intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em từ 0–24 tháng tuổi tại phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội năm 2018

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết về thực trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 – 24 tháng tuổi tại Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan tới thực trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em từ 0–24 tháng tuổi tại phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội năm 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ OANH THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM TỪ 0 –24 THÁNG TUỔI TẠI PHƯỜNG KHƯƠNG MAI, THANH XUÂN, HÀ NỘI NĂM 2018 Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8720701 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. TRẦN TRỌNG DƯƠNG HÀ NỘI – 2018
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt đối với trẻ em – một cơ thể đang lớn và phát triển. Do vậy, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề rất quan trọng và nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này cũng là cao nhất. Dinh dưỡng không đầy đủ sẽ dẫn đến hậu quả trẻ bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein – năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Năm 2014, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi: SDD thể thấp còi 23,8% (159 triệu trẻ); SDD thể nhẹ cân 14,3% (95,5 triệu trẻ); SDD thể gầy còm (SDD cấp tính) 7,5% (50 triệu trẻ). Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta so với thế giới và các nước trong khu vực còn cao. Mục tiêu của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của nước ta là giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 12,5%; suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 23% vào năm 2020. Tại Hà Nội, năm 2015 trẻ dưới 5 tuổi ở thể nhẹ cân là 5,9% (cả nước là 14,1%), thể thấp còi 14,9% (cả nước 24,6%), thể gầy còm 4,6% (cả nước là 7,8%). Năm 2016 trẻ dưới 5 tuổi ở thể thấp còi giảm còn 14,2%. Năm 2017, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 13,6%. Dinh dưỡng của trẻ trong 2 năm đầu đời rất quan trọng đối với sức khỏe trong tương lai và thành công của trẻ. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về dinh dưỡng của trẻ em từ 0-24 tháng tuổi tại phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. Do đó, để góp phần mô tả tình trạng dinh dưỡng và nâng cao chất lượng dinh dưỡng của trẻ em trên địa bàn phường nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em từ 0 – 24 tháng tuổi tại Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội năm 2018”, với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 – 24 tháng tuổi tại Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới thực trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.
  3. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN, NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM TỪ 0-24 THÁNG TUỔI 1.1.1. Cách phân chia các thời kỳ của trẻ em Theo WHO trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi, cụ thể như sau: - Sơ sinh (Newborn): từ lúc sinh đến 1 tháng; - Trẻ bú mẹ (Infant): 1 đến 23 tháng; - Trẻ tiền học đường (Preschool child): 2 đến 5 tuổi; - Trẻ em nhi đồng (Child): 6 đến 12 tuổi; - Trẻ vị thành niên (Adolescent): 13 đến 18 tuổi. 1.1.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi Trẻ từ lúc sinh (cắt rốn) cho đến 4 tuần lễ đầu, sự chuyển tiếp từ đời sống trong tử cung sang ngoài tử cung buộc đứa bé phải có sự thay đổi chức năng của một số cơ quan để thích nghi với cuộc sống mới như hoạt động của bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn. Vì vậy thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện đặc biệt là chức năng tiêu hóa, tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền sang giảm nhanh trong khi khả năng tạo Globulin miễn dịch còn yếu). - Hệ xương phát triển nhanh. - Về đặc điểm bệnh lý thời kỳ này hay gặp là các bệnh dinh dưỡng và chuyển hóa (suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương, tiêu chảy cấp) và các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải (viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm màng não mủ). Nói chung các bệnh nhiễm khuẩn dễ có xu hướng lan toả. 1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi Trong năm đầu tiên trẻ phát triển nhanh. Đặc biệt, sau sinh 6 tháng trung bình cân nặng trẻ tăng lên gấp đôi, đến 12 tháng cân nặng của trẻ tăng lên gấp 3 so với cân nặng lúc sinh, để đáp ứng tốc độ phát triển trong năm đầu của trẻ nhu cầu các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng đều cao [27]. Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 7 nghĩa là từ khi trẻ được vừa tròn 180 ngày tuổi trở đi. Tuy nhiên, trong trường hợp bà mẹ (vì bất kể một lý
  4. 3 do nào đó) không có sữa hoặc không thể cho con bú được, phải sử dụng các thức ăn thay thế sữa mẹ cho trẻ. 1.2. PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM 1.2.1. Phân loại theo Gomez (1956) Gomez là người đầu tiên đưa ra phân loại SDD: Là phương pháp phân loại được dùng sớm nhất nó dựa trên chỉ số cân nặng theo tuổi và sử dụng quần thể tham khảo. Cách phân loại này đơn giản nhưng không phân biệt được SDD cấp hay SDD đã lâu. 1.2.2. Phân loại theo Wellcome (1970) - Dùng cho các thể SDD nặng để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorko. - Phân loại dựa vào cân nặng theo tuổi và triệu chứng phù. 1.2.3. Phân loại theo Waterlow (1972) - Ưu điểm: + Dễ thực hiện tại cộng đồng + Cho biết SDD cấp tính hay mạn tính + Phân loại dựa vào CC/T so với chuẩn và CN/CC. 1.2.4. Phân loại theo WHO (2005) Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (< -2SD) so với quần thể tham chiếu National Center For Health Statistics của Hoa Kỳ. Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá nhanh các mức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM 1.3.1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em * Do suy dinh dưỡng bà mẹ: Nhiều đứa trẻ được sinh ra thiếu dinh dưỡng vì mẹ chúng thiếu dinh dưỡng. Có đến một nửa số trẻ em thấp còi ngay trong tử cung của bà mẹ. Ở nhiều nước đang phát triển, việc các cô gái kết hôn và bắt đầu có con khi còn ở tuổi thiếu niên - trước khi cơ thể hoàn toàn trưởng thành. Những bà mẹ trẻ thường có ít tài chính, ít học hơn, ít kiến thức chăm sóc sức khỏe và có nhiều khả năng bị suy dinh dưỡng khi họ mang thai, tăng những rủi ro cho bản thân và con cái của họ. Khi cơ
  5. 4 thể của bà mẹ chưa hoàn thành phát triển thì nguy cơ sinh con thiếu dinh dưỡng cao hơn. * Không được bú sữa mẹ hoặc bú ít: Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nên được bú sữa mẹ trong vòng một giờ sau khi sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và sau đó cho con bú đến 2 tuổi với các thực phẩm bổ sung phù hợp với lứa tuổi, đầy đủ dinh dưỡng và an toàn. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, đại đa số trẻ em không được bú sữa mẹ một cách tối ưu. * Thiếu dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Giảm cung cấp chủ yếu là do chế độ ăn của trẻ không đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, thiếu năng lượng, protein cùng các vi chất dinh dưỡng, trong đó có sắt, axit folic, kẽm; trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu và thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp. * Nhiễm trùng: Từ lâu, người ta đã thừa nhận các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em, đặc biệt là tiêu chảy, nhiễm giun, nhiễm khuẩn hô hấp cấp là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặt khác, trẻ SDD có hệ thống miễn dịch bị giảm sút, dễ mắc bệnh nhiễm trùng và hậu quả SDD ngày một nặng thêm. SDD làm tăng khả năng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy và kéo dài thời gian tiêu chảy ở trẻ em. * Suy dinh dưỡng do nghèo: Trên tất cả các khu vực đang phát triển, suy dinh dưỡng cao nhất ở những hộ nghèo nhất. Mối quan hệ giữa còi cọc và sự giàu có khác nhau giữa các quốc gia. 1.3.2. Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em - Ảnh hưởng đến vóc dáng/chiều cao khi trưởng thành. - Ảnh hưởng đến nhận thức, phát triển trí tuệ và khả năng lao động khi trưởng thành. - Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong. 1.3.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Hiện nay có bốn phương pháp được dùng để đánh giá TTDD của trẻ em: - Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống; - Các chỉ tiêu nhân trắc; - Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có liên quan đến ăn uống; WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân
  6. 5 nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi. Cụ thể như sau: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao 1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM 1.4.1. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai và cho con bú Thời kỳ mang thai là thời kỳ rất quan trọng, không những có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bản thân của bà mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy bà mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về các kiến thức khi mang thai như số lần khám thai, chế độ dinh dưỡng, số cân tăng lên trong suốt thai kỳ, chế độ nghỉ ngơi. Khi mang thai, dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ mang thai, cho sự phát triển và lớn lên của thai nhi. * Nuôi con bằng sữa mẹ: - Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là đứa trẻ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú mẹ hoặc gián tiếp do sữa mẹ vắt ra. Sữa mẹ cũng là một nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng ở trẻ 6 tuổi 23 tháng. - Lợi ích của sữa mẹ: + Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu (đủ acid amin cần thiết với tỉ lệ cân đối, acid béo cần thiết như acid linoleic, acid linolenic và dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase, đường lactose, hàm lượng vitamin A cao và muối khoáng dễ hấp thu). + Sữa mẹ có chất kháng khuẩn (chứa nhiều IgA tiết đặc biệt là trong sữa non, lactoferin, tế bào miễn dịch lympho, yếu tố kích thích sự phát triển của lacto bacillus bifilus). + Sữa mẹ có khả năng chống bệnh dị ứng. + Tăng tình cảm mẹ con. + Giúp mẹ sớm lấy lại vóc dáng sau sinh. + Giúp mẹ chống được bệnh tật (giúp co hồi tử cung tốt giảm mất máu sau đẻ, giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú, giúp mẹ kế hoạch hóa gia đình). + Rẻ tiền.
  7. 6 * Nuôi con ăn bổ sung: Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, từ tháng thứ 6 trở đi ngoài sữa mẹ trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác. * Cách chăm sóc trẻ: Nếu như việc cung cấp chất dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thể chất trẻ em, thì cách chăm sóc trẻ quyết định sự phát triển tinh thần và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo phát triển thể chất trẻ em toàn diện. Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo về vệ sinh; tiêm chủng mở rộng; theo dõi tăng trưởng; tình thương yêu; học hành và được chăm sóc dinh dưỡng đúng khi ốm như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp. 1.4.2. Một số yếu tố khác Ngoài ra còn một số yếu tố khác tác động đến thực trạng dinh dưỡng của trẻ em như điều kiện kinh tế của gia đình, tình trạng thiếu ăn, trình độ văn hoá của bà mẹ, các yếu tố về vệ sinh môi trường, đặc biệt là tình trạng bệnh tật của trẻ. 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.5.1. Các nghiên cứu về suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới Theo kết quả nghiên cứu trẻ em dưới 5 tuổi của tổ chức Cứu trợ trẻ em Mỹ năm 2012, trên thế giới còn hơn 100 triệu (15,7%) nhẹ cân, 171,0 triệu (27,0%) thấp còi và hơn 60 triệu (10,0%) gầy còm. Các khu vực Nam Á, cận hoang mạc Sahara có tỷ lệ SDD trẻ em cao nhất. Những quốc gia còn tỷ lệ SDD trẻ em cao và rất cao cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tương ứng như Timor Leste năm 2010 (44,7%, 58,1%, 18,6%); Niger năm 2011 (38,5%, 51,0%, 12,3%); Pakistan năm 2011 (31,5%, 43,7%, 15,1%); Bangladesh năm 2011 (36,4%, 41,3%, 15,6%). Tác giả Silvia và cộng sự cho thấy thời gian trung bình cho trẻ ăn thức ăn đặc là 22,2 tuần sau sinh; 60,9% trẻ thôi bú mẹ trước 4 tháng; 18,0% trẻ sơ sinh cân nặng dưới 5 kg vào thời điểm dừng bú mẹ. Trong các yếu tố liên quan đến người mẹ, chỉ có tuổi của người mẹ là có ảnh hưởng đến thời gian cho con bú. Thức ăn dặm đầu tiên để nuôi trẻ là nước nghiền khoai tây (48,6% trường hợp). Thịt và chất tinh bột được dùng cho trẻ ăn trung bình 5-7 tuần sau khi thôi bú. 1.5.2. Các nghiên cứu về suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam Báo cáo năm 2011 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của nhóm đồng bào Kinh và Hoa
  8. 7 (10,0%, 19,6%, 3,8%), thấp hơn hẳn so với tỷ lệ tương ứng của trẻ em dân tộc thiểu số (22,0%, 40,9%, 5,7%). Nghiên cứu của Đinh Đạo và cộng sự tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam năm 2014 cho thấy: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số: 36,5%, trong đó 28,3% độ I, 6,8% độ II, 1,4% độ III. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 62,8%, trong đó 43,0% độ I, 19,8% độ II. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm: 8,4%. Nghiên cứu của Chu Thị Phương Mai tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện nhi Trung Ương (2014) cho thấy: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 37,5%, SDD thể thấp còi là 28,2% và SDD thể gầy còm là 26,9%. Trẻ bị SDD chủ yếu là mức độ vừa ở cả 3 thể SDD nhẹ cân, thấp còi và gầy còm. SDD mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp. 1.6. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Ngày 26 tháng 11 năm 1996, thực hiện Nghị định 74/NĐ-CP của Chính phủ thành lập Quận Thanh Xuân. Cũng từ đó, ngày 17 tháng 01 năm 1997 cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể của Phường ra mắt nhân dân phường Khương Mai và chính thức có tên và địa danh trên bản đồ hành chính Thủ đô Hà Nội. Năm 2015, diện tích của phường là 105,11 ha trong đó đất an ninh, quốc phòng: 57,12 ha, đất ở cho dân cư: 32,29 ha còn lại là đất công trình giao thông, cơ quan hành chính và trường học. Dân số cũng tăng lên, ngày đầu thành lập có 2216 hộ với 9915 nhân khẩu, đến nay là 5683 hộ với 25086 nhân khẩu, hộ khẩu KLT tăng từ 38% lên 52%, trên 85% các hộ là gia đình cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Trong 18 năm qua Lãnh đạo, chính quyền Phường đã vận dụng sáng tạo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Phường. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ em từ 0 - 24 tháng tuổi sống trên địa bàn Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội tính đến hết tháng 10/2018.
  9. 8 - Bà mẹ của các trẻ em trong nhóm đối tượng nghiên cứu. * Địa điểm nghiên cứu: Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 10 năm 2018 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. * Phương pháp chọn mẫu: - Tiêu chuẩn chọn mẫu: + Trẻ em từ 0 - 24 tháng tuổi đang sống tại thời điểm và trên địa bàn nghiên cứu tính đến hết tháng 10/2018. + Trẻ không bị mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn tính, tại thời điểm nghiên cứu không mắc các bệnh cấp tính. + Bà mẹ có tinh thần bình thường, tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Trẻ trên 24 tháng tuổi. + Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn tính hoặc đang mắc bệnh cấp tính. + Bà mẹ bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ. + Bà mẹ không hợp tác nghiên cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu Chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả trẻ em từ 0 đến 24 tháng tuổi và bà mẹ của trẻ em đang sống trên địa bàn phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội, tổng số là 720 trẻ, bao gồm trẻ có hộ khẩu thường trú và tạm trú dài hạn. 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu * Chỉ số nhân trắc và một số triệu chứng lâm sàng kèm theo: - Cân nặng: Dùng cân có độ chính xác 0,1kg. - Chiều dài nằm của trẻ: đo chiều dài nằm của trẻ thay vì chiều cao. Vì ở độ tuổi này, trẻ chưa có khả năng đứng đủ tiêu chuẩn để đo đứng. Đo bằng thước gỗ có chặn đầu và chân. - Tính tuổi: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ, và phân loại theo WHO, 1995. Ví dụ:
  10. 9 + Trẻ từ 1-29 ngày: 0 tháng tuổi. + Trẻ từ 30-59 ngày: 1 tháng tuổi. + Trẻ từ 11 tháng - 11 tháng 29 ngày: 11 tháng tuổi. * Công cụ thu thập số liệu: Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi được học viên xây dựng nhằm thu thập thông tin chung về đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan đến thực trạng dinh dưỡng của trẻ. 2.2.4. Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ 2.2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu - WHO Anthro 2005 - Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, OR (CI 95%) chỉ số p để so sánh thống kê. Sử dụng phối hợp các phương pháp, thuật toán thống kê y học; - Làm sạch số liệu từ phiếu; - Lập các bảng, biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu; 2.2.7. Sai số và khống chế sai số Các loại sai số có thể gặp: - Sai số ngẫu nhiên nhớ lại trong quá trình thu thập thông tin qua phỏng vấn; - Sai số hệ thống trong quá trình cân, đo chiều dài cho trẻ. Cách khống chế: - Chọn lựa các điều tra viên có kinh nghiệm trong điều tra dinh dưỡng, có kinh nghiệm làm việc với y tế phường; - Tổ chức tập huấn chi tiết về bảng hỏi và kỹ thuật cân đo trước khi điều tra; - Trong quá trình điều tra có giám sát viên tham gia giám sát. 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu - Thông qua Hội đồng đạo đức trường Đại học Thăng Long; - Luận văn này chỉ phục vụ cho học tập, nghiên cứu, không vi phạm các đạo đức nghề nghiệp cũng như thuần phong mỹ tục con người. 2.2.9. Hạn chế của nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là ở tại một phường nên tính đại diện chưa cao. - Các số liệu chủ yếu là các số liệu sơ cấp, phỏng vấn các đối tượng còn mang tính chủ quan, tính khách quan còn hạn chế. - Nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung được vào vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em mà chưa đề cập đến tình trạng thừa cân - béo phì của trẻ em trong nhóm đối tượng nghiên cứu.
  11. 10 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM TỪ 0 – 24 THÁNG TUỔI TẠI PHƯỜNG KHƯƠNG MAI, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2018 3.1.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp chủ yếu của các bà mẹ là ngoài nhà nước (69,9%). Nhìn chung, nguồn thu nhập chính của các bà mẹ là từ các doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh, tự do. Trình độ học vấn của các bà mẹ chủ yếu là Cao đẳng và Đại học (61,5%), Trung cấp (17,2%), Sau đại học (7,7%) và tốt nghiệp phổ thông trung học (13,6%). Nhóm tuổi và dân tộc: Dưới 35 tuổi có 470 người (65,3%), từ 35 tuổi trở lên có 250 người (34,7%); dân tộc kinh có 684 người (95,0%), dân tộc khác có 36 người (5,0%). Sự phân bố giới tính giữa các trẻ điều tra có sự chênh lệch ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ trẻ nam chiếm 56,1% và trẻ nữ là 43,9%. Tỷ lệ trẻ nam cao hơn tỷ lệ trẻ nữ là 12,2%. Trẻ em trong nhóm đối tượng nghiên cứu phần lớn là con thứ 2 trong gia đình trở lên (65,5%), chỉ có 43,5% số trẻ là con đầu trong gia đình. Nhóm trẻ được đẻ thường chiếm tỷ lệ (62,5%) cao hơn nhóm trẻ đẻ mổ (37,5%). 3.1.2. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ tham gia nghiên cứu Cân nặng trung bình của trẻ nam (10,6±1,9 kg) cao hơn trẻ nữ (9,7±1,6 kg), sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chiều cao trung bình của trẻ nam (78,5±7,8 kg) cao hơn nữ (76,4±6,0 kg), tuy nhiên sự chênh lệch chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. SDD thể nhẹ cân chiếm 7,1%; SDD thể thấp còi chiếm 16,2% và SDD thể gầy còm chiếm 7,4%. Trẻ bị SDD chủ yếu là mức độ vừa (thể nhẹ cân là 6,9%; thể thấp còi là 15,8%; thể gầy còm là 6,0%), SDD mức độ nặng ít (thể nhẹ cân là 0,2%; thể thấp còi là 0,4%; thể gầy còm là 1,4%). Trẻ trong nhóm 18-24 tháng tuổi chiếm tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất (thể nhẹ cân 12,5%, thể thấp còi 28,1%, thể gầy còm 12,0%). Ngược lại, trẻ trong nhóm 6-11 tháng có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp nhất (thể nhẹ cân 1,9%, thể thấp còi 8,6%, thể gầy còm 3,1%).
  12. 11 3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Kiến thức, thực hành về chăm sóc bà mẹ mang thai Có sự chênh lệch về kiến thức và thực hành của bà mẹ về số lần khám thai. Có 88,2% bà mẹ cho rằng nên khám thai trên 3 lần trong suốt thai kỳ và vẫn còn 11,8% bà mẹ không biết mình nên khám thai bao nhiêu lần trong suốt thai kỳ để tốt nhất cho con. Việc thực hành đi khám thai của các bà mẹ chiếm tỷ lệ cao hơn so với kiến thức của họ. Có 98,8% bà mẹ đã đi khám thai trên 3 lần, không có bà mẹ nào khám thai dưới 3 lần trong suốt thai kỳ, có 1,2% bà mẹ không nhớ mình đã khám thai bao nhiêu lần. Có sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành của các bà mẹ về số cân nặng tăng lên khi mang thai. Có 60,7% bà mẹ có kiến thức đúng về cân nặng nên tăng (10-12kg) khi mang thai. Còn 28,1% bà mẹ cho rằng nên tăng dưới 10kg và có 11,1% bà mẹ cho rằng nên tăng trên 12kg trong thời kỳ mang thai để trẻ không bị suy dinh dưỡng bào thai. Ngược lại với kiến thức của các bà mẹ, hầu hết các bà mẹ đã tăng trên 12kg (84,2%), còn tỷ lệ các bà mẹ tăng 10-12kg và dưới 10kg chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp(8,0% và 7,8%). 3.2.2. Kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Các bà mẹ có hiểu biết đúng về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tới trên dưới 80%. Tuy nhiên trên thực tế thì lại có sự khác biệt khá lớn: Có sự tương đồng giữa kiến thức và thực hành của các bà mẹ về việc vắt sữa non. Hầu hết các bà mẹ không vắt sữa non trước khi cho trẻ bú (74,4%). Thời gian ăn bổ sung: có 553 (76,8%) bà mẹ cho rằng chỉ nên cho con ăn bổ sung khi trẻ đã được 6 tháng tuổi. Thực tế đã có 425 (59,0%) trẻ ăn bổ sung trước 6 tháng. Có 264 (34,2%) trẻ ăn bổ sung khi đã được 6 tháng tuổi. Có 49 (6,8%) trẻ chưa ăn bổ sung. Ăn sữa ngoài và sữa chua từ tháng thứ 6: Kiến thức và thực hành của bà mẹ về vấn đề này phù hợp với nhau. Hầu hết bà mẹ (trên 96%) cho con ăn bổ sung sữa ngoài và sữa chua khi trẻ từ 6 tháng tuổi. Ăn vặt: Có 80% bà mẹ biêt rằng không nên cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn, tuy nhiên có 68,5% bà mẹ cho trẻ ăn vặt.
  13. 12 3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng dinh dưỡng của trẻ Liên quan giữa SDD trẻ em và một số thông tin chung của bà mẹ (n=720) Trẻ ở nhóm bà mẹ ≥ 35 tuổi khả năng SDD cao hơn 2,67 lần (95%CI: 1,50 - 4,76) so với nhóm bà mẹ dưới 35 tuổi, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
  14. 13 Liên quan giữa SDD trẻ em và thời gian cai sữa (n=712) Mối liên quan giữa thực trạng dinh dưỡng của trẻ và thực hành thời gian cai sữa của trẻ. Nhóm cai sữa trước 18 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (12,8%), ở nhóm cai sữa ≥ 18 tháng chiếm 10,3%, Nhóm trẻ chưa cai sữa chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 2,6%. Sự chênh lệch tỷ lệ giữa các nhóm gấp 2,24 lần (95%CI: 1,59 – 3,17), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
  15. 14 Liên quan giữa SDD và vấn đề cho trẻ ăn sữa ngoài và sữa chua từ tháng 6 (n=720) Nhóm trẻ không ăn sữa ngoài khả năng suy dinh dưỡng cao hơn gấp 9,06 lần (95%CI: 1,48 – 55,5) so với nhóm trẻ có ăn sữa ngoài, p
  16. 15 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 0 – 24 THÁNG TUỔI TẠI PHƯỜNG KHƯƠNG MAI, THANH XUÂN, HÀ NỘI NĂM 2018 * Suy dinh dưỡng theo các thể: Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ trẻ SDD theo các thể (nhẹ cân là 7,1%, thấp còi là 16,2%, gầy còm là 7,4%) cao hơn so với số liệu điều tra tại thành phố Hà Nội năm 2015 của Viện Dinh dưỡng (nhẹ cân là 5,9%, thấp còi là 14,9%, gầy còm là 4,6%). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi ở cả 3 thể SDD trẻ em đều cho kết quả cao hơn so với với số liệu điều tra SDD trẻ dưới 5 tuổi tại Hà Nội năm 2015 của Viện Dinh dưỡng. Sự chênh lệch này có thể lý giải là do chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở nhóm 0-24 tháng tuổi. Đây là nhóm có nguy cơ cao bị SDD. * SDD theo các mức độ: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ bị SDD chủ yếu là mức độ vừa (nhẹ cân là 6,9%; thấp còi là 15,8%; gầy còm là 6,0%). SDD mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp (nhẹ cân là 0,2%, thấp còi là 0,4%, gầy còm là 1,4%), thấp hơn so với thành phố Hà Nội năm 2015. Số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng trong năm 2015 cũng cho thấy trẻ SDD toàn quốc mức độ vừa (nhẹ cân là 12,2%, thấp còi là 16,4%, gầy còm là 6,4%) và SDD trẻ em mức độ vừa tại Hà Nội (nhẹ cân là 5,2%, thấp còi là 11,6%, gầy còm là 3,8%). * SDD theo nhóm tuổi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SDD ở cả 3 thể có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ SDD cao nhất là 12-24 tháng (nhẹ cân 18,8%, thấp còi 41,4%, gầy còm 19,3%). 4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 0-24 THÁNG TUỔI TẠI PHƯỜNG KHƯƠNG MAI, THANH XUÂN, HÀ NỘI 4.2.1. Liên quan giữa TTDD của trẻ và một số đặc điểm của mẹ * Liên quan giữa TTDD của trẻ và trình độ học vấn của bà mẹ: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bà mẹ có trình độ học vấn ≤ THPT khả năng có con suy dinh dưỡng cao gấp 2,09
  17. 16 lần (95%CI: 1,05 – 4,14) so với nhóm bà mẹ có trình độ học vấn TC/CĐ/ĐH/SĐH, kết quả đã chỉ ra mối liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ và thực trạng dinh dưỡng của trẻ, p < 0,05. * Liên quan giữa TTDD của trẻ và tuổi của mẹ: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Bảng 3.13 cũng cho thấy nhóm bà mẹ ≥ 35 tuổi khả năng có con suy dinh dưỡng cao hơn 2,67 lần (95%CI: 1,50 - 4,76) so với nhóm bà mẹ dưới 35 tuổi, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p 0,05. Có thể do phần lớn các bà mẹ ở đây đều có dân tộc Kinh chỉ có 35 bà mẹ có dân tộc khác nên không có ý nghĩa thống kê. 4.2.2. Liên quan giữa TTDD của trẻ và sự nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ Nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài cũng đã chứng minh kiến thức của bà mẹ liên quan tới tình trạng SDD ở trẻ. * Liên quan giữa TTDD của trẻ và vấn đề vắt sữa non: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 79,7% bà mẹ cho rằng không nên vắt bỏ sữa non trước khi cho con bú lần đầu. Thực hành vắt sữa non của bà mẹ có sự tương đồng với kiến thức của họ. Có 75,3% bà mẹ cho con bú sữa non ngay trong lần đầu tiên. Nhóm bà mẹ có vắt bỏ sữa non khả năng có con suy dinh dưỡng cao gấp 1,99 lần (95%CI: 1,10 – 3,58) so với nhóm bà mẹ không vắt sữa non, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
  18. 17 * Liên quan giữa TTDD của trẻ và kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ: Trong 720 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 587 bà mẹ (81,5%) biết được nên cho con bú trong 1 giờ đầu sau sinh, 133 bà mẹ (18,5%) cho rằng nên cho con bú sau 1 giờ đầu, không có bà mẹ nào không biết nên cho con bú lần đầu vào thời gian nào. Kết quả cao hơn với nhiều nghiên cứu của Chu Thị Phương Mai tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (2014) chỉ ra có 66,9% bà mẹ biết nên cho trẻ bú trong 1 giờ đầu sau sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra bà mẹ cho rằng thời gian cho bú sau sinh là sau 1h khả năng có con suy dinh dưỡng cao gấp 7,8 lần (95%CI: 4,3 – 14,2) so với nhóm bà mẹ cho rằng thời gian thích hợp cho trẻ bú sau sinh là ngay trong 1 giờ đầu, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
  19. 18 Nhi Trung Ương (2014) với tỷ lệ 68,8% bà mẹ cho rằng nên cho trẻ cai sữa sau 18 tháng và tác giả chưa tìm ra được mối liên quan giữa kiến thức về thời gian cai sữa với tỷ lệ SDD của trẻ. 4.2.3. Liên quan giữa TTDD của trẻ và thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ Trong số 720 bà mẹ tham gia nghiên cứu của chúng tôi có 712 (98,9%) bà mẹ cho con bú. Có 08 bà mẹ (1,1%) không cho con bú với các lý do sau: 1 bà mẹ bị bệnh (HIV), 4 bà mẹ không có sữa, 1 bà mẹ cho rằng sữa mẹ nóng, không tốt cho sự tăng cân của trẻ, 2 bà mẹ cho rằng cho con bú sẽ làm ngực bị chảy sệ, không giữ được dáng. * Liên quan giữa TTDD của trẻ và thời gian bú mẹ sau sinh: Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có 39,7% bà mẹ cho con bú ngay trong giờ đầu sau sinh, thấp hơn so với kiến thức của họ (81,5%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước: nghiên cứu của Chu Thị Phương Mai (2014) với 156 cặp mẹ và con thì chỉ có 35,9% bà mẹ cho con bú ngay trong 1 giờ đầu. So sánh với nghiên cứu của quốc tế, Save the Children (2012) đã chỉ ra tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú mẹ trong vòng một giờ sau sinh: ở Malawi 95%, Peru 51%, Quần đảo Solomon 75%, Somalia 23%, Botswana 20%. Tỷ lệ trẻ SDD của nhóm bú mẹ sau sinh sau 1 giờ đầu cao hơn 3,28 lần (95%CI: 1,57 – 6,86) so với nhóm bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p 0,05. Nghiên cứu của Chu Thị Phương Mai tại Bệnh viện nhi Trung Ương (2014) cũng chỉ ra có tới 75,6% bà mẹ biết nên cho con BMHT trong 6 tháng, nhưng thực tế thì chỉ có 23,7% bà mẹ cho con BMHT trong 6 tháng và tác giả cũng đưa ra được mối liên quan giữa SDD của trẻ với thời gian BMHT của trẻ.
  20. 19 Nghiên cứu trên thế giới, Save the Children (2012) chỉ ra tỷ lệ trẻ BMHT trong 6 tháng: Malawi 71%, Peru 68%. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại rất thấp ở các nước phát triển: Ở Bỉ và Vương quốc Anh (1%), ở Úc, Canada, Phần Lan, Ý, Na Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, 15% hoặc ít hơn trẻ em có 6 tháng bú mẹ hoàn toàn. * Liên quan giữa TTDD của trẻ và cách cho trẻ bú: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 56,7% trẻ được bú theo nhu cầu và 43,3% các bà mẹ cho trẻ bú theo giờ. Nhóm trẻ bú mẹ theo giờ khả năng suy dinh dưỡng cao gấp 3,43 lần (95%CI: 1,84 – 6,39) so với nhóm trẻ được bú mẹ theo nhu cầu, p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2