KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN: GDCD - LỚP 10<br />
Thời gian: 45 Phút<br />
Đề 1:<br />
Câu 1: Chất lượng là gì? Cho ví dụ? trình bày quan hệ giữa biến dổi về lượng dẫn đến sự biến<br />
đổi về chất?(4 điểm)<br />
Câu 2: Thế nào là vận động? Cho ví dụ? Tại sao vận động là phương thức tồn tại của thế giới<br />
vật chất?(4 điểm)<br />
Câu 3: Vì sao thực tiển là cơ sở của nhận thức? (2 điểm)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN: GDCD – LỚP 10<br />
Thời gian: 45 Phút<br />
ĐỀ 2:<br />
Câu 1: Thế nào là nhận thức? Trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức? (4 điểm) Câu 2:<br />
Thế nào là phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Cho ví dụ? Phân biệt sự khác nhau giữa<br />
phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? (4 điểm)<br />
Câu 3: Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Cho ví dụ? (2 điểm)<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ 1<br />
Câu 1:<br />
-<br />
<br />
Chất: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, quy định vốn có của SVHT. Tiêu<br />
biểu cho SVHT đó, phân biệt nó với các SVHT khác.(1 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Lượng: Là dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT biểu thị trình độ phát<br />
triển nói lên tính quy mô của SVHT như: To, nhỏ, lớn, bé, …(1 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Ví dụ: Cây tre trăm đốt (cây tre là chất), (trăm đốt là lượng). (1 điểm)<br />
<br />
*Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:<br />
+ Độ: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của SVHT. (0.5<br />
điểm)<br />
+ Điểm nút: Giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của SVHT. (0,5 điểm)<br />
Câu 2:<br />
-<br />
<br />
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của SVHT trong giới tự nhiên và đời<br />
sống xã hội.(1,5 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Ví dụ: Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi truồng bên ngoài.(0.5 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Bất kì SVHT nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà<br />
sự vật tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Vì vậy vận động là phương thức vốn có, là<br />
phương thức tồn tại của SVHT. (2 điểm)<br />
<br />
Câu 3:<br />
Thực tiển là cơ sở của nhận thức: Mọi hoạt động của con người dù gián tiếp hay trực tiếp đều<br />
bắt nguồn từ thực tiển, nhờ hoạt động thực tiển mà con người tiếp xúc tác động vào SVHT.(2<br />
điểm)<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ 2<br />
Câu 1:<br />
-<br />
<br />
Nhận thức là quá trình phản ánh SVHT của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để<br />
tạo nên sự hiểu biết về chúng.(1 điểm)<br />
<br />
*Hai giai đoạn của quá trình nhận thức:<br />
- Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan<br />
cảm giác với SVHT, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.(1,5<br />
điểm)<br />
- Nhận thức lí tính: Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm<br />
tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa…<br />
Tìm ra bản chất, quy luật của SVHT.(1,5 điểm)<br />
Câu 2:<br />
-<br />
<br />
Phủ định biện chứng: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân SVHT, có<br />
tính kế thừa những yếu tố tích cực cái cũ để phát triển SVHT mới. (1 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Phủ định siêu hình: Là phủ định được diễn ra do sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc<br />
xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của SVHT.(1 điểm)<br />
<br />
+ Ví dụ: Phủ định biện chứng: Hạt thóc gieo xuống đất thành cây lúa non.(0,5 điểm)<br />
+ Ví dụ: Phủ định siêu hình: Hóa chất độc hại- tiêu diệt sinh vật.(0,5 điểm)<br />
-<br />
<br />
Phân biệt sự khác nhau giữa hai phủ định (HS tự phân biệt). (1 điểm)<br />
<br />
Câu 3:<br />
- Bản thân em có việc làm gắn học với hành.<br />
Ví dụ: + Học toán và áp dụng làm bài tập.<br />
+ Học thuộc bài và làm bài tập trước khi đến lớp.(2 điểm)<br />
<br />