Tổng quan về Thương mại quốc tế và Kinh tế theo quy mô
lượt xem 50
download
Một lý do chính khiến cho thương mại giữa các quốc gia có thể diễn ra chính là tính kinh tế theo quy mô. Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho quá trình sản xuất mà trong đó sự tăng lên của một lượng sản phẩm nhất định sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm xuất ra
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan về Thương mại quốc tế và Kinh tế theo quy mô
- BÀI DỊCH Tổng quan về Thương mại quốc tế và Kinh tế theo quy mô Một lý do chính khiến cho thương mại giữa các quốc gia có thể diễn ra chính là tính kinh tế theo quy mô. Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho quá trình sản xuất mà trong đó, sự tăng lên của một số lượng sản phẩm nhất định sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra. Khi sản xuất trong ngành có đặc tính này, thì việc chuyên môn hóa và thương mại trao đổi sẽ làm tăng năng suất lao động cũng như tạo ra lợi nhuận cho tất cả các quốc gia tham gia vào thương mại. Theo học thuyết vè tính kinh tế theo quy mô, thương mại giữa các quốc gia không nhất thiết phải phụ thuộc vào sự khác biệt giữa các quốc gia đó. Thật vậy, các quốc gia tương đồng trên tất cả các phương diện vẫn có thể tiến hành hoạt động thương mại và thu về lợi nhuận. Điều này lý giải cho hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và EU. Hầu hết các nước phát triển đều giống nhau về công nghệ, nguồn lực và nhiều yếu tố liên quan, sử dụng các học thuyết thương mại cổ điển ( Ricardo, Heckscher-Ohlin ) chưa thể giải thích được nguyên nhân các quốc gia này vẫn tham gia vào thương mại, trong khi đây là loại hình thương mại chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới. Tính kinh tế theo quy mô và Cạnh tranh hoàn hảo Cần chú ý rằng các giả định trong nền kinh tế theo quy mô khác biệt so với các giả định trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo. Trong hầu hết các mô hình cạnh tranh hoàn h ảo, người ta giả định sản xuất diễn ra với lợi nhuận cố định theo quy mô. Tức là chi phí s ản xuất trên một đơn vị sản phẩm vẫn không đổi kể cả khi mở rộng quy mô sản xuất, Ví dụ vè lợi nhuận thu được với nền kinh tế theo quy mô Nguyên nhân chính khiến cho tính kinh tế theo quy mô có thể tạo ra lợi nhuận trong thương mại là do việc tái phân bổ các nguồn lực có thể giúp tăng hiệu quả sản xuất. Đ ể hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ sử dụng một mô hình tương tự như trong học thuyết của Ricardo. Các giả định cơ bản Giả sử Mỹ và Pháp sản xuất hai loại hàng hóa là hàng dệt may và thép và sử dụng một đầu vào là lao động. Giả thiết hai quốc gia có công nghệ sản xuất như nhau; nhu cầu, thị hiếu của hai quốc gia với hai hàng hóa là giống nhau. _ Sản xuất quần áo Mỹ (US) Pháp (Fr) Trong đó:
- QC , QC* : Số lượng quần áo sản xuất tại Mỹ và Pháp LC, LC* : Số lao động sử dụng để sản xuất quần áo tại Mỹ và Pháp aLC : cầu về lao động trên một đơn vị quần áo hay số giờ lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị quần áo ( do giả thiết công nghệ sản xuất giống nhau nên cầu về lao động trên một đơn vị quần áo của hai nước là như nhau ) _ Sản xuất thép: Giả thiết có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô trong sản xuất thép Mỹ (US) Pháp (Fr) Trong đó: QS, QS* : Lượng thép sản xuất tại Mỹ và Pháp LS, LS* : Số lao động dùng để sản xuất thép tại Mỹ và Pháp aLS(QS) : Cầu về lao động trên một đơn vị thép hay số giờ lao động cần thiết để sản xuất ra một tấn thép. Giả định rằng aLS(QS) giảm khi sản lượng tăng. _ Hạn chế nguồn lực: Quyết định sản xuất sẽ phân bổ lao động giữa các ngành. Giả thiết rằng lao động đồng nhất và có thể tự do chuyển đổi qua lại giữa các ngành. Mỹ (US) Pháp (Fr) LC* + LS* = L* LC + LS = L Trong đó L là nguồn cung lao động tại Mỹ và Pháp * Một ví dụ Chúng ta xây dựng mô hình tương tự như của Ricardo trong việc giải thích lợi nhuận thu được khi chuyên môn hóa sản xuất. Sau đó chỉ ra phương thức giúp hiệu quả sản xuất tăng nếu như một trong hai quốc gia sản xuất toàn bộ cầu về thép trên thế giới. Giả sử các biến ngoại sinh được cho như bảng sau: Mỹ (US) L = 100 L* = 100 Pháp (Fr) _ Điểm cân bằng trong nền kinh tế đóng: Sản xuất/tiêu thụ trong nền kinh tế đóng
- Quần áo (bộ) Thép (tấn) Mỹ (US) 50 50 Pháp (Fr) 50 50 Tổng 100 100 Bảng khả năng sản xuất quần áo và thép tại Mỹ và Pháp Như vậy, để sản xuất 50 bộ quần áo và 50 tấn thép, mỗi quốc gia mất 100 giờ lao động. Do sản lượng và nhu cầu, thị hiếu tại hai quốc gia là như nhau nên hai quốc gia s ẽ không có cơ sở để tiến hành hoạt động thương mại _ Lợi nhuận thu được khi chuyên môn hóa Tuy không có cơ sở để tiến hành hoạt động thương mại nhưng thương mại vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia này. Nếu một trong hai quốc gia sản xuất toàn bộ loại hàng hóa có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô, còn quốc gia kia chuyên môn hóa s ản xuất hàng hóa khác thì hai quốc gia có thể tiến hành trao đổi. Ví dụ, giả sử Pháp chuyên môn hóa sản xuất 120 tấn thép. Theo như đồ thị, khi sản xuất 50 tấn thép thì aLS=1, nhưng khỉ sản xuất 120 tấn thép thì aLS=0,5. Tức là để sản xuất 120 tấn thép chỉ cần 60 giờ lao động. Trong khi đó, trong nền kinh tế đóng cả hai quốc gia mất tổng cộng 100 giờ lao động để sản xuất 100 tấn thép. Như vậy năng suất lao động đã tăng lên ( lao động ít hơn nhưng sản lượng tăng ). Nếu như Pháp dành 40 giờ còn l ại đ ể sản xuất quần áo còn Mỹ chuyên môn hóa hoàn toàn trong sản xuất quần áo thì sản lượng sẽ tăng lên cả ở hai quốc gia cũng như trên thế giới. Phân bố lại sản xuất ở hai quốc gia được biểu diễn trong bảng sau: Phân bố lại sản xuất Quần áo (bộ) Thép (tấn)
- Mỹ (US) 100 0 Pháp (Fr) 40 120 Tổng 140 120 Điều quan trọng là nhờ phân bổ lao động hợp lý mà sản lượng cả hai loại hàng hóa đều tăng lên. Hay nói cách khác, hiệu quả sản xuất đã tăng lên. Nếu nh ư s ản l ượng hàng hóa tăng lên, điều đó có nghĩa hai quốc gia có thể thu được thặng dư khi tiến hành thương mại. Chẳng hạn, nếu Pháp xuất khẩu 60 tấn thép và nhập khẩu 30 bộ quần áo thì mỗi quốc gia có thể tiêu thụ 70 bộ quần áo ( nhiều hơn 20 bộ so với nền kinh tế đóng ) và 60 tấn thép ( nhiều hơn 10 tấn so với nền kinh tế đóng ). Thông qua ví dụ trên, chúng ta nhận thấy nếu sản xuất đạt được tính kinh tế theo quy mô và các quốc gia tiến hành thương mại trao đổi sau khi chuyên môn hóa và phân bố lao động hợp lý, thì sản xuất và tiêu dùng đều tăng lên so với nền kinh tế đóng. Phúc lợi xã hội tăng lên do khi tập trung sản xuất hàng hóa có tính kinh tế theo quy mô, hi ệu qu ả s ản xuất tăng lên giúp cho năng suất tăng. t.quanganh298@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế - TS.Trần Thị Hòa Bình
458 p | 875 | 301
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - ThS. Nguyễn Xuân Hiệp
248 p | 863 | 233
-
Đề cương môn Luật thương mại -ThS. Nguyễn Thái Bình
64 p | 272 | 64
-
Bài giảng Luật Thương mại - ThS . Nguyễn Thái Bình
64 p | 264 | 46
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế - Chương 2: Thiết chế thương mại quốc tế cơ bản
12 p | 194 | 25
-
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế: Phần 1
241 p | 78 | 20
-
Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Sơn
25 p | 186 | 19
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Chương 2: Thương mại quốc tế
62 p | 122 | 14
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 1: Tổng quan về kinh tế quốc tế
12 p | 120 | 12
-
Tổng hợp các dạng bài tập môn Giao dịch thương mại quốc tế
5 p | 333 | 8
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 2: Các thiết chế thương mại quốc tế cơ bản (Trường ĐH Thương Mại)
12 p | 37 | 7
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế: Chương 5 - Mai Thị Phượng
29 p | 95 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 1: Tổng quan luật thương mại quốc tế
61 p | 21 | 7
-
Tổng hợp phương pháp ước lượng thuế suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế
16 p | 56 | 5
-
Bài giảng Chính sách thương mại của các nước đang phát triển - Chương 1: Vai trò của thương mại quốc tế và tác động của các định chế quốc tế đối với thương mại các nước đang phát triển
17 p | 17 | 5
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 9: Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình hội nhập quốc tế
5 p | 14 | 5
-
Bài giảng Xu thế phát triển của kinh tế thời đại và tổng quan về thương mại quốc tế
41 p | 100 | 4
-
Luật quản trị thương mại quốc tế: Phần 1
229 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn