intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng nấm rơm

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

607
lượt xem
206
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm rơm là một trong những loại nấm trồng phổ biến tại nước ta. Thịt mềm, mùi vị tốt , dinh dưỡng phong phú. Hàm lượng Amin acid chiếm 38.2%, cao hơn thịt bò 8,47 lần. Trong nấm rơm tươi có 200mg Vitamin C, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong rau. Hàm lượng tinh bột thấp, rất tốt cho người bị tiểu đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng nấm rơm

  1. Trồng nấm rơm Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Tên tiếng Anh: Straw mushroom Tên khoa học:Volvariella volvacea Nấm rơm là một trong những loại nấm trồng phổ biến tại nước ta. Thịt mềm, mùi vị tốt , dinh dưỡng phong phú. Hàm lượng Amin acid chiếm 38.2%, cao hơn thịt bò 8,47 lần. Trong nấm rơm tươi có 200mg Vitamin C, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong rau. Hàm lượng tinh bột thấp, rất tốt cho người bị tiểu đường. Là thực phẩm tốt cho cơ thể làm tăng tính miễn dịch cho các loại bệnh. Nấm rơm dể trồng, mọc tốt trên các thực liệu là phế phẩm nông nghiệp. Trồng được quanh năm trong điều kiện ở miền Nam khi nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 25 – 300C. Sau đây, xin giới thiệu kỹ thuật trồng nấm rơm như sau: 1/ Nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm rơm là rơm rạ, và đạt những yêu cầu sau: - Nguyên liệu phải sạch, để nơi không bị mưa dột, ẩm ướt.. - Sạch vi sinh vật và không nhiễm những lọai nấm mốc ký sinh, không có dư lượng thuốc trừ sâu,bệnh, không bị nhiễm nước phèn mặn. - Chưa bị phân hủy hoặc mục nát. 2/ Xây dựng nhà trồng nấm: - Chọn nền đất: Chọn những nền đất cứng, cao ráo, cao hơn mặt đất bình thường từ 0.3 – 0.5 m. Nhà trồng kín bằng Nylon trắng trên nóc và xung quanh lợp bằng Nylong , nên làm theo hướng Đông - Tây để ánh sáng phân bố đều. Trên
  2. 2 vách chừa 2 lỗ có kích thước khoảng 20 x 25cm để làm mát Ban đêm mở cửa để nấm thải thán khí (CO2). Ban ngày có thể che bớt ánh sáng nếu cường độ ánh sáng qúa cao. - Bên trong nhà trồng nấm làm những dàn kệ cách nhau 70cm, cao 2m, mỗi dàn kệ làm thành từng ngăn, ngăn này cách ngăn kia 40cm, dày 40cm. 3/ Meo giống: - Cần phải chú ý kỹ đến việc chọn meo giống vì meo giống tốt là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc trồng nấm. Meo giống tốt là bịt meo có tơ nấm phát triển trắng đều, đồng thời bào tử kết thành những lấm tấm đỏ muối ớt. Meo giống từ 10- 15 ngày tuổi đem ra trồng là tốt nhất 4/ Bổ sung các chất dinh dưỡng: Ngoài vật liệu là rơm rạ, meo giống chúng ta phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tơ nấm phát triển tốt. Các chất dinh dưỡng được trộn đều trong rơm rạ như sau: Trong 100kg thực liệu cần 1kg urê, 2,5kg Super lân, 1kg Sunphat Kaly. Trộn 1 lần trong giai đoạn ủ rơm. 5/ Các giai đoạn tiến hành: 5.1/ Giai đoạn 1: Xử lý rơm - Xử lý rơm bằng nước vôi: Ngâm rơm trong nước vôi trộn cho đều, cần chú ý độ pH của nước vôi trước khi xử lý bằng 11 độ, nhưng sau giai đoạn xử lý rơm thì độ pH trong nước còn lại 7 là thích hợp nhất. 5.2/ Giai đoạn 2: Ủ rơm 10 ngày - Trong giai đoạn này cần chú ý tới độ ẩm và chất lượng của rơm. Rơm sau khi xử lý bằng nước vôi rải rơm rạ đều lên nền ximăng, cho thêm nước vào (nước có pH= 7), để rơm có đủ độ ẩm cần thiết và cần bổ sung các chất dinh dưỡng N,P,K (như đã nói phần trên). Sau đó, dùng tấm Nylong phủ rơm cho kín khí. Độ
  3. dày của lớp rơm rạ khoảng 0.5m là tốt nhất Sau thời gian ủ 7 ngày, đảo rơm một lần để tạo điều kiện cho quá trình lên men thực liệu tốt hơn và phủ kín Nylong trở lại. 5.3/ Giai đoạn 3: Đóng gói, cấy meo - Rơm sau khi xử lý, trộn đều và đóng thành từng khối, dùng một khung bằng gỗ có dạng khối che kín 5 mặt có kích thước 0.22 x 0.15 x 0.12cm để làm khung. Dùng một miếng Nylon vừa đủ rộng trải trong khung cho rơm rạ đã xử lý vào khung nén chặt tạo thành từng khối. Cấy meo giống vào 2 đầu khối thực liệu, sau đó gói kín bằng tầm Nylon trên, để vào phòng 6 ngày chú ý đậy kín, sau 6 ngày dở ra mở tấm nylon gói đưa vào nhà trồng. Các khối nấm được đặt chồng lên nhau trên các kệ đã thiết kế. 5.4/ Giai đoạn 4: Chăm sóc và thu hoạch Trong giai đoạn này, cần chú ý tưới nước để đảm bảo ẩm độ cho nấm phát triển, ẩm độ thích hợp nhất là 90%. Dùng bình xịt thuốc để tưới là tốt nhất. Trong các ngày nắng nóng cần theo dỏi sự biến động ẩm độ của nhà trồng để có chế độ tưới phù hợp. Sau 7 ngày có thể thu hoạch đợt 1. Khi thu hoạch cần chú ý dùng dao nhọn xắn quanh gốc nấm tránh phạm vào các gốc nấm khác và làm đứt tơ nấm. Sau khi thu hái, nấm rơm vẫn sinh trưởng, phát dục nên phải tiến hành chăm sóc tốt để tránh ảnh hưởng đến năng suất. Sau 2-3 ngày thu hoạch 1 lần số lần thu hoạch kéo dài từ 5 – 6 lần tuỳ thuộc vào sự chăm sóc. Sau khi tận thu thực liệu trên có thể ủ để làm phân bón, nuôi trùn... Nếu tiếp tục trồng nấm phải được các ly ít nhất là 5 ngày và xử lý kỹ bằng Formol để trừ các sâu bệnh hại trước khi trồng đợt khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2