i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt đòi hỏi công tác<br />
quản lý, quản trị doanh nghiệp nói chung và công tác kiểm tra - kiểm soát nói riêng<br />
cần phải được hết sức coi trọng. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ (KSNB) trở thành một yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp nói<br />
chung và các công ty cổ phần (CTCP) nói riêng - mô hình doanh nghiệp phổ biến<br />
nhất trong nền kinh tế hội nhập. Tuy nhiên, một thực trạng khá phổ biến hiện nay tại<br />
Việt Nam là phương pháp quản lý của nhiều CTCP chưa thật hợp lý, hệ thống kiểm<br />
tra, giám sát trong công ty còn lỏng lẻo và chưa thực sự được tuân thủ nghiêm<br />
chỉnh. Qua thực tiễn nghiên cứu, với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống<br />
KSNB nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà nội, tôi đã thực hiện luận văn với đề tài:<br />
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần trên địa bàn Thành<br />
phố Hà Nội”.<br />
Kết cấu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1. Tổng quan chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần;<br />
Chương 2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần trên<br />
địa bàn Thành phố Hà nội;<br />
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
trong công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà nội.<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
1.1.1. Lý luận chung về kiểm soát trong quản lý<br />
Trong quan hệ với tổ chức bộ máy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định<br />
hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các<br />
nguồn lực đã xác định để đạt mục tiêu đã đề ra. Kiểm soát là một quy trình giám sát<br />
các hoạt động để đảm bảo rằng các hoạt động này được thực hiện theo kế hoạch.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Kiểm soát là một chức năng của quản lý, gắn liền với quản lý, ở đâu có quản lý ở đó<br />
có kiểm soát.<br />
1.1.2. Khái niệm Hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Theo quan điểm của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 Hệ thống<br />
KSNB được định nghĩa như sau: “Hệ thống KSNB là các qui định và các thủ tục<br />
kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị<br />
tuân thủ pháp luật và các qui định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện<br />
gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý<br />
và có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát,<br />
hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.<br />
1.1.3. Vai trò chủ yếu của Hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi ích: Thứ<br />
nhất là giúp ban lãnh đạo công ty giảm bớt tâm trạng bất an về những rủi ro, nhất là<br />
về con người và tài sản; thứ hai là giúp ban lãnh đạo công ty giảm tải trọng những<br />
công việc, sự vụ hàng ngày và để chỉ tập trung vào vấn đề chiến lược; thứ ba là giúp<br />
ban lãnh đạo công ty chuyên nghiệp hoá công tác quản lý điều hành.<br />
1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
1.2.1. Môi trƣờng kiểm soát<br />
Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:<br />
Đặc thù về quản lý<br />
Các đặc thù về quản lý đề cập tới quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt<br />
động CTCP của nhà quản lý. Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính<br />
sách, chế độ, các quy định và cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát trong CTCP.<br />
Cơ cấu tổ chức<br />
Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong CTCP sẽ góp phần tạo ra môi<br />
trường kiểm soát tốt. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ<br />
trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó<br />
cũng như kiểm tra giám sát việc thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ CTCP.<br />
Chính sách nhân sự<br />
Sự phát triển của một doanh nghiệp luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và<br />
họ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể trực tiếp<br />
<br />
iii<br />
<br />
thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của CTCP.<br />
Công tác kế hoạch<br />
Việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ<br />
thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu.<br />
Ban kiểm soát<br />
Ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của<br />
CTCP như thành viên của hội đồng quản trị (HĐQT) nhưng không kiêm nhiệm các<br />
chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.<br />
Môi trường kiểm soát<br />
Môi trường kiểm soát chung của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các<br />
nhân tố bên ngoài. Thuộc nhóm các nhân tố này bao gồm: Sự kiểm soát của các cơ<br />
quan chức năng của nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, môi trường pháp lý,<br />
đường lối phát triển của đất nước, ...<br />
1.2.2. Hệ thống kế toán<br />
Hệ thống kế toán của CTCP bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ<br />
kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng báo cáo tài chính và báo cáo<br />
quản trị. Hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho<br />
nhà quản trị để ra những quyết định kinh doanh hợp lý. Vì vậy, có thể khẳng định<br />
hệ thống kế toán là một mắt xích quan trọng trong hệ thống KSNB.<br />
1.2.3. Các thủ tục kiểm soát<br />
Nhà quản lý của CTCP thiết kế các thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa và<br />
phát hiện sai sót, gian lận, đảm bảo thực hiện các mục tiêu cụ thể của công ty. Các<br />
bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết kế rất khác nhau ở nghiệp vụ khác<br />
nhau ở những đơn vị khác nhau. Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng<br />
dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất<br />
kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.<br />
1.2.4. Kiểm toán nội bộ<br />
Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có được những<br />
thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong CTCP, chất lượng của hoạt<br />
động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quy chế kiểm soát thích<br />
hợp và hiệu quả.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỐ HỮU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
Một hệ thống KSNB hoàn hảo ngăn ngừa mọi hậu quả xấu có thể xảy ra là<br />
điều phi thực tế. Thực tế cho thấy ta chỉ có thể tổ chức một hệ thống KSNB sao cho<br />
đảm bảo hạn chế tối đa những sai phạm mà thôi. Điều này xuất phát từ những<br />
nguyên nhân sau: Thứ nhất là chi phí hợp lý: đa số những nhà quản lý sẽ không muốn<br />
thực hiện thủ tục kiểm soát mà chi phí lớn hơn lợi ích nó mang lại; thứ hai là sự giới<br />
hạn cố hữu: cho dù hệ thống do con người thiết kế ra là lý tưởng nó vẫn phụ thuộc<br />
vào khả năng và tính độc lập của người sử dụng nó.<br />
1.4. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ YÊU CẦU, MỤC TIÊU<br />
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
1.4.1. Đặc điểm chung về công ty cổ phần<br />
1.4.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần<br />
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia thành<br />
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được<br />
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; CTCP có quyền phát hành chứng khoán<br />
các loại để huy động vốn.<br />
1.4.1.2. Đặc trưng và tính ưu việt của công ty cổ phần<br />
CTCP có những ưu điểm nổi trội sau: CTCP có khả năng huy động vốn<br />
nhanh chóng; phương thức quản lý chặt chẽ; rủi ro phân tán, giảm bớt tổn thất cho<br />
nhà đầu tư. Tuy nhiên, CTCP vẫn còn những mặt trái của nó, thể hiện trên các điểm:<br />
Việc thành lập CTCP phức tạp hơn các loại hình công ty khác; các cổ đông lớn vẫn<br />
có điều kiện để thao túng hoạt động cũng như chiến lược phát triển của công ty.<br />
Ngoài ra, vấn đề quản lý điều hành CTCP rất phức tạp có thể dẫn đến tình trạng các<br />
nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.<br />
1.4.2. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần<br />
KSNB là một chức năng thường xuyên trong công ty và trên cơ sở xác định<br />
rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm<br />
thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu của công ty: Thứ nhất là mục tiêu bảo vệ<br />
tài sản của công ty; thứ hai là mục tiêu đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; mục<br />
tiêu tuân thủ pháp luật và các quy định, chính sách, chế độ, thể lệ, quy tắc của công<br />
ty; và cuối cùng là mục tiêu đảm bảo hiệu quả của hoạt động và hiệu năng quản lý.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ<br />
HÀ NỘI VÀ CHỌN MẪU ĐIỀU TRA<br />
2.1.1. Đặc điểm của công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội<br />
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, số lượng các CTCP đã gia<br />
tăng nhanh chóng đến năm 2007 đã là 9067 công ty (tăng gần gấp đôi so với năm<br />
2005), tập trung vào một số ngành như: thương mại, xây dựng, công nghiệp, vận tải,<br />
nông lâm thủy sản, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…Hầu hết các CTCP trên<br />
địa bàn Hà Nội là các công ty có quy mô nhỏ. Mặc dù vậy, trong những năm gần<br />
đây các CTCP trên địa bàn thủ đô đã đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước,<br />
trong năm 2007 mức đóng góp là 8.212 tỷ đồng mức cao nhất trong vòng 3 năm trở<br />
lại đây.<br />
2.1.2 Chọn mẫu điều tra<br />
Nội dung cũng như phạm vi của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu trực tiếp tại<br />
hai CTCP bao gồm CTCP Xà phòng Hà nội (HASO) và CTCP Đầu tư tài chính Bất<br />
động sản TÔGI (TOGI). Bên cạnh đó, tôi đã tiến hành gửi phiếu điều tra tới 50<br />
CTCP có quy mô vừa và lớn (có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng) trên địa bàn Thành<br />
phố Hà nội và nhận được 15 phiếu trả lời.<br />
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TY<br />
CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.<br />
2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát<br />
Một là đặc thù quản lý<br />
Đối với HASO<br />
Với đặc thù là doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang CTCP chịu sự chi<br />
phối của Tổng công ty nên cho đến thời điểm hiện nay các chức vụ quản lý cao nhất<br />
của công ty đều do Tổng công ty Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm, các quyết định đều<br />
do giám đốc công ty quyết định. Ban lãnh đạo công ty đã đề ra và thực thi nghiêm<br />
túc các nội quy, quy chế.<br />
<br />