Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2013-2014 (kèm đáp án)
lượt xem 63
download
Tham khảo bộ "Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2013-2014 (kèm đáp án)" để hệ thống lại các kiến thức văn học đã học các em nhé, ngoài ra các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng câu hỏi. Chúc các em ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2013-2014 (kèm đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2013-2014 THÀNH PHỐ CẨM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 PHẢ (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3.0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: “Cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” a, Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện nào? Nêu khái niệm thể loại của truyện đó? b, Xác định các cụm danh từ trong câu “ Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.” Câu 2: (1.0 điểm) Từ in đậm trong câu văn sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu và bổ sung ý nghĩa gì? “ Đến đấy, một mình một ngựa , tráng sĩ lên đỉnh núi , cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.” Câu 3: (6.0 điểm): Em hãy kể về một người mà em quý mến. ......................... Hết .......................... PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2013-2014 THÀNH PHỐ CẨM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 PHẢ (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3.0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
- “Cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” a, Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện nào? Nêu khái niệm thể loại của truyện đó? b, Xác định các cụm danh từ trong câu “ Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.” Câu 2(1.0 điểm) Từ in đậm trong câu văn sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu và bổ sung ý nghĩa gì? “ Đến đấy, một mình một ngựa , tráng sĩ lên đỉnh núi , cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.” Câu 3: (6 điểm): Em hãy kể về một người mà em quý mến. ......................... Hết .......................... PHÒNG GD & ĐT BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA THÀNH PHỐ CẨM HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013-2014 PHẢ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Câu 1:(3.0 điểm): a, Đoạn văn trên nằm trong truyện cổ tích Thạch Sanh (0.5đ) - Văn bản thuộc thể loại truyện cổ tích (0.5đ) - Nêu khái niệm thể loại truyện cổ tích (0.5 đ) b, Xác định cụm danh từ trong câu “ Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.”: túp lều cũ, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại (1.5 điểm - mỗi cụm danh từ : 0.5đ) Câu 2: (1.0 điểm) - Từ in đậm bổ sung cho danh từ mình, ngựa : 0.5điểm - Bổ sung ý nghĩa về số lượng: cho 0.5 điểm Câu 3: A. Yêu cầu chung cần đạt 1. Kĩ năng:
- - Bài viết đúng kiểu văn bản tự sự. - Thứ tự kể : Theo trình tự thời gian hoặc kể ngược - Lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. - Bố cục 3 phần rõ ràng. - Diễn đạt trôi chảy, sáng rõ, không mắc lỗi dùng từ, chấm câu và chính tả. 2. Kiến thức: Đây là đề mở, học sinh có thể chọn kể về một người bất kỳ mà mình quý mến ( ông bà, bố mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, người bạn thân, người giúp việc trong gia đình... nhưng bài viết phải đảm bảo những nội dung chính sau: Mở bài: - Giới thiệu chung về người mà em sẽ kể. - Lý do chọn người đó (tình cảm, ấn tượng sâu sắc của em về người đó). Thân bài: - Giới thiệu cụ thể, miêu tả khái quát ngoại hình đối tượng. - Kể về sở thích, tính nết, cách đối xử của người đó với mọi người xung quanh (Trong cuộc sống thường ngày ở gia đình; Trong công việc chuyên môn; Trong quan hệ với bạn bè, hàng xóm...). - Kể về một kỉ niệm (hoặc một việc làm của người đó dành cho em) khiến em nhớ mãi và luôn quý trọng. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về người đó. B. Cho điểm: - Điểm 5- 6: Đảm bảo các yêu cầu nêu trên về kiến thức, kĩ năng. - Điểm 3- 4: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu nêu trên, còn mắc một vài lỗi dùng từ, chính tả. - Điểm 1-2: Nội dung sơ sài, mắc lỗi diễn đạt, chấm câu và chính tả. - Không cho điểm nếu lạc đề hoặc không đảm bảo yêu cầu cả về kiến thức, kĩ năng. * Chú ý: Trên đây là gợi ý chính , khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt.
- ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6 HUYỆN THANH OAI NĂM HỌC 2013-2014 Câu 1. (2đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun ra lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.” ( Ngữ văn 6 tập 1) a, Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? b, Đoạn truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Nhân vật tráng sĩ trong đoạn truyện là ai? c, Giải thích nghĩa của từ “ lẫm liệt”. Nêu cách giải nghĩa của từ đó? Câu 2: (2đ) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) kể về một hoạt động tập thể có ý nghĩa của trường em. Trong đoạn văn có sử dụng danh từ riêng. Chỉ ra ít nhất một danh từ riêng đã sử dụng. Câu 3: (6đ) Đóng vai nhân vật Sơn Tinh (hoặc Thủy Tinh) để kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”
- Đáp án: Câu 1 (2đ) - Đoạn văn trích từ văn bản “Thánh Gióng” (0,25đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: tự sự (0,25đ) Đoạn truyện được kể ngôi thứ 3 (0,25đ) Nhân vật tráng sĩ là Thánh Gióng (0,25đ) Câu 2 (2đ) Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu theo yêu cầu (có đánh số thứ tự các câu văn) (0,5đ) Viết đúng thể loại, đúng nội dung đề tài (1đ) Trong đoạn văn có sử dụng danh từ riêng, chỉ ra được một danh từ riêng (0,5đ) Câu 3 (6đ) Yêu cầu: * Về hình thức (1đ) + Biết viết bài văn kể lại sáng tạo một câu chuyện đã học. + Bài văn có bố cục rõ ràng, biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, hình ảnh. * Về nội dung cần đảm bảo các kiến thức sau: - Xác định đúng vai kể, nhân vật Sơn Tinh hay Thủy Tinh (1đ) - Kể lại đầy đủ các sự việc chính của truyện, có thể khéo léo thay đổi một vài chi tiết, tránh giống y nguyên sgk. (3đ) Hs kể được các sự việc: + Vua Hùng kén rể. + Sự xuất hiện của hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh. + Lễ vật nhà vua yêu cầu. + Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. + Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên đùng đùng nổi giận. + Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. + Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh bị thua phải rút quân về. + Nhớ thù cũ, hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh. - Hs nêu được một số suy nghĩ của nhân vật về câu chuyện (1đ) Lưu ý: Điểm trừ tối đa cho bài viết không đảm bảo bố cục bài văn: 2đ
- - Điểm trừ tối đa cho bài viết mắc lỗi chính tả là 1đ - Điểm trừ tối đa cho bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1đ.
- PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O Híng dÉn chÊm THI hSG huyÖn líp 6 CÈM XUY£N N¡M HäC 2012- 2013 Môn: Ngữ văn .............................................................................................. Câu 1: (3.0 điểm) - Từ “mũi” trong “mũi Cà Mau” được tác giả Đoàn Giỏi dùng với nghĩa chuyển. (2 điểm) - Nhà văn không viết: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau” một cách chung chung về tỉnh Cà Mau mà viết: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau” vừa giới thiệu cụ thể, chính xác hơn vị trí vùng Đất Mũi (xã Đất Mũi) vừa tạo hình, gợi ấn tượng về vùng đất cực Nam thiêng liêng của tổ quốc: “Tổ quốc ta như một con tàu Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau.” (Xuân Diệu) (1 điểm) (vì theo nghĩa gốc “mũi” là một bộ phận trên cơ thể, có hình nhọn nhô ra trên mặt người, hoặc động vật... Ở đây nhà văn thêm từ “mũi” theo nghĩa chuyển để giới thiệu về vùng đất nhô ra phía trước.) Câu 2: (7.0 điểm) 1.Học sinh phải nêu được các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc được nhà văn Võ Quảng sử dụng tinh tế trong đoạn trích: (4 điểm) - Hàng loạt động từ mạnh, tính từ giàu chất tạo hình: động từ: đánh trần, co người, nghe, cắm, ghì, trụ, phóng, chống, cản, văng, trụt, quay đầu, chạy, thả, rút, lấn, cắn... Tính từ: rập ràng, cuồn cuộn, nảy lửa, oai linh, hùng vĩ... Nhiều từ láy gợi cảm: rập ràng, vùng vằng, cuồn cuộn…(1.5 điểm) - Các biện pháp tu từ đặc sắc, sinh động như so sánh: rập ràng nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ...; nhân hóa: thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước, thuyền cố lấn lên...(1.5 điểm) - Sử dụng các kiểu câu đơn, câu ghép linh hoạt về độ dài ngắn, dấu ! trong 2 câu đầu; câu văn ngắn: “Thuyền cố lấn lên.” các câu khác chủ yếu là câu ghép với nhiều vế có câu đến 5 vế... …(1.0 điểm) 2.Chỉ rõ được giá trị biểu đạt của các các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc đó (3 điểm) - Với ngòi bút tinh tế, sáng tạo, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhà văn Võ Quảng đã tái hiện sinh động khung cảnh hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên với những cơn thác dữ hòng nhấn chìm nuốt chửng cả con thuyền. (1 điểm). - Trên nền sông nước ấy, nổi bật hình ảnh dượng Hương Thư biểu tượng cho con người lao động mang vẻ đẹp cường tráng, vạm vỡ, nhuốm đầy nắng gió với sức mạnh phi thường thể hiện trong từng động tác dứt khoát, chính xác, mạnh mẽ đầy bản lĩnh, bình tĩnh, tập trung cao độ, gồng mình chống chọi vất vả đưa con thuyền vượt qua thác dữ. Hình ảnh đó được nhà văn thi vị hóa mang vẻ đẹp huyền thoại như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Đó chính vẻ đẹp, sức mạnh kỳ diệu của con người chinh phục và chế ngự thiên nhiên... (2 điểm) Câu 3: (10 điểm)
- Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng yêu cầu đề ra chuyển bài thơ thành bài văn tả cảnh (phân biệt khác với đề cảm nhận thơ). Đối tượng miêu tả chính là hình ảnh hoa sen trên nền thiên nhiên được tác giả tái hiện trong bài thơ “Hoa sen”. Học sinh phải bám sát vào các chi tiết trong bài thơ để tả theo trình tự hợp lý trên cơ sở ý của bài thơ nhưng các em có thể diễn đạt theo ngôn ngữ của người viết. Bố cục bài viết phải hài hòa, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc… Bài làm phải đảm bảo các ý theo định hướng dàn ý sau: A.Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu chung về hình ảnh hoa sen B.Thân bài: (8.0 điểm) (ý 1: 2 điểm; ý 2 và ý 3 mỗi ý 3 điểm) Ý 1: Hình ảnh sen ngủ say trong mùa đông - Suốt mùa đông giá buốt lạnh lẽo, bầu trời xám xịt, u ám, những cơn gió bấc hun hút thổi; mặt hồ yên ắng, dường như con sóng cũng run rẩy trước cái rét tê tái... - Sen được ủ ấm ngủ say lặng lẽ trong đáy bùn mặc cho mùa đông bao trùm cả không gian... Ý 2: Hình ảnh sen thức dậy khi mùa xuân đến - Khi gã mùa đông sợ hãi chạy trốn về phương Bắc, mùa xuân ùa về khắp đất trời. Vạn vật cựa mình bừng tỉnh. Những cánh hoa đào rực rỡ khoe sắc trong niềm vui hân hoan của mọi người chào đón năm mới. Tháng hai đến, trên triền đê, đầu làng những cây gạo sừng sững thắp lửa đỏ rực một góc trời... Thấm thoát tháng 3 đã về với những chùm xoan tím bâng khuâng rơi ngập lối vườn... - Trong ao, hồ, nước dần dần ấm hơn không còn cảm giác lạnh buốt tê cóng như trước. Cô mưa rào ấm áp, hiền dịu mời gọi sen thức dậy sau giấc ngủ dài suốt mùa đông giá buốt... - Đầu tiên trên mặt ao lấp ló màu xanh thắm của những chiếc lá như những chiếc diều xinh xắn. Kế đó những búp non như những mũi tên xé nước nhô lên và bắt đầu lấp ló những nụ hồng chúm chím, dễ thương... Những nụ sen chưa vội nở phải chăng đang còn ngại rét. Chắc hẳn nhà sen rất khá giả mới có nhiều áo đẹp đến vậy?... Ý 3: Hình ảnh sen bừng nở khi mùa hè sang - Một hôm mưa vừa tạnh, cỏ cây hoa lá được gột rửa trong vẻ đẹp tươi tắn, tinh khôi; bầu trời trong xanh với từng đám mây trắng xốp trôi yên bình soi mình duyên dáng xuống bờ ao. Làn nước cũng dềnh lên đầy hơn... Không gian êm đềm bỗng rộn rã tiếng chim ca lanh lảnh... Ông mặt trời với gương mặt hồn hậu đỏ như quả gấc rải muôn vàn tia nắng ấm áp xuống không gian. Làn gió nhẹ thổi trên mặt ao gợn sóng... - Bỗng chốc sen cởi tung bộ cánh hồng, cả mặt ao rực rỡ những bông hoa kiêu hãnh, duyên dáng khoe mình trong nắng. Màu xanh của lá, màu hồng của hoa tạo nên bức tranh với gam màu dịu mát, tươi tắn, hài hòa, căng tràn nhựa sống... Không gian phảng phất mùi hương nồng nàn, thơm ngọt của sen. Mùa hạ bỗng ngọt ngào, thi vị hơn... - Sống trong bùn đen tanh bẩn là thế, vậy mà kỳ diệu thay sen vẫn thơm ngát. Gốc sen được dầm trong nước nên hương thơm của nó mát lành, có sức quyến rũ mang một đặc trưng riêng không thể trộn lẫn vào đâu, ta có cảm nhận trong đó kết tinh bao tinh túy của cả đất trời, của hương đồng gió nội...
- - Làn gió dịu dàng vuốt ve những cánh hoa mỏng manh, xinh xắn; vô tình đôi cánh hoa rụng xuống được làn gió tinh nghịch đẩy đi như những con thuyền lênh đênh trên mặt nước chở đầy những câu chuyện cổ tích của thế giới trẻ thơ... B.Kết bài: (1.0 điểm) Nêu cảm nghĩ của bản thân: thích thú, yêu mến, gắn bó, tự hào về hình ảnh hoa sen, loài hoa mang đậm phong vị hồn quê Việt Nam đang được bình chọn là quốc hoa… từ đó bồi đắp trong tâm hồn tình yêu cỏ cây, hoa lá, yêu thiên nhiên, cảnh sắc, quê hương Việt Nam…. Lưu ý: Dàn ý trên chỉ là định hướng, tùy vào thực tế bài làm của học sinh giám khảo linh hoạt cho điểm, cần khuyến khích những bài viết ngôn ngữ giàu hình ảnh, có cảm xúc… …………… Hết………….
- PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2013 – 2014 Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Phần I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm ) Câu 1: (2 điểm) a- Kể tên các truyện ngụ ngôn em đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b- Qua học truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” em đã rút ra được bài học gì trong cuộc sống? Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: " Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.” (Thạch Sanh ) a- Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b- Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Hãy kể về người thân của em (ông bà, cha mẹ, anh chị, em…) ------------------------- PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM
- MÔN NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ I Năm học 2013-2014 Phần I: VĂN – TIẾNG VIỆT ( 4 điểm) Câu 1: (2 điểm) a- Các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi ; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) b- Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. (0,5 đ) - Qua đó cho chúng ta bài học: Con người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. (0,5 đ) Câu 2: (2 điểm) a- Xác định hai cụm danh từ: - một con ếch sống lâu ngày (0,5đ) - một giếng nọ (0,5đ) b- Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. (1 điểm- mỗi cụm danh từ phân tích đúng được 0,5 đ) Phần trước Phần trung tâm Phần sau t1 t2 T1 T2 s1 s2 một con ếch sống lâu ngày một giếng nọ II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) A- Yêu cầu cần đạt: 1- Hình thức: - Bài văn thuộc thể loại tự sự, kể chuyện đời thường. - Học sinh kể lại người thân, rõ ràng các chi tiết ngoại hình, tính cách, mối quan hệ. - Vận dụng ngôi kể thứ nhất - Trình tự hợp lí, bài viết có hình ảnh, chân tình, trình bày sạch sẽ - Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. Lời văn trong sáng, giản dị, thể hiện được tình cảm chân thành của người viết. Bố cục mạch lạc, diễn đạt ý trôi chảy, dùng từ chính xác, đúng chính tả 2- Nội dung a- Mở bài: Giới thiệu người thân (quan hệ, cảm nhận khái quát) b- Thân bài: Kể về người thân - Ngoại hình, tính cách, sở thích, nguyện vọng (thể hiện qua hành động, cử chỉ hằng ngày)
- - Tình cảm của người thân đối với mọi người trong gia đình, và mọi người xung quanh. - Tình cảm và mong muốn của em đối với người thân. (Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Mỗi ý chính bao gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp một cách hợp lí. Các sự việc phải được chọn lọc hướng vào một chủ đề nhất định nhằm gây ấn tượng đối với người đọc). c- Kết bài: Ấn tượng của em về người thân và những lời hứa hẹn tốt đẹp đối với người ấy. B. Hướng dẫn cho điểm: - Điểm 5- 6: Bài viết thể hiện đúng theo yêu cầu, lời văn trong sáng, giản dị, thể hiện được tình cảm chân thành. Không mắc lỗi. - Điểm 4-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2011-2012 (kèm đáp án)
14 p | 1752 | 490
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2013-2014 - Trường THPT Duy Tân
7 p | 1086 | 241
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2013-2014
39 p | 1160 | 229
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ Văn lớp 11 (Kèm đáp án)
6 p | 791 | 124
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2015-2016
14 p | 616 | 114
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
21 p | 989 | 95
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 2 môn Tin học lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Đống Chi
14 p | 522 | 80
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 813 | 76
-
Tổng hợp đề kiểm tra môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017
28 p | 511 | 74
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2012-2013 - Trường THCS Nguyễn
18 p | 348 | 73
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2012-2013
11 p | 314 | 71
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 các năm
6 p | 659 | 62
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 (kèm đáp án)
55 p | 549 | 60
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD lớp 9
7 p | 751 | 48
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì II môn Toán học lớp 6 năm học 2013 - Trường THCS Trần Hưng Đạo
4 p | 251 | 47
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2012-2013 - Trường THCS Nguyễn Trãi
18 p | 415 | 46
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Hiệp Phước
8 p | 701 | 45
-
Tổng hợp đề kiểm tra học kì II môn Toán học lớp 6 năm học 2013 - Trường THCS Ngọc Lâm
4 p | 142 | 24
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn