intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng tre lấy măng

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

153
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trồng tre lấy măng làm rau không thể dừng lại ở việc trồng một rừng tre mà phải áp dụng yêu cầu của một vườn rau về đất đai, giống, cách trồng, cách chăm sóc, thu hoạch… để thu hoạch măng chất lượng cao làm thực phẩm. Giống và cách trồng Tre là loài cây dễ tính, không kén đất nhưng để chắc ăn, việc đầu tiên của người trồng tre lấy măng là xác định đất trồng phù hợp. Có thể trồng tre trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và tầng đất mặt dày hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng tre lấy măng

  1. Trồng tre lấy măng Trồng tre lấy măng làm rau không thể dừng lại ở việc trồng một rừng tre mà phải áp dụng yêu cầu của một vườn rau về đất đai, giống, cách trồng, cách chăm sóc, thu hoạch… để thu hoạch măng chất lượng cao làm thực phẩm. Giống và cách trồng Tre là loài cây dễ tính, không kén đất nhưng để chắc ăn, việc đầu tiên của ngườ i trồng tre lấy măng là xác định đất trồng phù hợp. Có thể trồng tre trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và tầng đất mặt dày hơn 50 cm, không ngập úng. Để năng suất thu hoạch vườn cao, nhiều măng to, trắng, ngon, bán có giá, cần đất giàu mùn và có khả năng giữ ẩm. Sửa soạn đất và xuống giống tre nên tuân theo nông lịch - thời vụ. Vườn nhỏ đào hố thủ công vuông 50 x 50 x 50 cm, vườn lớn dùng máy khoan, mũi khoan có bán kính 25 - 30 cm, khoan sâu 50 cm. Vị trí lỗ khoan
  2. thể hiện mật độ trồng. Tùy chất lượng đất trồng, đất tốt bố trí khoảng cách cây cách cây 6 m x 6 m (270 cây giống/ha); đất trung bình 6 m x 5 m, 300 cây/ha; đất xấu 5 m x 5 m, 400 cây/ha. Danh mục tre có nhiều giống, trồng tre lấy măng nên chọn tre điền trúc (còn gọi lục trúc do măng màu xanh) vì giống mau cho thu hoạch (1 năm sau trồng), mắn đẻ - đẻ nhiều, “con” khỏe đẹp, mặt ngoài mo nang không có lông gây ngứa như măng một số giống tre khác. Măng tre điền trúc ít xơ, mề m, giòn, ngọt, dễ chế biến. Mua giống trồng nên chọn hom cành hay hom thân. Giống hom cành hay hom thân là phần cành khí sinh được lấy ra khỏi cây tre đã được giâm vài ba tháng. Do đã có bộ rễ tốt, tuy “củ tỏi” nhỏ, thân khí sinh của cây giống nhỏ nhưng trồng dễ sống; tỷ lệ sống có thể đạt 95 - 100%. Do hệ số nhân giống cao nên người mua dễ gặp lô cây giống cùng tuổi, cùng xuống giống, tránh được sự hao hụt sau trồng, phát triể n đều, năng suất vườn cao hơn trồng bằng thân củ. Mua giống về nên phân loại một lần nữa để trồng các lô cây lớn, nhỏ trên các liếp đất khác nhau. Cũng nên chăm sóc lô cây giống tại nơi tập kết trên nửa tháng để cây giống hồi sức sau vận chuyể n và thích hợp điều kiện thực tế trên đồng. Sau khi chuẩn bị hố trồng, tiến hành xuống giống khi đã có hai ba cơn mưa là thuận lợi nhất cho vườn tre bén rễ và phát triển trong 6 tháng đầu tiếp đất, thuận lợi cho giai đoạn sau. Dùng cuốc đảo trở và moi một lỗ giữa hố. Xé bầu, đặt cây giống sao cho phần tiếp nối giữa thân ngầm và thân khí sinh ngang với mặt hố, thêm đất, nén chặt đất hố trồng và cuối cùng mặt
  3. hố được san bằng. Tiến hành phủ rơm rạ mục hoặc lá cây phân xanh bằm quanh gốc cây tre mới xuống giống, tưới nước và giữ ẩm thường xuyên trong 3 - 4 tháng. Chăm sóc Sau trồng cần thăm vườn thường xuyên, hố trồng có thể sụp lún ít nhiều, cần thì cắm cọc giữ cây giống đứng (hay hơi nghiêng) để định hướng những cây măng đầ u tiên. Sau trồng 2 - 3 tháng, kết hợp bón phân NPK 16-16-8 lặp lại 2 - 3 tháng một lần và liều lượng phân tăng dần từ 100 - 150 - 250 g/gốc. Trong năm đầu thường màu xanh vườn tre không đều. Nhìn lá tre từng bụi, nếu thấy lá không được xanh thì thêm 1 - 1,5 muỗng canh phân urê mỗ i gốc. Rắc đều phân trong phạ m vi hố trồng, xới đất lấp kín phân và nếu quá khô cần tưới nước cho tan phân. Sang năm thứ hai trở đi, sinh khối vườn tăng lên, cần tăng lượng phân bón NPK lên 300 - 400 g và 500 g/gốc/mỗi lần bón. Từ năm thứ hai, hố đất có thể bị lèn, mỗi lần bón phân, dùng cuốc moi đất thành rãnh, cạnh ngoài của bụi tre, sâu 10 - 15 cm, rắc phân và lấp lại khiến cây măng chúi xuống, măng to lại tránh được tình trạng “đêu gốc”. Ngoài bón phân “bao”, mỗi năm bổ sung phân hữu cơ như: phân chuồng, phân rác, mỗi bụi tre 10 - 15 kg hoặc phân hữu cơ vi sinh 2 kg kết hợp phủ rơm rạ, cỏ khô ải nhằ m tăng độ tơi xốp, độ ẩm và độ phì cho đất. Kể từ năm thứ hai trở đi, việc tuyển và tạo tán tre mẹ rất quan trọng để duy trì sinh khối bụi tre theo yêu cầu sản xuất măng và nâng cao năng suất. Mỗi năm chọ n
  4. những cây măng to khỏe, có thân ngầm mọc dưới mặt đất, từ đáy bụi và phân bố đều trên bụi tre để nuôi dưỡng thành cây tre “cái”. Mỗi năm chặt thay thế những cây già trên 3 tuổi và cần thiết phải đào cả thân củ (gộc) những cây tre đó do đã hết hoặc giảm khả năng ra măng chất lượng cao. Khi ổn định, mỗi bụi tre duy trì từ 6 - 8 cây tre, trong đó 2 cây tre thuộc thế hệ ông bà, 2 - 3 cây thuộc thế hệ cha mẹ, 2 - 3 cây thuộc thế hệ con cháu. Mỗi năm tạo tán cho bụi tre bằng cách dùng cưa tay, cưa bỏ ngọn tre ở khoảng cao 4 - 4,5 m. Phía dưới gốc, dùng rựa bén hay cây tràng (dụng cụ bén ngót của thợ mộc) vạt bỏ tất cả cành ở thân tre trong tầm cao 2,5 m tính từ mặt đất. Việc đó nhằ m tạo độ thông thoáng tối đa khu vực gốc bụi tre ngăn sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng nuôi cây tre khỏe, “đẻ” măng nhiều. Việc vát bỏ những chồi khí sinh này thực hiện sau khi thu hái hết một đợt măng. Sau đó tranh thủ bón phân cho bụi tre như đã nói trên. Trồng tre điền trúc có thể cho thu hoạch 40 - 50 năm sau, năng suất trung bình 25 - 30 tấn/ha, tùy đất và mức chăm sóc có thể cao hơn nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2