Tổng hợp các bài viết về quản lý thời gian hiệu quả
lượt xem 57
download
Thời gian là tất cả Tất cả mọi người, ai cũng chỉ có 168 giờ 1 tuần và 8736 giờ một năm. Trong khi chẳng thể có 25 giờ/ngày thì vẫn có nhiều cách để 24 giờ/ngày trở nên hiệu quả hơn, có ích hơn. Lập kế hoạch làm việc học tập cho ngày mai ngay hôm nay. Nếu bạn không đợi cho đến khi đến văn phòng rồi mới lên kế hoạch cho ngày làm việc của mình, bạn sẽ tiến xa được hơn thế. Hãy lập bản danh sách những việc cần làm từ tối hôm trước. Việc quan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp các bài viết về quản lý thời gian hiệu quả
- Tổng hợp các bài viết về quản lý thời gian hiệu quả Edit by erjkoi@yahoo.com Thời gian là tất cả Tất cả mọi người, ai cũng chỉ có 168 giờ 1 tuần và 8736 giờ một năm. Trong khi chẳng thể có 25 giờ/ngày thì vẫn có nhiều cách để 24 giờ/ngày trở nên hiệu quả hơn, có ích hơn. Lập kế hoạch làm việc học tập cho ngày mai ngay hôm nay. Nếu bạn không đợi cho đến khi đến văn phòng rồi mới lên kế hoạch cho ngày làm việc của mình, bạn sẽ tiến xa được hơn thế. Hãy lập bản danh sách những việc cần làm từ tối hôm trước. Việc quan trọng nhất nên được ưu tiên đứng đầu danh sách. Ngay sau đó là việc quan trọng thứ 2…Hãy sắp xếp các công việc của bạn theo mức độ quan trọng giảm dần. Nhờ đó mà bạn sẽ dễ dàng hoàn thành cộng việc hơn. Dù việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng có rất ít người thực hiện mà thường quyết định bắt tay vào những nhiệm vụ dễ dàng hơn chứ không nhất thiết phải là quan trọng nhất. Đừng cố nhớ những công việc cần làm. Bạn nên nhớ rằng một cây bút có thể làm được nhiều việc hơn là bạn tưởng. Hãy tạo thói quen liệt kê những việc mà bạn cần làm và dành trí nhớ của mình cho những công việc mang tính bao quát hơn. Ngủ Bạn có thể có một bản danh sách lớn các việc cần làm vào ngày mai song nếu bạn mệt mỏi thì hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng không có lợi. Vì thế hãy sắp xếp để có đủ thời gian cho giấc ngủ. Dành thời gian nghỉ sau bữa trưa Sau nhiều giờ làm việc, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Cho dù chúng ta có thể làm 1
- việc suốt buổi trưa mà vẫn đạt hiệu quả tốt, nhưng điều đó không phải là sự lựa chọn tối ưu. Vấn đề quan trọng là bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều đến nhường nào. Vì thế nếu bạn dành thời gian nghỉ trưa, thậm chí dù chỉ 15 phút cũng là cho mình cơ hội để nạp đầy năng lượng để giải quyết công việc buổi chiều một cách hiệu quả hơn. Trước khi cuốn sách “Làm việc chỉ với 4 tiếng/tuần” - một trong những cuốn sách bán chạy nhất, giúp Timothy Ferriss trở nên nổi tiếng thì ông đã được biết đến như một nhà doanh nghiệp, một nhà phát triển và phân phối các sản phẩm thể thao có trụ sở tại San Jose, Calif. Ông đã làm việc 15 tiếng một ngày và cảm thấy thật sự kiệt sức. Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Fortune Small Business, ông viết: một trong những điều tuyệt nhất đến với ông là việc ông khám phá ra phương pháp làm việc của nhà kinh tế Vilfredo Pareto. Ông Vilfredo đã cho rằng rằng 20% dân số nắm giữ 80% tài sản quốc gia nước ông. Sau đó nhiều người nhận ra rằng nguyên tắc này có thể được áp dụng trọng nhiều lĩnh vực ví như công việc kinh doanh của các công ty, nơi mà 80% lợi nhuận đến từ 20% khách hàng. Ông Ferriss nhận thấy rằng chỉ 5 trong số 120 khách hàng đã đóng góp tới 95% tổng thu nhập của công ty ông. Và ông cũng hiểu rằng việc kinh doanh của ông là hướng vào họ. Điều này đã đặt ra câu hỏi cho các nhà doanh nghiệp khác: nguồn lợi tức chính của họ đến từ đâu? Và liệu họ có chắc chúng đến từ đó không? Không biện hộ Khi được yêu cầu giải thích vì sao họ thất bại trong việc quản lý thời gian của mình, một lý do chung họ đưa ra chính là “sự quá tải về thông tin”. Có quá nhiều thông tin, số liệu mà họ phải cập nhật hàng ngày. David Allen, tác giả của cuốn sách “Hoàn thành công việc” đã tìm ra lời đáp cho câu hỏi này. Trong cuốn tạp chí mới tái xuất bản gần đây, ông viết: “Vấn đề không phải là sự quá tải về thông tin. Bởi nếu thật, chúng ta sẽ không khỏi bị choáng ngợp trước lượng thông tin khổng lồ của một thư viện bất kỳ nào đó. Với chiếc máy tính, chỉ việc nhấp chuột vào những kết quả tìm kiếm, và mỗi đường link sẽ dẫn đến vô vàn những trang web khác nhau. Quá tải thông tin chứng tỏ chúng ta quản lý sự tận tâm, tận tuỵ của chính mình chưa được hiệu quả”. Tại sao phải đợi? 2
- Tạp chí Tâm lý học ngày nay có viết “Trong số những điều khiến chúng ta thất bại, điều rõ ràng nhất chính là sự chần chừ”. Những người chần chừ hay làm hỏng chính công việc của họ. Họ hay gặp nhiều trở ngại trên con đường của chính mình. Họ thậm chí chọn sai con đường và làm tổn hại đến chính danh tiếng của mình. Vấn đề này dường như do bản thân họ gây ra. Tính chần chừ không phải tự nhiên sinh ra mà được hình thành từ hoàn cảnh. Sự chần chừ được tạo ra dưới hoàn cảnh gia đìnhsong không phải do ảnh hưởng trực tiếp. Đó là sự phản ứng đối với những bậc cha mẹ độc đoán. Sự khắt khe và giáo dục của người cha khiến con họ ít phát triển khả năng tự điều chỉnh bản thân cũng như khả năng tiếp thu các định hướng của chính mình và sau đó là việc học cách thực hiện chúng. Sự chần chừ thậm chí có thể trở thành một dạng của sự nổi loạn vốn chỉ được hình thành trong những hoàn cảnh tương tự. Thật vậy, tạp chí này đã đưa ra một lời bình chính xác cho sự chần chừ. Và câu nói “Tôi sẽ làm việc hiệu quả nhất khi có nhiều áp lực” hóa ra lại không đúng. Những người hay chần chừ thường không mấy năng động; họ chỉ cảm thấy rằng họ đang trở nên năng động hơn mà thôi”. Pace Productivity, một công ty chuyên đưa ra những dịch vụ về việc quản lý thời gian hiểu rằng mọi người đều không muốn lãng phí thời gian kể cả khi họ đang ở nhà. Trong tất cả những lời khuyên họ đưa ra thì lời khuyên dưới đây được coi là thú vị nhất. “Bạn có muốn tránh các cuộc gọi quảng cáo, tiếp thị khi bạn đang dùng bữa? Thật đơn giản. Không nhận bất kỳ cuộc gọi nào trong thời gian đó. Nếu đó là cuộc gọi quan trọng, họ sẽ để lại lời nhắn và gọi lại cho bạn sau”. Quản lý thời gian một tuần Làm thế nào để quản lý thời gian và tổ chức công việc trong một tuần? Hãy ưu tiên cho những hoạt động thường lệ, công việc, và các nghĩa vụ gắn liền với cuộc sống của bạn... Ai cũng có 168 giờ trong một tuần để hoàn thành các công việc được xếp vào dạng "ưu tiên". Để tăng lượng thời gian này lên mức tối đa và để quản lý hiệu quả công việc hằng ngày của bạn, hãy tạo cho mình thói quen thường xuyên tổ chức các hoạt động, lịch làm việc, và cả sinh hoạt hàng tuần của mình nữa. 3
- Bước một: Hãy liệt kê một danh sách tất cả các công viêc thường ngày mà bạn phải làm (hoặc cần làm) trong một tuần điển hình nào đó, bao gồm cả: thời gian ngủ nghê, ăn uống (nhớ tính luôn thời gian nấu nướng chuẩn bị và dọn dẹp nhé), chăm sóc bản thân, công việc, đến các lớp học, thời gian lái xe, mua sắm, thời gian dành cho các thành viên trong gia đình, các câu lạc bộ, thanh toán hoá đơn, công việc tình nguyện, việc nhà, thể dục thể thao, gọi điện thoại, xem TV, thời gian cho các sở thích cá nhân, đọc sách báo, học hành nghiên cứu, và ... Bước 2: Tổ chức những công việc hàng tuần này thành những nhóm cùng loại với nhau và ghi chú lại thời gian bạn dành cho chúng. Thật thú vị là gần một phần ba thời gian của bạn được sử dụng để phục vụ những nhu cầu cá nhân. - Ngủ : 49h - Vệ sinh cá nhân : 3h - Ăn uống : 8h. -> Tổng cộng : 60h Sau đó, liệt kê và đếm khoảng thời gian bạn sử dụng cho công việc, trường lớp, và cả những chuyện khác không thuộc một tuần "điển hình" của bạn. Chúng cũng sẽ chiếm một phần ba trong 168 giờ hàng tuần. Cụ thể: - Công việc: 40h - Đi lại: 5h - Các việc khác: 15h -> Tổng cộng: 60h. Bây giờ, hãy tính luôn những công việc bạn dành cho xã hội, ví dụ như : - Thời gian cho gia đình: 15h - Các mối quan hệ và bạn bè: 5h - Nhà thờ, hội nhóm, tổ chức: 6h - Hoạt động vì trẻ em, thể thao, vv...:8h -> Tổng cộng: 33h. Cuối cùng, đối với lượng thời gian còn lại mà bạn có trong một tuần, hãy điền vào đó những công việc và sở thích cá nhân cũng như gia đình: 4
- - Việc nhà: 3h - Rèn luyện thân thể: 4h - Sở thích và các hoạt động giải trí: 4h - Thời gian để tịnh tâm, cầu nguyện, suy ngẫm: 4h. ->Tổng cộng: 15h. Bạn có thể chia những mục này thành các hoạt động riêng theo khuynh hướng bộc lộ phong cách sống của bạn. Các bạn sinh viên sẽ thích liệt kê tất cả những lớp học và việc nhà của họ. Còn những người nội trợ lại thích liệt kê chi tiết tất cả những công việc mà họ phải làm thường ngày. Thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng có thể được chia rành mạch ra thành những mục nhỏ hơn. Bước ba: Tạo ra lịch tuần, mỗi lịch tạo ra có thể dài 24 giờ (hoặc chỉ 30’) cho mỗi ngày. Sau đó ghi sao cho vừa trên một trang giấy, nếu không thì bạn cũng có thể mua một cuốn lịch dạng sổ tay trong đó có chia một ngày hay tuần thành những giờ cụ thể. Đầu tiên, hãy ghi vào đó những hoạt động thường xuyên nhất và chiếm nhiều thời gian nhất, bao gồm việc ngủ nghê, làm việc, ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi lại... Tô màu xanh cho những việc ngủ, vệ sinh và ăn uống để làm nổi bật rằng đây là các yếu tố cơ bản cuả cuộc sống. Tô màu xanh lá cây cho công việc và thời gian đi lại để nhấn mạnh đây là các yếu tố liên quan đến tiền bạc. Tiếp sau những hoạt động ban đầu này là các nhiệm vụ, bổn phận và các cuộc họp... những thay đổi, trồi sụt đối với các cam kết thời gian từ tuần này sang tuần khác thường vẫn hay phát sinh. Vì thế những phát sinh này có thể được tô đỏ và có thể để chỉ những hoạt động như: các trận thi đấu, tập luyện thể thao, đi lễ nhà thờ, các cuộc hẹn đặc biệt v.v... Điền vào các khoảng trống thời gian còn lại với những hoạt động thuộc về cá nhân, các mối quan hệ gia đình và xã hội để mang lại sự cân bằng và trọn vẹn cho bảng hoạch định thời gian cuả bạn. Những thay đổi liên tục là đặc trưng cuả mục này nên hãy dùng bút màu vàng để tô màu cho chúng biểu thị cho ánh sáng và niềm vui. Lúc nào cũng phải giữ một bảng phân chia thời gian chính bên cạnh mình, dán các bản photo lên bàn hoặc tủ lạnh... và có những điều chỉnh cho thích hợp nếu cần thiết. Khi bạn đã có được kinh nghiệm trong việc viết thời gian biểu cho một tuần theo cách này thì việc quản lý thời gian cuả bạn cũng sẽ trở thành một thói quen thường xuyên và hết sức dễ dàng. Sẽ là một ý hay nếu bạn mở rộng lịch cuả mình cho các thành viên khác trong gia đình. Chìa khóa giúp bạn tổ chức thời gian trong tuần đó là hãy cứ thử làm việc! Dành ra một vài phút vào tối Chủ Nhật để viết thời gian biểu cho tuần sau sẽ giúp bạn có được một lối sống thật hiệu quả. 5
- 6
- 9 cách quản lý thời gian Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng cần có trong thời đại công nghệ số hiện nay. Một người không biết quản lý thời gian sẽ làm hỏng công việc của cả nhóm.Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn giảm stress và "quẳng" đi những mối lo lắng trong công việc. 1. Cần biết điều gì quan trọng đối với bạn. Cần phải nhận ra trong những nỗ lực công việc của mình điều gì quan trọng nhất mà chính nó có thể mang lại kết quả cao nhất cho bạn. Nếu bạn không nhận ra được thì hãy đặt ra câu hỏi: “Cái gì có tác động nhiều nhất hoặc có giá trị lớn nhất đối với các nhân viên hoặc khách hàng của bạn? “Cái gì sẽ thúc đẩy doanh số bán?” 2. Đặt ra những ưu tiên và liệt kê một danh sách những việc phải làm. Bây giờ, việc quan trọng của bạn là lập một danh sách những việc cần phải làm trong tuần. Sắp xếp việc A, B hay C theo thứ tự dựa trên mức độ quan trọng của công việc. Với mỗi ngày làm việc, bạn cũng lập một list các công việc theo cách đó. Khi bắt tay vào làm, bạn hãy dành một vài phút để nghĩ xem công việc nào cần phải hoàn thành trong ngày hôm nay? (Nó không phải là các công việc bạn muốn hoàn thành trong ngày hôm nay mà là những việc phải được hoàn thành trong ngày hôm nay) 3. Tránh làm việc theo cảm nhận. Người quản lý không biết quản lý thời gian sẽ hành động theo cảm nhận và tâm trạng. Có khi những việc họ thích làm lại không phải là việc quan trọng. 4. Học cách giao công việc. Nếu bạn cứ ôm đồm hết các công việc, bạn sẽ rất bận rộn, thường rất dễ nản lòng và dẫn đến chán công việc. Một người biết cách quản lý là người biết tin tưởng vào trợ lý của mình, chia sẻ công việc với họ. 5. Bạn nên viết những công việc quan trọng vào một tờ giấy. Thay vì mất 10 giây để viết còn hơn mất 30 phút để tìm kiếm công việc quan trọng đó. 6. Sử dụng những folder cho các công việc cần được ưu tiên. Bạn có thể sử dụng máy 7
- tính để lập các folder cho công việc. Bạn có thể sử dụng những màu khác nhau để tạo sự chú ý. Ví dụ, có thể sử dụng folder đỏ cho các dự án mới nhất và khách hàng, màu vàng là các ý tưởng, màu xanh là nội dung bạn đang muốn tìm kiếm. 7. Thực tế và linh hoạt. Đôi khi bạn quá máy móc, không dựa vào khả năng công việc để lên kế hoạch. Do đó, khi thực hiện bạn lại không thể hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc đó được. Đừng quá ép mình phải làm để rồi bạn bỏ dở và chán ghét nó. 8. Học cách nói "không". Bạn có thể lên một cuộc hẹn mỗi ngày. Nếu ai đó muốn rủ bạn làm việc khác ngoài dự định, bạn có thể từ chối và nói rằng “xin lỗi, khi đó tôi đã có hẹn.” 9. Email. Trả lời email ngay lập tức. Hãy đọc nó một lần và hồi âm ngay khi có thể. Đừng đọc xong rồi xếp sang một bên và quay ra làm việc khác. Làm như vậy, công việc của bạn thường không dứt khoát và rất dễ bị bỏ sót. Thời gian là vàng là bac. Do đó, hãy tận dụng thời gian và sử dụng nó một cách có hiệu quả! 13 mẹo quản lý thời gian Bạn muốn tận dụng tốt hơn quỹ thời gian dành cho công việc của bạn? Nếu thế, bạn không phải là người duy nhất có mong muốn này. Tất cả chúng ta đều muốn làm việc đạt năng suất và hiệu quả cao nhất nhưng tất nhiên cũng chẳng ai muốn dành toàn bộ thời gian quý báu vào công việc. Bạn muốn tận dụng tốt hơn quỹ thời gian dành cho công việc của bạn? Nếu thế, bạn không phải là người duy nhất có mong muốn này. Tất cả chúng ta đều muốn làm việc 8
- đạt năng suất và hiệu quả cao nhất nhưng tất nhiên cũng chẳng ai muốn dành toàn bộ thời gian quý báu vào công việc. Quản lý thời gian cũng là cách để quản lý chính bản thân bạn. Vì vậy, trong phần tiếp sau của bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách thức làm việc có tổ chức hơn, biết duy trì độ tập trung và tận dụng tốt nhất có thể quỹ thời gian của bạn. Tuân thủ kế hoạch đã đặt ra 1. Lên danh sách việc cần làm Cần có một danh sách việc cần làm và tạo thói quen bổ sung thường xuyên. Với danh sách nhắc việc đó, bạn sẽ không quên hoặc bỏ lỡ bất cứ việc gì. Luôn mang theo danh sách này bên mình, có thể lưu trong thiết bị cầm tay (như di động, PDA, v.v.) hoặc sổ kế hoạch làm việc. Điều quan trọng là bạn nên cụ thể hoá các dự án, chương trình dài hơi hay trước mắt thành từng bước chi tiết, tránh ghi chung chung, đại khái. 2. Ước tính thời gian thực hiện các công việc Cần xác lập khung thời gian cần thiết dành cho từng công việc và cả ngày đáo hạn để hoàn thành. Trong thời gian làm những việc không quan trọng lắm, bạn có thể tranh thủ lúc rảnh rỗi để làm một số việc khác, chẳng hạn, bạn có thể lướt net tìm kiếm thông tin trong khi chờ cuộc họp sắp diễn ra. 3. Tự mình đặt kỳ hạn cho mình và nghiêm túc tuân thủ Khi đặt ra các điểm đáo hạn cho công việc của mình, bạn cần tính toán hết sức thực tiễn và nỗ lực bằng mọi giá để hoàn thành đúng kỳ hạn. Bất cứ việc gì cũng phải dành cho một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành. Đã bao giờ bạn thấy mình phải đọc báo cấp tốc, đưa ra các quyết định công việc ngay trước kỳ nghỉ hay vội vàng hoàn thành những nhiệm vụ được giao? Dù rằng ai trong chúng ta cũng đều có trăm công nghìn việc phải làm và chịu chung áp lực nhưng cách tốt nhất để giảm căng thẳng và chuyên nghiệp hoá hơn trong công việc là xây dựng và tuân thủ các kế hoạch làm việc của mình. 4. Tận dụng thời gian thông minh Chỉ checkmail vào những giờ nhất định trong ngày và dùng hộp thư voice mail để nhận các cuộc gọi khác thay vì mất tới vài tiếng bị gián đoạn khi đang làm việc. Nếu có thể, đừng bao giờ xem tới hai lần một mẩu giấy hay một đoạn email bất kỳ. Đừng bao giờ mở mail trừ khi bạn có thời gian để đọc hay thực hiện các thao tác khác như trả lời, xoá, lưu lại hay chuyển tiếp cho ai... 5. Tổ chức chỗ làm việc ngăn nắp Không chỉ ngăn nắp với bàn làm việc mà còn phải ngăn nắp ngay với các file, các thư 9
- mục lưu trữ dữ liệu trong máy tính, trong tài khoản email để bạn có thể lấy ngay mọi thứ khi cần. Rất nhiều người mất thời gian để tìm kiếm những thông tin đã không còn tồn tại trong kho dữ liệu máy tính của họ. Về điều này, bạn có thể học hỏi một câu nói rất nổi tiếng của Benjamin Franklin: “Một chỗ cho tất cả mọi thứ nhưng tất cả mọi thứ phải có chỗ riêng của nó”. 6. Tránh bị ngắt quãng công việc Nếu phòng làm việc có cửa, thỉnh thoảng bạn nên đóng cửa lại. Nếu cứ thi hành “chính sách” mở cửa với tất cả mọi người thì sẽ có lúc bạn không còn đủ thời gian để nghe hết các câu hỏi cũng như thắc mắc của họ. Nếu có ai đó tới chỗ bạn lúc bạn đang bận, đừng ngần ngại đề nghị họ trở lại gặp bạn lúc khác. Luôn đảm bảo tiến độ công việc 7. Cộng tác và hợp tác Các đồng nghiệp của bạn đều mong muốn công việc do bạn đảm trách được hoàn tất đúng hạn mà không có bất cứ trì hoãn nào. Tất nhiên, với họ bạn cũng có suy nghĩ này. Vì vậy, để đảm bảo nhất, hãy luôn dành thời gian “dôi ra” cho các khung thời gian dự kiến để có thể linh hoạt xử lý bất cứ những trục trặc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn nếu ngày cuối cùng phải hoàn thành công việc của bạn là ngày 25 thì hãy cố gắng để mọi thứ xong xuôi vào ngày 23. 8. Tránh những tham gia không cần thiết vào việc của người khác Nếu bạn đã giao việc gì cho người khác, hãy cứ để họ tự do hành động trừ khi bạn có trách nhiệm cần phải giám sát nó. Trong cuộc sống, có không ít người phung phí thời gian vàng ngọc vào việc ngồi nghe hay đọc các bản báo cáo của người khác. Nếu các trách nhiệm công việc đó không ảnh hưởng tới nhiệm vụ hàng ngày của bạn, tới các mục tiêu sự nghiệp của bạn thì bạn cũng chỉ nên dừng ở cách bày tỏ sự quan tâm qua việc trò chuyện, khuyến khích đồng nghiệp mà thôi. 9. Bỏ những cuộc họp không nhất thiết phải tham gia Bạn cần tự xác định xem cuộc họp nào bạn nhất định phải có mặt, cuộc họp nào không. Nếu cần họp, bạn phải lên lịch dành thời gian cho nó, kể cả lúc bắt đầu và kết thúc cuộc họp. Còn nếu bạn không nhất thiết phải tham gia, bạn có thể hỏi riêng sếp là liệu bạn có thể được miễn dự họp hay không từ trước. 10. Luôn tạo sự bận rộn cho mình Bạn cần có ít nhất một kế hoạch làm việc về lâu về dài cho mình, thậm chí có hai hoặc thêm nữa còn tốt hơn. Bằng cách đó, bạn có cơ hổi chuyển đổi công việc và tập trung vào được nhiều thứ khác nhau. Cùng một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ sẽ giúp bạn 10
- luôn có công việc để làm, nó sẽ khiến đầu óc bạn minh mẫn, linh hoạt và luôn tươi mới. 11. Biết lựa chọn công việc tham gia Hãy luôn cố gắng để công việc của bạn thực sự có ích với công ty và tận dụng tối đa được các khả năng của bạn. Có nhiều lý do để bạn có thể từ chối một đề nghị hay yêu cầu mà bạn cho là không cần thiết, những người thành công trong sự nghiệp luôn là những người biết nói “không” đúng lúc. Hãy tự hỏi bản thân, “công việc này có giúp ích gì cho sự nghiệp của mình không?” và “Liệu mình có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ này hay không?” Nếu biết lựa chọn và hoàn thành tốt công việc, bạn sẽ giành được cảm tình cũng như sự tôn trọng của mọi người. Đừng khiến bạn quá tải trong một đống công việc để rồi tá hoả lên khi không thể hoàn thành bất cứ điều gì. 12. Đừng trì hoãn việc gì Trì hoãn những công việc chẳng hay ho gì vốn là bản tính của con người. Để tránh điều này, bạn cần lập kế hoạch làm những phần việc vui vẻ bên cạnh những phần “không vui vẻ mấy”.Chẳng hạn, nếu không thích tính toán, bạn có thể sắp xếp phần việc này vào buổi sáng, thời gian bạn minh mẫn và sảng khoái nhất, ít khi cảm thấy nản lòng, khó chịu trước công việc. Nếu bạn vẫn cứ tiếp tục trì hoãn mọi việc hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn được giao, có lẽ bạn nên tự mình xem xét lại công việc hiện thời, các mục tiêu đã đặt ra, tình trạng sức khoẻ cũng như mức độ quan tâm tới công việc của bạn. Trì hoãn thường xuyên tới mức thành thói quen thường là biểu hiện của sự bất mãn, không vừa lòng với thực tại. 13. Biết tự thưởng bản thân Biết quản lý thời gian không chỉ có nghĩa trong vấn đề công việc, nó còn liên quan tới chuyện lập thời gian biểu cho những khoảnh khắc thư giãn, giải lao, lên giây cót lại tinh thần cũng như thể chất. Hãy tự biết thưởng cho bản thân sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ công tác. Đơn giản chỉ là thư giãn đôi chút với một tách cà phê sau khi đọc xong bản báo cáo kỹ thuật hay lập kế hoạch nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình sau khi hoàn tất một công việc... Tận dụng thời gian để thành công Bạn cần hết sức kiên quyết trong vấn đề chú trọng việc tận dụng thời gian trong công việc. Nên tránh thái độ trì hoãn, duy trì mức độ tập trung cao nhất và rèn luyện khả năng tổ chức tốt công việc, làm được như thế, bạn sẽ khiến các cộng sự ghi nhận năng lực cũng như tôn trọng bạn. Thành công sẽ đến với những người chăm chỉ làm việc và biết quản lý tốt quỹ thời gian vàng ngọc của mình. 11
- Quản lý thời gian làm việc hiệu quả Hãy thử tưởng tượng một nhân viên chúi mũi từ sáng đến chiều viết 3-4 cái tin hoặc biên tập 20-25 cái tin, có thể được chừng 50% chất lượng cao, nhưng một xếp giỏi không bao giờ “cưng” loại nhân viên chỉ cần cù như ông này.Những người quản lý thời gianhiệu quả sẽ có tư duy rành mạch hơn, rõ ràng hơn, họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn. Chắc chắn như thế! Và rõ ràng là họ sẽ có nhiều thời gian hơn để đào sâu nghiên cứu những vấn đề chuyên ngành, hay đơn giản là làm những công việc riêng. Thay đổi thói quen bây giờ cũng chưa muộn. Và cũng chẳng khó khăn gì. Dưới đây là vài điểm để tham khảo 1. Làm việc một cách có tổ chức. Sắp đặt bàn làm việc gọn gàng với hệ thống hồ sơ, tài liệu riêng khoa học, có lịch công tác chính cho cả khoảng thời gian dài với các công việc cụ thể hàng ngày , và đừng quên một cái... sọt rác ở bên cạnh. Có thể sử dụng một số chương trình trong máy tính để quản lý công việc, sành điệu một tý thì chơi PDA gắn theo người (điện thoại di động thì không ghi đủ). Dọn sạch bàn làm việc mỗi ngày bằng cách ghi lại các nhiệm vụ phải làm sắp tới (cùng các thông tin quan trọng) vào lịch biểu trong máy tính. Đánh dấu những công việc ưu tiên hoặc vứt bỏ những giấy tờ không cần dùng. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất. 2. Lên kế hoạch trước. Để đến đầu giờ sáng mới lên kế hoạch trong ngày là quá muộn. Hãy sắp xếp việc thật cụ thể từ chiều hôm trước. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể để lại. Đương nhiên, danh sách các công việc có thể thay đổi hàng ngày vì phát sinh thêm việc mới. 3. Xác định ưu tiên. Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên. 4. Biết rõ khi nào mình làm việc hiệu quả nhất. Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, tại sao lại không đưa những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những thời gian không phải là “đỉnh” thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn. Cũng có người thấy họ chỉ viết lách hiệu quả trong không gian yên tĩnh vào lúc... nửa đêm. Cũng không phải thói quen xấu nhưng sẽ bất lợi vì nếu muốn hỏi han, điện thoại thì chỉ có cách chờ đến sáng hôm sau. 5. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể. Quản lý thời gian làm việc hiệu quả 6. Chia nhỏ. Quản lý các dự án lớn bằng cách chia thành các phần nhỏ và dễ quản lý hơn. Không ai dám tự nhận mình là “chuyên gia giải quyết chuyện lớn” và cũng không có người nào thuộc loại chỉ để làm chuyện nhỏ. Đừng choáng ngợp trước những dự án đồ sộ, hãy tách thành các tiểu dự án và sẽ thấy công việc đơn giản hơn. 12
- 7. Tập cho mình tính kỷ luật. Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi. 8. Vất vả khi cần thiết, về sớm khi hết việc. Làm việc hì hục quanh năm ngày tháng không có gì đáng khen. Khi công việc quá nhiều thì có thể làm việc thâu đêm nhưng nếu thấy mình đã thực sự hoàn tất công việc thì cứ “thiên nhiên” mà đi về sớm một chút. Về sớm khi đã hết việc không phải là lỗi. Sau khi đã làm tốt những bước trên đây thì có thể thực hiện các bước tiếp theo đây, đảm bảo rằng “cả nhà ta” có thể quản lý hữu hiệu quỹ thời gian của mình, và chỉ cần một khoảng thời gian hợp lý vẫn có thể đạt chất lượng công việc cao. Các bước tiếp theo: 1. Dừng lại và suy nghĩ. Sau khi được giao viết về một chủ đề nào đó, hãy dừng lại một chút để xem đâu là cách tốt nhất để tiếp cận các nguồn tin và lấy được những thông tin “đắt” nhất. Có thể xuất phát chậm hơn đồng nghiệp các báo khác một chút nhưng tóm được nguồn tin tốt thì lại thành nhanh chân hơn, chứ cứ ào đi bất kể nơi nào mà gõ cửa xin tin thì... xin lỗi. 2. Xác định rõ ưu tiên. Lập một danh sách những việc cần làm để viết bài đó. Xác định ưu tiên trong danh sách về mức độ khó khăn và bắt đầu bằng công việc khó khăn nhất. Học cách xác định vấn đề nào là quan trọng để tập trung nhiều thời gian hơn, và cần phải mạnh dạn bỏ những vấn đề vụn, không cần thiết để bài đỡ rườm ra, bản thân cũng đỡ mất thời gian chạy loăng quăng. 3. Ghi rõ từng vấn đề cần câu trả lời. Phát triển một chiến lược rõ ràng với những câu hỏi quan trọng. Tin tức ở đây là gì, bối cảnh ra sao, ảnh hưởng thế nào và khía cạnh cong người của câu chuyện là gì? 4. Ghi lại ngay những suy nghĩ của mình. Nên có một cuốn sổ nhỏ trong túi. Nghĩ ra cái gì thì ghi lại ngay. 5. Gọi điện cho nguồn tin vào buổi sáng. Lý do rất đơn giản: có khả năng sẽ nhận được phúc đáp vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều. Nếu có thông tin ngay thì khỏi phải nói – tin xong sớm, nghỉ sớm. 6. Dành thời gian để trao đổi. Hãy trao đổi về cách thức làm việc của mình với một biên tập viên có kinh nghiệm. Họ có thể giúp đi đúng hướng, đỡ mất công chạy quanh. Quản lý công việc quá bận rộn này để có thời gian tập trung vào các giá trị và ưu tiên khác trong cuộc sống không phải là việc đơn giản. Cần có thời gian để bỏ những thói quen xấu và thử những thói quen tốt hơn 90 giây bằng bao nhiêu... giây? 13
- Thật ra, ở khắp mọi nơi trên thế giới, 90 giây đều có giá trị thời gian như nhau. Nhưng thái độ của con người đối với 90 giây đó lại mỗi nơi mỗi khác. Bạn có tin không, 90 giây ở Berlin khác hoàn toàn với 90 giây ở Bắc Kinh đấy! Bạn là một doanh nhân, bạn sắp có một cuộc hẹn quan trọng. Nếu bạn đang ở Bắc Kinh (Trung Quốc), bạn có thể đến muộn 90 giây, hầu như không ai để ý đến sự chậm trễ đó. Nhưng nếu bạn đang ở Berlin (Đức), bạn đã thực sự xúc phạm đến người mà bạn hẹn gặp rồi đấy. Ở nhiều nơi như Nam Âu, Mỹ Latinh, châu Phi và khu vực Trung Đông, thời gian là đày tớ của con người. Ý nghĩ con người bị chi phối bởi chiếc đồng hồ bị coi là nực cười và ngớ ngẩn. Tại các nước này, tất nhiên đến đúng giờ là tốt, nhưng đến muộn cũng chẳng sao. Nếu bạn có tình cờ gặp mặt người bạn thân trên đường tới cuộc hẹn ở Paris (Pháp), bạn nên dừng lại tán gẫu với họ đôi câu, thay vì vội vã chạy theo thời hạn! Ngược lại, ở Hoa Kỳ và hầu hết các nước Bắc Âu, thời gian chính là tiền, thậm chí là một tài sản vô giá. Và do đó, không bao giờ có khái niệm đủ đối với thời gian. Khi ai đó đến trễ, họ thực sự bị coi thường, và người phải đợi cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng.Sự đúng giờ tuyệt đối cũng là điều được mong đợi ở Đức, Hà Lan, Phần Lan và Nhật Bản. Ở các nước này, tốt hơn là bạn nên đến sớm, bởi vì mỗi phút đều có giá trị. Và việc đến muộn cũng đồng nghĩa với việc bạn khó có thể đòi hỏi người khác tin rằng bạn biết giữ lời hứa hoặc quản lý thời gian hiệu quả.Trong khi đó, người Mỹ, Canada, Đan Mạch hay Thụy Điển có phần bớt khắt khe hơn. Tại đây, bạn có thể được bỏ qua nếu trễ giờ không quá năm phút.Còn ở Na Uy, Áo, Bỉ, Pháp và nhiều nước châu Á, bạn sẽ được coi là đến đúng giờ nếu muộn ít hơn nửa giờ đồng hồ. Hào phóng hơn nữa về thời gian là người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia và hầu hết các nước Mỹ Latinh. Họ sẽ chẳng lấy làm tức giận hay cảm thấy bị xúc phạm nếu bạn đến trễ một tiếng. Ngược lại, đối với nhiều quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và châu Phi, đến đúng giờ chưa bao giờ là một vấn đề đáng phải suy nghĩ. Ở đây, người ta có thể đến muộn hàng giờ, thậm chí không đến, mà khỏi phải lo bị đánh giá là thiếu lịch sự, thiếu chuyên nghiệp.Nhưng bạn nên cẩn thận, có thể ở một nước có sự linh hoạt nhất về thời gian, người ta vẫn đòi hỏi sự chính xác về giờ giấc trong môi trường làm việc. 14
- Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng các quy tắc có thể thay đổi giữa công việc kinh doanh và các sự kiện xã giao. Tại nhiều nước, đến thật muộn trong các bữa tiệc hoặc bữa ăn tối là điều cần thiết. Bạn có thể thoải mái xuất hiện tại một bữa tiệc ở Mexico chậm hai giờ so với giờ hẹn; trong khi đến đúng giờ lại bị coi là thô lỗ. Nguồn kynangsong Làm thế nào để tránh tình huống “Nước đến chân mới nhảy”? Nếu bạn không hoạch định, bạn sẽ chuốc lấy thất bại.” Có bao giờ bạn thử tính thời gian bạn giải quyết công việc phát sinh trong ngày thay vì các công việc đã lên kế hoạch từ trước? Công việc bán hàng và lãnh đạo nhóm bán hàng có kế hoạch sẽ tăng khả năng đạt được những kết quả mà bạn mong muốn. Bạn có trách nhiệm thực thi những quá trình tạo ra những thành quả kinh tế có lợi. Bạn có thể phân loại các công việc hằng ngày theo 4 mục sau: 15
- ● Quan trọng và Khẩn cấp, phải thực hiện ngay ● Quan trọng nhưng Không Khẩn cấp ● Không quan trọng nhưng Khẩn cấp với người khác ● Không quan trọng và cũng Không Khẩn cấp Kết quả làm việc một ngày của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn dành nhiều thời gian hơn để giải quyết những công việc, dự án Quan trọng nhưng Không Khẩn cấp? Hãy xem xét lại những công việc hằng ngày của bạn và phân thành những nhóm như hình dưới: Nếu bạn dành nhiều thời gian hơn cho công việc ở ô số hai, có phải bạn sẽ không thể đạt được những kết quả dài hạn mà mình mong muốn cho tổ chức bán hàng của bạn? Bạn cần đảm bảo thiết lập sự ưu tiên và tăng cường hiệu quả công việc. Cần phải chỉ ra các hoạt động mà bạn sẽ phải tạm dừng để tăng cường hiệu quả và các hoạt động cần thực hiện để đạt được những kết quả tốt hơn. Phải có được một cái nhìn rõ ràng về những thành quả bạn mong muốn đạt được. Làm sao để thiết lập sự ưu tiên 1. Chuẩn bị một danh sách công việc. 2. Tính đến các hoạt động ở ô số 2. 3. Sắp xếp danh sách theo thứ tự dựa trên mức độ quan trọng đối với cá nhân bạn cũng như công việc chung. Xem xét các công việc nào có thể ảnh hưởng đến những công việc khác trên danh sách (Ví dụ, một người nào đó có thể cần một vài thứ từ bạn để thực hiện công việc của họ. Khi đó bạn sẽ không thể bỏ bê trách nhiệm của mình). 4. Đặt ra các thời hạn hoàn thành cho mỗi công việc. Đề ra các thời hạn hoàn thành cho các hoạt động ở ô số 2. 5. Đánh giá hậu quả trong trường hợp không hoàn thành công việc đúng thời hạn. 6. Chỉ ra những thành quả khi hoàn thành công việc đúng thời hạn. Nguồn kynangsong 16
- Làm Việc 40 Giờ Một Tuần Sẽ Trở Thành Quá Khứ? Trong thời đại ngày nay, thời đại mà mọi thứ dường như gấp gáp và nhanh hơn, chúng ta đang tự hỏi, liệu 40 giờ làm việc một tuần có đủ để làm hết những việc mà chúng ta mong muốn hay không. Một vài cuộc khảo sát cho thấy rằng thời gian làm việc trung bình một tuần đã giảm xuống còn 39,2 giờ. Với những thống kê trên, làm sao chúng ta có thể hoàn thành những nhiệm vụ và công việc của mình? Có lẽ công nghệ là nhân tố chính trong hiện tượng trên. Máy tính xách tay, mạng Internet, Blackberrys, có vai trò quan trọng đối với hiệu suất công việc. Mọi người không cần phải ở trong văn phòng để dùng máy tính kết nối tới công việc của mình nữa. Bây giờ mọi người có thể truy cập email ở bất cứ đâu. Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với phương thức chấm công theo thời gian làm việc ở các doanh nghiệp? Hiệu suất làm việc giờ đây dựa trên sự hoàn thành mục tiêu công việc hơn là thời gian làm việc. 17
- Sau đây là một vài đề xuất giúp cho bạn quản lý thời gian cả bên trong lẫn bên ngoài công sở: ● Không đăng ký trước quá nhiều Điều này ít thấy ở những người luôn cố gắng làm dồn nhiều việc trong ngày. Vấn đề là: Mọi thứ ít khi tuân theo thời gian biểu đã sắp đặt trước. Điều đó có nghĩa là bạn mất nhiều thời gian để theo đuổi các công việc đã lên kế hoạch, những cuộc điện thoạikhông có người đáp và những thứ mà đơn giản là sẽ không xảy ra. ● Thiết lập thứ tự ưu tiên Bí quyết để quản lý thời gian một cách hiệu quả là tóm tắt lại mọi thứ để biết được cái gì quan trọng và cái gì có thể chờ. Tính toán thời gian biểu bất cứ khi nào có thể và tránh hội chứng “khẩn trương và tức thời.” Thực hiện tất cả các công việc ở mức độ ưu tiên cao sẽ khiến bạn suy yếu và kiệt sức. ● Học cách nói không Một trong những điều then chốt để quản lý thời gian hiệu quả là nhận ra rằng bạn không cần phải tán thành mọi việc với người khác. Sử dụng các tiêu chuẩn ưu tiên của bạn để phân định những yêu cầu không cần thiết và lãng phí thời gian. Nói không với một việc gì đó sẽ mở ra cánh cửa để nói có với một việc khác. Những việc mà mình có thời gian để làm có bất cứ việc gì từ dọn dẹp bàn làm việc đến ngủ ngon vào ban đêm. ● Tổ chức Sắp xếp thời gian không chỉ đơn thuần là liệt kê ra thời gian biểu. Quy trình mà bạn thực hiện mỗi phần công việc cũng rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là cần phải tổ chức các công việc theo một tiến trình xuyên suốt và nhịp nhàng. Mọi thứ trong công việc kinh doanh của bạn nên được thiết lập theo một hệ thống logic để người khác có thể tìm được thứ mình muốn khi cần. Kỹ năng quản lý thời gian Quỹ thời gian dành cho mỗi người là như nhau. Mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày và 365 ngày mỗi năm. Thế nhưng có những người lúc nào cũng bận rộn, mệt mỏi, căng thẳng, lúc nào cũng phàn nàn không đủ để làm tất cả mọi việc. Trong khi đó cũng với số lượng công việc như vậy lại có những người tỏ ra rất thoải mái và ung dung mà vẫn có thể hoàn thành được công việc đúng thời hạn. Giữa những người này có điều gì khác biệt? Và câu trả lời chỉ có thể là do khả năng quản lý quỹ thời gian của mỗi người là khác nhau. 18
- Làm sao để làm việc có hiệu quả nhất, ít căng thẳng nhất, cuộc sống dễ chịu và ít áp lực nhất? Chúng ta sẽ đạt được điều đó khi chúng ta có được kỹ năng quản lý thời gian của mình hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn có thể quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả nhất: * Xác định mức độ ưu tiên và đặt ra mục tiêu cho công việc: Việc cân nhắc xem mức độ quan trọng của từng công việc để có thể ưu tiên thực hiện trước là một bước cực kỳ quan trọng. Nhờ bước này mà ta có thể dành đủ thời gian để hoàn thành những việc cốt lõi để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đôi khi ta có thể bỏ qua những việc thứ yếu để có thể dành thời gian để hoành thành những việc thiết yếu. * Lập thời gian biểu cụ thể: Lên thời gian biểu cụ thể và sắp xếp thứ tự và thời gian dành cho từng việc rõ ràng cụ thể. Khi làm việc theo một lịch trình khoa học đã được sắp xếp từ trước, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian đến mức tối đa mà hiệu quả của công việc vẫn được đảm bảo. Cũng nhờ một lịch trình công việc rõ ràng, công việc sẽ không bị chồng chéo, không quá tải vì thế sẽ đảm bảo được nhịp độ và hiệu quả công việc. * Đảm bảo việc thực thi kế hoạch: Một khi đã có một lịch trình công việc rõ ràng và khoa học thì việc thực hiện theo đúng thứ tự trong lịch trình là điều tất yếu để quyết định hiệu quả của công việc cũng như sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của việc quản lý thời gian. * Biết nói “không”: Khi làm việc chúng ta thường bị phân tán bởi những việc “không đâu”. Những việc này không chỉ làm mất thời gian vô ích mà còn làm hạ thấp hiệu quả làm việc. Do vậy, bạn nên biết cách nói “không” với chúng. Với những việc như tán gẫu với bạn bè, nghe những cuộc điện thoại không quan trọng, trả lời email mà không có quản lý …, bạn hãy chỉ để ra một ít thời gian trong ngày để làm những việc này. * Dành thời gian để sắp xếp lại vật dụng và tài liệu hợp lý, thuận tiện: Đôi khi bạn mất rất nhiều thời gian chạy qua chạy lại để tìm kiếm những vật dụng phục vụ cho công việc của mình. Với những vật dụng hay dùng đến bạn nên có những vị trí cố định để khi cần dùng đến bạn có thể xác định vị trí của chúng một cách nhanh chóng. Đây là công việc tưởng chừng là rất đơn giản nhưng nó lại giúp bạn tiết kiệm thời gian 19
- một cách tối đa. * Đánh giá lại mức độ hoàn thành công việc vào cuối tuần: Bất kỳ một công việc nào cũng cần đến bước đánh giá để xem mức độ hoàn thành công việc so với yêu cầu, từ đó phát huy những mặt tích cực đã làm được, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế để khắc phục. Tất cả nhưng việc này đều nhằm mục đích giúp thực hiện công việc một cách khoa học nhất và có hiệu quả cao nhất. Thời gian trôi đi và không chờ đợi bất kỳ ai vì thế hãy biết tận dụng và quản lý thời gian của mình để có thể hoàn thành công việc của mình với hiệu quả tối đa, đạt được mục tiêu mà mình đặt ra và không phải hối tiếc vì đã không đủ thời gian để hoàn thành những việc mà lẽ ra mình có thể. Hãy sáng suốt để sử dụng quỹ thời gian của riêng mình một cách hiệu quả nhất. Nguồn chiaseit Bạn c biết quản lí thời gian? Quản lí thời gian một cách khoa học, đặt ra các kế hoạch cụ thể, tránh sự trì trệ, duy trì các mục tiêu và thực hiện các kĩ năng tổ chức tốt bạn sẽ đạt được sự tôn trọng và được đánh giá cao trong nghề nghiệp. Thành công chỉ đến với những người làm việc chăm chỉ và biết cách quản lí thời gian của mình một cách hiệu quả. Việc quản lí thời gian cũng là quản lí chính bạn. Do đó, hãy lên kế hoạch tỉ mỉ, duy trì được mục tiêu của mình và sử dụng thời gian một cách hữu hiệu nhất. Bạn có muốn sử dụng thời gian hiệu quả hơn trong công việc hay không? Sau đây là một trong số các bí quyết giúp bạn trở nên năng động và linh hoạt và kiểm soát được với thời gian của mình: 1. Hãy đưa ra danh sách những điều cần làm Lập ra danh sách việc cần làm và biến chúng trở thành thói quen thường ngày của bạn, bao gồm những mục khẩn cấp và không khẩn cấp. Hãy mang theo danh sách bên người tới bất cứ đâu để chắc chắn bạn sẽ không làm hỏng dự định của mình. 2. Hãy phân bố thời gian hợp lí Bao gồm một khung thời gian đã dự tính trước cho mỗi hoạt động hay kì hạn mà bạn phải hoàn thành công việc. Nếu trình tự làm việc của bạn không xảy ra vấn đề gì ,bạn có thể sẽ hoàn thành công việc trong khoảng thời gian nhanh hơn dự kiến. Chẳng hạn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiểu biết về tư duy phản biện “Critical thinking”
16 p | 625 | 188
-
Hiểu biết về tư duy phản biện
18 p | 343 | 124
-
Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại TP.HCM
14 p | 64 | 11
-
Tổng hợp 10 bài viết về hồ sơ và phỏng vấn
19 p | 180 | 8
-
7 điều khiến tổng giám đốc ngạc nhiên
6 p | 73 | 6
-
Để làm bài trắc nghiệm đạt kết quả cao - Cẩm nang nghề nghiệp
2 p | 70 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn