Trắc nghiệm Hình học 6 – Chương 1: Đoạn thẳng
lượt xem 4
download
Tài liệu với những 40 câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về đoạn thẳng giúp các bạn học sinh ôn luyện kiến thức, vượt qua các bài thi với kết quả như mong đợi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trắc nghiệm Hình học 6 – Chương 1: Đoạn thẳng
- BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN THCS TN HÌNH HỌC 6 – CHƯƠNG 1 ĐOẠN THẲNG Câu 1: Cho đoạn thẳng MN. Gọi A là một điểm thuộc MN. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng MA và NA. Biết IK = a. Độ dài MN bằng: A. a B. 2a C. 4a D. a : 2 Câu 2: Cho 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Vậy có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong 4 điểm trên? A. 8. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 3: Dùng thước kẻ để đo độ dài của các đoạn thẳng OM và ON trên tia Ox, thấy rằng, vạch số 0 của thước trùng mút O, vạch số 8 của thước trùng với mút M, vạch số 14 của thước trùng với mút N. Vậy MN dài: A. MN = 22 cm. B. MN = 14 cm. C. MN = 8 cm. D. MN = 6 cm. Câu 4: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D, trên tia đối của tia CD lấy điểm E, AC cắt BE tại I. Hai tia đối nhau là: A. IE và IB. B. EB và EI. C. CI và CD. D. BA và BD. Câu 5: Để đặt tên cho một đoạn thẳng người ta thường dùng: A. Hai chữ cái viết thường. B. Cả 3 ý đều đúng. C. Hai chữ cái viết hoa. D. Một chữ cái viết hoa và một chữ cái viết thường. Câu 6: Nếu tăng độ dài các cạnh của một hình 4 cạnh lên gấp đôi thì: A. Chu vi hình đó giảm 4 lần. B. Chu vi hình đó giảm một nửa. C. Chu vi hình đó tăng gấp 4 lần. D. Chu vi hình đó tăng gấp đôi. Câu 7: Cho 5 điểm A, B, C, D, E. Trong đó 3 điểm A, B, C thẳng hàng, 3 điểm C, E, A thẳng hàng, 3 điểm, 3 điểm D, E, B không thẳng hàng. Vì vậy: A. 3 điểm A, C, D thẳng hàng. B. 3 điểm B, C, E không thẳng hàng. C. 3 điểm A, B, D thẳng hàng. D. 3 điểm B, C, E thẳng hàng. Câu 8: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 60 cm. Gọi C là điểm thuộc tia đối của tia AB sao cho AC = 20cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AC, gọi N là trung điểm của đoạn thẳng CB. Độ dài đoạn thẳng MN bằng: A. 60cm. B. 20cm. C. 30cm. D. 15cm. Câu 9: Qua ba điểm không thẳng hàng: A. Kẻ được 1 đường thẳng đi qua ba điểm đó. Fb.com/groups/425690047929656
- BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN THCS B. Kẻ được 4 đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó. C. Không kẻ được đường thẳng nào đi qua hai trong ba điểm đó. D. Kẻ được 3 đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó. Câu 10: Cho năm điểm A, B, C, D, E cùng thuộc một đường thẳng như hình vẽ. Có bao nhiêu đoạn thẳng trong hình vẽ đó: A. 10. B. 5. C. 4. D. 8. Câu 11: Đoạn thẳng và đường thẳng không có cùng tính chất nào sau đây: A. Là một tập hợp các điểm. B. Đều có các quan hệ song song, cắt nhau, trùng nhau. C. Không có chiều. D. Không có giới hạn. Câu 12: Cho 4 điểm A, B, C, D theo thứ tự đó nằm trên một đường thẳng biết AB = CD = 6cm, BC = 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng? A. AB = (AD – BC) : 3. B. AD và BC có cùng trung điểm. C. AD = 22cm. D. AC = BD. Câu 13: Cho 3 điểm A, M, B. Nếu AM + MB > AB thì: A. M không nằm giữa A và B B. A nằm giữa M và B. C. Ba điểm A, B, M không thẳng hàng. D. B nằm giữa M và A. Câu 14: Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = BC. Độ dài đoạn thẳng BD bằng: A. 4cm. B. 6cm. C. 7cm. D. 8cm. Câu 15: Cho ba điểm A, B, C không nằm trên đường thẳng d. Đường thẳng d cắt đoạn thẳng AB và AC (giao điểm của d và AB, AC khác A, B, C). Khi đó: A. C không thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là d. B. d không cắt BC. C. A, B, C thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là d. D. d cắt BC. Fb.com/groups/425690047929656
- BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN THCS Câu 16: Cho đoạn thẳng AB = 20 cm. Điểm I là trung điểm của AB, điểm D và E lần lượt là trung điểm của AI và BI. Khi đó: A. DE = 5 cm. B. AD = 20 cm. C. AD = 10 cm. D. DE = 10 cm. Câu 17: Trong 3 điểm phân biệt thẳng hàng: A. Phải có một điểm là gốc của hai tia đối nhau mà mỗi tia chỉ đi qua một trong hai điểm còn lại. B. Phải có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. C. Phải có một điểm là trung điểm của đoạn thẳng mà hai đầu mút là hai điểm còn lại. D. Phải có một điểm cách đều hai điểm còn lại. Câu 18: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? A. Hai tia phân biệt có gốc chung là hai tia đối nhau. B. Hai tia Ox và Oy cùng nằm trên đường thẳng thì đối nhau. C. Hai tia có một điểm gốc chung và một điểm chung khác nữa thì trùng nhau. D. Hai tia có vô số điểm chung là hai tia trùng nhau. Câu 19: Qua 4 điểm (trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng) kẻ được: A. 5 đoạn thẳng. B. 4 đoạn thẳng. C. 8 đoạn thẳng. D. 6 đoạn thẳng. Câu 20: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 16. Có I là trung điểm của AB, K là trung điểm của AI, H là trung điểm của AK, M là trung điểm của AH. Độ dài AM bằng: A. 4cm. B. 1cm. C. 8cm. D. 2cm. Câu 21: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi: A. IA = IB. B. A, I, B thẳng hàng và IA = IB. C. A, I, B thẳng hàng và IA + IB = AB. D. IA + IB = AB. Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hai đoạn thẳng trùng nhau là hai đoạn thẳng có 1 mút đoạn này trùng với 1 mút của đoạn kia. B. Đường thẳng và đoạn thẳng luôn cắt nhau. C. Hai đoạn thẳng trùng nhau là hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng. D. Hai đường thẳng phân biệt không song song thì sẽ cắt nhau. Câu 23: Cho hình vẽ bên dưới. Phát biểu đúng là: Fb.com/groups/425690047929656
- BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN THCS A. Có một điểm đồng thời nằm trên ba đường thẳng. B. Có ba điểm đồng thời nằm trên ba đường thẳng. C. Đường thẳng n đi qua ba điểm trong 4 điểm A, B, C, D. D. A b. Câu 24: Cho điểm N nằm giữa hai điểm M và điểm P. Hai tia nào sau đây trùng nhau? A. Tia NP và tia NM. B. Tia PM và tia PN. C. Tia MN và tia NP. D. Tia NP và tia MP. Câu 25: Điểm M thuộc đoạn thẳng EF biết EM = 5cm, FM = 9cm thì: A. EF = 45cm. B. EF = 14cm. C. EF = 4cm. D. Không tính được EF. Câu 26: Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm M và P. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào không đúng? A. Hai tia PM và PN đối nhau. B. Hai tia PM và MP không trùng nhau. C. Hai tia NM và NP đối nhau. D. Hai tia MN và MP trùng nhau. Câu 27: Cho đoạn thẳng MN dài 7cm. Lấy điểm P nằm giữa hai điểm M và N sao cho NP = 3cm. Trên tia đối của tia PM lấy điểm Q sao cho PQ = 8cm. Độ dài của đoạn thẳng MQ là: A. 10cm. B. 15cm. C. 12cm. D. 11cm. Câu 28: Trung điểm M của đoạn thẳng AB: A. Là điểm nằm giữa A và B. B. Là điểm cách đều A và B. Fb.com/groups/425690047929656
- BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN THCS C. Không phải là duy nhất. D. Là điểm nằm chính giữa của đoạn thẳng AB. Câu 29: Cho ba điểm A, B, C theo thứ tự nằm trên đường thẳng d. Khi đó: A. Điểm A nằm giữa hai điểm B và C. B. Điểm C nằm giữa hai điểm A, B. C. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C. D. Điểm A và C nằm về một phía đối với điểm B. Câu 30: Trên tia Ox lấy điểm A và B sao cho OA = 5cm, OB = 13cm. Trên tia đối của tia BO lấy điểm C sao cho BC = 8cm. Vậy: A. OC = 18cm. B. OC = 26cm. C. AB = 18cm. D. AC = 16cm. Câu 31: Cho hình vẽ bên dưới. Điểm: A. B và D không thuộc đường thẳng d. B. A và C không thuộc đường thẳng d. C. A và B không thuộc đường thẳng d. D. C và D không thuộc đường thẳng d. Câu 32: Trên tia Ox có ba đoạn thẳng, OM = a, ON = b, OP = c. Biết a > b > c > 0, khi đó: A. N nằm giữa O và P. B. N nằm giữa P và M. C. M nằm giữa O và P. D. P nằm giữa M và N. Câu 33: Cho bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng theo thứ tự đó. Biết AB = BC = CD, AD = 18 cm thì: A. BC + CD = 6 cm. B. AB + BC = 18 cm. C. AB + CD = 12 cm. D. AC = 6 cm. Câu 34: Trên tia Ox lấy các điểm M, N sao cho OM = 3cm, ON = 5cm. Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP = 1cm. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào không đúng? A. OP = ON + NP. B. MN = 2cm. C. MN = NP. D. OP = 6cm. Câu 35: Cho hình vẽ bên dưới. Trên đường thẳng a có: Fb.com/groups/425690047929656
- BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN THCS A. Hai điểm. B. Bốn điểm. C. Vô số điểm. D. Ba điểm. Câu 36: Hai tia đối nhau Ox và Oy. Trên tia Ox lấy điểm A và M sao cho OA
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra 1 tiết Hình học lớp 6 - Trường THCS Hải Dương
6 p | 1665 | 376
-
Đề kiểm tra 1 tiết Toán 6 - Hình học (Kèm đáp án)
15 p | 972 | 133
-
Đề kiểm tra hình học và số học học kỳ II môn toán học lớp 6 - Đề cơ bản
2 p | 401 | 80
-
4 Đề kiểm tra HK 1 Sinh học 6 năm 2012-2013 - Có đáp án
14 p | 259 | 36
-
6 Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 môn Hình học 12 năm 2017 - THPT Trường Chinh
16 p | 198 | 31
-
Đề kiểm tra 1 tiết về cấu trúc chung của máy tính Tin học lớp 6 - Trường THCS Lương Thế Vinh
1 p | 273 | 28
-
Đại học môn Tiếng Anh: Practice test 6
7 p | 233 | 15
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Ôn tập kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm (Đề 6)
4 p | 111 | 13
-
6 lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT
4 p | 142 | 9
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 6)
5 p | 111 | 9
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vũng Tàu
6 p | 33 | 9
-
6 lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm THPT
6 p | 101 | 8
-
Trắc nghiệm Hình học 6 – Chương 2: Góc
7 p | 119 | 7
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân
10 p | 80 | 6
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều
14 p | 56 | 4
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Chu vi và diện tích một số hình đã học
17 p | 30 | 3
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Điểm-đường thẳng
15 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn