Triệu chứng Thiếu máu
lượt xem 6
download
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh để chuyên chở đủ oxy đến cung cấp cho mô. Nếu bị thiếu máu, bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi. Có nhiều dạng thiếu máu, mỗi dạng có một nguyên nhân riêng của nó. Thiếu máu có thể là tình trạng tạm thời hoặc kéo dài và mức độ cũng thay đổi từ nhẹ đến nặng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu máu vì thiếu máu có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Cách...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triệu chứng Thiếu máu
- Thiếu máu Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh để chuyên chở đủ oxy đến cung cấp cho mô. Nếu bị thiếu máu, bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi. Có nhiều dạng thiếu máu, mỗi dạng có một nguyên nhân riêng của nó. Thiếu máu có thể là tình trạng tạm thời hoặc kéo dài và mức độ cũng thay đổi từ nhẹ đến nặng.
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu máu vì thiếu máu có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Cách điều trị thiếu máu cũng thay đổi từ hỗ trợ dinh dưỡng cho đến phải thực hiện các thủ thuật y khoa. Bạn có thể ph òng ngừa một số dạng thiếu máu bằng cách theo những chế độ ăn thay đổi và đầy đủ chất dinh dưỡng. TRIỆU CHỨNG Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thay đổi tùy theo từng nguyên nhân nhưng có thể bao gồm: Mệt mỏi Da xanh Tim đập nhanh hoặc không đều Khó thở Đau ngực Chóng mặt Rối loạn về nhận thức Tay chân lạnh
- Nhức đầu Ban đầu, thiếu máu có thể nhẹ nên bệnh nhân không nhận ra. Nh ưng các dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng lên khi thiếu máu nặng hơn. Khi nào cần đến gặp bác sĩ Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, đặc biệt là khi bạn có nguy cơ thiếu máu. Một số loại thiếu máu như thiếu máu thiếu sắt rất hay gặp. Nhưng đừng vội kết luận rằng bạn đang bị thiếu máu mỗi khi thấy mệt mỏi vì ngoài thiếu máu, mệt mỏi có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác. Một số người biết được mình có nồng độ hemoglobin thấp, là dấu hiệu chỉ tình trạng thiếu máu, khi đi hiến máu. Hemoglobin thấp có thể chỉ là một tình trạng tạm thời và có thể được giải quyết bằng cách ăn những thức ăn giàu chất sắt hoặc uống những loại multivitamin có chứa sắt. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu báo động của tình trạng mất máu dẫn đến thiếu hụt sắt. Nếu bạn được thông báo rằng mình không thể hiến máu được do có nồng độ hemoglobin thấp, hãy đến gặp bác sĩ. NGUYÊN NHÂN Máu bao gồm chất lỏng được gọi là huyết thanh và các tế bào. Trôi lơ lửng bên trong huyết thanh là 3 loại tế bào máu:
- Bạch cầu. Là những tế bào máu chống lại nhiễm trùng. Tiểu cầu. Là những tế bào máu giúp máu đông lại sau khi bị cắt, đứt. Hồng cầu. Là những tế bào máu mang oxy từ phổi qua dòng máu đến não và các cơ quan và mô khác của cơ thể. Cơ thể cần phải được cung cấp máu được oxy hóa để có thể hoạt động đ ược. Máu oxy hóa cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cho da được hồng hào khỏe mạnh. Hồng cầu có chứa hemoglobin - là protein màu đỏ chứa nhiều sắt tạo ra màu đỏ của máu. Hemoglobin làm cho hồng cầu có khả năng chuyên chở oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và mang CO2 từ các vùng khác của cơ thể trở về phổi để có thể được thở ra ngoài. Hầu hết các tế bào máu, bao gồm các hồng cầu, được tạo ra thường xuyên ở tủy xương - là một chất xốp, màu đỏ nằm bên trong hốc của nhiều xương lớn bên trong cơ thể. Để sản xuất hemoglobin và hồng cầu, cơ thể cần có sắt, các chất khoáng khác, protein và vitamin từ thức ăn. Những nguyên nhân của các dạng thiếu máu thường gặp Thiếu máu là khi các tế bào hồng cầu bình thường được sản xuất ít hơn, bị mất quá nhiều hoặc bị tiêu hủy nhanh hơn tốc độ thay thế của các hồng cầu mới. Một số loại thiếu máu thường gặp và nguyên nhân của chúng bao gồm:
- Thiếu máu thiếu sắt. Khoảng 1 đến 2 phần trăm người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị thiếu máu dạng này. Nguyên nhân của nó là do cơ thể thiếu nguyên tố sắt. Tủy xương cần sắt để tạo ra hemoglobin. Nếu không có đủ sắt, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hemoglobin cho hồng cầu dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu vitamin. Ngoài sắt, cơ thể còn cần có folate và vitamin B-12 để sản xuất đủ lượng tế bào hồng cầu bình thường. Chế độ ăn thiếu những chất trên và các chất dinh dưỡng chính yếu có thể làm giảm sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, một số người còn không thể hấp thu hiệu quả được B- 12. Thiếu máu do bệnh mạn tính. Một số bệnh mạn tính như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và những bệnh viêm mạn tính khác có thể ngăn chặn quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể dẫn đến thiếu máu mạn tính. Suy thận cũng có thể gây thiếu máu. Thiếu máu do bất sản. Dạng thiếu máu này rất hiếm gặp và có thể đe dọa mạng sống. Nguyên nhân của nó là do giảm khả năng sản xuất cả 3 loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu) của tủy xương. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây thiếu máu bất sản không được phát hiện ra nhưng người ta tin rằng nó thường là bệnh tự miễn.
- Thiếu máu liên quan đến bệnh tủy xương. Nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh bạch cầu và loạn sản tủy, một tình trạng tiền bệnh bạch cầu, có thể gây thiếu máu do ảnh hưởng đến sự sản xuất máu trong tủy x ương. Những loại ung thư và những bệnh tương tự ung thư này có thể gây ra những ảnh hưởng từ thay đổi nhẹ sự sản xuất máu đến ngừng hoàn toàn quá trình tạo máu có thể gây nguy hiểm đến mạng sống. Những loại ung thư máu hoặc tủy xương khác như đa u tủy, rối loạn tăng sinh tủy xương và lymphoma đều có thể gây thiếu máu. Thiếu máu tán huyết. Loại thiếu máu này xảy ra khi các hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn tốc độ sản xuất hồng cầu để thay thế của tủy xương. Một số loại bệnh về máu có thể làm tăng phá hủy hồng cầu. Những bệnh tự miễn có thể làm cơ thể sản xuất những kháng thể chống lại hồng cầu, tiêu diệt chúng trước khi trưởng thành. Một số thuốc, chẳng hạn như một số loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng, có thể phá vỡ các tế bào hồng cầu. Thiếu máu tế bào hình liềm. Đây là dạng thiếu máu do di truyền, đôi khi có thể nặng nề, thường gặp hơn ở những người châu Phi, Ả Rập và vùng Địa Trung Hải. Nguyên nhân là do khiếm khuyết hình dạng của hemoglobin làm hồng cầu có hình dạng lưỡi liềm. Những hồng cầu có hình dạng bất thường này sẽ chết trước khi trưởng thành dẫn đến thiếu hồng cầu mạn tính.
- Những dạng thiếu máu khác. Có một số dạng thiếu máu khác hiếm gặp hơn như thalassemia và những dạng thiếu máu gây ra do khiếm khuyết hemoglobin. Đôi khi không phát hiện ra được nguyên nhân gây thiếu máu. YẾU TỐ NGUY CƠ Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu của bạn bao gồm: Bữa ăn nghèo dinh dưỡng. Bất kỳ ai, dù già hay trẻ, thường xuyên có chế độ ăn ít chất sắt và vitamin, đặc biệt là folate đều có nguy cơ bị thiếu máu. Cơ thể cần sắt, protein và các vitamin để sản xuất hồng cầu đầy đủ. Những bệnh đường ruột. Bị bệnh đường ruột có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non - ví dụ như bệnh Crohn và bệnh tiêu chảy phân mỡ - có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc thực hiện phẫu thuật trên những đoạn ruột non là nơi các chất dinh dưỡng được hấp thu có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng và thiếu máu. Kinh nguyệt. Thông thường, phụ nữ có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao hơn nam giới do họ bị mất máu cùng với sắt mỗi tháng trong khi hành kinh. Thai kỳ. Nếu bạn có thai, bạn cũng bị gia tă ng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do chất sắt dự trữ trong cơ thể bạn được dùng để tăng thể tích máu đồng
- thời cũng là nguồn cung cấp hemoglobin cho cái thai đang lớn bên trong bụng. Những bệnh mạn tính. Chẳng hạn như nếu bạn bị ung thư, suy thận hoặc suy gan, hoặc những bệnh mạn tính khác, bạn cũng có nguy cơ thiếu máu. Những bệnh này có thể dẫn đến thiếu hồng cầu. Mất máu chậm, mạn tính do các vết loét hoặc những nguồn khác bên trong cơ thể có thể làm giảm dữ trữ sắt của cơ thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có người bị những bệnh thiếu máu do di truyền chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể tăng nguy cơ bị thiếu máu. Những yếu tố khác Một số bệnh nhiễm trùng, bệnh về máu và những rối loạn tự miễn, tiếp xúc với độc chất, và sử dụng một số loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu. Nhóm người có nguy cơ bị thiếu máu còn lại là những người bị đái tháo đường, những người nghiện rượu (cồn trong rượu có thể gây cản trở hấp thu chất dinh dưỡng) và những người ăn chay trường nên có thể không được cung cấp đủ sắt hoặc vitamin B12 trong bữa ăn.
- BIẾN CHỨNG Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể gây ra một số biến chứng nh ư: Cực kỳ mệt mỏi. Khi thiếu máu đạt đến mức độ đủ nặng, bạn có thể cảm thấy mệt đến mức không thể hoàn thành được những công việc thường ngày. Bạn sẽ cảm thấy kiệt sức khi làm việc hoặc khi chơi. Vấn đề tim mạch. Thiếu máu có thể gây tim đập nhanh hoặc không đều. Tim phải bơm nhiều máu hơn để bù lại lượng oxy thiếu hụt bên trong máu do thiếu máu. Hiện tượng này thậm chí có thể dẫn đến suy tim ứ huyết. Tổn thương thần kinh. Vitamin B12 khôn g chỉ là thành phần cơ bản cho sự sản xuất hồng cầu mà còn cho chức năng bình thường của các dây thần kinh nữa. Giảm chức năng trí tuệ. Thiếu vitamin B12 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của bệnh nhân. Tử vong. Một số trường hợp thiếu máu do di truyền, như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể rất nặng và dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống. Mất nhanh chóng một l ượng máu lớn có thể gây thiếu máu nặng và cấp tính dẫn đến tử vong.
- CHUẨN BỊ ĐI KHÁM Có thể bạn sẽ đến khám tại một phòng khám tổng quát trước tiên. Tuy nhiên, nếu dạng thiếu máu của bạn đòi hỏi phải có một quá trình điều trị phức tạp hơn, chẳng hạn như thiếu máu do bất sản hoặc thiếu máu do những bệnh khác, bạn có thể được chuyển đến các bác sĩ chuyên khoa về máu (chuyên khoa huyết học). Do thời gian khám bệnh có thể ngắn và thường có nhiều vấn đề cần đ ược đề cập đến nên tốt nhất là bạn nên được chuẩn bị tốt trước khi đi khám. Dưới đân là một số thông tin có thể giúp bạn sẵn sàng để khám bệnh và những điều bạn có thể mong đợi từ bác sĩ. Những gì bạn có thể làm Chú ý đến bất kỳ sự giới hạn nào trước khi khám. Vào thời điểm hẹn gặp bác sĩ, hãy bảo đảm rằng bạn đã hỏi những điều mình cần phải làm, ví dụ như nhịn ăn. Viết lại những triệu chứng của bạn bao gồm cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan đến lý do đi khám bệnh lần này của bạn. Viết lại những thông tin cá nhân quan trọng bao gồm những lần chịu áp lực lớn hoặc những thay đổi trong cuộc sống của bạn gần đây.
- Viết lại danh sách những loại thuốc, các vitamin, những loại thực phẩm hỗ trợ mà bạn đã sử dụng để đưa cho bác sĩ. Viết lại những câu bạn cần hỏi bác sĩ. Thời gian khám bệnh có giới hạn, do đó chuẩn bị một danh sách các câu hỏi có thể giúp bạn trong hầu hết cuộc hẹn. Liệt kê các câu hỏi theo thứ tự từ câu quan trọng nhất đến câu ít quan trọng hơn để phòng ngừa không đủ thời gian. Đối với những bệnh nhân thiếu máu, một số câu cơ bản để hỏi bác sĩ bao gồm: Nguyên nhân có khả năng xảy ra nhất của tình trạng thiếu máu của tôi là gì? Có những nguyên nhân nào khác cũng có khả năng xảy ra không? Những loại xét nghiệm mà tôi cần làm là gì? Tình trạng thiếu máu của tôi là tạm thời hay mạn tính? Có những cách điều trị nào? Những tác dụng phụ có thể gặp của những cách điều trị đó? Theo bác sĩ, tôi nên theo cách điều trị nào? Tôi còn có những bệnh khác. Cách tốt nhất để sống chung với chúng là gì? Có những giới hạn nào về chế độ ăn mà tôi phải tuân thủ không?
- Có những loại thức ăn nào tôi cần thêm vào trong bữa ăn không? Mức độ thường xuyên? Ngoài những câu hỏi đã được chuẩn bị, đừng ngại ngần đặt những câu hỏi khác trong lúc khám nếu bạn không hiểu một điều gì đó. Những câu bác sĩ sẽ hỏi Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Sẵn sàng để trả lời chúng có thể tiết kiệm thêm thời gian cho bạn để thực hiện những việc khác. Bác sĩ có thể hỏi các câu hỏi sau: Triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên khi nào? Triệu chứng của bạn kéo dài liên tục hay thỉnh thoảng mới xuất hiện? Độ nặng của triệu chứng? Có yếu tố nào làm tăng triệu chứng của bạn không? Có yếu tố nào làm giảm triệu chứng của bạn không? Những việc có thể làm trong khi chờ đợi Nếu chưa làm, bạn nên bắt đầu ăn với chế độ ăn cân bằng cho chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, folate và vitamin B12.
- window.google_render_ad(); XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN Bác sĩ chẩn đoán thiếu máu dựa vào bệnh sử, quá trình khác và xét nghiệm máu gồm có công thức máu. Xét nghiệm máu này đo nồng độ các tế bào bào hồng cầu hiện diện trong máu (hematocrit) và nồng độ hemoglobin trong máu. Giá trị hematocrit bình thường ở người trưởng thành nằm trong khoảng từ 32 đến 43%. Giá trị hemoglobin bình thường ở người trưởng thành thường nằm trong khoảng từ 11 đến 15g/dL. Một số tế bào hồng cầu cũng có thể được khảo sát dưới kính hiển vi để biết đ ược kích thước, hình dạng và màu sắc của chúng. Nhờ vậy có thể xác định đ ược chẩn đoán. Chẳng hạn như trong thiếu máu thiếu sắt, các tế bào hồng cầu sẽ nhỏ hơn và có màu tái hơn bình thường. Trong thiếu máu do thiếu vitamin, hồng cầu sẽ lớn hơn nhưng có số lượng ít hơn. Những xét nghiệm khác Nếu bạn đã được chẩn đoán là thiếu máu, bác sĩ có thể cho thực hiện thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Chẳng hạn như thiếu máu thiếu sắt có thể là do tình trạng chảy máu kéo dài từ một vết loét đã được biết hoặc chưa, từ polyp lành tính ở đại tràng, ung thư đại tràng, các khối u, hoặc suy thận. Bác sĩ có thể khảo
- sát những tình tràng trên và những tình trạng khác có thể là nguyên nhân gây thiếu máu. Đôi khi cần phải khảo sát một mẫu tủy xương của bạn để chẩn đoán thiếu máu. window.google_render_ad(); ĐIỀU TRỊ Điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân: Thiếu máu thiếu sắt. Được điều trị bằng cách bổ sung sắt trong vòng vài tháng hoặc lâu hơn. Nếu nguyên nhân gây thiếu sắt là mất máu không phải do kinh nguyệt thì nguồn chảy máu phải đ ược xác định và làm ngừng lại. Có thể cần phải phẫu thuật. Thiếu máu do thiếu vitamin. Thiếu máu ác tính có thể được điều trị bằng các tiêm vitamin B12 (thường là suốt đời). Thiếu máu do thiếu acid folic có thể được điều trị bằng cách bổ sung acid folic. Thiếu máu do bệnh mạn tính. Không có cách điều trị đặc hiệu cho loại thiếu máu này mà các bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh gây ra thiếu máu. Bổ sung sắt và vitamin thường không hữu ích đối với loại thiếu máu này. Tuy nhiên, nếu triệu chứng thiếu máu nặng, có thể cần phải truyền máu hoặc
- erythropoietin tổng hợp, là một loại hormon được sản xuất tự nhiên ở thận, có thể giúp kích thích sản xuất hồng cầu và làm giảm mệt mỏi. Thiếu máu do bất sản. Điều trị bằng cách truyền máu để tăng lượng hồng cầu. Bạn cũng có thể cần ghép tủy x ương nếu tủy xương bị bệnh và không thể tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh. Bạn cũng có thể cần sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch để làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể giúp cho tủy xương được ghép có thể bắt đầu hoạt động trở lại. Thiếu máu liên quan đến bệnh tủy xương. Cách điều trị những loại bệnh khác nhau này có thể từ những thuốc đơn giản để hóa trị cho đến ghép tủy xương. Thiếu máu tán huyết. Cách điều trị bao gồm tránh những loại thuốc gây tán huyết, điều trị những bệnh nhiễm trùng liên quan và uống những loại thuốc ức chế hệ miễn dịch. Điều trị ngắn hạn với corticoid, thuốc ức chế miễn dịch hoặc gamma globulin có thể giúp ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công các hồng cầu của bệnh nhân. Nếu tình trạng này gây lách to, có thể bạn cần phải cắt lách. Lách là một cơ quan tương đối nhỏ nằm dưới khung sườn phía bên trái có chức năng lọc và chứa những hồng cầu bị khiếm khuyết. Một số loại thiếu máu tán huyết có thể làm lách to với những hồng cầu bị tổn thương. Đôi khi lách cũng góp phần gây thiếu máu tán huyết do
- loại bỏ quá nhiều hồng cầu. Tùy thuộc vào độ nặng của thiếu máu, có thể cần phải truyền máu hoặc huyết tương tinh chế. Thiếu máu hồng cầu hình liềm. Phương pháp điều trị cho loại thiếu máu này có thể bao gồm cung cấp oxy, thuốc giảm đau, dung dịch cho qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch để giảm đau và phòng ngừa biến chứng. Các bác sĩ cũng thường cho truyền máu, bổ sung acid folic và kháng sinh. Ghép tủy xương có thể là cách điều trị hiệu quả trong một số tr ường hợp. Một loại thuốc trị ung thư có tên là hydroxyurea (Droxia, Hydrea) cũng được dùng để điều trị thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người lớn. window.google_render_ad(); PHÒNG NGỪA Nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể tránh được thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn theo chế độ ăn hợp lý và thay đổi, bao gồm: Sắt. Nguồn cung cấp sắt tốt nhất là thịt bò và những loại thịt khác. Những loại thức ăn khác giàu chất sắt bao gồm đậu, đậu lăng, những rau có lá màu xanh sậm, trái cây khô, bơ đậu phộng.
- Folate. Chất dinh dưỡng này và dạng tổng hợp của nó, acid folic, có thể tìm thấy ở nước cam và trái cam, chuối, những rau có lá màu xanh sậm, ngũ cốc và mì ống. Vitamin B12. Loại vitamin này có nhiều trong thịt và các thực phẩm hằng ngày. Vitamin C. Những thức ăn có chứa vitamin C như cam, dưa có thể giúp tăng hấp thu sắt. Ăn nhiều thức ăn có chứa sắt đặc biệt quan trọng ở những người có nhu cầu sắt cao như trẻ em - sắt cần thiết trong quá trình phát triển - và phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh. Cung cấp đủ sắt cũng rất quan trọng cho trẻ nhũ nhi, những ng ười ăn chay trường và những người chạy đường dài. Lưu ý đối với những thuốc sắt. Các bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc sắt hoặc các multivitamin có chứa sắt cho những người có nhu cầu sắt cao. Nhưng thuốc sắt chỉ phù hợp khi bạn cần nhiều sắt hơn mức một bữa ăn cân bằng có thể cung cấp. Đừng tự cho rằng mỗi khi mệt bạn đơn giản chỉ cần uống một viên thuốc sắt. Dùng thuốc sắt quá liều cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Tư vấn di truyền.
- Nếu bạn có tiền căn gia đình bị thiếu máu do di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, hãy trao đổi với bác sĩ và có thể là những chuyên gia di truyền học về nguy cơ của bạn và nguy cơ di truyền cho con cái.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh thiếu máu và cách điều trị
19 p | 570 | 110
-
Bài giảng Hội chứng thiếu máu
22 p | 326 | 52
-
Tai biến thiếu máu não thoáng qua
7 p | 947 | 45
-
Hội chứng thiếu máu (Kỳ 2)
6 p | 191 | 38
-
Hội chứng thiếu máu (Kỳ 1)
5 p | 196 | 37
-
Hội chứng thiếu máu (Kỳ 3)
5 p | 208 | 36
-
Bài giảng Thiếu máu - ThS. BS Nguyễn Phúc Học
0 p | 146 | 22
-
Triệu chứng học thiếu máu
97 p | 138 | 15
-
Thiếu máu ruột và các yếu tố nguy cơ (Kỳ 1)
5 p | 107 | 11
-
Thiếu máu ruột và các yếu tố nguy cơ (Kỳ 2)
7 p | 100 | 10
-
Bài giảng Thiếu máu huyết tán tự miễn
22 p | 138 | 9
-
Bài giảng Thiếu máu thiếu sắt và chỉ định thuốc chứa Fe - BS. Phạm Quý Trọng
55 p | 58 | 7
-
Thiếu sắt thiếu máu: Dấu hiệu nhận biết
5 p | 107 | 7
-
Tiếp cận thiếu máu
15 p | 98 | 6
-
Bài giảng Khám bệnh nhân thiếu máu
42 p | 16 | 4
-
Các triệu chứng của thiếu máu
5 p | 108 | 2
-
Bài giảng Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi - PGS.TS Trần Thị Mộng Hiệp
23 p | 2 | 1
-
Bài giảng Thiếu máu tán huyết - PGS.TS Trần Thị Mộng Hiệp
37 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn