TỔNG QUAN VỀ CUỐN LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN 502 ĐỒNG THÁP
lượt xem 15
download
Tiểu đoàn 502 bộ đội địa phương Đồng Tháp, đơn vị được nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là lá cờ đầu về thành tích chiến đấu, là niềm tự hào không những của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 502 mà còn là của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TỔNG QUAN VỀ CUỐN LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN 502 ĐỒNG THÁP
- TỔNG QUAN VỀ CUỐN LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN 502 ĐỒNG THÁP (1959-1975). MỞ ĐẦU Tiểu đoàn 502 bộ đội địa phương Đồng Tháp, đơn vị được nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là lá cờ đầu về thành tích chiến đấu, là niềm tự hào không những của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 502 mà còn là của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Qúa trình hình thành và phát triển của Tiểu đoàn 502 là s ự k ế thừa truyền thống cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân Sa Đéc- Long Châu Tiền-Long Châu Sa trong kháng chiến chống th ực dân Pháp và là tiêu biểu cho truyền thống “Kiên cường bám trụ. Giữ đất giành dân” của tỉnh Đồng Tháp. Thành lập trong điều kiện cách mạng miền Nam đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật, bị Mĩ-Diệm khủng bố ác liệt, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 502 đã chịu đựng biết bao gian khổ, hi sinh. Được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ t ỉnh nhà, được nhân dân thương yêu, đùm bọc, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn luôn nêu cao tinh thần hi sinh anh dũng, tự lực tự cường, kh ắc ph ục khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Ngay từ buổi đầu xây dựng, tiểu đoàn đã thực hiện tốt nhi ệm vụ, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước phát triển lực lượng, cùng với quân dân toàn tỉnh đưa phong trào chuyển lên thế tiến công. Cùng với việc thực hiện chức năng đánh giặc, tiểu đoàn còn tích cực tham gia công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vùng tôn
- giáo, vùng yếu. Tham gia sản xuất, tự lực giải quyết một phần lương thực, thực phẩm, giảm bớt sự đóng góp của nhân dân. Được rèn luyện trong khói lửa trong chiến tranh ác liệt, như ngọc càng mài càng sáng, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng được cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn phát huy trong chiến đấu, công tác, sản xuất, tô thắm thêm truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Nhằm đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trong tỉnh, cũng là để lưu giữ, tuyên truyền rộng rãi thành tích, truyền thống vẻ vang của Tiểu đoàn 502 anh hùng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp đã chỉ huy biên soạn cuốn sách “Lịch sử Tiểu đoàn 502 Đồng Tháp (1959-1975)”. Cuốn sách do nhà xuất bản Quân đội nhân dân (Hà Nội) phát hành vào năm 1999. Cuốn sách “Lịch sử Tiểu đoàn 502 Đồng Tháp (1959-1975)”, được chia làm bốn chương: Chương một: Tiểu đoàn 502 thành lập, làm nòng cốt cho phong trào Đồng Khởi của tỉnh (1959 -1960). Chương hai: Tiểu đoàn 502 cùng nhân dân đẩy mạnh ba mũi công, mở rộng vùng giải phóng, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân (1961-1968). Chương ba: Kiên cường bám trụ, chống phá bình định, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”của đế quốc Mĩ (1969- 27/1/1973) Chương bốn: Tiểu đoàn 502 cùng nhân dân Kiến Phong đánh bại âm mưu bình định lấn chiếm của địch, tham gia Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng quê hương (28/1/1973-6/5/1975). Mỗi chương nêu lên sự phát triển của Tiểu đoàn 502 gắn li ền với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). Cụ thể:
- NỘI DUNG Phần một: NỘI DUNG CƠ BẢN CUỐN “LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN 502 ĐỒNG THÁP (1959-1975)” Chương một Tiểu đoàn 502 thành lập, làm nòng cốt cho phong trào Đồng Khởi (1959-1960). 1. Vài nét về tỉnh Đồng Tháp và con người Đồng Tháp Đồng Tháp là một tỉnh được thành lập theo nghị định của Chính phủ vào cuối năm 1975 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sa Đéc và Long Châu Tiền. Tỉnh bao gồm các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, thị xã Cao Lãnh, Tháp Mười, Th ạnh Hưng, Lai Vung, Châu Thành, thị xã Sa Đéc và Cao Lãnh. Đồng Tháp là một tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, nằm hai bên bờ sông Tiền, là một bộ phận của Đồng Tháp Mười nổi tiếng. Phía bắc giáp tỉnh Prâyveng (Campuchia), phía nam giáp tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long, phía đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh An Giang. Dân số của tỉnh năm 1989 là 1.385.513 người, ng ười Kinh chiếm 97,6%, còn lại là người Hoa, Khơme và m ột s ố dân tộc khác. Trong tỉnh có nhiều tôn giáo nhưng đồng bào theo đạo Ph ật và đạo Hòa Hảo là đông nhất. Địa hình Đồng Tháp bằng phẳng, không có núi nhưng kênh rạch thì chằng chịt do thiên nhiên và con người tạo nên rất thu ận l ợi cho giao thông đường thủy. Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ cao quanh năm, trung bình từ 26 đến 28 độ và lượng mưa
- tương đối lớn. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa m ưa và mùa khô. Từ cuối thế kỉ 19 đến nay, địa bàn của tỉnh đã nhiều l ần thay đổi. Về phía cách mạng sự phân chia lại địa bàn nhằm phù hợp với tình hình chiến trường. Sự tách nhập linh hoạt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, dù với tên gọi nào thì đây cũng là vùng đ ất luôn giữ vị trí trọng yếu, một trong những tuyến đầu phía Tây Nam, nhất là trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã h ội chủ nghĩa hiện nay. Trải qua chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Đồng Tháp đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian kh ổ, hi sinh, giành nhiều thắng lợi. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân dân Đồng Tháp đã cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp, viết lên trang sử vẻ vang, tô thắm truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông. 2. Những đơn vị tiền thân của Tiểu đoàn Trước tình hình địch tăng cường khủng bố, phá hoại hiệp định Giơnevơ, từ chủ trương đấu tranh chính trị, tháng 6 năm 1956, Đảng đã xác định phải xây dựng lực lượng cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Kiến Phong đã họp, nhận định âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mĩ và tay sai tiếp tục đàn áp phong trào cách mạng. Về phía ta không thể thụ động chống đỡ tay không với kẻ thù tàn ác, có vũ khí trong tay…Vì vậy, Tỉnh ủy xác định đưa cách mạng tiến lên, mạnh dạn cho thành l ập lực lượng vũ trang của tỉnh. Ngày 25 tháng 6 năm 1956, tỉnh cho thành lập ti ểu đoàn Đinh B ộ Lĩnh trên cơ sở ghép ba đại đội: đại đội 402 do đồng chí Phan Triêm làm đại đội trưởng (15/2/1956), đại đội 510 do đồng chí Diệp Hà làm đại đội trưởng (15/2/1956), đại đội 210 do đồng chí Sáu Dưỡng làm
- đại đội trưởng (30/2/1956). Tiểu đoàn do đồng chí Nguyễn Trường Cang làm tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên hình thành là do đồng chí Bí th ư Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ giao cho đồng chí Lê Văn Khuyên và Đào Kim Sơn thành lập (4/1956). Lực lượng chủ yếu gồm: tiếp nhận cán bộ của tỉnh Gò Công được tỉnh ủy Gò Công điều sang giúp Bình Xuyên đánh Diệm, nay Bình Xuyên tan rã, số đồng chí này rút về Đồng Tháp Muời liên lạc với ta; ta vận động sáp nhập hai tiểu đội Bình Xuyên; Liên tỉnh ủy cho tuyển mộ số du kích tốt bổ sung thêm; s ố cán b ộ c ủa tỉnh Kiến Phong, Mĩ Tho do Liên tỉnh ủy điều về. Tiểu đoàn viên chế gồm hai đại đội: 350 và 355, do đồng chí Bảy Phèn làm ti ểu đoàn trưởng. Kể từ khi thành lập đến năm 1956, Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh và Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên luôn đóng vai rò lực lượng vũ trang chủ yếu, nòng cốt của tỉnh. Trải qua ba năm hoạt động (1956-1958) phong trào đấu tranh của quần chúng được lực lượng tiểu đoàn h ỗ trợ đã có b ước phát triển, thu được nhiều kết quả đáng kể. Đặc biệt là lòng tin vào thắng lợi của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ngày càng được củng cố. Đến cuối năm 1958, tuy tình hình chung vẫn còn khó khăn, nhưng kết quả lớn nhất của tiểu đoàn nói riêng, của toàn tỉnh nói chung đ ạt đ ược là đã bảo vệ, giữ gìn, củng cố được lực lượng, tạo được tiền đề để đẩy mạnh hoạt động vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, ti ếp t ục đ ưa phong trào cách mạng tiến lên trong giai đoạn mới. 3. Tiểu đoàn 502 ra đời Sau khi không đạt được mưu đồ triệt phá cơ sở cách mạng, năm 1959, địch tiếp tục đánh phá ác liệt và toàn diện h ơn. Chúng tăng cường càn quét, lục soát, thành lập thêm quân đội, tiếp tục l ập thêm khu dinh điền, khu trù mật, ban hành đạo luật 10/59 đặt cộng s ản ra ngoài vòng pháp luật, chúng đưa máy chém đi khắp miền Nam.
- Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Kiến Phong chủ trương củng cố các đơn vị võ trang địa phương, cởi bỏ hoàn toàn danh nghĩa giáo phái, về đúng với phiên hiệu của mình, phát huy những truy ền th ống và thành tích đã có, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Được Tỉnh ủy chỉ đạo, ngày 23 tháng 9 năm 1959 Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên làm lễ tuyên thệ, chính thức ra mắt danh hiệu Tiểu đoàn 502 Ki ến Phong. Ngày này được lấy làm ngày truyền thống thành lập tiểu đoàn, và cũng từ đây trên chiến trường, uy tín và chiến công của tiểu đoàn ngày càng nổ rộ làm nức lòng đồng bào, chiến sĩ Đồng Tháp, còn kẻ địch thì hoang mang, lo sợ. Tiểu đoàn 502 do đồng chí Lê Văn Khuyên làm đ ại đ ội trưởng. Sau khi ổn định tổ chức, các đơn vị của tiểu đoàn ráo riết huấn luyện, chuẩn bị hậu cần, vũ khí. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, sau khi củng cố và huấn luyện, tiểu đoàn mở đợt võ trang tuyên truy ền hỗ trợ các vùng ven căn cứ phá thế kìm kẹp. Đại đội Tám Trà đ ược tiểu đoàn giao cho thí điểm kế hoạch phá thế kìm kẹp của toàn tỉnh. 4. Chiến thắng giồng Thị Đam-gò Quản Cung, tạo thế và lực mới, làm đòn xeo cho phong trào Đồng Khởi của tỉnh. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 502 đã phái đại đội Bẩy Phú và một phân đội Năm Bình về làm công tác võ trang tuyên truyền phá kế hoạch gom quân của địch ở xã Bình Thạnh (Hồng Ngự). Đơn vị tập kết về giồng Thị Đam thì phát hiện một toán quân địch hành quân bằng xu ồng từ Hồng Ngự đi thẳng về Dứt Gò Suông (Sa Rài). Ban ch ỉ huy đ ại đội báo cáo ban chỉ huy tiểu đoàn. Một cuộc họp khẩn cấp đã nhất trí nhận định: Địch mở cuộc càn tìm diệt lực lượng võ trang ta, hỗ trợ vi ệc gom dân quy khu, quy ấp và giải tỏa vòng ngoài kênh An Long. Đúng như nhận định của ta, khoảng 9 giờ ngày 26 tháng 9 năm1959, cánh quân địch từ giồng Sa Rài, tiến về giồng Thị Đam. Tiểu đoàn đã phục kích và đánh thắng quân địch.
- Qua khai thác đại úy Phán, ta nắm được toàn bộ kế hoạch hành quân của địch, trục tiến quân, các tọa độ mục tiêu đánh phá của chúng. Được biết, ngoài cánh quân A, còn có cánh quân B s ẽ ti ến vào vùng này. Do đó, đơn vị hành quân gấp về gò Quản Cung. Tại đây, quân ta bố trí xong trận địa thì cánh quân B của địch cũng vừa tới. Vào lúc xế chiều, quân ta đồng loạt nổ súng, xung phong và đã giành được thắng lợi. Thắng lợi ở giồng Thị Đam-gò Quản Cung là chiến công xuất sắc đầu tiên của Tiểu đoàn 502, là trận th ắng lớn nh ất ở t ỉnh Ki ến Phong khu 8 và Nam Bộ nói chung kể từ sau đình chiến năm 1954, là thắng lợi của lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí sắc đá, tinh th ần kiên cường, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ ta, là thắng lợi của quá trình bền bỉ đấu tranh xây dựng, giữ gìn và phát triển lực lượng, thể hiện quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy là đúng đắn. Chiến thắng giồng Thị Đam-gò Quản Cung còn là một cái mốc chuyển lên thế mới, tạo ra tình thế cách mạng ở địa ph ương. Ngoài thắng lợi quân sự, thắng lợi nhất là về chính trị. Nó cổ vũ tinh th ần, khí thế đấu tranh của nhân dân trong tỉnh, ảnh hưởng lan rộng ra nhi ều tỉnh. Chiến thắng này đã tạo điều kiện vật ch ất và kinh nghi ệm ch ỉ đạo cho cuộc Đồng Khởi sau này. Đặc biệt khi nổ ra Đ ồng Kh ởi (B ến Tre) và Đồng Khởi trong tỉnh, ta đã mượn danh nghĩa Tiểu đoàn 502 đ ể động viên quần chúng và hù dọa địch. Nắm được tinh thần của Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, các cấp ủy trong tỉnh rất phấn khởi, liên tiếp phát động các đợt ho ạt động lập thành tích kỉ niệm Nam Kì khởi nghĩa (23/11/1940- 23/11/1959) và kỉ niệm ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/1960). Sau Hội nghị quán triệt Nghị quyết 15, Khu ủy chủ trương phát động các tỉnh mièn Trung Nam Bộ đồng loạt khởi nghĩa, mở đầu vào ngày 15 tháng 1 năm 1960. Trước tình hình đó, tỉnh củng cố thêm một
- bước cho Tiểu đoàn 502: để giữ bí mật lực lượng trong quá trình hoạt động đã đổi phiên hiệu cho các đại đội, thành lập các tiểu đoàn trinh sát đặc công, củng cố bộ phận quân y, quân giới, xưởng sửa chữa vũ khí, quân số bổ sung lên tới 200 cán bộ, chiến sĩ, vũ khí trang b ị khá đầy đủ. Chương hai Tiểu đoàn 502 cùng nhân dân đẩy mạnh ba mũi công mở rộng giải phóng, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân(1961-1968). 1. Góp phần cùng toàn quân, toàn dân đánh b ại chi ến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965) Sau thắng lợi của cao trào Đồng Khởi, từ cuối năm 1960, đế quốc Mĩ buộc phải thay đổi chiến lược, chuyển sang “Chiến tranh đ ặc biệt” để đối phó với cách mạng miền Nam, chiếm lại những địa bàn và vùng dân cư đã mất. Bước vào giai đoạn chống phá của Mĩ-ngụy, lực lượng vũ trang của tỉnh được củng cố, kiện toàn lại tổ chức, nâng cao hiệu xuất tác chiến. Tỉnh nhất trí phương án Tiểu đoàn 502 có ba đại đội bộ binh: 272, 274 và 198.Các phân đội đặc công, trinh sát, quân y, h ậu c ần, quân khí củng cố một bước, ban chỉ huy tiểu đoàn vẫn như cũ. Tỉnh đổi phiên hiệu đại đội cơ động 271 thành đại đội 209 và cho thành lập thêm một đại dội cơ động mới là 261.
- Để phá âm mưu bình định Đồng Tháp Mười của địch, tỉnh ủy chỉ đạo các Đảng bộ địa phương, các đơn vị vũ trang, lực lượng chính trị, binh vận…tiến hành ba cuộc đấu tranh chính trị lớn vào ngày 4 tháng 10 năm 1960, ngày 7 tháng 1 năm 1961 và ngày 5 tháng 3 năm 1961. Phối hợp với đấu tranh chính trị, Tiểu đoàn 502 cùng với nhân dân huyện Cao Lãnh giành thắng lợi ở Cả Mác (3/2961). Không thực hiện được mục tiêu kế hoạch bình định miền Nam trong 18 tháng (6/1961- cuối 1962), Mĩ-Diệm buộc phải chuyển qua thực hiện kế hoạch Mác Namara, bình định miền Nam trong ba năm (1963-1965). Nội dung chủ yếu của kế hoạch này là tập trung lực lượng càn quét, gom dân lập ấp chiến lược một cách ào ạt, vừa tập trung bình định vùng trọng điểm, vừa đánh phá trên diện rộng. Trong những năm 1963, Tỉnh ủy chỉ đạo mở ba đợt tấn công phá ấp chiến lược: đợt 1 (1/1963-6/1963), đợt 2 (7/1963-10/1963), đợt 3 (t ừ tháng 11 trở đi). Trọng điểm là Cao Lãnh. Tiểu đoàn 502 đã liên ti ếp giành được nhiều thắng lợi như: trận Bình Hàng Tây (22/12/1963), trận Xẻo Quýt (6. 1963)… Tiểu đoàn 502 và các lực lượng vũ trang trong tỉnh, phối hợp chặt chẽ với lực lượng chính trị, binh vận, đẩy mạnh tiến công địch trên toàn chiến trường, tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, phá ấp chiến lược, giành thắng lợi to lớn. Một số chiến th ắng tiêu bi ểu nh ư: t ập kích đại đội bảo an huyện Cao Lãnh đóng ở Bình Hàng Trung (14/3/1964), diệt đồn Cái Sách (15/4/1964), tiến công địch ở vùng ven thị xã Cao Lãnh (5/1964)… Trong hơn bốn năm, Tiểu đoàn 502 và các lực lượng vũ trang của tỉnh đã cùng toàn dân, vượt qua nhiều khó khăn, ác liêt, đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - ngụy trên chiến trường Kiến Phong. Cán bộ, chiến sĩ luôn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chi ến đ ấu của Tỉnh ủy và chỉ đạo của quân khu, liên tục tiến công địch, h ỗ trợ
- đắc lực cho phong trào phá ấp chiến lược của nhân dân, đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch, bao vây, tiến công, diệt và bức rút nhiều đồn bốt, chủ động phục kích, tập kích nhiều trận thắng lợi. Đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Những thắng lợi trên của quân và dân t ỉnh Kiến Phong đã góp phần cùng toàn miền Nam làm phá sản chi ến l ược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - ngụy, tạo thế và lực m ới, ti ếp t ục giành thắng lợi trước những âm mưu chiến lược mới. 2. Góp phần đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ trên chiến trường Kiến Phong (1965-1968) Từ đầu năm 1965, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ có bước tiến mới. Trước sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang dùng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh Mĩ vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam, bước phản công nhằm giành lại quyền chủ động, giành thắng lợi quy ết định về chiến lược. Biện pháp chủ yếu của chiến lược là tìm và diệt. Trên cơ sở quán triệt quyết tâm của trung ương Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh, các nghị quyết của trung ương Cục và chỉ đạo của Tỉnh ủy Kiến Phong, Tiểu đoàn 502 đã tập trung các đơn vị của mình lại, tiến hành củng cố tổ chức, bổ sung tân binh, huấn luyện kĩ thuật cho bộ đội. Đặc biệt tỉnh mở lớp huấn luyện sử dụng hỏa lực cho cán bộ. Tiểu đoàn 502 lúc này biên chế thành bốn đại đội tập trung, thường gọi là C1, C2, C3,C4. Quân số được bổ sung, đại đội trung bình có 80 đồng chí, vũ khí do sự chi viện của miền Bắc nên tương đối đủ và có hỏa lực mạnh. Song song công tác tổ chức huấn luyện, tiểu đoàn mở đợt giáo dục chính trị, học tập tình hình nhiệm vụ mới, xây dựng quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Qua đó, đã củng cố được niềm tin và khả năng đánh thắng Mĩ của cán bộ, chiến sĩ, hăng hái h ưởng ứng phong trào thi đua “Tìm Mĩ mà đánh”, “Tìm Mĩ mà diệt”. Tiểu đoàn 502
- đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi như: tập kích địch trên kênh ông Cả thuộc xã Tân An thị xã Cao Lãnh (28/2/1965), tập kích đ ịch t ại Tân An (30/2/1965)… Những tháng đầu năm 1966, Mĩ - ngụy mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất trên toàn miền Nam. Ở Kiến Phong, địch mở nhiều cuộc hành quân, càn quét đánh vào các căn cứ, phá hoại mùa màng… Tiểu đoàn 502 và các lực lượng vũ trang của tỉnh đã liên tục tiến công tiêu hao, tiêu diệt địch: tập kích quân địch t ại đ ồn Cái Tre thuộc huyện Thanh Bình (10/4/1966), tập kích đồn Bà Dư, Mĩ H ội thuộc huyện Long Hiệp (23/5/1966) tấn công sân bay Tân Tịch thuộc thị xã Cao Lãnh (18/7/1966)… Với những thắng lợi trên, ta vẫn tiến công địch bằng ba mũi, bước đầu có kinh nghiệm đánh Mĩ, góp phần cùng toàn mi ền Nam làm thất bại cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 của Mĩ-ngụy. Bước vào mùa khô 1966-1967, địch mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Cường độ chiến tranh cao hơn và ác liệt hơn, quy mô càn phá rộng hơn. Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới, Tiểu đoàn 502 tổ chức học tập nhằm củng cố thêm tinh thần và quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ cho cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn. Nhờ vậy, Ti ểu đoàn 502 liên tiếp giành được nhiều thắng lợi như: tập kích địch ở Đốc Binh Kiều (13/7/1967), tấn công vào khu kho hậu cần tiểu khu Kiến Phong tại xã Mĩ Trà (12/8/1967)…làm thất bại cuộc phản công mùa khô lần thứ hai của Mĩ-ngụy. Qua hơn hai năm (5/1965-12/1967) đối mặt với “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, Tiểu đoàn 502 nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, dũng cảm tiến công địch, từng bước làm tổn thất nặng nề các lực lượng, phương tiện chiến tranh và đánh bại các thủ đoạn đánh phá ác liệt, nguy hiểm của địch, thực hiện được yêu cầu chính trị ở địa phương.
- 3. Tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân M ậu thân 1968 ở tỉnh Kiến Phong Sau các cuộc phản công chiến lược của địch, thực tế chi ến trường nổi lên tình hình: địch đã thất bại nhiều mặt, dư luận rộng rãi rên thế giới ngày càng phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam; giới cầm quyền Mĩ bắt đầu dao động, lúng túng nhưng vẫn ngoan cố ti ếp t ục tăng quân, chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công; ta đã thắng lớn nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Trên cơ sở phân tích toàn diện cuộc chiến tranh giữa ta và đ ế quốc Mĩ trên cả hai miền Nam, Bắc, Hội nghị trung ương (14/1/1968) nhất trí thông qua quyết định: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 nhằm mục tiêu “Giáng cho địch một đòn thật mạnh và hiểm, bất ngờ và đồng loạt, làm cho Mĩ phải lung lay ý chí xâm lược, tạo nên sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta”. Trên tinh thần đó, tỉnh quyết định rút bộ đội huyện bổ sung cho tỉnh, chuyển du kích xã lên bộ đội huyện. Điều một b ộ ph ận c ủa Ti ểu đoàn 502A sang làm nòng cốt để tỉnh điều thêm cán bộ ở tỉnh và bộ đội huyện thành lập Tiểu đoàn 502B, tiểu đoàn này do đồng chí Sáu Huy làm tiểu đoàn trưởng. Tỉnh rút đại đội hỏa lực của Tiểu đoàn 502 c ủng cố và trang bị thêm vũ khí mới, đặt phiên hiệu là đại đội 67. Ngoài ra, tỉnh còn thành lập đại đội đặc công, trinh sát và đ ặc bi ệt là đ ại đ ội thông tin với ba trung đội: vô tuyến, hữu tuyến và truyền đạt. Như vậy, trước giờ tổng tiến công, tỉnh có hai tiểu đoàn: 502A và 502B, một đại đội trợ chiến, một đại đội đặc công, một đ ại đ ội trinh sát, một đại đội thông tin. Các đơn vị đều được bổ sung đủ quân số theo biên chế và tăng cường trang bị nhất là hỏa l ực. Công tác đ ộng viên chính trị, lãnh đạo tư tưởng được tiến hành khẩn trương, sôi nổi đã làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ th ời cơ l ịch sử c ủa cu ộc T ổng t ấn
- công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, mọi người đều có quyết tâm cao, sẵn sàng bước vào cuộc tổng tiến công với khí thế cao. Mục tiêu tiến công của tỉnh Kiến Phong là th ị xã Cao Lãnh. Ti ểu đoàn 502A được giao nhiệm vụ đột phá ở hướng chủ yếu từ đông nam lên để đánh chiếm thị xã Cao Lãnh. Tiểu đoàn 502B được giao nhiệm vụ chiến đấu ở hướng thứ yếu. Đêm ngày 29, rạng sáng ngày 30 Tết, cả hai tiểu đoàn đều đồng loạt tấn công. Nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường nên hai tiểu đoàn đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều quân địch, phá hủy nhiều đồn bốt của địch, kiên cường bám trụ và đánh địch phản kích có kết quả, góp phần cùng toàn tỉnh, toàn miền Nam và cả nước giành thắng lợi to lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, buộc đế quốc Mĩ phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pari. Chương ba Kiên cường bám trụ, chống phá địch, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ (1969-27/1/1973). 1. Khắc phục khó khăn, bám trụ chiến đấu và võ trang tuyên truyền vùng tôn giáo Hòa Hảo (chợ Mới). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 c ủa quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ- ngụy. Nhưng đế quốc Mĩ rất ngoan cố, tiếp tục kéo dài cuộc chi ến tranh, đồng thời mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn cõi Đông D ương, tiếp tục sử dụng quân đội viễn chinh Mĩ làm chỗ dựa để thực hi ện chiến lược “ Việt Nam hóa chiến ranh” , “dùng người Vi ệt gi ết người Việt” , “dùng người Đông Dương giết người Đông Dương” bằng tiền của, vũ khí của Mĩ và do người Mĩ chỉ huy.
- Trước tình hình mới, Tỉnh ủy Kiến Phong chủ trương kiên quy ết “bám đất, bám dân, bám chiến trường”, đẩy mạnh đánh phá địch bằng du kích chiến tranh, phối hợp với đấu tranh ba mặt, bảo t ồn và gi ữ vững lực lượng, bám trụ, đánh bại kế hoạch bình định của địch, mở rộng vùng căn cứ và vùng giải phóng. Chỉ đạo các lưc lượng vũ trang phải kiên quyết bám trụ, đánh địch phản kích, chống càn quét, dùng đặc công, biệt động đánh sâu trong thị xã, thị trấn và vũ trang tuyên truyền trong vùng yếu…để hỗ trợ cho nhân dân đánh phá bình định và giành quyềnn làm chủ. Tiểu đoàn 502 đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi như: đánh địch càn quét vào các xã Long Hiệp, Mĩ Hộ (23/3/1969–28/3/1969), đánh thiệt hại nặng đồn An Bình (17/4/1969)…Đặc biệt, trong sáu ngày đêm (12/5/1969-17/5/1969), Tiểu đoàn 502, bộ đội huyện Thanh Bình và đoàn cán bộ của tỉnh đã thọc sâu vào vùng tôn giáo Hòa Hảo, tiến hành vũ trang tuyên truyền giành được thắng lợi lớn về chính trị và quân sự. Thông qua hoạt động võ trang tuyên truyền, tiến công địch, tôn trọng và bảo vệ phong tục tập quán, tài sản của nhân dân…đã làm cho phần lớn đồng bào tín đồ thấy rõ bản chất tốt đẹp của lực lượng vũ trang cách mạng, bước đầu có chuyển biến tin tưởng cách mạng và có những hành động giúp đỡ bộ đội như: tiếp tế cơm nước, cho mu ợn xuồng, nuôi giấu thương binh… Tháng 7 năm 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu quân và dân cả nước kiên trì và đẩy mạnh cả nước “Đánh cho quân Mĩ phải rút h ết sạch, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hết”, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà. Trong cuộc kháng chiến của ta nói chung và của chiến trường Kiến phong nói riêng đâng từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên giành thắng lợi mới, thì ngày 2 tháng 9 năm 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn của dân tộc ta. Người đã đ ể
- lại Di chúc thiêng liêng cho đồng bào và chiến sĩ c ả nước. Bi ến đau thương thành sức mạnh, quân và dân Kiến Phong, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 502 quyết tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu và liên tiếp giành được nhiều thắng lợi: phục kích địch ở Bình Hàng Trung (10/6/1970), tập kích vào sở chỉ huy của liên đoàn biệt động quân 41 (9/1971)… Nhờ chuyển hướng hoạt động, tập trung vào đánh phá, bình định, bố trí, sử dụng lực lượng vũ trang hợp lí, Tiểu đoàn 502 đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ trong thời kì địch tăng cường bình định, kiên quyết bám đất, bám dân, bám cơ sở, liên tục tiến công địch với quy mô và phương thức thích hợp. Đến cuối năm 1971, ta đã khôi phục và củng cố được lực lượng ba thứ quân, bước đầu tạo được thế mới, lực mới để đẩy mạnh đánh phá bình định của địch ở mức cao hơn. 2. Cùng với quân dân Kiến Phong tham gia cu ộc ti ến công chiến lược năm 1972 và chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên chiến trường trọng điểm của tỉnh. Do trung ương có nhận định đúng, chủ trương chính xác, quân dân ta đã đánh bại cao điểm hoạt động quân sự cao nh ất, cố gắng nh ất của quân ngụy trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nh ững thắng lợi trên tạo điều kiện cho ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam nhằm tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng địch và ta, làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh ở miền Nam. Trong cuộc tiến công chiến lược này, ta chủ trương kết hợp ba đòn chiến lược: đòn tiêu diệt của chủ lực trên chiến trường lựa chọn, đòn tiến công và nổi dậy đánh phá bình định ở nông thôn, đòn đấu tranh chính trị ở các thành thị; kết hợp ba mặt trận đấu tranh quân sự, đ ấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; giành th ắng lợi quyết định ở
- miền Nam. Kiến Phong nằm trong vùng trọng điểm chiến dịch tiến công tổng hợp của khu 8. Tỉnh bổ sung cho Tiểu đoàn 502 một đại đội và rút một đại đội của Tiểu đoàn 718 đưa sang làm nòng cốt, biên chế lại tiểu đoàn, đưa quân số lên 200 quân và lấy lại phiên hiệu Tiểu đoàn 502A. Ti ểu đoàn được củng cố cả quân số và trang bị vũ khí, có bốn đại đội: 1, 2, 3, 4 do đồng chí Ái Việt làm tiểu đoàn trưởng. Đồng th ời lấy Ti ểu đoàn 718 làm nòng cốt, bổ sung thêm ba đại đội tân binh, thành l ập l ại Ti ểu đoàn 502B do đồng chí Mười Cường làm tiểu đoàn trưởng. Hai tiểu đoàn đã chiến đấu vô cùng anh dũng, giành được nhiều thành thắng lợi to lớn như: diệt viện ở Mĩ Thọ (22/4/1972), tổ ch ức vây đồn Cống Trực (5/6/1972), phục kích ở khu vực cống Mười Nẫn thuộc vùng 4 Thiện Mĩ (11/6/1972), phục kích tại ấp Mĩ Tây thuộc xã Mĩ Qúy (6/7/1972), phục kích tại khu vực đồi Cao Đài và Xẻo Của thuộc xã Bình hàng Tây (31/8/1972)… Các tiến công và đợt nổi dậy trong năm 1972 của quân và dân Kiến Phong đã làm chuyển biến quan trọng tình hình chi ến lược của tỉnh, giành và chuyển lên thế chủ động tiến công địch về quân sự, chính trị, binh vận, tạo được thế và lực mới để tiến lên giành nh ững thắng lợi tiếp theo. Thắng lợi của quân và dân Kiến Phong, trong đó nòng cốt là Tiểu đoàn 502 đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari, rút hết quân Mĩ ra khỏi miền Nam, làm cho t ương quan lực lượng giữa ta và địch thay đổi có lợi cho ta, tạo điều kiện cơ bản nhất để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
- Chương bốn Tiểu đoàn 502 cùng nhân dân kiên phong đánh bại âm mưu bình định lẫn chiếm của địch, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuana1975, giải phóng quê (28/1/1973- 6/5/1975). 1. Tham gia đánh bại âm mưu bình định lấn chiếm của địch. Theo quy định của Hiệp định Pari về Việt Nam, Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh th ổ của Vi ệt Nam, cam kết chấm dứt dính líu về quân sự, phải rút hết quân Mĩ và quân các nước khác ra khỏi miền Nam Việt Nam. Thế nhưng Mĩ vẫn âm mưu dùng ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn làm công cụ để th ực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Để thực hiện âm mưu đó, Mĩ tăng cường viện trợ ồ ạt ti ền c ủa, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho ngụy, ráo riết bắt lính, tăng c ường lực lượng vũ trang ở cơ sở, trực tiếp khống chế nhân dân, liên ti ếp m ở các cuộc hành quân càn quét. Trong khi đó, ta có khuyết điểm và sơ hở là không kịp thời, kiên quyết phản công và tiến công địch, nên chúng đã lấn chiếm, bình định được nhiều vùng, gây cho ta những tổn thất nhất định. Tháng 7 năm 1973, Hội nghị trung ương lần thứ 21 họp và đ ề ra chủ trương: kiên quyết phản công và tiến công địch, vận dụng linh hoạt trên cả ba vùng chiến lược. Trên tinh thần đó, Ti ểu đoàn 502A và Tiểu đoàn 502 B đã chiến đấu dũng cảm và giành được nhiều thắng lợi như: chặn viện tại đồn Đường Gỗ thuộc xã Nhị Mĩ (20/4/1973), vây lấn đồn bốt ở vùng kinh 3 Mĩ Điền thuộc xã Thanh Mĩ (3/12/1973), vây ép và bức rút đồn Hai Biển (11/ 1973), tập kích tiêu di ệt đ ại đ ội 4 c ủa tiểu đoàn bảo an 543 (5/1974), tập kích đại đội 1 của ti ểu đoan b ảo an 544 đóng dã ngoại tại kinh 1 vàm Muơng Khai (13/7/1974 )… Trong suốt năm 1973 và năm 1974, Tiểu đoàn 502A, Tiểu đoàn 502B luôn quán triệt tư tưởng tiến công địch, do dự liên tục tiến công địch hết đợt này đến đợt khác và tấn công đều kh ắp trên t ất c ả các vùng, cùng quân và dân trong tỉnh tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí; đánh bại các mũi lấn chiếm trọng điểm của địch, đ ẩy lùi các mũi bình định, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng; tạo thêm được thế mới, lực mới sẵn sàng đưa cuộc kháng chiến trong tỉnh lên bước cao hơn. 2. Tham gia Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, góp phần giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà. Để tạo điều kiện chuyển biến mạnh vùng yếu Hòa Hảo, t ạo s ự gắn bó chiến trường giữa đông và tây sông Tiền, tháng 8 năm 1974, trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể tỉnh Kiến Phong thành
- lập tỉnh Sa Đéc và tỉnh Long Châu Tiền. Riêng tỉnh Sa Đéc tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh của quân và dân trong cuộc kháng chi ến chống Pháp và Mĩ vừa qua, tạo thuận lợi mới cho tiến công đ ịch và chuyển phong trào. Toàn bộ lực lượng của tỉnh Kiến Phong đ ều b ố trí, hoạt động ở tỉnh Sa Đéc. Tỉnh ủy Sa Đéc đã nhanh chóng ổn định t ổ chức, bố trí cán bộ, bố trí lực lượng, xác định các khu vực chi ến trường…Xác định khu vực trọng điểm và khẩn trương mọi mặt để bước vào đợt Xuân Hè năm 1975. Chiến dịch Xuân Hè năm 1975 được chia làm ba đợt: đợt 1 (20/12. 1974-20/1/1975): trong đợt này, Tiểu đoàn 502B vẫn đứng chân và hoạt động ở Cao Lãnh, Tiểu đoàn 502A có nhiệm vụ hoạt động ở phía Nam tỉnh Sa Đéc. Trong đợt 1, hoạt động của hai tiểu đoàn cũng như các lực lượng khác đạt kết quả chưa cao. Đợt 2 (20/1/1975- 20/2/1975): do công tác chuẩn bị tương đối tốt nên Tiểu đoàn 502A đã diệt được ba mục tiêu của địch, Tiểu đoàn 502B vẫn đứng chân ở Cao Lãnh, phục kích địch ở kinh Xáng Xéo (10/2/1975), cuối tháng 2 năm 1975, Tiểu đoàn 502B được điều sang phía nam sông Tiền. Đợt 3 (27/2/1975-18/3/1975): do tác động của chiến trường chung, khí thế quân và dân Sa Đéc lên cao, tạo lên một sức mạnh mới để ti ến công địch. Giữa tháng 4 năm 1975, tỉnh ủy Sa Đéc nhận được lệnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa của Trung ương Cục và ch ỉ đạo của Khu ủy. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Tỉnh ủy Sa Đéc ra lệnh cho các lực lượng chính trị, vũ trang, binh vận thực hành tổng công kích, tổng kh ởi nghĩa trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung giải phóng nông thôn. Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Tỉnh ủy nhận thông báo về ngày giờ của chiến dịch Hồ Chí Minh. Khi được tin Dương Văn Minh đ ầu hàng, Ban chỉ huy chiến dịch đã lệnh cho Tiểu đoàn 502A, Tiểu đoàn 502B hành quân thần tốc về giải phóng thị xã Sa Đéc. Đến 19 giờ ngày 30
- tháng 4 năm 1975, ta đã vào tiếp quản th ị xã Cao Lãnh. Cùng đêm ngày 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng ta đã tiến công, chiếm gi ữ hầu h ết các chi khu, thị xã trong toàn tỉnh. Trước đòn tấn công mạnh của ta, ngày 4 tháng 5 năm 1975 địch rút về nội ô chi khu và chùa Tây An để theo bọn đ ầu s ỏ L ương Tr ọng Tường, Huỳnh Trung Hiếu đang hô hào tử thủ. Nhân có hội này, quân ta vượt sông làm chủ sông Mĩ Luông, sông ông Chưởng…và tiếp tục tấn công địch bằng ba mũi giáp công, đến ngày 5 tháng 5 năm 1975, phần lớn quân địch đã bị tan rã, số còn lại hoang mang, rối loạn. Chớp thời cơ, sáng ngày 6 tháng 5 năm 1975, từ các h ướng ta đồng loạt tấn công vào hang ổ cuối cùng của địch. Địch hoang mang, hoảng sợ, vội vàng đầu hàng. Thừa thắng quân ta xông lên làm ch ủ hoàn toàn khu vực này, giải phóng hoàn toàn huyện ch ợ Mới. Ch ợ M ới là đơn vị hành chính cuối cùng của tỉnh được giải phóng. Phần hai: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐN “LỊCH SỬ ĐOÀN 502 ĐỒNG THÁP (1959-1975)” 1. Về nội dung Cuốn sách “Lịch sử Tiểu đoàn 502 Đồng Tháp (1959-1975)” đã tái hiện lại sự hình thành, phát triển và quá trình đấu tranh kiên c ường, bất khuất của Tiểu đoàn 502 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Đồng Tháp trong những năm 1959 đến năm 1975. Lịch sử Tiểu đoàn 502 Đồng Tháp là một bộ phận của lịch s ử toàn Đảng. Nội dung của cuốn sách không tách rời nội dung của toàn Đảng, không tách rời những sự kiện diễn ra trên thế giới, trong nước và những chủ trương, chính sách mà Đảng đề ra trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Cùng với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu nhập môn lịch sử triết học
19 p | 1007 | 435
-
phật giáo sử Đông nam Á - phần 2
47 p | 169 | 31
-
phật giáo sử Đông nam Á - phần 1
48 p | 204 | 29
-
Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 1
209 p | 37 | 15
-
Tông giáo triều Lý, lịch sử ngoại giao và Lý Thường Kiệt: Phần 1
254 p | 66 | 11
-
Tông giáo triều Lý, lịch sử ngoại giao và Lý Thường Kiệt: Phần 2
104 p | 44 | 11
-
Tổng quan về nghề sách Trung Quốc: Phần 1
95 p | 26 | 7
-
Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ: Lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)
393 p | 19 | 7
-
Ebook Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: Phần 1
214 p | 46 | 5
-
Ebook Lịch sử Công tác Đảng công tác chính trị lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận (1945-2000): Phần 2
308 p | 7 | 4
-
Ebook Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1
272 p | 9 | 4
-
Tìm hiểu về lịch sử sân khấu kịch và điện ảnh Việt Nam: Phần 1
134 p | 16 | 4
-
Lịch sử về trà: Phần 1
122 p | 11 | 3
-
Ký ức lịch sử - Văn hóa về Sài Gòn - Gia Định: Phần 1
209 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng-bảo vệ tổ quốc huyện Phú Bình (1945-2000): Phần 2
220 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc (1965-2015): Phần 2
120 p | 8 | 2
-
Sự thật và sử học của Lịch sử (Tái bản lần 2): Phần 2
174 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn