intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 các năm (kèm đáp án)

Chia sẻ: Van Nhu Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

471
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo bộ "Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 các năm (kèm đáp án)" sẽ giúp các em đánh giá lại kiến thức đã học của mình và đưa ra phương pháp ôn thi cho học kì 1 sắp tới hiệu quả hơn. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 các năm (kèm đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn thơ: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục … cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”. a. Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? b. Hãy chỉ ra tác dụng của phép tu từ được học ở chương trình Ngữ văn lớp 7 được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2 (3 điểm). a. Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. b. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? c. Viết một đoạn văn khoảng từ 6 đến 8 câu trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài thơ vừa chép. Câu 3 (5,0 điểm). Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến. ------------------Hết------------------- Họ và tên thí sinh: ..................................................... Giám thị số 1:......................... Số báo danh................................................................ Giám thị số 2: .........................
  2. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn Ngữ văn 7 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Phần Nội dung Điểm Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ: nghe 0.5 a Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi 0.5 Nghe gọi về tuổi thơ. Câu 1 - Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ: từ Nghe được điệp lại nhiều lần thể hiện những cảm xúc đang từng đợt trào b dâng trong lòng người chiến sĩ, nhưng sâu lắng nhất là 1.0 những hồi ức về tuổi thơ khi được ở bên bà, được bà yêu thương. Học sinh viết chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ a Xuân Hương. 1 * Lưu ý: sai một từ thì trừ 0,25 điểm b Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 0.5 Hình thức: Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh 0.5 Nội dung: Học sinh vêu được hai lớp nghĩa: * Nghĩa tả thực: chiếc bánh trôi có dáng tròn, màu sắc trắng Câu 2 do làm bằng bột gạo nếp, nhân bánh làm bằng đường phên 0.5 nên có màu nâu đỏ, bánh sống thì chìm, khi chín thì nổi lên trong nồi nước sôi. Bánh rắn hoặc nát là do người nhào bột. * Nghĩa ẩn dụ: nói về người phụ nữ. Họ tự hào về vẻ đẹp hình thể và tâm hồn mình. Số phận của họ chìm nổi, trôi dạt, bị phụ thuộc trong chế độ nam quyền nhưng họ vẫn giữ 0.5 được tấm lòng thủy chung son sắt. Hình thức: Viết thành bài văn, bố cục đủ ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài Nội dung: Đảm bảo các ý sau: Trình bày cảm nghĩ về một tình bạn cao đẹp, trong sáng, hồn nhiên, dân dã: Câu 3 - Niềm vui khi bạn đến chơi. - Bài thơ đã đặt ra tình huống trớ trêu: bạn quý đến chơi nhà mà không có gì để tiếp đãi, đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Qua tình huống trớ trêu này, nhà thơ đã thể hiện một tình bạn chân thành, cao đẹp, trong
  3. sáng, dân dã. - Nhà thơ muốn gửi đến mọi người bức thông điệp: Tình bạn cao đẹp cốt ở tấm lòng chân thành, đâu cần đến vật chất tầm thường hay những thủ tục lễ nghi khách sáo. Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: - Cách nói thậm xưng kết hợp với nghệ thuật liệt kê tạo nên cách nói dí dỏm: ông có tất cả nhưng thật ra lại chẳng có gì vì không đúng lúc, không đúng thời vụ. Biểu - Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc như lời nói thường thể điểm hiện sự chân thành, dung dị. - Kết thúc bài thơ bất ngờ: sáu câu trên nói đến cái không có, câu kết bài đã cân bằng tất cả, biến cái không có thành vô nghĩa vì đã có ta với ta * Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ theo bố cục, đan xen trình bày nội dung và nghệ thuật của các câu thơ. * Tiêu chuẩn cho điểm câu 3: - Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc - Điểm 4: Có kĩ năng làm văn biểu cảm, lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, biết vận dụng phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật. - Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 2: Viết đúng bài văn, nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu: - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài: * Giám khảo linh hoạt cho các điểm lẻ. ----Hết----
  4. Họ và tên:…………………………………….. KIỂM TRA HỌC KỲ I - Đề B Lớp: …………. MÔN: NGỮ VĂN 7 (90phút) I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là: A. Bà Huyện Thanh Quan. B. Nguyễn Trãi. C. Hồ Xuân Hương. D. Nguyễn Khuyến. Câu 2: Ca dao là dạng văn bản biểu cảm. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3:Chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn ghi giá trị nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa” sau đây: “ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của…………… và………………… . Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.” Câu 4: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là: A. Yên ả và thanh bình. B. Kì ảo và lộng lẫy. C. Tươi tắn và đầy sức sống. D. Hùng vĩ và náo nhiệt. Câu 5: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là: A.Quả trứng hồng. B. Tiếng gà trưa. C. Người bà. D. Người chiến sĩ. Câu 6: Đặt câu với từ đồng âm sau (hai từ cùng nằm trong một câu) A. Sâu (danh từ) – sâu (tính từ) ………………………………………………… B. Đá (danh từ) – đá (động từ) ………………………………………………….. Câu 7: Vẻ đẹp của hai câu thơ đầu bài “Cảnh khuya” là: A.Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa. C.Sử dụng hiệu quả biện pháp miêu tả. B.Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động. D.Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp. Câu 8: Thể loại của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là: A. Tiểu thuyết. B.Tùy bút. C. Bút kí. D. Truyện ngắn. Câu 9: Gạch chân điệp ngữ trong đoạn thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Đoàn Thị Điểm) Dạng điệp ngữ: …………………………………………………………………… Câu 10: Từ đồng âm là: A. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. B. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. C. Những từ có nghĩa trái ngược nhau. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 11:Tâm trạng của tác giả trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là: A.Vui mừng, háo hức khi trở về quê. B. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành. C. Buồn thương, trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi.
  5. D. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương. Câu 12: Điền từ trái nghĩa thích hợp: A.Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại…….. B.Một vũng nước trong, mười dòng nước………… .......................................................................................................................................................... ........... II. Tự luận : (7đ) Câu 1: (2đ) -Thế nào là quan hệ từ? -Đặt câu với cặp quan hệ từ sau: + Nếu…………..thì…………. + Vì……………nên…………… Câu 2: (5đ) Biểu cảm về loài hoa em yêu. Họ và tên:…………………………………….. KIỂM TRA HỌC KỲ I - Đề A Lớp: …………. MÔN: NGỮ VĂN 7 (90phút) I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là: A. Bà Huyện Thanh Quan. B. Nguyễn Khuyến. C. Hồ Xuân Hương. D. Nguyễn Trãi. Câu 2: Ca dao là dạng văn bản biểu cảm. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3:Chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn ghi giá trị nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa” sau đây: “ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của…………… và………………… . Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.” Câu 4: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là: A. Tươi tắn và đầy sức sống. B. Kì ảo và lộng lẫy. C. Yên ả và thanh bình. D. Hùng vĩ và náo nhiệt. Câu 5: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là: A.Quả trứng hồng. B.Người bà. C. Tiếng gà trưa. D. Người chiến sĩ. Câu 6: Đặt câu với từ đồng âm sau (hai từ cùng nằm trong một câu) A. Sâu (danh từ) – sâu (tính từ) ………………………………………………… B. Đá (danh từ) – đá (động từ) ………………………………………………….. Câu 7: Vẻ đẹp của hai câu thơ đầu bài “Cảnh khuya” là: A.Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa. C.Sử dụng hiệu quả biện pháp miêu tả. B.Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động. D.Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp. Câu 8: Thể loại của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là: A.Truyện ngắn. B.Tùy bút. C.Bút kí. D.Tiểu thuyết. Câu 9: Gạch chân điệp ngữ trong đoạn thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
  6. Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Đoàn Thị Điểm) Dạng điệp ngữ: …………………………………………………………………… Câu 10: Từ đồng âm là: A. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. B. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. C. Những từ có nghĩa trái ngược nhau. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 11:Tâm trạng của tác giả trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là: A.Vui mừng, háo hức khi trở về quê. B. Buồn thương, trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi. C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương. D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành. Câu 12: Điền từ trái nghĩa thích hợp: A.Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại…….. B.Một vũng nước trong, mười dòng nước………… .......................................................................................................................................................... ........... II. Tự luận : (7đ) Câu 1: (2đ) -Thế nào là quan hệ từ? -Đặt câu với cặp quan hệ từ sau: + Nếu…………..thì…………. + Vì……………nên…………… Câu 2: (5đ) Biểu cảm về loài hoa em yêu.
  7. PHÒNG GD – ĐT TÂN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 TỔ CHUYÊN MÔN MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút ( không kể phát đề ) ------------------------------------------------------------------------------------------------- Mã đề 246 I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Hãy chọn kết quả đúng và ghi vào giấy bài làm. Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ? A. Hành quân B. Xóm làng C. Chiến đấu D. Tổ quốc Câu 2: Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng- ồn ào” ? A. tĩnh mạch- huyên náo B. lặng lẽ- ầm ĩ C. vắng lặng- ồn ào D. đông đúc- thưa thớt Câu 3: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản? A. Giới thiệu các nội dung của một câu chuyện. B. Giới thiệu sự vật,sự việc nhân vật. C. Nêu diễn biến của sự việc. D. Nêu kết quả của sự việc. Câu 4: Thế nào là một văn bản biểu cảm ? A. Được viết bằng thơ. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh để khêu gợi sự đồng cảm của người đọc. C. Kể lại một câu chuyện cảm động. D. Bàn luận về một hiện tượng đời sống . Câu 5: Tâm trạng của tác giả qua bài “Qua Đèo Ngang” là: A. Nỗi buồn thầm lặng cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả B. Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên C. Buồn da diết khi sống trong cảnh cô đơn D. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương Câu 6: Dòng nào diễn đạt khái niệm từ đồng nghĩa? A. Là những từ có nghĩa giống nhau . B. Là những từ có nghĩa gần giống nhau. Trang 1/3 - Mã đề thi 246
  8. C. Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn. D. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Câu 7: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là: A. Người chiến sĩ B. Người bà C. Tiếng gà trưa D. Quả trứng hồng Câu 8: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” kể về việc gì ? A. Cuộc chia tay giữa hai anh em với mẹ B. Cuộc chia tay giữa hai anh em với bố C. Cuộc chia tay của những con búp bê D. Cuộc chia tay của hai anh em Câu 9: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “Phải thường xuyên ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo công việc”? A. Tận tâm tận lực B. Trí dũng song toàn C. Văn ôn võ luyện D. Tâm đầu ý hợp Câu 10: Trong các câu sau câu nào sử dụng quan hệ từ không đúng ? A. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ B. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác C. Nhờ siêng năng luyện tập nên nó đạt thành tích cao D. Nếu trời mưa con đường này sẽ rất trơn Câu 11: Quá trình tạo lập văn bản được sắp xếp theo thứ tự như thế nào? A. Định hướng, tìm ý, viết bài, kiểm tra B. Định hướng, viết bài, kiểm tra, tìm ý C. Tìm ý, định hướng, viết bài, kiểm tra D. Viết bài, tìm ý, kiểm tra, định hướng Câu 12: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ? A. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ B. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường C. Ghi lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường D. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường II/ TỰ LUẬN (7đ) Trang 2/3 - Mã đề thi 246
  9. 1.Thế nào là điệp ngữ (1đ)? Nêu các dạng điệp ngữ ?(0.5đ) *Bài tập vận dụng: Tìm điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ nào ?(0.5đ) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn đâu Ngàn đâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? (Đoàn Thị Điểm (?)) 2. Hãy nêu cảm nghĩ về người mẹ của em.(5đ) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 246
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2