TRẮC NGHIỆM LÝ: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
lượt xem 8
download
Khái niệm về lực: – Là số đo tác động cơ học của đối tượng khác tác dụng vào vật. – Kí hiệu: F (Force) – Đơn vị đo: (N) 2) Khái niệm về khối lượng: – Là số đo mức quán tính của vật và mức độ hấp dẫn của vật đối với vật khác. – Kí hiệu: m – Đơn vị: (kg)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRẮC NGHIỆM LÝ: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
- II.ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM • Lực - Tổng hợp và phân tích lực – Các định luật Niu tơn 2.1. Chọn phương án sai: Một vật chuyển động thẳng đều vì A. hợp lực tác dụng vào nó không đổi và có giá trị khác không B. không có lực nào tác dụng vào nó. C. hợp lực tác dụng vào nó bằng không D. các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau . 2.2. Chọn câu đúng: A. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó B. Vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật chuyển động thẳng đều C. Vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật chuyển động thẳng đều D. Nếu lực tác dụng vào vật có độ lớn tăng dần thì vật chuyển động nhanh dần 2.3. Chọn câu sai: A. Không có lực tác dụng thì vật có thể đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. B. Một vật bất kỳ chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. C. Một vật chuyển động thẳng khi chịu tác dụng của một lực không đổi và có giá trị khác không. D. Vật có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. 2.4. Để vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. tăng đều. B. giảm đều. C. không đổi. D. biến đổi đều 2.5. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. ngược chiều chuyển động và có độ lớn không đổi B. cùng chiều chuyển động và có độ lớn không đổi. C. ngược chiều chuyển động và có độ lớn giảm dần. D. cùng chiều chuyển động. 2.6. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. ngược chiều chuyển động. B. cùng chiều chuyển động có độ lớn không đổi và khác không. C. ngược chiều chuyển động và có độ lớn không đổi D. cùng chiều chuyển động và có độ lớn giảm dần. 2.7. Một ô tô chuyển động từ trạng thái nghĩ: Nếu lực tác dụng là F thì sau t giây vận tốc đạt được là v . v Nếu lực tác dụng là F ' thì sau t giây vận tốc của vật ấy là .Ta có 2 A. F = 2F’ . B. F = 4F’. C. F < F’. 1 D. F = F’ 2 u uu uu 2.8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ của hợp lực F , của hai lực F1 và F2 : A. ta luôn có hệ thức F1 − F2 F F1 + F2 B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2 C. F luôn luôn lớn hơn F1 và F2 D. F không bao giờ nhỏ hơn F1 hoặc F2 Nguyễn Công Nghinh -1-
- 2.9. Một vật đang chuyển động với vận tốc v . Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật A. đổi hướng chuyển động B. chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều D. dừng lại ngay 2.10. Câu nào đúng ? A. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. C. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên. D. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn có lực tác dụng lên vật. 2.11. Chọn câu đúng: A. Vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó B. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật D. Lực là nguyên nhân làm vật chuyển động có gia tốc 2.12. Hai lực trực đối cân bằng A. có cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn D. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá 2.13. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà độ lớn hợp lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc có độ lớn A. lớn hơn B. nhỏ hơn C. không đổi D. bằng 0 2.14. Phép phân tích lực cho phép ta thay thế A. một lực bằng hai hay nhiều lực B. nhiều lực bằng một lực duy nhất C. các vectơ lực bằng vectơ gia tốc D. một lực bằng một lực khác 2.15. Chọn phương án sai: Có hai vật, mỗi vật bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực. Quãng đường mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian A. tỉ lệ thuận với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau. B. tỉ lệ nghịch với các khối lượng nếu hai lực có độ lớn bằng nhau. C. tỉ lệ nghịch với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau. D. bằng nhau nếu khối lượng và các lực tác dụng vào hai vật bằng nhau. 2.16. Chọn phương án sai: Từ một máy bay chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang, người ta thả một vật rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí thì A. người đứng trên mặt đất nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol. B. người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol. C. người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một đường thẳng đứng. D. khi vật rơi tới đất thì máy bay ở ngay phía trên vật. 2.17. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương ngang, ngược chiều chuyển động. C. phương thẳng đứng, chiều lên trên. D. phương thẳng đứng, chiều xuống dưới. Nguyễn Công Nghinh -2-
- 2.18. Xe ôtô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe bị xô về phía a. trước. b. sau. c. trái. d. phải. 2.19. Hai lớp A1 và A2 tham gia trò chơi kéo co, lớp A1 đã thắng lớp A2, lớp A1 tác dụng vào lớp A2 một lực F12, lớp A2 tác dụng vào lớp A1 một lực F21. Quan hệ giữa hai lực đó là: A. F12 > F21. B. F12 < F21. C. F12 = F21. D. Không thể so sánh được. 2.20. An và Bình đi giày patanh, mỗi người cầm một đầu sợi dây, An giữ nguyên một đầu dây, Bình kéo đầu dây còn lại. Hiện tượng xảy ra như sau: A. An đứng yên, Bình chuyển động về phía An. B. Bình đứng yên, An chuyển động về phía Bình. C. An và Bình cùng chuyển động. D. An và Bình vẫn đứng yên. 2.21. Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn a. tăng gấp đôi b. giảm một nửa c. tăng gấp bốn d. không đổi 2.22. Khi khối lượng của mỗi vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa hai vật đó có độ lớn A. tăng gấp 4 lần B. giảm một nửa C. tăng gấp 16 lần D. giữ nguyên như cũ. 2.23. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất có a. cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn b. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn c. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn d. cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn 2.24. Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào: a. m và v0. b. m và h . c. v0 và h. d. m, v0 và h . 2.25. Chọn phương án sai: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 (góc ném có thể thay đổi được) khi góc ném a. α = 450 thì tầm bay xa của vật đạt cực đại. b. α = 900 thì tầm bay cao của vật đạt cực đại. c. α = 450 thì tầm bay cao của vật đạt cực đại. Nguyễn Công Nghinh -3-
- d. α = 900 thì tầm xa của vật bằng không. 2.26. Chọn câu đúng: a. Giữa bánh xe phát động và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại b. Giữa bánh xe phát động và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có lợi c. Giữa bánh xe dẫn hướng và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại d. Giữa bánh xe dẫn hướng và mặt đường có lực ma sát lăn, ma sát trong trường hợp này là có lợi 2.27. Khi bôi dầu mỡ lại giảm ma sát vì dầu mỡ có tác dụng a. giảm áp lực giữa các chi tiết chuyển động. b. giảm hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động. c. tăng hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động. d. tăng áp lực giữa các chi tiết chuyển động. 2.28. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp một vật a. nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. b. trượt trên mặt bàn nghiêng. c. nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng. d. đứng yên khi treo trên một sợi dây. 2.29. Lực ma sát nghỉ tác dụng vào vật A. ngược chiều với gia tốc của vật B. cùng chiều với vận tốc của vật C. vuông góc với mặt tiếp xúc D. ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc 2.30. Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc α. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ. Khi được thả ra vật trượt xuống. Gia tốc của vật phụ thuộc vào: A. µ, m, α B. µ, g, α C. m, g, α D. µ, m, g, α 2.31. Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc α so với phương nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µn. Vật có thể trượt xuống hay không được quyết định bởi các yếu tố A. m và µn. B. α và m. C. α và µn. D. α, m và µn. * Lực đàn hồi - Lực ma sát 2.32. Chọn phương án sai: Lực ma sát lăn A. có hệ số ma sát (lăn) rất nhỏ B. có độ lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc C. có độ lớn tỉ lệ với diện tích mặt tiếp xúc D. luôn cản lại chuyển động lăn của vật bị tác dụng 2.33. Chọn câu đúng : A. Lực ma sát luôn luôn có hại B. Độ lớn lực ma sát trượt tỉ lệ với diện tích tiếp xúc C. Độ lớn lực ma sát nghỉ tỉ lệ với áp lực N D. Độ lớn lực ma sát trượt tỉ lệ với áp lực N 2.34. Chọn phương án sai: Lực ma sát trượt A. xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt. Nguyễn Công Nghinh -4-
- B.có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực (lực pháp tuyến). C. công thức: Fmst = µt N D. cân bằng với ngoại lực. 2.35. Lực ma sát lăn A. xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật khi vật lăn trên một mặt, giúp tăng cường chuyển động lăn. B. có hướng cùng với hướng của vận tốc. C. có hệ số ma sát lăn lớn hơn hệ số ma sát trượt. D. công thức: Fmsl = µ .N. 2.36. Khi giảm lực pháp tuyến ép giữa hai bề mặt tiếp xúc thì hệ số ma sát giữa hai bề mặt đó sẽ A. tăng lên B.giảm đi C. không đổi D. không xác định được. 2.37. Chọn câu sai khi nói về lực đàn hồi : a. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và có tác dụng chống lại sự biến dạng. b. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và cùng chiều biến dạng. c. Lực đàn hồi của sợi dây bị biến dạng có phương trùng với sợi dây . d. Lực đàn hồi xuất hiện trong trường hợp mặt phẳng bị nén có phương vuông góc với mặt phẳng. 2.38. Một lò xo có độ cứng k, người ta làm lò xo giãn một đoạn ∆l sau đó lại làm giãn thêm một đoạn x. Lực đàn hồi của lò xo là: a. Fđh = k∆l b. Fđh = kx c. Fđh = k∆l + x d. Fđh = k(∆l + x) 2.39. Treo vật vào lò xo. Độ giãn của lò xo phụ thuộc vào a. m và k b. k và g c. m, k và g d. m và g 2.40. Một trái bi da lúc đầu đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, nhám. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, nó chuyển động chậm dần vì A. lực ma sát lăn B.lực ma sát nghỉ C. phản lực D. lực quán tính 2.41. Chọn phương án sai: Lực ma sát nghỉ A. xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật để giữ cho vật đứng yên khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc. B. có hướng ngược với hướng của lực tác dụng, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng. C. Có độ lớn cực đại lớn hơn độ lớn của lực ma sát trượt. D. Đóng vai trò lực phát động giúp các vật chuyển động được. 2.42. Một vật trượt nhanh dần đều xuống mặt phẳng nghiêng góc α so với mặt phẳng ngang với gia tốc a .Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động , khi đó hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là g. sin α − a A. µ= . g . cos α Nguyễn Công Nghinh -5-
- a B. µ= + tan α . g . cos α g. C. µ= − tan α . cos α D. µ = tan α . * Hệ quy chiếu có gia tốc - lực quán tính 2.43. Đi thang máy chuyển động theo phương thẳng đứng, xách một vật trên tay ta có cảm giác vật nặng hơn khi A. thang máy bắt đầu đi xuống. B. thang máy bắt đầu đi lên. C. thang máy chuyển động đều lên trên. D. thang máy chuyển động đều xuống dưới. 2.44. Bằng cách so sánh số chỉ của lực kế trong thang máy (chuyển động theo phương thẳng đứng) với trọng lượng P = mg của vật treo vào lực kế, ta có thể biết được A. thang máy đang đi lên hay đi xuống B. chiều gia tốc của thang máy C. thang máy đang chuyển động nhanh dần hay chậm dần D. độ lớn gia tốc và chiều chuyển động của thang máy 2.45. Trọng lực tác dụng lên một vật P = Fhd + Fq có a. chiều hướng vào tâm Trái Đất b. chiều hướng vào tâm Trái Đất, khi vật nằm tại xích đạo hoặc địa cực. c. độ lớn không phụ thuộc vào vĩ độ . d. độ lớn cực đại khi vật nằm tại xích đạo. 2.46. Chọn câu sai khi nói về trọng lực P , trọng lượng P; trọng lực biểu kiến P ' và trọng lượng biểu kiến P’ A. Trọng lực của vật là hợp lực của lực hấp dẫn và lực quán tính li tâm. B. Trọng lượng biểu kiến của vật là độ lớn trọng lực biểu kiến của vật. C. Trọng lượng biểu kiến của vật là độ lớn trọng lực của vật. D. Trọng lượng của vật là độ lớn trọng lực của vật. 2.47. Chọn câu sai: A. Hiện tượng tăng trọng lượng xảy ra khi trọng lượng biểu kiến lớn hơn trọng lượng của vật. B. Hiện tượng giảm trọng lượng xảy ra khi trọng lượng lớn hơn trọng lượng biểu kiến của vật. C. Hiện tượng mất trọng lượng xảy ra khi trọng lượng biểu kiến bằng trọng lượng của vật. D. Hiện tượng giảm trọng lượng xảy ra khi trọng lượng biểu kiến nhỏ hơn trọng lượng của vật 2.48. Hai vật có khối lượng m1 > m2 đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực kéo F1 = F2 làm cho chúng chuyển động trên cùng một đường thẳng với gia tốc tương ứng a1, a2. Kết luận nào sau đây đúng: A. a1 > a2 B. a1 < a2 C. a1 = a2 D. Không đủ cơ sở để kết luận. 2.49. Một vật đang chuyển động dưới tác dụng của lực F1 với gia tốc a1. Nếu tăng lực tác dụng thành F2 = 2F1 thì gia tốc của vật là a2 bằng: a A. a2 = 1 2 Nguyễn Công Nghinh -6-
- B. a2 = a1 C. a2 = 2a1 D. a2 = 4a1 2.50. Tại cùng một điểm, hai vật có khối lượng m1 < m2, trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là P1, P2 luôn thỏa mãn điều kiện: A. P1 > P2 B. P1 = P2 1P 1m C. P < m . 2 2 P1 m1 D. = P2 m2 2.51. Hai vật có khối lượng m1 > m2 bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của hai lực cùng chiều và cùng độ lớn (F1 = F2 = F). Quãng đường s1, s2 mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian sẽ là thỏa: s1 m2 A. s = m 2 1 s1 m1 B. s = m 2 2 s1 m2 C. s > m 2 1 s1 m2 D. < s2 m1 2.52. Hai vật có khối lượng m1= m2 =m bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của hai lực cùng chiều và độ lớn F1 > F2 . Quãng đường s1, s2 mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian là sẽ thỏa: s1 F2 A. = s2 F1 s1 F1 B. = s2 F2 s1 F2 C. > s2 F1 s1 F D. s < 2 2 F1 2.53. Một vật đặt nằm yên trên bàn, cho bàn quay với tốc độ góc không đổi. Lực hướng tâm là A. trọng lực B. lực đàn hồi C. lực ma sát nghỉ D. lực ma sát trượt Nguyễn Công Nghinh -7-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Động lực học chất điểm - Vật lý 10
3 p | 1440 | 769
-
BÀI TẬP ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
13 p | 827 | 163
-
Bài tập trắc nghiệm và tự luận chương II – Vật lý 10
9 p | 661 | 119
-
Trắc nghiệm động lực học chất điểm - vật lý 10
6 p | 441 | 110
-
Tài liệu Vật lý 10: Phần 1 Cơ học - Ngô Văn Tân
92 p | 309 | 79
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Vật lý 10
60 p | 318 | 71
-
Ôn tập chương II - Vật lý 10
14 p | 647 | 69
-
Vật lý 10 – Chương 2: Động lực học chất điểm - Vấn đề 2
9 p | 397 | 61
-
Ôn tập động lực học chất điểm
9 p | 311 | 57
-
Vật lý 10 – Chương 2: Động lực học chất điểm - Vấn đề 3
6 p | 632 | 53
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Vật lý lớp 10
60 p | 673 | 51
-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
11 p | 260 | 47
-
Vật lý 10 – Chương 2: Động lực học chất điểm - Vấn đề 4
4 p | 332 | 41
-
Trắc nghiệm tổng hợp động lực học chất điểm
3 p | 236 | 35
-
TRẮC NGHIỆM ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
18 p | 149 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương Động lực học chất điểm – Vật lý 10
30 p | 44 | 5
-
Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Chương 2: Động lực học chất điểm tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
8 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn