Tổng hợp bài tập trắc nghiệm lí
lượt xem 27
download
Tham khảo tài liệu 'tổng hợp bài tập trắc nghiệm lí', tài liệu phổ thông, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp bài tập trắc nghiệm lí
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 (Từ chương I đến chương IV) Câu 1. Hãy chỉ ra câu không đúng. A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đường thẳng là như nhau. C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động. D. Chuyển động đi lại của một pittong trong xilanh là chuyển động thẳng đều. Câu 2.Câu nào đúng Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox trong trường hợp vật không xuất phát từ điểm O là A. s = vt B. x = x0 + vt C. x = vt D. Một phương trình khác với các phương trình A, B, C. Câu 3.Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 5 + 60t (x đo bằng km và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm O với vận tốc 5km/h. C. Từ điểm M cách O là 5km, với vận tốc 5 B. Từ điểm O với vận tốc km/h. D. Từ điểm O với vận tốc 60km/h. 60km/h. Câu 4. Phương trình chuyển động của một chất diểm dọc theo trục Ox có dạng x = 4t – 10 (x đo bằng km và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu? A. -2km C. -8km B. 2km D. 8km Câu 5. Một ô tô chuyển động trên đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80km/h. Bến xe nằm ở đầu và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này như thế nào ? A. x = 3 + 80t C. x = 3 – 80t B. x = (80-3)t D. x = 80t Câu 6. Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì A. vecto gia tốc ngược chiều với vecto vận tốc. B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. C. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gain. D. Gia tốc là địa lượng không đổi. Câu 7. Chỉ ra câu sai anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 1
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi dều có độ lớn không đổi. C. Vecto gia tốc của chuyển động thẳng biển đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vecto vận tốc. D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau. Câu 8. Câu nào đúng ? Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là (a và v0 cùng dấu) A. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu) 2 B. s = v0t + at /2 (a và v0 cùng dấu) 2 C. x = x0 + v0t + at /2 (a và v0 trái dấu) 2 D. x = x0 + v0t + at /2 Câu 9. Câu nào đúng ? Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là (a và v0 cùng dấu) A. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu) 2 B. s = v0t + at /2 (a và v0 cùng dấu) 2 C. x = x0 + v0t + at /2 (a và v0 trái dấu) 2 D. x = x0 + v0t + at /2 Câu 10. Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều (v2 – v02 = 2as) ta có các điều kiện nào dưới đây ? A. s>0 ; a>0; v>v0 C. s>0 ; a>0; v0 ; a
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 14. Chọn đáp án đúng Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì A. v luôn dương. C. a luôn luôn cùng dấu với v. B. a luôn luôn dương. D. a luôn luôn ngược dấu với v. Câu 15. Điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng A. Động lượng có đơn vị là kg.m/s2 B. Động lượng được xác định bằng tích của khối lượng của vật với vận tốc của vật ấy. C. Trong hệ kín động lượng của hệ là một đại lượng bảo toàn. D. Động lượng là một đại lượng véc tơ. Câu 16. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là một chất điểm ? A. Trái đât trong chuyển động tự quay quanh mình nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Giọt nước nưa lúc đang rơi. Câu 17. Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất dể xác định vị trí của một chiếc máy bay đang bay trên một đường dài ? A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t=0 là lúc máy bay cất cánh. B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t=0 là lúc 0 giờ quốc tế. C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t=0 là lúc máy bay cất cánh. D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t=0 là lúc o giờ quốc tế. Câu 18.Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm ? A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí. B. Trái đất trong chuyển động quay quanh mặt trời. C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm một tòa nhà xuống đất. D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó. Câu 19. Từ thực tế, hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng ? A. Một hòn đá được ném theo phương ngang. B. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh. C. Một viên bi rơi từ độ cao 2m. D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m. Câu 20. Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ? A. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay. B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh. C. Chiếc máy bay đang thử nghệm. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. Câu 21. Lúc 15h 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy tên quốc lộ 5 cách Hải Dương 10 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì ? A. Vật làm mốc. C. Thước đo và đồng hồ. B. Mốc thời gian. D. Chiều dương trên đường đi. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 3
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 22. Để xác định sau hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào sau đây ? A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm. C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó. B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó. D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó. Câu 23. Trong trường hợp nào dưới đây, số chỉ của con tàu mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi ? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15h đến 16h 30 phút. B. Lúc 8h một xe ô tô khởi hành từ Tp Hồ Chí Minh, sau 3h thì xe chạy Vũng Tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0h đến 8h 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Câu 24. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi ? A. Một cái lá cây rụng. C. Một chiếc khăn tay. B. Một sợi chỉ. D. Một mẩu phấn. Câu 25. Chuyển động của vật nào có thể coi như là chuyển động rơi tự do ? A. Chuyển động của một hòn được ném lên cao. B. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương ngang. C. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương xiên góc. D. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi xuống. Câu 26. Câu nào đúng ? Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống tới đất. Thời gian để vật đi hết đoạn đường đó là: A. 4 giây C. 6 giây B. 2 giây D. 8 giây Câu 27. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do ? A. Vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung. B. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất. C. Một vận động viên nhảy cầu đang lao từ trên cao xuống mặt nước. D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống. Câu 28. Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do ? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất. B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì đang rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 29. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật ? A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều. C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. D. Lúc t= 0 thì v khác không. Câu 30. Một vật được thả rơi từ độ cao 4,9m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2 .Vận tốc v của vật khi chạm dất là bao nhiêu ? anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 4
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP A. v = 9,8m/s C. v = 1,0 m/s B. v = 9,9 m/s D. v = 9,6 m/s Câu 31. Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu 9,8 m/s từ độ cao 39,2m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất ? A. t = 1s C. t = 3s B. t = 2s D. t = 4s Câu 32. Cũng bài toán trên hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu? A. v = 9,8 m/s B. v = 19,6 m/s C. v = 29,4 m/s D. v = 38,2 m/s Câu 33. Hai vật được thả rơi từ 2 độ cao khác nhau h1, h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đối khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản không khí. Tỉ số độ cao h1/h2 là bao nhiêu? A. 2 C. 4 B. 0,5 D. 1 Câu 34. câu nào sai? Chuyển động tròn đều có A. quỹ đạo là đường tròn C. tốc độ góc không đổi B. tốc độ dài không đổi D. véc tơ gia tốc không đổi Câu 35. chuyển động vật nào sau đây là chuyển động tròn đều? A. chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi đang chuyển động thẳng chậm dần đều. B. chuyển động quay của trái đất quanh mặt trời C. chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định. D. chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi vừa tắt điện Câu 36.chuyển động vật nào sau đây không phải là chuyển động tròn đều? A. chuyển động của con ngựa trong chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định. B. chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay. C. chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi máy bay đang quay thẳng đều đối với người dưới trái đất. D. chuyển động của chiếc ông bương chứa nước trong cái cọn nước. Câu 37. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất. Thời gian rơi của vật có thể nhận giá trị nào sau đây ? A. t = 8s C. t = 1,4s B. t= 4s D. t = 2s Câu 38. Tốc độ góc ω của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu? A. ω = 7,27. 10-4 rad/s C. ω = 6,20. 10-6 rad/s B. ω = 7,27. 10-5rad/s D. ω = 5,42. 10-5 rad/s Câu 39. Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chổ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. Gia tốc hướng tâm của người đó là bao nhiêu? anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 5
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP 2 C. aht = 29,6.102 m/s2 A. aht = 8,2 m/s B. aht = 2,96.102 m/s2 D. aht = 0,82 m/s2 Câu 40. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối? A. vì chuyển động của ô tô được quan sát ở các thời điểm khác nhau B. vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường. C. vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động D. vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với đường và gắn với ô tô) Câu 41. Để xác định chuyển động cảu các trạm thám hiểm không gian, tại sao người ta không chọn hệ quy chiếu gắn liền với Trái Đất? A. vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất có kích thước không lớn B. vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không thông dụng C. vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không cố định trong không gian vũ trụ D. vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không thuận tiện. Câu 42. Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khach B ở toa tàu bên cạnh . Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhu trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không sảy ra? A. cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. A chạy nhanh hơn B. cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn C. toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên D. toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau. Câu 43. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5 km/h. Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu? A. v= 8,00 km/h C. v= 6,70 km/h B. v= 5,00 km/h D. v= 6,30 km/h Câu 44. Một ô tô chạy từ đỉnh A đến đỉnh B. Trong nửa đoạn đường đầu, xe chuyển động với tốc độ 40km/h. Trong nửa đoạn đường sau, xe chạy với tốc độ 60 km/h. Hỏi tốc độ trung bình vtb của ô tô trên đoạn đường AB bằng bao nhiêu? A. vtb = 24km/h C. vtb = 50km/h B. vtb = 48km/h D. vtb = 40km/h Câu 45. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6m/s. Quảng đường mà ô tô đã đi được trong khoảng thời gian này là bao nhiêu? A. s = 100m C. s = 25m B. s = 50m D. s = 500m Câu 46. Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian t để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là bao nhiêu? A. t = 360s C. t = 300s B. t = 200s D. t = 100s anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 6
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 47. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì người lái xe hãm phanh. Ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6s thì dừng lại. Quảng đường s mà ô tô đã chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là bao nhiêu? A. s = 45m C. s = 252m B. s = 82,6m D. s = 135m Câu 48. Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g= 10m/s thì tốc độ trung bình vtb của một vật trong 2 chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu? A. vtb = 15 m/s C. vtb = 10 m/s B. vtb = 8 m/s D. vtb = 1 m/s Câu 49. Một đĩa tròn bán kính 20 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 0,2 s. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu? A. v = 62,8 m/s C. v = 628 m/s B. v = 3,14 m/s D. v = 6,28 m/s Câu 50. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N, 6 N. Nếu bỏ di lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu? A. 9N B. 1 N C. 6 N D. Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại Câu 51. Một điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N, và 10 N. Hỏi góc giữa hai lực 6 N và 8N bằng bao nhiêu? A. 300 C. 450 B. 600 D. 900 Câu 52. Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây? Cho biết góc giữa cặp lực đó. A. 3 N, 15 N; 1200 C. 3 N, 6 N; 600 B. 3 N, 13 N; 1800 D. 3 N, 5 N; 00 Câu 53. Một xe ô tô khởi hành lúc 7 giờ (theo đồng hồ treo tường). Nếu chọn mốc thời gian là lúc 7 h thì thời điểm ban đầu là bao nhiêu ? A. 7 giờ C. 14 giờ B. 0 giờ D. Một đáp án khác Câu 54. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào? A. lớn hơn C. không thay đổi B. nhỏ hơn D. bằng 0 Câu 55. Một hợp lực 1,0 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2,0 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoãng thời gian đó là A. 0,5 m C. 1,0 m B. 2,0 m D. 4,0 m Câu 56. Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250 N. Nều thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,020 s, thì bóng sẽ bay di với tốc độ bằng bao nhiêu? A. 0,01 m/s B. 2,5 m/s anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 7
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP C. 0,1 m/s D. 4,0 m/s Câu 57. Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,50 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu? A. 3,2 m/s2; 6,4 N C. 6,4 m/s2; 12,8 N B. 0,64 m/s2; 1,2 N D. 640 m/s2; 1280 N Câu 58. Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu? A. 15 N C. 1,0 N B. 10 N D. 5,0 N Câu 59. Một ô tô đang chạy với vận tốc 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 50 m tì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Gỉa sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau. A. 100 m C. 141 m B. 70,7 m D. 200 m Câu 60. Câu nào đúng? Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. A. lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá B. lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá C. lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá D. viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính Câu 61. Một người làm động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? A. không đẩy gì cả C. đẩy lên B. đẩy xuống D. đẩy sang bên Câu 62. Câu nào đúng ? Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là A. lực mà ngựa tác dụng vào xe C. lực mà ngựa tác dụng vào đất B. lực mà xe tác dụng vào ngựa D. lực mà đất tác dụng vào ngựa Câu 63. Câu nào đúng ? Một người có trọng luượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn A. bằng 500 N B. bé hơn 500 N C. lớn hơn 500 N D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất Câu 64. Câu nào đúng ? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách A. dừng lại ngay. C. chúi người về phía trước. B. ngả người về phía sau. D. ngả người sang bên cạnh. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 8
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 65. Câu nào sai? Véc tơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều A. đặt vào vật chuyển động tròn C. có độ lớn không đổi B. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo D. có phương và chiều không đổi. tròn Câu 66. Câu nào sau đây là đúng A. nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được. B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được. C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật. D. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật. Câu 67. một vật có khối lượng 1kg ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm trái đất 2R (R là bán kính của trái đất) thì nó có trọng lượng là bao nhiêu niuton ? A. 1N C. 5N B. 2,5N D. 10N Câu 68. Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.104kg, ở cách nhau 40m. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lượng P của mỗi xe ? Lấy g = 9,8m/s2. A. 34.10-10 P C. 85.10-8P B. 34.10-8 P D. 85.10-12 P Câu 69. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 29cm. Khi bị kéo , lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhêu ? A. 28cm C. 48cm B. 40cm D. 22cm Câu 70. Một lò xo chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một dầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1,0N để nén lò xo. Khi đó chiều dài của nó là bao nhiêu ? A. 2,5cm C. 12,5cm B. 7,5cm D. 9,75cm Câu 71. Câu nào đúng ? Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có A. lực ma sát C. lực tác dụng ban đầu B. phản lực D. quán tính. Câu 72. Một vận động viên môn hốc cây dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,1.Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lai ? Lấy g= 9,8m/s2. A. 39m C. 51m B. 45m D. 57m Câu 73. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên ? C. Không thay dổi. A. tăng lên . B. giảm đi. D. Không biết được. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 9
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 74. Bi ạm đấtọtrướượng lớn gấp đôi bi B. Cùng C.ộCả haiạiềuột mái nhà ở cùng ộộlúc. m t lực t đ m chạm đất cùng m đ t cao A. A ch A có tr ng l c B. bi A được thm rơit còn bi B được ném theo phương ngang với đốcthông tinBỏ qua lsời. cản B. A chạ ả đấ sau B. D. Chưa t ủ độ lớn. để trả ức Câu 75. M Hãy cho biế ượ ném ngang t là đúng. không khí.ột viên bi X tđcâucnào dưới đâyừ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau đây sẽ xảy ra ? A. Y chạm sàn trước X. B. X chạm sàn trước Y. C. Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đoạn đường. D. X và Y chạm sàn cùng lúc. Câu 76. Một vật chịu tác dụng của 4 lực . Lực F1= 4N hướng về phái Đông, lực F2 = 20N hướng về phía Bắc, lực F3 = 30N hướng về phía Tây và lực F4 = 90N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu? A. 50N C. 170N B. 131N D. 250N Câu 77. Câu nào đúng ? Cặp lực và phản lực trong định luật III Niu ton A. tác dụng vào cùng một vật . B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn. D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá. Câu 78. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều A. Chuyển động của một con lắc đồng hồ . B. Chuyển động của một mắc xích xe đạp. C. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe và xe chạy đều. D. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với mặt đường và xe chạy đều. Câu 79. Câu nào đúng ? A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. C. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. D. Cả 3 đại lượng trên không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. Câu 80. Chỉ ra câu sai Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau A. Quỹ đạo là đường tròn. C. Tốc độ góc không đổi. B. Véc tơ vận tốc không đổi. D. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm. Câu 81. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 9,8 m/s2. A. 5kg.m/s C. 10kg.m/s B. 4,9kg.m/s D. 0,5kg.m/s Câu 82. Trong quá trình nào sau đây ,động lượng của hệ được bảo toàn ? A. Ô tô tăng tốc. B. Ô tô giảm tốc. C. Ô tô chuyển động tròn đều. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 10
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP D. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát. Câu 83. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi như thế nào ? A. không đổi. C. Tăng gấp 4. B. tăng gấp 2. D. Tăng gấp 8. Câu 84. Câu nào đúng ? Một vật nằm yên có thể có A. vận tốc C. động năng B. đông lượng D. thế năng Câu 85. Câu nào đúng ? Một vật chuyển động không nhất thiết phải có A. vận tốc C. động năng B. động lượng D. thế năng Câu 86. Câu nào đúng? Động lượng của một vật liên hệ chặc chẽ với A. động năng C. quãng đường đi được B. thế năng D. công suất Câu 87. Câu nào đúng ? Khi một vật tăng tốc gấp đôi thì A. gia tốc của vật tăng gấp đôi C. động năng của vật tăng gấp đôi B. động lượng của vật tăng gấp đôi D. thế năng của vật tăng gấp đôi Câu 88. Chọn câu khẳng định đúng . Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái đất. B. Mặt Trời, Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. C. Mặt Trời đứng yên, trái đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay quanh trái đất. Câu 89. Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được (100/3)m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng bao nhiêu ? A. 8km/h C. 12km/h D. Một đáp số khác B. 10km/h Câu 90. Một hành khách ngồi trong toa tàu H nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy? A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. C. Cả hai toa tàu đều chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên. D. Các câu A, B, C đều không đúng. Câu 91.Cho 2 lực đồng qui có độ lớn 9N và 12N.Trong số các giá trị sau, giá trị nào là độ lớn của hợp lực ? A. 1N C. 15N B. 2N D. 25N anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 11
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 92. Cho 2 lực dồng qui có cùng độ lớn là 10N .Góc giữa chúng bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng bằng 10N. A. 900 C. 600 B. 1200 D. 00 Câu 93. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật dừng lại ngay B. vật đổi hướng chuyển động C. vật chuyển động chậm dần mới dừng lại. D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s Câu 94. Câu nào đúng ? A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên. B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang đứng yên sẽ lập tức dừng lại. C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. Câu 95. Một vật có khối lượng 8 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu ? A. 1,6N C. 160N B. 16N D. 4N Câu 96. Một quả bóng khối lượng 0,5kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với lực 250N.Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02s. Quả bóng bay với tốc độ nào ? A. 0,01m/s C. 2,5m/s B. 0,1m/s D. 10m/s Câu 97. Một vật có khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm trái đất 2R(R là bán kính trái đất )thì nó có trọng lượng la bao nhiêu? A. 1N C. 5N B. 2,5N D. 10N Câu 98. Hai tàu thủy mỗi chiếc có khối lượng 5000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g= 9,8m/s2 . So sánh lực hấp dẫn của chúng với trọng lượng một quả cân có khối lượng 20g. A. lớn hơn C. nhỏ hơn B. bằng nhau D. chưa thể biết Câu 99. Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó giãn ra 10cm. A. 1000N C. 10N B. 100N D. 1N Câu 100. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5N. Khi ấy lò xo dài 18cm.Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ? A. 30N/m C. 1,5N/m B. 25N/m D. 150N/m anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 12
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 101. Một lò xo chiều dài tự nhiên 30cm, khi bị nén48cm dài 24cmva2 lực đàn hồi của A. 18cm C. lò xo nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ? B. 40cm D. 22cm Câu 102. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên. C. Không thay đổi A. Tăng lên B. Giảm đi D. Không biết được. Câu 103. Một ô tô có khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt(coi là cung tròn) với tốc độ 36km/h. Hởi áp lực của ô tô vào mặt đường tại diểm cao nhất bằng bao nhiêu ? Bán kính cong của đoạn cầu vượt là là 50m. Lấy g = 10m/s2. A. 11760N C. 14400N B. 11950N D. 9600N Câu 104. Một hòn bi lăn dọc cạnh của một mặt bàn hình chữ nhat65nam82 ngang cao h =1,25m . Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tai điểm cách mép bàn là L = 1,5m(theo phương ngang ). Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi ủa hòn bi là : A. 0,35s C. 0,5s B. 0,125s D. 0,25s Câu 105.Với số của bài 104 , hỏi tốc độ của viên bi lúc rời khỏi bàn ? A. 4,28m C. 12m/s B. 3m/s D. 6m/s Câu 106. Một tấm ván nặng 240N được bắt qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m, cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là bao nhiêu. A. 160N C. 120N B. 80N D. 60N Câu 107.Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc w = 6,28rad/s. Nếu bỗng nhiên momen lực lên nó mất đi thì A. Vật dừng lại ngay C. Vật quay đều với tốc độ w = 6,28rad/s. B. Vật đổi chiều quay. D. Vật quay chậm dần rồi dừng lại. Chọn câu đúng. Câu 108. Đối với một vật quayquanh một trục cố định, câu nào sau đây là đúng ? A. Nếu không chịu momen lực tác dụng lên vật thì vật phải đứng yên. B. Khi không còn momen lực tác dụng vào vật thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lai. C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó. D. Kgi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có momen lực tác dụng lên vật. Câu 109. Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào A. khối lượng của vật C. tốc độ góc của vật B. hình dạng là kích thước của vật D. vị trí của trục quay. Câu 110. Hai lực có một ngẫu lực có độ lớn F = 5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là : A. 100N.m C. 0,5N.m B. 2N.m D. 1,0N.m anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 13
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 111. Một ngẫu lực của hai lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là A. (F1 – F2 )d B. 2Fd C. Fd D. Chưa biết vì còn phụ thuộc vào vị trí trục quay Câu 112. Động lượng được tính bằng A. N/s C. N.m B. N.s D. N.m/s Câu 113. Một vật nhỏ có khối lượng m = 2kg truot xuống một đường dốc thẳng, nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng (kg.m/s)là A. 6 C. 20 B. 10 D. 28 Câu 114. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất ? A. J.s C. N.m/s B. W D. HP Câu 115. Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian C. lực và quãng dường đi được. B. lực, quãng đường đi được và D. lực và vận tốc. khoảng thời gain Câu 116. Động năng của một vật tăng khi A. gia tốc của một vật a >0 C. các lực tác dụng lên vật sinh công B. vận tốc của vật v >0 dương D. gia tốc của vật tăng. Chọn đáp án đúng. Câu 117. Câu nào sai trong các câu sau ? Động năng của một vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều C. chuyển động tròn đều B. chuyển động với gia tốc không đổi. D. chuyển động cong đều Câu 118. Một vật có trọng lượng 1N có động năng là 1J. Lấy g = 10m/s2 . Khi đó vận tốc của vật bằng bao nhiêu ? A. 0,45m/s C. 1,4m/s B. 1m/s D. 4,4m/s Câu 119. Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chuyển động với vận tốc 80km/h . Động năng của ô tô có giá trị nào sau đây ? A. 2,52.104J C. 2,42.106J B. 2,47.105J D. 3,2.106J Câu 120. Khi treo một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì A. độ lớn của vận tốc chạm vào đất bằng B. thời gian rơi bằng nhau C. công của trọng lực bằng nhau nhau anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 14
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP D. gia tốc rơi bằng nhau Câu 121. Một vật có khối lượng 1kg, có thế năng là 1J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2 . Khi đó vật ở độ cao bằng bao nhiêu ? A. 0,102m C. 9,8m B. 1m D. 32m Câu 122. Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia cố định . Khi lò xo bị nén lại một đoạn ∆l (∆l< 0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu ? A. k(∆l)2/2 C. - k(∆l)/2 D. - k(∆l)2/2 B. k(∆l)/2 Câu 123. Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương C. Có thể dương, âm hoặc bằng 0 B. luôn luôn dương hoặc bằng 0. D. Luôn luôn khác không. Câu 124. Một vật nhỏ được ném lên cao từ điểm M phía trên mặt đất , vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN A. động năng tăng C. cơ năng cực đại tại N B. thế năng giảm D. cơ năng không đổi Chọn đáp án đúng. Câu 125. Từ điểm M có độ cao 0,8 m so với đất ném lên một vật với vận tốc đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật là 0,5kg , lấy g = 10m/s2 . Cơ năng của vật bằng bao nhiêu ? A. 4J C. 5J B. 1J D. 8J Câu 126. Động năng là năng lượng của vật có được do A. vật chuyển động C. vật có độ cao so với mặt đất B. vật đứng yên D. vật có thế năng Câu 127. Chọn cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống ? “Với một hệ cô lập thì ……” A. động lượng của hệ được bảo toàn C. vận tốc của hệ được bảo toàn B. động lượng của hệ không được bảo D. gia tốc của hệ được bảo toàn toàn Câu 128. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất A. J.s C. N B. W D. J Câu 129. Một vật có khối lượng 1kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì động lượng của vật là A. 100J C. 50J B. 200J D. 25J Câu 130. Biểu thức tính công cho trường hợp bất kì là A. A = Fscosα C. A = Fstcosα B. A = Fscosα/t D. A = Fcosα Câu 131. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có thể xem vật như một chất điểm ? A. Trái đất đang chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 15
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP B. Trái đất trong chuyển động tự quay của nó. C. Tàu hỏa đang đứng yên trong sân ga D. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. Câu 132. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực tác dụng và phản lực A. lực và phản lực luôn luôn cùng hướng với nhau B. lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời C. lực và phản lực cùng giá D. lực và phản lực không thể cân bằng nhau. Câu 133. Một vật chuyển động với phương trình x = 6t + 2 t2. Kết luận nào dưới đây là sai ? A. vận tốc ban đầu của vật là 6m/s C. vật chuyển động theo chiều dương của B. vật chuyển động nhanh dần đều. trục tọa độ D .gia tốc của vật là 2m/s2 ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 hỏi Đáp án D B D D A A D A D A D D D C 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ADDDCBDDCDDBBCDA 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 BCCDCCCBDDCBBBBD 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 ACDCDBBBCDCBDBCD 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 ABDDBDABACCCDABC 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 CBBDBDDABDCBCBDD 95 96 97 98 99 10 10 10 10 10 10 10 10 108 0 1 2 3 4 5 6 7 B D B C C D A C D C B B C D anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 16
- NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP 10 11 11 11 11 11 11 11 11 11 11 12 121 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 C D C B C A C B C D B B A 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 A C D C A A B A A A A D anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề ôn thi ĐH - CĐ Hóa học vô cơ - Gv. Nguyễn Minh Tuấn
186 p | 754 | 224
-
500 câu trắc nghiệm Vật lý
49 p | 367 | 160
-
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 12 – NĂM HỌC 2009-2010
3 p | 331 | 83
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Lý thuyết về sóng âm (Bài tập tự luyện)
4 p | 295 | 75
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Một số bài toán về sự truyền sóng (Bài tập tự luyện)
7 p | 305 | 56
-
Trắc nghiệm lý thuyết hóa học
9 p | 208 | 40
-
Luyện thi ĐH vật lí - Bài tập phương pháp véc tơ trượt giải toán điện xoay chiều
6 p | 151 | 26
-
Bài tập tổng hợp chương Sóng cơ
5 p | 189 | 26
-
Đề thi đại học năm 2009 môn vật lý - đề số 1
6 p | 143 | 23
-
Luyện thi ĐH vật lí - Bài tập phương pháp giản đồ véc tơ p2
5 p | 138 | 21
-
110 câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết phần cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn và liên kết hóa học
8 p | 113 | 17
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Đề luyện tập tổng hợp số 3 (Bài tập tự luyện)
0 p | 86 | 8
-
Bài tập tổng hợp Vật lí Chương 2
3 p | 124 | 7
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài ôn tập học kì 2
9 p | 65 | 5
-
Bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 ôn tập học kì 1
20 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2021-2022
8 p | 15 | 3
-
Trắc nghiệm Vật rắn
3 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn