những yếu tố quan trọng là phát huy sức mạnh vật chất tinh thần của quần chúng nhân dân. V.I.Lênin đã chỉ rõ một trong những nguy cơ lớn nhất, đáng sợ nhất đối với một đảng cầm quyền là đảng đó quan liêu, xa rời, tự cắt đứt mối quan hệ với quần chúng. Chính vì vậy công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay cần phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân là vấn đề sống còn đƣợc đặt ra trong bối cảnh ngày nay để đi tới con đƣờng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn từ những năm 20 của thế kỷ XX Chính vì những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” là đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Suốt nhiều trăm năm qua, ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trên nhiều phƣơng diện chính trị, văn hóa, văn học, nghệ thuật và triết học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Trãi vẫn còn nhiều khoảng trống nhƣ trong Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam tác giả Trần Huy Liệu viết: “Sự nghiệp của 2
  7. Nguyễn Trãi là một kho tàng rất giàu, rất lớn, chắc chúng ta khai thác chƣa hết; huống chi, nhắc nhở sự nghiệp và tƣ tƣởng của vĩ nhân cũng giống nhƣ lấy bút tô đậm những cảm hoài đã đậm mà mỗi cháu con đều vinh dự mang trong quả tim khối óc của mình”[ 57, 164]. Nghiên cứu về dân và tƣ tƣởng thân dân nói chung cũng nhƣ tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi nói riêng là một vấn đề lớn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và nghiên cứu. Liên quan đến đề tài luận văn có thể khái quát một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: Trong cuốn “lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam”, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 do Nguyễn Tài Thƣ chủ biên. Tác giả dành hẳn một chƣơng để khảo cứu Nguyễn Trãi – nhà tƣ tƣởng vĩ đại của thế kỷ XV và của lịch sử tƣ tƣởng dân tộc” và khẳng định tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đạt đến tầm cao của thời đại, đã khái quát lên đƣợc nhiều vấn đề có tính quy luật của công cuộc cứu nƣớc và dựng nƣớc, chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó nâng tƣ duy dân tộc lên một trình độ mới. Những lý luận của ông vừa có ý nghĩa đƣơng thời, vừa có tác dụng sâu xa về sau. Nói cách khác những tƣ tƣởng của ông không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử mà còn vƣợt qua giới hạn không gian, thời gian để chỉ rõ sức mạnh định hƣớng, chỉ đạo của lý luận với thực tiễn. Cuốn “Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam” của tác giả Võ Xuân Đàn, Nxb Văn Hóa – Thông tin, Hà Nội, 1996.Từ góc tiếp cận lịch sử tác giả đã phân tích, trình bày có hệ thống tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về chính trị, quân sự, đạo đức, giáo dục và mỹ học. Đặc biệt trong tƣ tƣởng về chính trị tác giả đã phân tích và làm nổi bật tƣ tƣởng nhân nghĩa động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình phát triển lịch sử ở thời đại Nguyễn Trãi. Đồng thời khẳng định vị trí, giá trị lịch sử và những đóng góp của Nguyễn Trãi trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. 3
  8. “Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam” tác giả Trần Huy Liệu, Nxb Sử học, Hà Nội, 1962, tác giả đã chỉ rõ nguồn gốc gia đình, quê hƣơng và con đƣờng cứu nƣớc với vai trò mƣu thần chiến lƣợc của khởi nghĩa Lam Sơn và nhà thiết kế cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc sau khi giành đƣợc độc lập của nhà Lê Sơ. Trong đó lý giải về nguồn gốc tƣ tƣởng nhân nghĩa, lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi đƣợc tác giả phân tích từ nhiều khía cạnh rất sâu sắc. Một số công trình nghiên cứu nhƣ: “Một số quan niệm về dân thời Lý – Trần” của tác giả Vũ Văn Vinh đăng trên tạp chí triết học, (số 1 – 1998), tr26 – 28; “Tƣ tƣởng yêu nƣớc thƣơng dân của Nguyễn Trãi” của tác giả Nguyễn Thu Nghĩa đăng trên tạp chí triêt học, (số 2 -1999), tr29 -30; (2005), “Về mối quan hệ tam giáo trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi”, “Về quyết định của Nguyễn Trãi trong mối quan hệ với thiền phật giáo” của tác giả Trần Nguyên Việt đăng trên tạp chí triết học, (số 7 – 2005), tr 23 – 29 và tạp chí triết học, (số 8 – 2007), tr35 – 40. “Tƣ tƣởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hƣởng của nó trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi”, Luận án Tiến sĩ triết học của Triệu Quang Minh (2014), Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội đã tiếp cận nghiên cứu tƣ tƣởng yêu nƣớc thƣơng dân của Nguyễn Trãi dƣới những lát cắt khác nhau: Tƣ tƣởng nhân nghĩa – trọng tâm của tƣ tƣởng yêu nƣớc, Phật giáo, Nho giáo với tƣ tƣởng yêu nƣớc của Nguyễn Trãi. Ngoài ra liên quan đến luận văn còn có: Trong các văn kiện của Đảng ta nhƣ Nghị quyết Trung Ƣơng 8 (khóa VI) ra nghị quyết 8B (ngày 27/3/1990) quán triệt tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn mạnh quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, “Nghị quyết Trung Ƣơng 3 (khóa 7), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001), Đại X (2006) của Đảng, đại hội XI (2011) nhiều bài nói và viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân (Nguyễn Văn Linh, 4
  9. Đỗ Mƣời, ...) nói về vai trò của dân, về mối quan hệ giữa Đảng và dân, và về bài học “lấy dân làm gốc” trong sự nghiệp cách mạng và trong công cuộc đổi mới ngày nay. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã nhìn nhận đầy đủ và khách quan về tƣ tƣởng thân dân của Việt Nam trong lịch sử. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, phạm vi khác nhau. Nội dung mà đề tài luận văn đề cập đến cho đến nay chƣa có công trình nào trình bày và phân tích có hệ thống tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học từ những công trình đã nghiên cứu, từ góc tiếp cận triết học, luận văn cố gắng phân tích một cách có hệ thống tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích của luận văn: Làm rõ nội dung tƣ tƣởng thân dân của nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn: + Phân tích tiền đề hình thành và phát triển tƣ tƣởng thân dân trong lịch sử Việt Nam trƣớc thế kỷ XV + Phân tích và làm rõ nội dung tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi + Từ những nội dung tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi thấy đƣợc ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Tƣ tƣởng thân dân Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khai thác tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 5
  10. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử - Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: lịch sử - logic, phân tích, tổng hợp, so sánh... 6. Đóng góp của luận văn Luận văn khái quát, phân tích có hệ thống tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi; thấy đƣợc ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay; đồng thời nhìn nhận, đánh giá những tƣ tƣởng đó dƣới góc độ của chủ nghĩa duy vật lịch sử. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Những phân tích, luận giải của luận văn nhằm sáng tỏ giá trị tƣ tƣởng thân dân trong lịch sử dân tộc nói chung và tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi nói riêng nhằm phát huy những giá trị của nó trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó luận văn còn giúp cho đội ngũ cán bộ Đảng viên thấm nhuần tƣ tƣởng thân dân để từ đó phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chƣơng với 6 tiết 6
  11. Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi Nhà nƣớc Phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV có những phát triển đạt tới trình độ khá cao và có những bƣớc tiến dài trong công cuộc xây dựng đất nƣớc và thịnh vƣợng trên nhiều mặt. Về kinh tế, Nhà nƣớc phong kiến lúc này đặc biệt quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Sức lao động của nông dân trên đồng ruộng, sức kéo trong nông nghiệp là trâu bò đã đƣợc nhà nƣớc phong kiến bảo vệ. Chủ trƣơng khẩn hoang, xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi để ngăn chặn lũ lụt của nhà nƣớc phong kiến đã đƣợc tầng lớp nhân dân hƣởng ứng. Nhiều đoạn đê quan trọng ở lƣu vực sông Hồng và lƣu vực sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc trung Bộ đã đƣợc đắp và thƣờng xuyên tu bổ trong thời kỳ Lý – Trần. Nông nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp. Cho nên ngành thủ công nghiệp dù không đƣợc nhà nƣớc Phong kiến coi trọng bằng nông nghiệp, nhƣng cũng có bƣớc tiến bộ lớn trong thời Lý – Trần. Lúc này ở nƣớc ta, các nghề dệt lụa, nung gạch ngói, làm đồ gốm, luyện kim, đúc chuông và mỹ nghệ đều phát đạt. Hàng thủ công thời kỳ ấy đạt chất lƣợng cao. Gấm vóc có thể dùng để may lễ phục cho vua quan. Đồ gốm vừa phong phú về loại hình, vừa đẹp, vừa tinh xảo. Sự xuất hiện một số làng thủ công và sự phân chia thành khóm phƣờng của thị dân ở Thăng Long càng chứng tỏ trình độ phát triển của thủ công ta hồi đó. Trên cơ sở những sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp dồi dào nhƣ vậy, việc trao đổi hàng hóa ở trong nƣớc và việc buôn bán với nƣớc ngoài cũng đƣợc đẩy mạnh. 7
  12. Quang cảnh buôn bán nhôn nhịp ở Thăng Long, ở các thị trấn và ở cảnh Vân Đồn bấy giờ cho ta thấy điều đó. Tƣơng ứng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi, các đƣờng giao thống thủy bộ, các hệ thống trạm dịch trong thời Lý – Trần cũng đƣợc mở mang thêm. Từ Thăng Long tỏa đi các nơi có cả một hệ thống đƣờng thủy bộ nhất là trên các đƣờng sông và ven biển đã có nhiều thuyền lớn đi lại tấp nập. Có thể nói nền kinh tế của nƣớc Đại Việt đã phát triển với một sinh lực dồi dào và đạt tới trình độ khá cao trong khuôn khổ một chế độ sở hữu phong kiến đặc thù lúc bấy giờ. Từ thời Đinh cho đến giữa thời Trần, chế độ sở hữu nhà nƣớc về ruộng đất chiếm ƣu thế trong xã hội. Đại bộ phận ruộng đất trong nƣớc lúc ấy là công điền, công thổ của làng xã. Nhƣng ruộng đất này lại thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua lấy công điền, công thổ của làng xã phong cấp cho quý tộc quan lại. Bên cạnh ruộng công của làng xã còn có ruộng quốc khố của triều đình, điền trang, thái ấp của quý tộc và ruộng của nhà chùa. Ngoài ra lúc này, chế độ tƣ hữu về ruộng đất cũng đã xuất hiện và có xu thế ngày càng tăng lên vào cuối thời Trần. Đó là ruộng đất của tiểu nông và địa chủ. Phần đất phong cấp vĩnh viễn cho quan liêu quý tộc cũng trở thành ruộng đất tƣ hữu. Thích hợp với quan hệ kinh tế nói trên, các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cũng có một kết cấu giai cấp tƣơng ứng. Giai cấp phong kiến thống trị trƣớc hết là tầng lớp quý tộc và quan liêu mà đại biểu là nhà vua nắm giữa mọi quyền hành ở triều đình và trong xã hội. Tiếp đó là giai cấp địa chủ, lúc đầu số lƣợng còn ít nhƣng về sau tăng lên dần. Tăng lữ là tầng lớp xã hội đáng kể và có một lực lƣợng đông đảo từ cuối thời Bắc thuộc đến đầu thời Trần. Nhƣng chỉ có những quý tộc đi tu và tầng lớp trên trong nhà chùa mới thực sự gia nhập vào hàng ngũ giai cấp phong kiến. Nhà nƣớc phong kiến đã sử dụng tăng lữ này với tầng lớp nho sĩ mới xuất 8
  13. hiện đẻ duy trì sự ổn định xã hội và củng cố quyền lực của triều đình. Còn đông đảo quần chúng nhân dân bị thống trị thì gồm có ngƣời nông dân ở lành xã lĩnh canh công điền công thổ hoặc ruộng của địa chủ. Bên cạnh đó là nông nô và nô tỳ trong các điền trang và các gia đình quý tộc. Ngoài ra cũng phải kể đến thợ thủ công và lái buôn nữa. Tất cả những giai cấp và đẳng cấp ấy đều đứng trƣớc hai nhiệm vụ dựng nƣớc và giữ nƣớc lúc đƣơng thời. Cả hai nhiệm vụ này trƣớc hết là nhiệm vụ giữ nƣớc đã động viên tinh thần chiến đấu ngoan cƣờng của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong những cuộc chiến tranh giữ nƣớc ở các thế kỷ X, XI, XIII. Quân và dân ta đã thực hiện nhiệm vụ cứu nƣớc bằng những chiến công hiển hách về mặt quân sự. Chính nhiệm vụ cứu nƣớc đã làm cho các giai cấp đối kháng trong nƣớc phải xích lại gần nhau để chiến đấu chống kẻ thù chung. Do đó mà mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến thống trị và nhân dân ta trong thời kỳ này chƣa diễn ra một cách quyết liệt và sâu sắc bằng các thế kỷ sau. Những mâu thuẫn đó vẫn âm ỷ và cuối cùng phát triển thành cuộc khởi nghĩa của nông dân vào cuối thế kỷ XIV mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ và Trần Tề. Cùng với những bƣớc phát triển về kinh tế và chính trị, từ thế kỷ X trở đi trong điều kiện của một quốc gia phong kiến độc lập tự chủ, nền văn hóa tinh thần của nƣớc Đại Việt cũng phát triển mạnh. Nhất là khi vƣơng triều Lý đƣợc xác lập thì sự phát triển ấy đã đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ. Mấy thế kỷ sau sự phát triển ấy vẫn tiếp tục, đặc biệt vào thời Trần sau khi nhân dân ta đã ba lần chiến thắng quân xâm lƣợc Nguyên Mông. Ngƣời ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển văn hóa ngay từ công việc giáo dục và thi cử. Sự xuất hiện ở thời Lý một nền giáo dục Nho học có tính chất thế tục do nhà nƣớc phong kiến quản lý khác hẳn với nền giáo dục của nhà chùa, thì điều đó có một ý nghĩa to lớn đối với sinh hoạt văn hóa và tƣ tƣởng của Đại Việt. Vì nó không những tác động trực tiếp vào sự hình thành đội ngũ tri thức dân tộc và sự tuyển lựa nhân viên cho bộ máy quan liêu, mà còn ảnh hƣởng đến thế giới quan và những quy phạm chính trị và đạo 9
  14. đức của con ngƣời. Hơn nữa nó còn dẫn đến những biến đổi trong phong cách tƣ duy, trong sáng tác văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học. Trên lĩnh vực văn học, ở thời Lý nhiều áng thơ văn đã xuất hiện. Bên cạnh những bài thơ và văn bia xoay quanh các chủ đề của đạo Phật là những áng văn chính luận nổi tiếng phản ánh công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. trong đó tiêu biểu nhất là bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Bƣớc sang thời Trần hoạt động văn học sôi nổi hơn nữa. Lúc này lực lƣợng sáng tác ngoài các nhà sƣ còn có quý tộc và nho sĩ. Do đó, chủ đề của thơ văn thời Trần không những xoay quanh những vấn đề của đạo Phật, mà còn xoay quanh những vấn đề của đạo Nho và nhất là của đời sống hiện thực. Nhƣng nổi bật hơn cả vẫn là những áng thơ văn thể hiện chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Không những thế văn học thời Trần còn có sự phong phú về thể loại. Điều đáng lƣu ý là đến thời Trần chữ Nôm đƣợc vận dụng rộng rãi trong văn học. Điều đó chứng tỏ nền văn hóa tƣ tƣởng có tính chất độc lập của dân tộc ta đã phát triển tới mức vận dụng tiếng nói và ngôn ngữ dân tộc thì mới có thể vƣơn lên một cách mạnh mẽ. Chế độ phong kiến Việt Nam trong thời Lý – Trần đã tiến đến một thời kỳ thịnh trị. Nhƣng đến cuối thế kỉ XIV sang đầu thế kỉ XV đã có những biến động mạnh mẽ tác động rất lớn đến vận mệnh dân tộc. Trong khoảng thời gian 30 năm, từ năm 1390 đến năm 1428 đã có tới ba triều đại thay thế nhau đó là nhà Trần - Hồ - Lê Sơ, cùng với đó là những cuộc kháng chiến trƣờng kì của dân tộc chống lại quân xâm lƣợc và nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại triều đình. Bƣớc vào nửa cuối thế kỉ XIV tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt rơi vào tình trạng khủng hoảng. Chế độ điền trang, thái ấp mang nặng tính chất khép kín, ngày càng đè nặng lên các tầng lớp lao động trong xã hội và kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Sự mục nát của nhà Trần đã làm cho mâu thuẫn giữa quý tộc và nô tì, nông nô vốn đã âm ỷ nay càng thêm sâu sắc. Nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa và bị phá sản trên quy mô lớn. Năm 10
  15. 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự xƣng Hoàng đế, đổi quốc hiệu Đại ngu, lập ra triều Hồ (1400 – 1407). Tình hình kinh tế - chính trị thế kỷ XV, tức cuối đời Trần chế độ điền trang và chế độ nô tỳ khủng hoảng dữ dội và cản trở nghiêm trọng sức sản xuất của xã hội. Trong lúc nền kinh tế đại điền trang của quý tộc lung lay muốn đổ thì nền kinh tế của địa chủ bình dân với chế độ mua bán ruộng đất thịnh hành ở thời Lý và thời Trần càng ngày càng phát triển. Nền kinh tế địa chủ bình dân cũng nằm trong phạm trù nền kinh tế phong kiến nhƣ nền kinh tế đại điền trang quý tộc. Nhƣng so với nền kinh tế đại điền trang quý tộc thì nền kinh tế của địa chủ bình dân tiến bộ hơn. Trong khi nô tỳ - nông nô ở các đại điền trang bị bóc lột vô hạn độ thì ngƣời nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ đƣợc tƣơng đối tự do hơn do đó họ có hứng thú sản xuất hơn. Sự phát triển của nền kinh tế của địa chủ bình dân đe dọa sự tồn tại của chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ. Sự tình trên dẫn đến mâu thuẫn giữa địa chủ bình dân với quý tộc, mâu thuẫn giữa nô tỳ và quý tộc ở một chừng mực nhất định, lợi ích của nô tỳ nhất trí với lợi ích của địa chủ bình dân. Tầng lớp địa chủ bình dân có đại biểu đắc lực của họ ở phƣơng diện chính trị và văn hóa là lớp nho sĩ xuất thân từ bình dân. Lớp nho sĩ này yêu cầu bãi bỏ các đặc quyền đặc lợi của quý tộc. Sự khủng hoảng của chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ là nguyên nhân chủ yếu đẻ ra phong trào khởi nghĩa của nô tỳ rất phổ biến cuối đời Trần. Tình hình sản xuất cuối đời Trần tỏ ra nền kinh tế địa chủ không những không có khả năng làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển mà còn có thể tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng không phát triển nữa. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển lại là tiền đề cho thƣơng nghiệp phát triển. Nhƣ vậy, sự thủ tiêu chế độ điền trang và chế độ nô tỳ là điều kiện tiên quyết để cho xã hội Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ bƣớc sang một giai đoạn lịch sử tiến bộ hơn. Nói khác đi, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 11
  16. XIV đầu thế kỷ XV cần có những cuộc cải cách lớn thì mới ổn định và phát triển đƣợc. Tuy nhiên, cải cách là ảnh hƣởng đến quyền lợi của quý tộc nên họ sợ cải cách và phản đối cải cách. Với thái độ bảo thủ của quý tộc cuối cùng cũng đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nô tỳ và nông dân. Hồ Quý Ly đã nhận thức đƣợc nguyên nhân sâu xa của tình trạng khủng hoảng của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV nên sau khi nắm quyền, đã mạnh dạn tiến hành một loạt cải cách nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng cuối thế kỷ XIV và phục hồi, củng cố quốc gia quân chủ trung ƣơng tập quyền đang lâm nguy. Trong những cải cách Hồ Quý Ly chính sách hạn điền và chính sách hạn nô là đáng để ý. Theo chính sách hạn điền thì chỉ có đại vƣơng và trƣởng công chúa thì ruộng đất không bị hạn đinh, còn thứ dân không đƣợc có quá mƣời mẫu ruộng. Ngƣời nào ruộng quá hạn đinh thì phải nộp vào quan, ngƣời nào phạm tội đƣợc phép đem ruộng chuộc tội. Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly nhằm đánh vào quý tộc, lãnh chúa. Chính sách đó có lợi cho nhà nƣớc phong kiến, làm cho Nhà nƣớc có thêm nhiều ruộng đất để có thể làm những việc công ích nhƣ việc y tế, giáo dục. Nhƣng chính sách đó vẫn dành cho bọn đại quý tộc – đại vƣơng và trƣởng công chúa – nhiều đặc quyền, đặc lợi trong việc chiếm hữu ruộng đất. Mặt khác, chính sách hạn điền lại làm cho kinh tế địa chủ khó phát triển. Vì vậy, chính sách hạn điền, mặc dù có lợi cho xã hội, nhƣng không đƣợc tầng lớp địa chủ là lực lƣợng mới hoan nghênh. Năm 1401 Hồ Quý Ly thi hành chính sách hạn nô. Những ngƣời đƣợc phép dùng gia nô, cứ theo cấp bậc của mình mà dùng nhiều hay ít, số gia nô thừa phải đem sung công. Những gia nô bị sung công biến thành quan nô, quan nô có thể đem dùng vào việc khai khẩn đất hoang cho Nhà nƣớc hay dùng vào việc sản xuất nông nghiệp. Quan nô cũng có thể đem dùng vào việc xây thành quách, làm đƣờng sá... chính sách hạn nô có lợi cho sản xuất xã hội trong một hạn độ nhất định, vì nó có tác dụng giảm bớt số ngƣời thoát ly sản xuất, giữ nông dân ở lại đồng ruộng để sản xuất. Chính sách hạn nô chỉ biến tƣ nô thành quan nô mà 12
  17. không giải phóng hẳn nô tỳ. Vì vậy, nô tỳ cũng không hoan nghênh chính sách hạn nô. Do đó, các cải cách của ông không có hiệu quả lâu dài Những cải cách của Hồ Quý Ly có mặt tích cực, tiến bộ nhƣng chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của xã hội. Dƣới triều nhà Hồ, xã hội Đại Việt có những bƣớc tiến nhất định, nhƣng cuộc khủng hoảng kinh tế điền trang thái ấp và chế độ nông nô, nô tỳ vẫn chƣa đƣợc giải quyết Nhà Hồ đứng trƣớc những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Chính quyền nhà Hồ mới thành lập chƣa đƣợc củng cố, thiếu cơ sở xã hội vững chắc, mâu thuẫn xã hội từ cuối đời nhà Trần vẫn không đƣợc hòa hoãn. Âm mƣu xâm lƣợc của nhà Minh ngày càng trở thành hiện thực. Lợi dụng khủng hoảng xã hội và sự chống đối của quý tộc Trần và triều đại Hồ Quý Ly, cuối năm 1406, nhà Minh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc Đại Việt. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh, đã bị thất bại. Nhà Hồ sụp đổ, quân Minh đặt ách thống trị lên đất nƣớc ta, chúng thi hành nhiều chính sách dã man, tàn độc, chúng muốn thực hiện dã tâm đồng hóa nƣớc ta, xóa bỏ vĩnh viễn đất nƣớc ta. Sau bốn thế kỷ độc lập, tự chủ, với thất bại của nhà Hồ, dân tộc ta rơi vào ảnh nô lệ lầm than. Chúng làm tàn lụi tận gốc rễ tất cả nguồn sống, những giá trị về vật chất, tinh thần, những giá trị văn hóa, biến nƣớc ta thành quận huyện thuộc ngoại vi Trung Quốc. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc của nhà Hồ thất bại không phải do nhân dân ta không có lòng yêu nƣớc và không có tinh thần đánh giặc mà do nhà Hồ không có đủ uy tín, không có đủ khả năng thu hút nhân dân tham gia cuộc kháng chiến đó. Chính Hồ Nguyên Trừng – con trai Hồ Quý Ly, ngƣời lãnh đạo quân đội của nhà Hồ cũng nhận ra rằng thất bại là khó có thể tránh khỏi nếu nhân dân không ủng hộ trong cuộc kháng chiến này và đã nói với Hồ quý Ly rằng: “Thần không sợ đánh giặc, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Song cũng phải thật khách quan mà nhận định rằng, không thể 13
  18. đổ mọi tội lỗi lên nhà Hồ mà kết quả này là do hậu quả của những năm trƣớc để lại. Cuộc khủng hoảng cuối đời Trần đã làm suy yếu lực lƣợng tự vệ của triều đình và nhân dân, đồng thời làm tăng thêm mâu thuẫn vốn đã rất sâu sắc giữa nhân dân và giai cấp thống trị. Chính cuộc cải cách của nhà Hồ cũng đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình ngày càng sâu sắc. Nhà Hồ sụp đổ, nhà Minh tiến hành chính sách cai trị đối với nƣớc ta. Trong hai mƣơi năm đô hộ nƣớc ta, nhà Minh đã thực hiện những chính sách hết sức dã man và tàn bạo, âm mƣu đồng hóa nƣớc ta, biến nƣớc ta thành một bộ phận của Trung Quốc. Nhà Minh thi hành nhiều chính sách nhằm vơ vét của cải tài nguyên nƣớc ta để đem về làm giàu cho Bắc quốc. Chúng tìm mọi cách để hủy diệt nền văn hóa của Đại Việt nhƣ: đốt sách, trừ những bản kinh sách về Phật giáo và Đạo giáo, bắt những thợ thủ công lành nghề, những nghệ nhân nổi tiếng của ta về Bắc quốc để phục vụ cho triều đình nhà Minh, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, bắt nhân dân ta đi phu dịch...Tội ác của giặc Minh đã đƣợc Nguyễn Trãi vạch ra: “Nƣớng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dƣới hầm tai vạ” Trƣớc những chính sách đô hộ rất thâm hiểm của nhà Minh, vận mệnh dân tộc ta đứng trƣớc nguy cơ bị tiêu diệt, quyền lợi của mọi giai cấp, tầng lớp đều bị tƣớc đoạt. Lịch sử đặt vận mệnh dân tộc ta trƣớc hoàn cảnh không có sự lựa chọn nào khác ngoài con đƣờng đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập tự do. Và nhân dân ta với truyền thống yêu nƣớc và tinh thần đánh giặc ngoại xâm đã đứng lên chống giặc Minh ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Hàng loạt các phong trào đấu tranh của nhân dân đã nổ ra ở khắp nơi trong cả nƣớc: Giữa năm 1407, nhân dân huyện Đông Lan và Trà Thanh - phủ Diễn Châu (Nghệ An) nổi dậy phá nhà ngục, giết bọn quan lại. 14
  19. Cuộc khởi nghĩa do Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng lãnh đạo đã thu hút hàng vạn nhân dân tham gia và đã buộc nhà Minh phải dùng đến quân đội để đàn áp. Giữa năm 1410 có cuộc khởi nghĩa Đồng Mặc ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Lê Nhị ở Thanh Oai, Lê Khang ở Thanh Đàm, Phạm Tuân ở Đông Kết (Khoái Châu, Hƣng Yên).... Ở miền núi, phong trào đấu tranh chống quân Minh phát triển mạnh. Đó là phong trào do các thủ lĩnh Ông Lão, Chu Sƣ Nhạn, Bùi Quý Thăng...cầm đầu ở Thái Nguyên, Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn.... Những cuộc đấu tranh của nhân dân ta bị thất bại là do phong trào thiếu tính tổ chức, mang tính tự phát, phần nhiều là chƣa thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Duy chỉ có cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng là đã tập hợp đƣợc khá đông nhân dân tham gia nhƣng bản thân hai nhà lãnh đạo mất đoàn kết với nhau nên phong trào không thế lan rộng ra phạm vi cả nƣớc. Phong trào này thất bại cũng chứng tỏ một điều là vai trò và vị trí của nhà Trần đã không còn thích hợp với một thời đại mới của dân tộc. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kỳ này đều không giành đƣợc thắng lợi nhƣng nó buộc nhà Minh phải lo lắng tới chính sách cai trị của chúng. Mặc dù thất bại trong đấu tranh và kẻ thù bị đàn áp dã man nhƣng lòng yêu nƣớc và ý chí căm thù giặc của nhân dân ta vẫn luôn nóng bỏng trong lòng mỗi con dân Đại Việt. Chính vì vậy khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa kêu gọi nhân dân nổi dậy giết giặc thì Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa của anh hùng hào kiệt bốn phƣơng, của những ngƣời yêu nƣớc từ khắp nơi tìm về mƣu đồ sự nghiệp cứu nƣớc. Đó là những ngƣời dân của các bản làng xung quanh Lam Sơn và các châu, huyện vùng Thanh Hóa, bao gồm cả miền xuôi và miền núi, dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Đó là những ngƣời con ƣu tú của dân tộc từ nhiều nơi xa xôi, vƣợt mọi trở ngại tìm đến tụ nghĩa...Tất cả những ngƣời yêu nƣớc ấy khác nhau về thành phần xã hội và dân tộc, về quê 15
  20. quán và cuộc sống, nhƣng cùng mối thù không đội trời chung với quân giặc và cùng một lý tƣởng quyết tâm đánh giặc cứu nƣớc. Nghĩa quân Lam Sơn bƣớc vào cuộc chiến đấu với một lực lƣợng hết sức chênh lệch so với kẻ thù, có 2000 ngƣời trong đó lực lƣợng lòng cốt chỉ có 700 quân lúc đó nhƣ Nguyễn Trãi nói: cơm ăn chẳng no hai bữa, áo mặc chẳng phân đông hè, quân khi chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không (Thƣ gửi Vƣơng Thông). Có những lúc vị minh chủ của nghĩa quân Lam Sơn phải hy sinh cả con ngựa chiến đấu đã vào sinh ra tử với mình để lấy thịt nuôi quân, phải ăn rau, ăn quả rừng, khó khăn không biết để đâu cho hết. Nhƣng với đạo quân chính nghĩa ấy, không có hiểm nguy nào có thể làm cho họ lo sợ bởi bằng đằng sau họ là nhân dân Đại Việt đang ngày đêm mong ngóng và khao khát độc lập, sẵn sàng hy sinh và hiến dâng cho nghĩa quân. Nghĩa quân đi đến đâu cũng đƣợc nhân dân khắp nơi hƣởng ứng và chào đón. Chính vì vậy mà nghĩa quân từ một ngọn lửa nhỏ ở vùng núi Thanh Hóa phong trào đã phát triển và lan rộng ra khắp nơi; từ chỗ phải cố thủ trên núi để bảo toàn lực lƣợng mỏng manh của mình, từ chỗ phải nhún mình chịu hòa với quân giặc để chờ thời cơ, cuộc khởi nghĩa đã giành thế chủ động tấn công vào cuộc khởi nghĩa từ vùng núi Thanh Hóa đã lan rộng ra cả nƣớc và trở thành cuộc kháng chiến của toàn dân tộc chống quân xâm lƣợc nhà Minh. Những chiến thắng vang dội lòng ngƣời, những thành công nối tiếp thành công với đỉnh cao là tốt Động - Chúc Động, chi Lăng – Xƣơng Giang đã làm cho mộng bá chủ thiên hạ và tham vọng biến Đại Việt của chúng ta thành quận Giao chỉ của vua quan nhà Minh tan thành mây khói. Đất nƣớc của ngƣời Nam lại đƣợc trả về nguyên vẹn cho ngƣời Nam. Sau 10 năm (1418 – 1428) “nếm mật nằm gai” “trằn trọc” đắn đo, từ cuộc khởi nghĩa đã trở thành cuộc kháng chiến của toàn dân đem lại cho đất nƣớc hòa bình và độc lập. Khúc khải hoàn ca đánh dấu một trang sử mới của dân 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2