Trình bày bài báo khoa học theo hướng định lượng trong lĩnh vực kinh tế
lượt xem 2
download
Trên thực tế, các tạp chí chuyên ngành thường có quy định về thể lệ đăng bài, cũng như đã có nhiều tài liệu hướng dẫn viết và trình bày bài báo khoa học (sau đây gọi tắt là bài báo) được dễ dàng tìm thấy trên mạng internet. Bên cạnh đó, đa số người viết bài báo là thạc sỹ, nghiên cứu sinh hoặc tiến sỹ, nên đã có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, hiểu biết về thể thức, yêu cầu viết một bài báo nói chung
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trình bày bài báo khoa học theo hướng định lượng trong lĩnh vực kinh tế
- TRÌNH BÀY BÀI BÁO KHOA HỌC THEO HƯỚNG ĐỊNH LƯỢNG TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ NCS.ThS.Nguyễn Bá Hoàng Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP.HCM TÓM TẮT Trên thực tế, các tạp chí chuyên ngành thường có quy định về thể lệ đăng bài, cũng như đã có nhiều tài liệu hướng dẫn viết và trình bày bài báo khoa học (sau đây gọi tắt là bài báo) được dễ dàng tìm thấy trên mạng internet. Bên cạnh đó, đa số người viết bài báo là thạc sỹ, nghiên cứu sinh hoặc tiến sỹ, nên đã có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, hiểu biết về thể thức, yêu cầu viết một bài báo nói chung. Do đó, trong khuôn khổ một bài tham luận, bài viết này giới hạn ở mức độ trao đổi và chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc trình bày bài báo tiếp cận theo hướng định lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản để gửi đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước thuộc lĩnh vực kinh tế. 1. Giới thiệu Trên thực tế, các tạp chí chuyên ngành thường có quy định về thể lệ đăng bài, cũng như đã có nhiều tài liệu hướng dẫn viết và trình bày bài báo khoa học (sau đây gọi tắt là bài báo) được dễ dàng tìm thấy trên mạng internet. Bên cạnh đó, đa số người viết bài báo là thạc sỹ, nghiên cứu sinh hoặc tiến sỹ, nên đã có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, hiểu biết về thể thức, yêu cầu viết một bài báo nói chung. Do đó, trong khuôn khổ một bài tham luận, bài viết này giới hạn ở mức độ trao đổi và chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc trình bày bài báo tiếp cận theo hướng định lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản để gửi đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước thuộc lĩnh vực kinh tế. 2. Cấu trúc bài báo khoa học trong lĩnh vực kinh tế (hướng định lượng) Phần lớn các tạp chí khoa học uy tín thuộc lĩnh vực kinh tế đều áp dụng một dạng thức chuẩn cho các bài báo bao gồm những mục chính sau: (1) Tiêu đề bài báo; (2) Tóm tắt và từ khóa; (3) Giới thiệu; (4) Cơ sở lý thuyết; (5) Phương pháp nghiên cứu; (6) Kết quả nghiên cứu; (7) Kết luận và gợi ý chính sách; (8) Tài liệu tham khảo. Mỗi mục được trình bày trong bài báo đều có chủ đích và đòi hỏi người viết phải đáp ứng yêu cầu nhất định. Trên cơ sở tham khảo yêu cầu về thể lệ trình bày của một số các tạp chí (thuộc danh mục tính điểm GSNN) có uy tín trong lĩnh vực kinh tế, phần tiếp theo tác giả sẽ khái quát một số nội dung cơ bản cần đạt được tương ứng với các mục trong cấu trúc bài báo đã nêu ở trên. Cụ thể: (1) Tiêu đề bài báo Tiêu đề bài báo phải nói lên được nội dung chính của bài viết. Tiêu đề không chỉ dừng lại ở mục đích lôi cuốn hấp dẫn người đọc mà còn để nêu bật vấn đề muốn giải quyết. Nhà nghiên 141
- cứu nên quan tâm đến những vẫn đề cần tránh: (1) Không nên đặt tựa đề một cách mơ hồ; (2) Không bao giờ sử dụng chữ viết tắt; (3) Không đặt tựa đề quá dài; (4) Không nên đặt tựa đề như một bài phát biểu; (5) Tựa đề bài báo nên có yếu tố mới. (2) Tóm tắt và Từ khoá Mục đích của phần tóm tắt là giúp người đọc nhận biết bài báo có phù hợp với đề tài mà họ đang quan tâm hay không. Phần này được thể hiện thành một đoạn văn duy nhất tóm tắt công trình nghiên cứu của bài báo, ngắn gọn khoảng 150-200 từ. Nên viết về những vấn đề quan trọng nhất của bài báo, có sử dụng từ khóa quan trọng trong nội dung bài viết, không nên viết quá chung chung, và hạn chế viết tắt hay chú thích trong phần này. Có thể có thêm phần tóm tắt tiếng Anh, tùy vào yêu cầu của mỗi tạp chí. Nội dung của phần tóm tắt nên thể hiện đầy đủ các mặt: (1) Tầm quan trọng và mục đích nghiên cứu; (2) Phương pháp nghiên cứu sử dụng; (3) Những kết quả chính của nghiên cứu. Bên cạnh đó, mỗi bài báo nên có từ 3-5 từ khóa (keywords); đây là điều cần thiết để người đọc dễ theo dõi, nhận biết nội dung chính của bài viết, cũng như thuận lợi cho việc tìm kiếm, tra cứu nội dung liên quan đến từ khóa trong cơ sở dữ liệu những bài viết đã được xuất bản. (3) Giới thiệu Phần giới thiệu của bài báo phải trả lời được câu hỏi: Tại sao làm nghiên cứu này?. Việc quan trọng trong phần này là phải thuyết phục được người đọc quan tâm đến bài báo và kết quả của nghiên cứu, xác định được tầm quan trọng của đề tài. Phần giới thiệu hợp lý khi thể hiện được: (1) Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu; (2) Xác định vấn đề nghiên cứu, đặc biệt làm rõ cái mới của nghiên cứu; (3) Nội dung chính mà bài báo sẽ tập trung giải quyết. Bên cạnh đó, trong phần giới thiệu cũng cần lưu ý: - Cuối của phần này nên trình bày cấu trúc của bài báo. Nhằm tóm lược lại những nội dung chính trong các mục. - Không nên quá ngắn, cũng đừng quá dài; tối đa 1 trang A4. - Điều quan trọng nhất là sau khi đọc xong phần này, người đọc biết được tầm quan trọng của nghiên cứu, và tại sao có nghiên cứu này từ đó mới đọc phần kế tiếp. (4) Cơ sở lý thuyết Phần này cần được mô tả chi tiết và mang tính hệ thống nhằm chỉ ra những lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, thể hiện sự uyên bác, thấu hiểu của tác giả về lĩnh vực nghiên cứu thông qua lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài trong thời gian gần đây. Như vậy, có thể khái quát mục đích của phần cơ sở lý thuyết là tóm lược các kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến đề tài của nhà nghiên cứu. Việc hệ thống những lý thuyết khoa học kinh tế và lược khảo những công trình nghiên cứu thực nghiệm là cơ sở nền tảng quan trọng giúp cho nhà nghiên cứu định hướng được vấn 142
- đề mình cần giải quyết trong phạm vi nghiên cứu của mình, kết hợp sử dụng các công cụ nghiên cứu thích hợp để khám phá những kết quả cụ thể. Nội dung phần cơ sở lý thuyết này nên: (1) Trình bày rõ nguồn gốc lý thuyết liên quan, nhất là tên tác giả, năm công bố, và luận điểm của lý thuyết; (2) Lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, qua đó tác giả phát triển khung phân tích phục vụ cho nghiên cứu của mình. (5) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cần phải gắn chặt với câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích. Đối với cách tiếp cận định lượng, nội dung của mục phương pháp nghiên cứu cần thể hiện được ba khía cạnh chính, bao gồm: Thứ nhất: Mô hình định lượng sử dụng trong nghiên cứu Dựa trên nền tảng cơ sở khung phân tích đã phát triển ở mục cơ sở lý thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa các biến số, kết hợp lược khảo phương pháp nghiên cứu được vận dụng ở các nghiên cứu trước, từ đó nhà nghiên cứu phát triển mô hình định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của bài báo. Thứ hai: Phương pháp thu thập dữ liệu Đối với phương pháp thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu nên thể hiện rõ ràng phạm vi nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu. Thứ ba: Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Trong nghiên cứu định lượng, phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu sẽ phụ thuộc vào mô hình định lượng mà nhà nghiên cứu xây dựng, phương pháp nghiên cứu tiếp cận, và dữ liệu nghiên cứu có sẵn tại thời điểm thực hiện nghiên cứu. (6) Kết quả nghiên cứu Nội dung của kết quả nghiên cứu nên được trình bày gồm hai phần chính: Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu Mục này chỉ tập trung tóm tắt những kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả hồi quy mô hình định lượng, và không nên đề cập đến ý nghĩa của chúng. Kết quả nên được trình bày theo dạng bảng biểu. Thứ hai: Thảo luận kết quả Nội dung của phần thảo luận cần so sánh kết quả của bài báo với các phát hiện của những nghiên cứu trước đó. Những sự tương đồng hay khác biệt về kết quả nghiên cứu của bài báo cũng cần được diễn giải và làm rõ. Đây là phần thể hiện sự đóng góp của nhà nghiên cứu bổ sung cho lý thuyết và các nghiên cứu trước. (7) Gợi ý chính sách Nội dung chính của phần này chỉ nên tập trung trình bày những gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu đã trình bày ở mục 6 của bài báo. Các gợi ý chính sách cần phải nhất quán và gắn kết với các bằng chứng từ kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bài báo. 143
- 3. Quy định về thể lệ trình bày bài báo khoa học của một số Tạp chí chuyên ngành kinh tế trong nước Phần tiếp theo, tác giả giới thiệu quy định về thể lệ trình bày của một số Tạp chí chuyên ngành lĩnh vực kinh tế (thuộc danh mục Tạp chí tính điểm GSNN). Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh châu Á Bài báo cần tuân thủ theo thứ tự sau: trang tiêu đề; tóm tắt; từ khóa; Abstract và Keywords bằng tiếng Anh, mã phân loại JEL, nội dung chính; tài liệu tham khảo; phụ lục (nếu có); bảng biểu (nếu có); hình (nếu có). Các bản biểu và hình cần được đánh số và thể hiện rõ vị trí trong bài viết. Không có yêu cầu khắt khe cho việc định dạng nội dung chính; tuy nhiên, tất cả các bản thảo nên có các phần quan trọng như: - Giới thiệu - Cơ sở lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu - Kết luận Bài báo phải được gửi theo mẫu phù hợp để gửi phản biện mà không đính kèm tên tác giả (bắt buộc). Bài báo có tối thiểu là 5,000 từ và không vượt quá 10,000 từ, không kể Tài liệu tham khảo, Ghi chú, Hình và Bảng… Bài báo tổng hợp lý thuyết có thể dài từ 8,000 đến 15,000 từ. Những dạng bài báo này chỉ được xem xét khi nhận được lời mời từ Ban biên tập Tạp chí. Phần tóm tắt dao động từ 150-250 từ và bắt buộc phải có khi gửi bài. Mỗi bản thảo không liệt kê nhiều hơn 6 từ khóa (mỗi từ khóa không quá 6 chữ) và phải đính kèm mã phân loại JEL. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á Tên bài viết (tiếng Việt và tiếng Anh) không quá 20 từ; nói lên được nội dung chính của nghiên cứu hoặc vấn đề mà nghiên cứu muốn giải quyết; Tóm tắt và Từ khóa (tiếng Việt và tiếng Anh) – mỗi phần Tóm tắt không quá 250 từ, Từ khóa trình bày theo thứ tự alphabet; Nội dung bài báo bao gồm các phần: - Giới thiệu - Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - Kết quả và thảo luận - Kết luận và gợi ý chính sách / kiến nghị giải pháp - Trích dẫn và Tài liệu tham khảo trình bày thống nhất theo chuẩn định dạng APA 144
- (American Psychological Association); liệt kê tài liệu đã sử dụng, trích dẫn trong bài viết. Tạp chí Phát triển và Hội nhập Bài báo có nội dung không quá 8.000 từ và được trình bày theo bố cục sau: - Tựa bài (Title): từ 10 đến 15 chữ (âm tiết-words). - Sau tựa bài là tên và thông tin của mỗi tác giả (Tg) theo thứ tự: Tg chính, Tg phụ, Tg liên hệ, và Đồng Tg. - Tóm lược (Summary or Abstract): từ 100 đến 200 words, bao gồm: (1) Tầm quan trọng và mục đích của nghiên cứu; (2 ) Phương pháp nghiên cứu sử dụng; và (3) Những kết quả chính của nghiên cứu. - Từ khóa (Key words) - Giới thiệu (Introduction): Xác định đối tượng và nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu (methods) (thích ứng với đối tượng nghiên cứu) - Luận cứ khoa học của đối tượng nghiên cứu (Khung lý thuyết) - Đúc kết thực tiễn, thông qua phân tích các dữ liệu “thứ cấp” hoặc “sơ cấp” hoặc các sự kiện hữu quan, rút ra những căn cứ cho các đề xuất (gợi mở) - Các giải pháp và khuyến nghị - Kết luận - Trích dẫn Tài liệu tham khảo (References). Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, xếp theo thứ tự A, B, C của họ tác giả (trong và ngoài nước), hay tên cơ quan ban hành tài liệu, báo cáo hay ấn phẩm. Mỗi trích dẫn trong bài viết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo. Tạp chí áp dụng định dạng trích dẫn APA. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội. Thể lệ gửi bài cho Tạp chí Phát triển và Hội nhập. Truy cập ngày 20/04/2021 tại https://www.uef.edu.vn/tap-chi-uef Quy định về bài báo khoa học gửi bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á. Truy cập ngày 20/04/2021 tại http://jabes.ueh.edu.vn/Home/Module?path=Distribution_vi Chính sách đăng bài báo khoa học của Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á. Truy cập ngày 20/04/2021 tại https://ajeb.buh.edu.vn/vi/chinh-sach-tap-chi 145
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng mềm cho nhà khoa học
630 p | 695 | 214
-
Chỉ dẫn cách trình bày powerpoint trong hội nghị khoa học
8 p | 340 | 61
-
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học
22 p | 1372 | 40
-
Trích dẫn tài liệu khoa học
7 p | 222 | 39
-
Kết quả cách viết một bài báo khoa học
13 p | 175 | 32
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - TS. Đinh Đại Gái & TS. Lê Việt Thắng
202 p | 90 | 29
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Trình bày bài báo khoa học
11 p | 131 | 16
-
Kỹ năng mềm cho các nhà khoa học - Từ nghiên cứu đến công bố khoa học: Phần 2
275 p | 95 | 16
-
Bài giảng Đăng bài báo khoa học trên tập san quốc tế: Một ít kinh nghiệm - TS.BS. Hoàng Anh Vũ
14 p | 95 | 12
-
Bài giảng Kỹ năng viết bài báo khoa học
41 p | 60 | 11
-
Cách nói trong hội nghị khoa học
9 p | 140 | 11
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - PGS.TS. Trần Văn Lăng
14 p | 96 | 8
-
Bài giảng Nghiên cứu khoa học: Một số kỹ năng thể hiện kết quả nghiên cứu khoa học
26 p | 43 | 5
-
Viết và trình bày bài báo khoa học để xuất bản trên các tạp chí quốc tế uy tín
14 p | 43 | 3
-
Nghiên cứu, trao đổi một số vấn đề về phương pháp trình bày một công trình nghiên cứu khoa học, đăng ký đề tài Nafosted và công bố bài báo quốc tế
16 p | 70 | 2
-
Hướng dẫn kê khai nghiên cứu khoa học
9 p | 20 | 2
-
Cẩm nang Nghiên cứu khoa học: Phần 2
224 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn