intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trùng Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trùng Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

MỞ ĐẦU<br /> <br /> Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động cơ<br /> bản, chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối<br /> lượng công việc cũng như mức độ tạo lợi nhuận, nhưng nó cũng là hoạt động chứa<br /> đựng nhiều rủi ro nhất. Trong thực tế, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có<br /> những trường hợp rủi ro tín dụng gây ra tổn thất nặng nề, thậm chí dẫn đến phá<br /> sản. Hiện nay, khi sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng diễn ra ngày càng khốc<br /> liệt, tình hình nợ xấu đang đe doạ sự an toàn của các NHTM thì vấn đề quản trị rủi<br /> ro tín dụng đang là vấn đề được các ngân hàng chú trọng và tập trung phát triển.<br /> Tại NHTM CP Công thương Việt Nam, mặc dù công tác quản trị rủi ro đã được<br /> chú trọng. Tuy nhiên quá trình đo lường và kiểm soát rủi ro còn chưa chính xác,<br /> chặt chẽ dẫn tới một số sai phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng.<br /> Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài: “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân<br /> hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.<br /> Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về công tác quản trị rủi ro tín dụng,<br /> Luận văn hướng tới mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng<br /> cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam. Từ đó, mục<br /> tiêu nghiên cứu cụ thể của Luận văn như sau:<br /> Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.<br /> Hai là, Mô tả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM CP Công thương Việt<br /> Nam. Từ đó đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng. Rút ra những<br /> kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của ngân hàng. Giải thích<br /> nguyên nhân dẫn tới hạn chế<br /> Ba là, Đề xuất giải pháp phù hợp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM<br /> CP Công thương Việt Nam<br /> Luận văn sử dụng kiến thức tham khảo từ giáo trình, bài giảng, sách, báo,<br /> các bộ Luật, Quy định, Thông tư,… của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng. Các số<br /> <br /> liệu được thu thập, tổng hợp từ cc báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh,<br /> báo cáo tín dụng, báo cáo xử lý nợ,… của NHTM CP Công thương Việt Nam.<br /> Đề tài giới hạn việc nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công<br /> thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014.<br /> 1. Cơ sở lý luận của Luận văn<br /> Đề tài đã nêu ra những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng, trên cơ sở<br /> đó đi sâu vào nghiên cứu nội dung và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công<br /> tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Cụ thể như sau:<br /> Thứ nhất, về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: rủi ro tín dụng là khả năng<br /> xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ, không<br /> đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Căn cứ vào<br /> nguyên nhân phát sinh, Rủi ro tín dụng chia làm hai loại: rủi ro giao dịch và rủi ro<br /> danh mục. Rủi ro tín dụng được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu, tỷ<br /> lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ cho vay không TSĐB. Nguyên nhân gây ra Rủi<br /> ro tín dụng có thể xuất phát từ phía ngân hàng thương mại, từ phía khách hàng<br /> hoặc từ môi trường.<br /> Thứ hai, luận văn đưa ra khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay<br /> như sau: Quản trị rủi ro tín dụng là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính<br /> sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động cấp tín dụng nhằm nhận diện, đánh<br /> giá rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp<br /> tín dụng của NHTM<br /> Theo đó, quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung: nhận diện rủi ro tín dụng, đo<br /> lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng. Về nhận<br /> diện rủi ro tín dụng, Luận văn nghiên cứu các dấu hiệu xuất phát từ khách hàng và<br /> ngân hàng. Về đo lường rủi ro tín dụng, Luận văn chỉ ra các phương pháp đo lường<br /> rủi ro tín dụng và tập trung nghiên cứu sâu về phương pháp xếp hạng tín dụng nội<br /> bộ thông qua đánh giá chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Về Kiểm soát rủi ro tín<br /> dụng, Luận văn nghiên cứu quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng theo trình tự cấp tín<br /> dụng. Về xử lý rủi ro tín dụng, Luận văn chỉ nghiên cứu biện pháp trích lập và sử<br /> dụng quỹ DPRR tín dụng và biện pháp xử lý TSĐB.<br /> <br /> Thứ ba, luận văn đi vào phân tích và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác<br /> quản trị rủi ro tín dụng. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi<br /> ro tín dụng bao gồm: Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro, hệ<br /> thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng, trình độ kỹ thuật công nghệ, hệ thống quy định<br /> nội bộ hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến<br /> công tác quản trị rủi ro tín dụng: Hệ thống thông tin, môi trường pháp lý, môi<br /> trường tự nhiên và kinh tế xã hội.<br /> 2. Kết quả nghiên cứu<br /> Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại<br /> NHTM CP Công thương Việt Nam, luận văn đã khái quát một số nét cơ bản về<br /> tình hình rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam, tuy nhiên tại<br /> NHTM CP Công thương Việt Nam hoạt động cho vay chiếm 60 - 70% tổng tài sản<br /> nên luận văn chỉ tập trung phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại<br /> Ngân hàng, cụ thể như sau:<br /> - Về tình hình nợ quá hạn: Năm 2012, nợ quá hạn của NHTM CP Công thương<br /> Việt Nam đạt mức khá cao chiếm khoảng 2,80% trên tổng dư nợ cho vay. Năm<br /> 2013, nợ quá hạn có xu hướng giảm tương đối mạnh, cụ thể giảm 1.919 tỷ đồng,<br /> tương ứng với 23,34%. Năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 1,67%, nợ quá hạn<br /> giảm 35 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,56%.<br /> - Về tình hình nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHTM CP Công thương<br /> Việt Nam năm 2012 là 0.75%, năm 2013 là 1.47% và giảm xuống còn 1.0% vào<br /> năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 tăng cao do hậu quả của tình hình tăng trưởng<br /> nóng trong thời gian trước và tình trạng lỏng lẻo trong các khâu cấp tín dụng. Đến<br /> năm 2014, NHTM CP Công thương Việt Nam thực hiện quyết liệt các biện pháp<br /> xử lý nợ xấu làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.0%. Tuy nhiên xét về bản chất thì<br /> tình hình nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để.<br /> - Về tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng: Năm 2013, việc trích lập DPRR của NHTM CP<br /> Công thương Việt Nam có xu hướng tăng khá mạnh, cụ thể là, năm 2013 số dư quỹ<br /> DPRR là 3.673,2 tỷ đồng, tăng 637,2 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tăng<br /> 20,99%. Năm 2014, số dư quỹ DPRR lại có xu hướng giảm, cụ thể giảm 373 tỷ<br /> đồng, tương ứng với 10,15%. Tỷ lệ trích lập DPRR so với tổng dư nợ năm 2013 là<br /> 1,1% tăng 0,7% so với 2012, năm 2014 thì tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống dưới<br /> <br /> 1%. Nguyên nhân là do năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng so với 2012, đến<br /> năm 2014, NHTM CP Công thương Việt Nam chủ trương kiểm soát chặt chẽ các<br /> khoản vay và tập trung thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ trên toàn hệ thống, theo<br /> đó kết quả tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro giảm đáng kể.<br /> - Tỷ lệ cho vay không TSĐB: Tỷ lệ cho vay không TSĐB của NHTM CP Công<br /> thương Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014 luôn ổn định ở mức 9 – 15`% trên<br /> tổng dư nợ.<br /> Sau khi khái quát thực trạng rủi ro tín dụng, kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tại<br /> NHTM CP Công thương Việt Nam dù được khống chế ở mức thấp vẫn tiềm ẩn<br /> nhiều nguy cơ gây tổn thất cho ngân hàng, do đó, cần thiết tiếp tục tăng cường<br /> quản trị rủi ro một cách chặt chẽ và khoa học. Luận văn đã đi vào nghiên cứu thực<br /> trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại NHTM CP Công thương<br /> Việt Nam. Cụ thể như sau:<br /> Thứ nhất, về công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: Hiện nay<br /> NHTM CP Công thương Việt Nam đang sử dụng kết hợp các phương pháp phân<br /> tích báo cáo tài chính, nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp giao<br /> tiếp kết hợp với nghiên cứu khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong tương<br /> lai để nhận diện rủi ro xuất phát từ khách hàng cũng như bản than ngân hàng.<br /> Thứ hai, về công tác đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: Hiện nay<br /> NHTM CP Công thương Việt Nam đang sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội<br /> bộ nhằm xác định mức độ rủi ro cho từng khoản vay, thực hiện theo quy định nội<br /> bộ số 2305/2014/QĐ-HĐQT. Trong đó hệ thống sử dụng phương pháp chấm điểm<br /> dựa trên hai bộ chỉ tiêu: Bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính. Thang<br /> điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng đối tượng khách<br /> hàng và ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. Luận văn đã nghiên cứu kết quả XHTD<br /> NB của NHTM CP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2014, so sánh<br /> kết quả phân loại nợ bằng hệ thống XHTD NB với kết quả phân loại nợ bằng<br /> phương pháp định lượng thông qua số ngày quá hạn. Kết quả cho thấy hệ thống<br /> XHTD NB hiện nay của NHTM CP Công thương Việt Nam còn nhiều bất cập, kết<br /> quả xếp hạng chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng.<br /> Thứ ba, về công tác Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: NHTM CP<br /> Công thương Việt Nam đang thực hiện các hoạt động chính để kiểm soát rủi ro tín<br /> <br /> dụng như: Xây dựng mô hình tổ chức tín dụng theo chuẩn quốc tế; Xây dựng và<br /> ban hành văn bản chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng như: Chính sách tín<br /> dụng; Quy trình cấp và quản lý tín dụng; Cơ chế thẩm quyền phán quyết tín dụng;<br /> Quy trình xử lý nợ có vấn đề; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.<br /> Trong giai đoạn 2014 – 2014, việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay chỉ thực hiện<br /> chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cách nghiêm túc, đúng quy định trên<br /> thực tế. Công tác kiểm toán nội bộ chưa được xem trọng, khi phát hiện sai phạm<br /> quy định trong hoạt động cấp tín dụng, chỉ khuyến nghị sửa chữa sai phạm và chưa<br /> đưa ra chế tài xử lý nghiêm khắc nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi làm sai<br /> quy trình quy định tín dụng.<br /> Thứ tư, về công tác xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: NHTM CP Công<br /> thương Việt Nam đang sử dụng biện pháp trích lập và sử dụng quỹ DPRR tín dụng<br /> và biện pháp xử lý TSĐB để xử lý rủi ro tín dụng. Tại NHTM CP Công thương<br /> Việt Nam, việc trích lập DPRR tín dụng được thực hiện nghiêm túc theo Thông tư<br /> 02/2013/TT-NHNN. Các chi nhánh thực hiện trích lập DPRR tín dụng dựa theo kết<br /> quả phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Trong giai đoạn 2012 – 2014<br /> NHTM CP Công thương Việt Nam luôn thực hiện trích lập DPRR tín dụng đầy đủ.<br /> Việc xử lý Rủi ro tín dụng bằng quỹ DPRR được quyết định thông qua Ủy ban<br /> quản lý và xử lý rủi ro, Ủy ban này sẽ quyết định những khoản nợ nào sẽ sử dụng<br /> DPRR và dư nợ xử lý là bao nhiêu. Về biện pháp xử lý TSĐB, phòng Quản lý nợ<br /> có vấn đề tại Hội sở chính sẽ họp và trực tiếp chỉ đạo việc xử lý TSĐB của từng<br /> khoản nợ tại các chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Việc xử lý TSĐB trong thời gian<br /> qua đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên tỷ lệ thu hồi/dư nợ cho vay ban đầu<br /> vẫn chưa cao.<br /> Qua quá trình tìm hiểu, Học viên nhận thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng trong<br /> hoạt động cho vay của NHTM CP Công thương Việt Nam đã đạt được những kết<br /> quả tích cực như: tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn giới hạn cho phép và thấp hơn so<br /> với các ngân hàng tương đương. Đã xây dựng mô hình tổ chức tín dụng theo chuẩn<br /> Basel II; Bên cạnh đó, xây dựng được mô hình chấm điểm XHTD NB và tỷ lệ<br /> chấm điểm ngày càng tăng; Xây dựng đồng bộ các văn bản về chính sách tín dụng,<br /> quy trình cấp tín dụng; Thực hiện trích lập DPRR tín dụng đầy đủ theo đúng quy<br /> định của NHNN.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2