Trong kinh doanh bạn là người cày ruộng hay thu hoạch.
lượt xem 8
download
Tham khảo tài liệu 'trong kinh doanh bạn là người cày ruộng hay thu hoạch.', kinh doanh - tiếp thị, kế hoạch kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trong kinh doanh bạn là người cày ruộng hay thu hoạch.
- Trong kinh doanh bạn là người cày ruộng hay thu hoạch
- Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo trong nghề tiếp thị, Julie Chance, Chủ tịch công ty tư vấn tiếp thị Strategies-by-Design, Mỹ, chuyên về các chương trình tiếp thị bao gồm cả đ ào tạo cho những nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hay nhà bán bán lẻ chuyên biệt, nhận ra rằng mọi người đều có khuynh hướng tiếp cận quy trình xây dựng kinh doanh theo một trong hai dạng thức: Người cày ruộng hoặc Người thu hoạch. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, quy trình này đòi hỏi cả công việc cầy ruộng và thu hoạch. Trong kinh doanh bạn là người cày ruộng hay thu hoạch Người thu hoạch là những nhân viên bán hàng tuyệt vời trên thế giới này. Đó là những người không ngần ngại, thậm chí cảm thấy thích thú, dành ra 2 đến 3 tiếng mỗi ngày chỉ để trả lời điện thoại khách hàng. Họ sẵn sàng dành cả ngày bắt đầu tại cửa chính của một toà nhà văn phòng lớn, ghé thăm từng phòng trên từng tầng một và nỗ lực có đ ược các cuộc hẹn. Họ sẽ là những người hoàn tất giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên, họ cũng có xu hướng bỏ qua rất nhiều quả ngon trên cây b ởi vì
- phương pháp của họ hướng tới những cá nhân có một nhu cầu cụ thể và đã sẵn sàng mua sắm - được ví như những quả ngon ở phần dưới của cây. Không chỉ có vậy, người thu hoạch còn rất dễ chuyển từ vườn cây ăn quả này sang vườn cây ăn quả khác để tìm kiếm hoa quả mới và hái b ất cứ hoa quả nào đã chín vào thời điểm đó. Họ không ngừng tìm kiếm những vườn cây mới có hoa quả đã chín mọng đến hồi thu hoạch. Trong khi đó, người cày ruộng có xu hướng dựa vào các yếu tố khác nhau của sự phối kết hợp xúc tiến và tiếp thị chẳng hạn như quảng cáo, mạng lưới hay giao tế công cộng để phát triển kinh doanh. Người cày ruộng chuẩn bị đất đai, gieo trồng hạt giống, chăm sóc cây giống và chăm lo cho hoa quả khi nó chín. Họ là những người tạo ra khu vườn hoa quả để có một nguồn cung ổn định trái cây chín. Tuy nhiên, người cầy ruộng đôi lúc quá bận rộn chăm lo cho vườn cây mà quên mất việc hái quả. Họ để mặc việc này cho những Người thu hoạch hay thậm chí để trái cây rụng đầy vườn. Rõ ràng, lý tưởng nhất là khi Người cày ruộng và Người thu hoạch sẽ cùng làm việc với nhau để đảm bảo một nguồn cung trái cây chín ổn định và chắc chắn rằng các hoa quả ngon sẽ được thu hoạch trước khi các đối thủ cạnh tranh kịp lấy mất hay chúng rụng xuống đất và thối rữa. Đó là lý do tại sao tại các công ty lớn bạn sẽ thấy có đầy đủ cả 2 chức năng tiếp thị và bán hàng. Tuy nhiên, phần lớn các công ty nhỏ không có đủ nguồn lực cả về tài chính và nhân sự để đảm bảo 2 chức năng riêng biệt này. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ phải tự mình vừa cày ruộng vừa thu hoạch các cơ hội
- kinh doanh mới cũng như giám sát hay thậm chí thực hiện vô số các chức năng khác để giữ cho công ty vận hành ổn định. Quyết định mua sắm bao hàm một quy trình biến đổi từ chỗ chưa nhận thức sang nhận thức, nhận thức sang ưa thích hay quan tâm đ ến và cuối cùng là tới thuyết phục và mua sắm. Các hành động xúc tiến chẳng hạn như quảng cáo hay direct mail sẽ hiệu quả nhất trong giai đoạn xây dựng nhận thức khách hàng. Các hành động giao tế công cộng và xây dựng mạng lưới có xu hướng hiệu quả hơn trong giai đoạn quan tâm và ưa thích. Còn bán hàng trực tiếp là hành động hiệu quả trong giai đo ạn kết thúc bán hàng. Chuyên gia tiếp thị Blair Singer trong cuốn sách Sales Dogs đã từng nói: “Tiếp thị càng nhiều bao nhiêu, những nỗ lực bán hàng sẽ càng ít bấy nhiêu. Các khách hàng sẽ đưa tay ra và tìm kiếm thay vì bạn phải “đánh hơi” tới họ. Đó là nghệ thuật để các cơ hội bán hàng tìm đến với bạn”. Những gì Blair Singer nhận định chính là nếu bạn càng nỗ lực bao nhiêu trong việc cày xới và chăm bón vườn cây ăn quả, thì bạn càng mất ít thời gian để tìm kiếm các trái cây ngon ngọt trong vườn cây của những người khác bấy nhiêu. Thách thức đối với những Người cày ruộng đó là làm sao nắm bắt được các khách hàng tiềm năng khi họ giơ tay vẫy. N ếu là một Người thu hoạch, bạn có thể phát triển các kỹ năng thu hoạch như thế nào?
- - Thực hiện các hành động phát triển nhận thức cho phép bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng trong ít thời gian hơn so với việc tiếp cận từng cá nhân như trước đây. Ví dụ, bạn có thể gửi đi một số lượng xác định các bức thư mỗi tuần tới các khách hàng tiềm năng bạn chưa từng gặp mặt và có thể chưa biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. - Phát triển những cách thức có hệ thống giúp duy trì mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng hiện còn đang băn khoăn quyết định mua sắm, chẳng hạn như những thư tin tức định kỳ. - Nâng cao mức độ tin cậy thông qua các hành động có liên quan hay vai trò lãnh đ ạo trong các hiệp hội hoặc các tổ chức mà khách hàng tiềm năng của bạn tham d ự vào. N ếu là một Người cày ruộng, bạn có thể thu hoạch được các kết quả công việc như thế nào? - Khởi xướng ngay các hành động xúc tiến khi một ai đó thể hiện mối quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đừng mong đợi họ tự tìm hiểu rõ hơn về bạn. - Đ ừng để cuộc gặp gỡ đầu tiên trở thành một cuộc hội thoại bán hàng. Thay vì nỗ lực bán hàng, b ạn hãy coi cuộc gặp gỡ này như một cơ hội để tìm hiểu về khách hàng, về các vấn đề khó khăn và về nhu cầu của họ. - Hãy học cách yêu quý sự phản đối. Nếu một ai đó khó chịu với sản phẩm hay dịch vụ của bạn, tức là ít nhất là họ cũng đang quan tâm tới sản phẩm hay
- dịch vụ đó. Bạn dễ biến những người phản đối thành những khách hàng trung thành hơn là biến những người không quan tâm thành khách hàng. - Hãy suy nghĩ lại về thái độ của bạn khi kết thúc một giao dịch bán hàng. Hãy nghĩ về nó như việc tạo ra sự gắn kết với khách hàng trong tương lai. N ếu bạn là một Người cày ruộng, bạn sẽ không bao giờ yêu thích công việc thu hoạch cả. Ngược lại, nếu bạn là một Người thu hoạch, bạn cũng sẽ không mấy quan tâm tới công việc cày ruộng. Tuy nhiên, để xây dựng thành công những cơ hội kinh doanh mới, bạn sẽ cần tiến hành cả hai công việc trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các vấn đề trong Kế hoạch kinh doanh (Phần 2)
1 p | 521 | 267
-
Những thói quen cần thiết trong kinh doanh theo mạng
5 p | 431 | 206
-
Làm giàu bằng đầu tư quan hệ trong kinh doanh
4 p | 414 | 179
-
Chữ tâm trong kinh doanh
7 p | 212 | 51
-
Bài giảng Tâm lý kinh doanh - Bài 2: Kỹ năng đàm phán, thương lượng trong kinh doanh
43 p | 240 | 46
-
Hãy để sự sáng tạo phát huy hết vai trò trong kinh doanh
4 p | 209 | 41
-
Bài giảng Thống kê ứng dụng trong kinh doanh: Chương 1 - ThS. Nguyễn Tiến Dũng
23 p | 875 | 38
-
Bí quyết thành công trong kinh doanh của người Nhật
8 p | 172 | 36
-
Bài giảng Thống kê ứng dụng trong kinh doanh: Chương 3 - ThS. Nguyễn Tiến Dũng
21 p | 536 | 31
-
Giao tiếp trong kinh doanh - văn hóa trong kinh doanh
10 p | 282 | 30
-
Trong kinh doanh bạn là người cày ruộng hay thu hoạch
4 p | 142 | 27
-
Bài giảng Tâm lý kinh doanh - Bài 1: Đàm phán trong kinh doanh
64 p | 151 | 26
-
5 kỹ năng thiết yếu để đi đến thành công trong kinh doanh
4 p | 127 | 19
-
Bài giảng Tin học ứng dụng trong kinh doanh 1: Chương 5 - ĐH Tôn Đức Thắng
25 p | 139 | 19
-
Bạn là người liều lĩnh trong công việc?
5 p | 84 | 6
-
Bài giảng Thống kê ứng dụng trong kinh doanh: Chương 5 - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
86 p | 21 | 5
-
Đề cương môn Dự báo trong kinh doanh
21 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn