intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

474
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Tổng hợp dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy" để nắm bắt các nội dung chính cũng như giá trị nghệ thuật trong bài thơ Từ ấy. của Tố Hữu. Từ đó, có thêm kiến thức để phân tích, cảm nhận tác phẩm để đạt được kết quả tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy

VĂN MẪU LỚP 11 TỔNG HỢP DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỪ ẤY DÀN Ý 1: Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ Ấy 1. Tác giả Tố Hữu Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông có vị trí vẻ vang trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông thường nói đến vấn đề chính trị lớn lao của đất nước với cảm xúc và đậm đà màu sắc dân tộc. - Tố Hữu được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. 2. Sự nghiệp nhà thơ Tố Hữu: Ông đã viết 5 tập thơ nổi tiếng: • Từ ấy (1937 - 1946) • Việt Bắc (1955 - 1961) • Gió lộng (1955-1961) • Ra trận (1962 - 1971) • Máu và hoa (1972 - 1977) Sự nghiệp thơ ca của ông gắn với sự nghiệp CM, phản ánh chân thật những chặng đường CM đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc. 3. Tác phẩm Từ Ấy Câu hỏi: Bạn hãy cho biết tên một bài thơ của ông mà mình đã học? a) Xuất xứ: Bài thơ trích trong phần "Máu lửa" của tập thơ "Từ ấy" (tập thơ gồm 3 phần: "Máu lửa", "Xiềng xích", "Giải phóng". Bài thơ được sáng tác vào 7/1938 b) Chủ đề của bài thơ Từ Ấy: Bài thơ bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng c) Bố cục bài thơ Từ Ấy được Chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Khổ đầu - Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Đảng Đoạn 2: Khổ 2 - Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng Đoạn 3: Đoạn còn lại - Sự khẳng định của nhà thơ Xem nội dung bài thơ Từ Ấy của nhà thơ Tố Hữu Thân bài: 1. Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách mạng " Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim" -Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu -"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ + "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột + "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả Câu hỏi: Bạn hãy cho biết hình ảnh ẩn dụ trong 2 câu thơ trên? "Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Hồn tôi - Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người Câu hỏi: Hai câu thơ trên đã sử dụng hình ảnh so sánh, bạn hãy cho biết đó là hình ảnh nào? 2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng "Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khặp muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời" - Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện . -"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" ? sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động . 3. Sự khẳng định của nhà thơ "Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm ,cù bất cù bơ." -"đã là", "là con","là em", "là anh": tình cảm đầm ấm ,thân thiết, gắn bó và gần gũi - Đối tượng :"vạn nhà ", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ ": quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa. Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ . Qua đó cỏn thể hiện lòng câm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. 4. Phân tích các biện pháp Nghệ thuật trong bài thơ Từ Ấy -Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ -Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống -Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu -Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình. Kết bài: (Phan tich bai tho Tu Ay) Bài thơ Từ ấy là tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu. DÀN Ý 2: Mở bài: Mở đầu bài thơ "Một nhành xuân" (tặng Đảng thân yêu tròn 50 tuổi), thơ Tố Hữu đã viết: "Năm 20 của thế kỷ 20 Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ . . . Từ vô vọng, mênh mông đêm tối Người đã đến. Chói chang nắng dội Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu!" Niềm vui sướng, niềm hạnh phúc được tái sinh và niềm say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng Đảng đó, ngay từ buổi mười tám, đôi mươi, đã được ông viết nên bài thơ rất xúc động với những hình ảnh rất táo bạo, chói sáng gợi cảm và một nhạc điệu hăm hở lôi cuốn tràn đầy cảm hứng lãng mạn bay bổng: "Từ ấy". Thân bài: I. Vài nét về tác giả và bài thơ 1. Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Từ đó, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Năm 1996 ông được nahf nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Ngày được đứng vàp hàng ngũ những người phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ, với phần "Máu lửa" của tập "Từ ấy" (tập thơ gồm 3 phần: "Máu lửa", "Xiềng xích" và "Giải phóng".) II. Phân tích - bình giảng bài thơ 1. "Từ ấy" là một tứ thơ rất đắc sắc rất giàu ý nghĩa " Tứ thơ là một ý lớn bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của nội dung bài thơ". Ở bài thơ này, tứ thơ là "Từ ấy" - cái thời điểm có nghĩa bước ngoặt trong đại thiêng liêng trong cuộc đời cách mạng, đời thơ của tác giả. Đó là thời điểm Tố Hữu bắt gặp lí tưởng cộng sản. 2. Khổ I: Diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh và niềm say mê khi gặp lí tưởng Đảng. - Tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng tỉnh, bừng sáng tâm hồn và trí tuệ nhà thơ (Chú ý phân tích hình ảnh "bừng nắng hạ": ánh sáng của ngày hè, rất nồng nàn, rạng rỡ. Từ "bừng" chỉ ánh sáng phát ra đột ngột). - Hình ảnh "mặt trời chân lí chói qua tim" là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo bạo, giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời là nguồn sáng rực rỡ, chói chang và duy nhất đưa lại sự sống cho muôn loài. Hình ảnh "mặt trời chân lý" đi liền với nhóm từ "chói qua tim" đã diễn tả được niềm vui rất đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như "choáng váng" (chữ dùng của Hoài Thanh) và sức xuyên thấu kì diệu, mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình cảm, nhận thức của thi sĩ. - Hai câu sau: với bút pháp trữ tình, lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh có tính chất khẳng định (Tố Hữu dùng từ "là" chứ không dùng từ "như"), tác giả đã bày tỏ được niềm hạnh phúc vô biên, sức sống kì diệu của tâm hồn mình trong buổi đầu đến với lý tưởng Đảng. Hẳn là trước đó, tâm hồn thi sĩ là một khu vườn mùa đông cành khô, lá úa thì giờ đây được gặp lí tưởng cách mạng, bỗng chốc tâm hồn đó trở thành một khu vườn mùa hạ xanh tươi, ngập tràn ánh nắng mặt trời nồng nàn, rộn rã tiếng chim ca và ngạt ngào hương sắc. Vẻ đẹp của khu vườn tâm hồn ấy, đối với Tố Hữu, nhà thơ cộng sản, còn là vẻ đẹp và sức sống mới của một tâm hồn thơ mới . .. 3. Khổ II: Biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới - Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa "cái tôi" với "cái ta" chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Từ "buộc" thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với "mọi người" với "trăm nơi" với quần chúng đông đảo trên khắp đất nước. Nhóm từ "để tình trang trải" thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khản năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. - Hai câi sau: "Để hồn tôi với bao hồn khổ . . . mạnh khối đời" khẳng định tình cảm hữu ái giai cấp Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng về phía "bao hồn khổ" đê cảm thông, chia sẻ, để cá nhân hòa vào tập thể, tạo nên một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đac trải qua gần 40 năm đời thơ, đờiu cách mạng, Tố Hữu cũng đã viết: "Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!" 4. Khổ III - Tố Hữu khẳng định sự chuyển biến tình ảm của mình. Tác giả tự nhận mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong gia đình quần chúng bị áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ "là" cùng các từ "con", "em", "anh" đã khẳng định điều đó. - Số từ ước lệ "vạn" chỉ số lượng hết sức đông đảo. Chính những "người anh" phải sống "kiếp phôi pha", những người "em" . .. "cù bất cù bơ" ấy mà người thanh niên

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2