intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ các biến thể phiên - chuyển tên riêng nước ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt

Chia sẻ: ViKakashi2711 ViKakashi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích những mặt mạnh và yếu của từng phương thức phiên – chuyển, từ đó đưa ra một mô hình phiên – chuyển khả dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ các biến thể phiên - chuyển tên riêng nước ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TỪ CÁC BIẾN THỂ PHIÊN - CHUYỂN<br /> TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TỚI MỘT GIẢI PHÁP<br /> THỐNG NHẤT TRONG TIẾNG VIỆT<br /> DƯƠNG XUÂN QUANG*<br /> *<br /> Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, ✉ dxquang1111@gmail.com<br /> Ngày nhận bài: 05/7/2017; ngày hoàn thiện: 17/8/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việt Nam đang mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế. Hàng ngày, hàng giờ trên các phương tiện<br /> thông tin đại chúng đều không ngừng xuất hiện các tên riêng nước ngoài, từ tên các chính khách,<br /> tên các siêu sao cho tới tên các ngọn núi, con sông, thành phố, khu vực,…. Song một thực tế đang<br /> tồn tại là trong tiếng Việt không có cách phiên – chuyển thống nhất đối với cùng một tên riêng<br /> trong các văn bản. Căn cứ từ hiện trạng phiên – chuyển tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt<br /> với những hình thức khác nhau, chúng tôi tập trung phân tích những mặt mạnh và yếu của từng<br /> phương thức phiên – chuyển, từ đó đưa ra một mô hình phiên – chuyển khả dụng.<br /> Từ khóa: chuẩn hóa, chuyển tự, phiên âm, phiên chuyển, tên riêng nước ngoài<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU Đến những năm 1990, trên thế giới có gần<br /> 5.000 ngôn ngữ, trong đó có khoảng 1/10 ngôn<br /> Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, trên ngữ có chữ viết (Nguyễn Văn Khang, 2007). Song<br /> các phương tiện thông tin đại chúng nước ta liên không có một ngôn ngữ nào ngay từ đầu đã có đủ<br /> tục xuất hiện các tên riêng nước ngoài, từ tên các vốn từ ngữ mà đều cần phải “vay mượn” một số từ<br /> chính khách, tên các siêu sao cho tới tên các ngọn ngữ mới từ tiếng nước ngoài. Hình thức phổ biến<br /> núi, con sông, thành phố, khu vực,.... Với nhu cầu của việc nhập từ ngữ mới là phiên âm, nghĩa là ghi<br /> được tiếp cận với nguồn tri thức phong phú và đúng hoặc gần đúng âm của từ nước ngoài bằng<br /> các âm, vần của bản ngữ. Ngoài ra còn có cách<br /> dồi dào của một nền học vấn tiên tiến và hiện đại,<br /> chuyển tự từ tiếng nước ngoài sang bản ngữ nếu hệ<br /> không ngừng toàn cầu hóa, người Việt đã có nhiều<br /> kí tự không giống nhau hoặc giữ nguyên dạng hình<br /> cách để chuyển hóa những tri thức của nhân loại thức văn tự của yếu tố nước ngoài. Vì vậy, những<br /> tới gần hơn với Việt Nam, trong đó có việc “bản biện pháp giúp từ ngữ của một ngôn ngữ gia nhập<br /> địa hóa” các tên riêng nước ngoài trong các văn hệ thống của một ngôn ngữ khác được gọi chung<br /> bản tiếng Việt (phiên âm và chuyển tự). là phiên – chuyển tiếng nước ngoài.<br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> Số 10 - 11/2017 63<br /> v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br /> <br /> <br /> Chính sách ngôn ngữ của nhà nước ta là nhất các văn bản tiếng Việt đang tồn tại một sự thiếu<br /> quán, luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển đồng bộ, không thống nhất.<br /> tiếng Việt. Tuy nhiên, dường như chính sách ngôn<br /> ngữ mới dừng lại ở việc quản lý vĩ mô mà chưa có Xét về hình thức, trong các văn bản tiếng Việt<br /> sự quan tâm thích đáng tới từng vấn đề vi mô cơ có thể thấy được ba xu hướng phiên – chuyển tên<br /> sở. Việc phiên – chuyển tên riêng nước ngoài là riêng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt:<br /> một ví dụ. Mặc dù đã có một số văn bản quy định<br /> (1) Viết theo nguyên ngữ hoặc chuyển sang<br /> như:“Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật<br /> hệ chữ Latin. Nếu nguyên ngữ không dùng bảng<br /> ngữ tiếng Việt” của Bộ Giáo dục – Đào tạo (05-<br /> chữ cái Latin (chữ Ả rập hoặc chữ Kirin) thì dùng<br /> 3-1984), “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng<br /> phương pháp chuyển tự để chuyển sang hệ chữ<br /> trong sách giáo khoa” của Bộ Giáo dục – Đào<br /> Latin.<br /> tạo (03-3-2003),... nhưng thực trạng cách phiên –<br /> chuyển tên riêng nước ngoài ở nước ta bấy lâu nay Các báo Công an nhân dân, An ninh thế giới,<br /> vẫn chưa thống nhất. Mỗi tờ báo, mỗi cuốn sách, An ninh Thủ đô, Lao Động, Đại đoàn kết, Tiền<br /> mỗi đơn vị... đều có những cách phiên – chuyển Phong, Thanh niên, Thời báo kinh tế Sài gòn, các<br /> của riêng mình. tạp chí khoa học,... chủ yếu dùng hình thức này.<br /> Ví dụ: Indonesia, Singapore, Iraq, Tehran, Venise,<br /> 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHIÊN – CHUYỂN<br /> Massachusetts, Albert Einstein, Fidel Castro, Bill<br /> TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM<br /> Clinton....<br /> Năm 2000, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên<br /> soạn Từ điển bách khoa thư Việt Nam đã đưa ra (2) Phiên âm theo âm và vần của tiếng Việt,<br /> “Quy định chính tả tiếng Việt và phiên – chuyển dựa vào cách đọc tên riêng ấy của nguyên ngữ. Ở<br /> tiếng nước ngoài”, song quy định này chưa thực dạng phiên – chuyển này có hai hình thức được<br /> sự đi vào thực tiễn đời sống. Nó mới chỉ là một tiếng Việt sử dụng.<br /> khuyến nghị chung chứ chưa phải là một văn bản Một là viết liền các âm tiết. Các tài liệu của<br /> pháp quy chính thức mang tính bắt buộc. Vì vậy Thông tấn xã Việt Nam, báo Hoa học trò phiên âm<br /> vẫn chưa thể giải quyết được những tranh cãi dai<br /> theo âm, vần tiếng Việt và viết liền các âm tiết.<br /> dẳng trong học giới về vấn đề phiên – chuyển tên<br /> Ví dụ: Inđônêxia, Palextin, Irắc, Bátđa, Casơmia,<br /> nước ngoài sang tiếng Việt. Cùng một tên người,<br /> Xinhgapo, Oasinhtơn, Sêchxpia, Giôn Kenơđi,....<br /> cùng một địa danh nhưng có nhiều cách phiên –<br /> chuyển khác nhau sang tiếng Việt. Điều này, nếu Hai là viết rời các âm tiết và có dấu gạch nối<br /> tinh ý, chúng ta có thể thấy ngay trên các tờ báo giữa các âm tiết. Báo Nhân dân và báo Hà Nội mới<br /> phát hành hàng ngày, rất gần gũi với cuộc sống. chủ yêu phiên âm theo cách này. Ví dụ: I-rắc, Ác-<br /> Ví dụ, chỉ riêng tên thủ đô của nước Nga (tên hen-ti-na, Pa-lét-tin, Ma-sa-chu-sét, Xư-tốc-hôm,<br /> gốc nguyên ngữ là Москва) có thể được phiên – Giê-ru-xa-lem, Cô-i-dư-mi, Giôn Ken-nơ-đi...<br /> chuyển thành nhiều dạng thức như Moskva (theo<br /> phương thức chuyển tự từ hệ chữ Kirin sang hệ chữ (3) Ngoài hai hình thức trên, tiếng Việt còn<br /> Latin), Moscow (theo từ mượn gốc Anh), Moscou sử dụng một hình thức khác nữa như một truyền<br /> (theo từ mượn gốc Pháp), Mạc Tư Khoa (theo âm thống và quen thuộc từ lâu đời. Đó là hình thức<br /> Hán Việt), Matxcơva, Mát–xcơ–va.... Mỗi tờ báo, dùng âm Hán Việt để Việt hóa các tên riêng của<br /> mỗi tạp chí, mỗi cuốn sách có cách phiên – chuyển Trung Quốc hoặc các tên riêng của phương Tây đã<br /> khác nhau, thậm chí trong cùng một tuyển tập, mỗi được tiếng Hán phiên – chuyển. Hiện tượng này đã<br /> tác giả lại có cách phiên – chuyển riêng của mình. diễn ra trong suốt mấy trăm năm qua, ước khoảng<br /> Việc phiên – chuyển tên riêng nước ngoài trong từ thế kỷ XVI, khi phương Đông bắt đầu có những<br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> 64 Số 10 - 11/2017<br /> NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v<br /> <br /> <br /> <br /> giao lưu mạnh mẽ đầu tiên với phương Tây. Các lớn trong quá trình thâm nhập đời sống. Cần phải<br /> tên riêng ấy như Lư Thoa (Rousseau), Liệt Ninh nhất quán rằng việc phiên – chuyển tên riêng nước<br /> (Lenin), Nã Phá Luân (Napoleon), Pháp (Pháp ngoài sang tiếng Việt không phải chỉ nhằm phục<br /> Lan Tây – France), Đức (Đức Ý Chí – Deutsche), vụ một lượng nhỏ những cá nhân biết ngoại ngữ.<br /> Anh (Anh Cát Lan – England), thành Nhã Điển Bởi rõ ràng, họ là những người biết ngoại ngữ,<br /> (thành Athen), Nữu Ước (New York), Bắc Kinh, họ thừa khả năng để hiểu những tên riêng đó mà<br /> Chu Ân Lai,.... chẳng cần phải phiên – chuyển gì cả. Mục đích<br /> phiên – chuyển hướng tới phải là quảng đại quần<br /> Quả thực, các biến thể phiên – chuyển tên riêng chúng. Đối tượng này là những người không biết<br /> nước ngoài trong tiếng Việt là một hiện tượng phức ngoại ngữ và vì không biết nên mới cần phải được<br /> tạp, vì bản chất cùng nhằm một mục đích nhưng phiên – chuyển. Vì vậy, nếu để nguyên ngữ cũng<br /> lại có quá nhiều biểu hiện hình thức khác nhau. Sự chẳng khác nào không phiên – chuyển gì cả.<br /> khác biệt này tạo nên một thực trạng không thống<br /> nhất như hiện nay trong tiếng Việt. Tuy nhiên, do Hình thức thứ hai, phiên âm theo âm và vần<br /> chưa có một phương án quản trị ngôn ngữ chính của tiếng Việt, dựa vào cách đọc tên riêng ấy của<br /> thức nào của nhà nước nên hiện tượng không nguyên ngữ nhằm hạn chế những nhược điểm của<br /> thống nhất này vẫn tiếp tục diễn ra phụ thuộc quan hình thức thứ nhất nhưng cũng bộc lộ một vài<br /> điểm của từng cá nhân. điểm cần bàn. Thứ nhất, hình thức phiên âm tạo<br /> nên một tên riêng phi chuẩn. Người đọc đôi khi<br /> 3. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC PHIÊN sẽ không hiểu nhân vật đó là ai, địa danh đó ở đâu<br /> – CHUYỂN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG dù thực tế họ rất quen thuộc. Nguyên do bởi vì,<br /> người Việt Nam (hay bất kỳ người nước nào) khó<br /> Trước khi trình bày một cách phiên – chuyển<br /> lòng đọc chuẩn được tất cả các ngôn ngữ trên thế<br /> mà cá nhân người viết cho rằng khả dĩ sử dụng,<br /> giới. Và dù cố gắng phiên âm đến đâu, chúng ta<br /> chúng tôi muốn chỉ ra những hạn chế của các hình<br /> cũng không dễ gì phiên âm chuẩn xác được do số<br /> thức phiên – chuyển mà tiếng Việt đang sử dụng.<br /> lượng chữ cái tiếng Việt không đủ để phiên âm<br /> Thứ nhất, nhằm chỉ rõ những hình thức ấy là chưa<br /> thỏa đáng và vì vậy cần xây dựng một hình thức tên riêng của nhiều nước trên thế giới. Bảng chữ<br /> phiên – chuyển mới, phù hợp với nhu cầu của thực cái tiếng Việt có 29 kí tự trong khi bảng phiên âm<br /> tế và cũng không quá phi khoa học (tại sao lại là quốc tế IPA có tới 118 kí tự, một sự chênh lệch<br /> “không quá”, vì việc phiên – chuyển phải hướng đáng chú ý. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của nhiều nước<br /> tới quảng đại quần chúng, mà đôi khi quần chúng là tổng hợp, hòa kết, thậm chí là chắp dính, một<br /> chỉ cần “gần đúng” và dễ hiểu, dễ thuộc chứ không chữ của họ gồm nhiều âm tiết viết liền. Trong khi<br /> cần chính xác và chi tiết như các nhà khoa học đó, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, một chữ<br /> trong các lĩnh vực chuyên sâu). Thứ hai, từ cơ sở là một âm tiết. Do đó, khi phiên âm các từ đa tiết<br /> những hạn chế được chỉ ra rõ ràng, chúng ta sẽ có của các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt sẽ có hiện<br /> cơ sở để xây dựng một cách phiên – chuyển tên tượng một chữ vốn là một khối viết liền được viết<br /> riêng nước ngoài sang tiếng Việt phù hợp, loại bỏ thành các âm tiết tách dời nhau. Điều này, khiến<br /> được những nhược điểm của các hình thức đang cho ngay cả người bản ngữ cũng gặp khó khăn<br /> được sử dụng. khi nhận dạng, thậm chí đôi khi còn không dám<br /> chắc chắn, đây có phải là tên riêng của nước mình<br /> Về hình thức viết theo nguyên ngữ hoặc không. Hạn chế của cách phiên âm thô sơ này<br /> chuyển tự sang hệ chữ Latin với các ngôn ngữ chính là việc không thể hội nhập với quốc tế trong<br /> không cùng hệ chữ, tưởng chừng khoa học và hiện giao lưu và hợp tác. Đồng thời, với cách phiên âm<br /> đại nhưng hình thức này bộc lộ một hạn chế rất có phần “tùy hứng” này rất nhiều trường hợp làm<br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> Số 10 - 11/2017 65<br /> v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br /> <br /> <br /> biến dạng tên riêng bởi người Việt mô phỏng cách khi có một văn bản pháp quy chính thức của Nhà<br /> đọc nguyên ngữ nhưng người bản ngữ không đọc nước về cách phiên – chuyển tên riêng nước ngoài<br /> thế. Một loạt tên riêng của các ngôn ngữ Âu châu trong các văn bản tiếng Việt, chúng ta cần hoàn<br /> có âm lướt như Toulouse, Venezia, Gorki nhưng chỉnh một cách phiên – chuyển hợp lý.<br /> sang tiếng Việt được phiên bỏ hết các âm lướt ấy<br /> (đọc thành Tu–lu, Vơ–ni, Goóc–ki). Như cách định danh “phiên – chuyển” vẫn<br /> được công nhận rộng rãi từ rất lâu nay, chúng tôi<br /> Hình thức thứ ba, hình thức Việt hóa tên riêng xây dựng quy tắc phiên – chuyển của mình trên<br /> nước ngoài, chủ yếu thông qua từ Hán Việt, tuy tinh thần ưu tiên việc giữ nguyên ngữ, phần quan<br /> ngày nay được chấp nhận do một số địa danh như trọng nhất của một tên riêng nước ngoài. Giáo sư<br /> Pháp, Đức, Tây Ban Nha,.... được sử dụng lâu Cao Xuân Hạo đã giải thích về sự hữu dụng của<br /> dài nên đã nhập vào vốn từ tiếng Việt nhưng thực việc viết nguyên dạng tên riêng nước ngoài: “chủ<br /> tế cho thấy đây là một phương pháp tùy tiện và trương phiên âm đưa đến một kết quả đáng buồn<br /> không hề dựa trên cơ sở khoa học ngôn ngữ để là người đọc sách báo bị bắt buộc phải vừa viết<br /> phiên âm. Ngoại trừ những tên riêng có nguồn gốc sai lại vừa đọc sai; chứ nếu viết nguyên dạng, ít<br /> Hán tự, việc Việt hóa tên các nhân vật nổi tiếng ra ta cũng còn có được một mặt chắc chắn đúng:<br /> trên thế giới (không phải người Trung Quốc) hoàn mặt chính tả, là mặt quan trọng nhất” (Cao Xuân<br /> toàn không thành công, bởi cách Việt hóa thông Hạo, 2003, tr.119).<br /> qua từ Hán Việt đã làm biến dạng tên tuổi các<br /> nhân vật ấy cả về cách viết và cách đọc. Tên tuổi Tuy nhiên, do đối tượng sử dụng tiếng Việt<br /> mỗi con người gắn bó chặt chẽ với dòng họ, quê không thuần nhất mà phong phú dựa theo trình<br /> hương, đất nước, có ý nghĩa thiêng liêng với dân độ dân trí của cộng đồng. Vì lý do này mà người<br /> tộc mà họ đã làm rạng danh, do đó sự khác biệt viết muốn phân định hai bậc của mô hình phiên –<br /> này gây ra một trạng thái tâm lý không được thoải chuyển tên riêng tiếng nước ngoài trong các văn<br /> mái với người tiếp xúc. Hơn nữa, người tiếp nhận bản tiếng Việt dựa theo đối tượng.<br /> nếu không am hiểu Hán Việt sâu sắc thì cũng sẽ rất<br /> Bậc 1: Đối tượng chuyên sâu<br /> khó để hiểu được các danh nhân ấy là ai. Ví dụ: Ba<br /> Nhĩ Trát Khắc (Balzac), Mã Khắc Tư (Marx), Cam<br /> Địa (Gandhi),.... Do hạn chế này mà dần dần hình Tên theo nguyên ngữ hay tên được<br /> chuyển sang hệ chữ Latin<br /> thức này đang được thay thế, thậm chí một lượng<br /> lớn các từ phiên âm theo hình thức này vốn phổ<br /> Ở bậc 1 này, việc sử dụng tên nguyên ngữ hay<br /> biến trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX trở về trước,<br /> tên được chuyển sang hệ chữ Latin (đối với những<br /> hiện nay đã biến mất khỏi kho từ vựng tiếng Việt.<br /> tên riêng không cùng hệ chữ) là điều hiển nhiên<br /> 4. XÁC ĐỊNH MỘT CÁCH PHIÊN – cần triệt để áp dụng đối với môi trường học thuật<br /> CHUYỂN TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI SANG của những đối tượng có chuyên môn sâu. Song bên<br /> TIẾNG VIỆT PHÙ HỢP cạnh đó là đối tượng quảng đại quần chúng có trình<br /> độ phổ thông, cùng với tên nguyên ngữ, chúng ta<br /> Trên cơ sở phân tích những hạn chế của các nên mở ngoặc để chú phiên âm, giúp người đọc<br /> hình thức phiên – chuyển tên riêng nước ngoài hiểu và phát âm được các tên riêng đó. Những<br /> đang tồn tại trong tiếng Việt, bài viết xác lập một trường hợp, trong tiếng Việt chấp nhận cách Việt<br /> cách phiên – chuyển tổng hợp, hài hòa và phù hợp hóa bằng âm Hán Việt, chúng ta sẽ để từ Việt hóa<br /> với yêu cầu khách quan của thực tế sử dụng. Trước ấy trong ngoặc như một phần chú về cách đọc.<br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> 66 Số 10 - 11/2017<br /> NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v<br /> <br /> <br /> <br /> Bậc 2: Đối tượng phổ thông Chí Minh hay Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp<br /> đều được để nguyên dạng và nếu có thay đổi chỉ là<br /> Tên theo nguyên ngữ hay tên được chuyển bỏ dấu thanh điệu (cho thuận tiện với những ngôn<br /> sang hệ chữ Latin ngữ không có thanh điệu) mà thôi. Một khía cạnh<br /> (Tên phiên âm hoặc tên Việt hóa) khác, khi nhìn vào ứng dụng thực tiễn, chúng ta<br /> viết nguyên dạng các tên riêng nước ngoài, người<br /> Ví dụ: Leningrad (Lê-nin-gơ-rát) Việt dần sẽ quen và khi đi ra nước ngoài, thấy<br /> những tên tuổi ấy, hẳn nhiên sẽ không còn cảm<br /> Washington (Oa-sinh-tơn)<br /> giác ngỡ ngàng, xa lạ. Chúng ta sẽ bớt hoảng hốt<br /> Wu Yi (Ngô Nghi).... nhiều nếu được làm quen với Goethe (Gớt), Mo-<br /> zart (Mô-da),.... chứ không phải chỉ những phiên<br /> (1) Thành phần dùng nguyên ngữ là thành âm thuần túy Gớt, Mô-da,....<br /> phần quan trọng vì mang tính thống nhất cao và<br /> cũng là xu hướng của nhu cầu hội nhập trong Tuy nhiên, khái niệm “dùng nguyên ngữ”<br /> tương lai. Thành phần này không chỉ đơn thuần là không phải lúc nào cũng được tuân thủ nghiêm<br /> việc mang nguyên tên riêng trong ngôn ngữ ấy lắp cẩn. Do ảnh hưởng của tiếng Anh, một ngôn ngữ<br /> vào tiếng Việt mà còn cả hình thức chuyển tự từ dùng hệ chữ Latin để ký âm, nên rất nhiều tên<br /> các hệ chữ khác sang hệ chữ Latin. Cần hiểu rằng, riêng của một số ngôn ngữ cũng dùng hệ chữ Latin<br /> mỗi nhân vật, mỗi địa danh đã vượt tầm quốc gia để ký âm bị “quên lãng” trong các văn bản tiếng<br /> để vươn ra thế giới đều không tầm thường. Những Việt. Ví dụ như thủ đô của cộng hòa Czech (Séc)<br /> tên riêng ấy, đôi khi là cả một niềm tự hào của nên được viết là “Praha” theo chính văn tự của họ,<br /> những đất nước, những dân tộc đã sản sinh ra. Khi nhưng nhiều văn bản tiếng Việt lại ưa dùng Prague<br /> phiên – chuyển sang tiếng Việt, chúng ta đặc biệt do đã khúc xạ qua tiếng Anh.<br /> cần tôn trọng. Đó không chỉ là sự tôn trọng bản Ngoài ra, cũng cần có một vài biện giải thêm<br /> sắc cá nhân, dân tộc đơn thuần mà còn mang ý về việc chuyển tự sang hệ chữ Latin đối với tên<br /> nghĩa nhất định trong giao lưu quốc tế. Chúng ta riêng của các ngôn ngữ mà văn tự sử dụng các hệ<br /> không thể phiên – chuyển theo lối làm “biến dạng” ký tự khác. Vì sao quan điểm của bài viết lại có<br /> đến mức độ mà chính người bản ngữ cũng không phần “ưu ái” với hệ chữ Latin? Lý do đơn giản<br /> nhận ra nổi đó là tên riêng của ngôn ngữ mình. nằm ở việc dùng hệ chữ Latin làm trung gian là<br /> Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt coi trọng một giải pháp tiết kiệm. Với tầm ảnh hưởng về<br /> cách viết tên riêng, bởi trong ngôn ngữ của họ có kinh tế, chính trị và văn hóa của các cường quốc sử<br /> quá nhiều phương ngữ, vì vậy, cách phiên âm là dụng hệ chữ Latin làm văn tự như Anh/Mỹ, Pháp,<br /> khác nhau ứng với sự ảnh hưởng phương ngữ của Đức, gần như tất cả các tên riêng trên thế giới đều<br /> từng vùng. Vì thế, chúng ta cần phải viết nguyên được chuyển tự tương ứng sang hệ chữ Latin. Hơn<br /> dạng các tên riêng nước ngoài. Bên cạnh đó, đây nữa, với việc sử dụng chữ Quốc ngữ, một hình<br /> cũng là một cách để quốc tế hóa, đưa tiếng Việt lại thức dùng hệ chữ Latin để ghi âm tiếng Việt, văn<br /> gần với những chuẩn mực ngôn ngữ thế giới. Thế bản tiếng Việt có một ưu thế rất lớn.<br /> giới đang liên kết, Việt Nam đang hội nhập, chúng<br /> ta không thể đem cách đọc của người Việt, cách (2) Thành phần phiên âm cũng được chúng<br /> phiên âm của tiếng Việt ra trường quốc tế, chúng tôi nhắc tới như một sự bổ sung cách đọc cho<br /> ta cần một mẫu chung chuẩn mực mang tính quốc người Việt với tư tưởng lấy người bản ngữ làm<br /> tế. Trên thế giới, xu hướng để nguyên dạng tên trung tâm. Đây là một giải pháp hướng tới quần<br /> riêng là phổ biến. Ở các xuất bản phẩm bằng tiếng chúng. Ưu điểm nổi bật nhất của hình thức này là<br /> Anh hay tiếng Pháp, tên riêng như Việt Nam, Hồ người Việt Nam thuộc mọi trình độ văn hóa, hễ<br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> Số 10 - 11/2017 67<br /> v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br /> <br /> <br /> biết đánh vần là có thể đọc được. Tuy nhiên cần tiếng Việt. Dù rằng những tên danh nhân khắp thế<br /> chú ý rằng, dấu ngoặc trong mô hình của chúng tôi giới (ngoại trừ người Trung Quốc) đã bộc lộ những<br /> là chú thích cách đọc. Việc chú thích cách đọc này hạn chế trong quá trình phiên dịch nhưng không<br /> là cần thiết với trình độ dân trí chưa quá cao của phải vì vậy mà phủ nhận tất cả những ưu điểm của<br /> Việt Nam. Với những người không biết ngoại ngữ phương thức phiên – chuyển này. Chúng ta cũng<br /> sẽ khó đọc nổi các tên riêng dài như kiểu Massa- phải thừa nhận, các tên nhân vật người Trung Quốc<br /> chusetts (Ma-sa-chu-sét) hay các tên riêng mà cách và một loạt tên địa danh được Việt hóa từ tiếng<br /> đọc khác xa cách viết như Eisenhower (Ai-xen- Hán thực sự trở nên quen thuộc với tiếng Việt.<br /> hao).... Thành phần này sẽ có vai trò phổ cập cho Việc dân tộc hóa tên riêng nước ngoài không phải<br /> những đối tượng không có ngoại ngữ. Đồng thời cá biệt ở Việt Nam. Ở Nhật Bản hay Triều Tiên<br /> với cách phiên âm tương đối gần với nguyên ngữ cũng có hiện tượng mượn cách phiên âm trong<br /> theo quy tắc ngôn ngữ học sẽ phần nào định hướng tiếng Hán để Hán Nhật hóa, Hán Triều hóa các tên<br /> cách đọc cho những tên riêng còn tranh cãi. Ví dụ, riêng ấy. Ở Ý, các họa sĩ thời Phục hưng đều được<br /> cách phiên – chuyển tên vị thủ tướng Anh rất nổi Pháp hóa. Ví dụ, dùng Leonard de Vinci (tiếng<br /> tiếng Churchill (Sớcsin) sẽ giúp cho những người Pháp) thay cho Leonardo da Vinci (tiếng Ý),.... Ở<br /> vẫn phát âm Sơ-chin, Chu-chin, Chúc-chin... thay Anh, một loạt thành phố trên thế giới được Anh<br /> đổi. Mặc dù vậy, quan điểm của bài viết cũng chỉ hóa như Naples thay cho Napoli (Ý), Munich thay<br /> xem phiên âm như một giai đoạn quá độ khi một cho München (Đức),.... Đó là chưa kể những tên<br /> phần không nhỏ người Việt vẫn chưa được phổ cập riêng của Trung Quốc được dịch từ tiếng Hán sang<br /> ngoại ngữ. Đến một thời điểm, dân trí Việt Nam đã tiếng Việt thông qua kho từ vựng Hán Việt giúp<br /> lên cao thì những cái ngoặc phiên âm cách đọc này cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn những tên riêng ấy,<br /> trở nên rườm rà và vô nghĩa. chứ không chỉ đơn thuần là việc phiên – chuyển cơ<br /> giới “word by word”. Bởi kho từ vựng Hán Việt từ<br /> Tuy nhiên, cũng cần biện luận thêm về sự lựa<br /> lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Việt. Bằng<br /> chọn cách phiên âm. Như trên đã đề cập, về phiên<br /> cảm thức ngôn ngữ, với những tên riêng được Việt<br /> âm, hiện nay Việt Nam ta có hai biến thể: một là<br /> hóa sẽ gợi thêm những ý nghĩa hàm chứa được ẩn<br /> viết liền các âm tiết (Crưm) và hai là viết rời các<br /> tàng trong chính Hán văn. Ví dụ như: Bắc Kinh<br /> âm tiết có gạch nối (ví dụ như Cờ-rưm). Người<br /> là kinh đô ở phương Bắc, Xuân Thành là thành<br /> viết ủng hộ biến thể thứ hai như một hình thức<br /> phố của mùa xuân, Trung Quốc là đất nước ở trung<br /> phiên âm ổn định hơn. Nguyên do bởi nếu dùng<br /> tâm,.... Lưu ý rằng, các tên riêng ấy phải là những<br /> phiên âm viết liền âm tiết sẽ dẫn tới một sự méo mó<br /> trong tiếng Việt. Ví dụ như thành phố nổi tiếng ở tên riêng có ý nghĩa trong tiếng Hán (tên người<br /> miền Viễn đông của Nga, Vladivostok được phiên Hán, địa danh Trung Quốc,...) chứ không phải là<br /> âm thành Vlađivốtxtốc, nhưng rõ ràng tiếng Việt những tên riêng được Trung Quốc phiên – chuyển<br /> đâu có âm đầu “vl” và “xt”, đồng thời cũng thật sang chữ Hán từ những tên riêng ngoại lai theo<br /> xa lạ với “vốt” mặc dù chính tả tiếng Việt không hình thức phỏng âm. Như vậy, chẳng khác nào<br /> bắt lỗi cách ghép vần như vậy. Hệ quả là nhiệm chúng ta dịch lại lần hai, đã sai chệch lại càng máy<br /> vụ quan yếu hướng tới phổ thông đại chúng của móc hơn. Tuy nhiên, trong xu thế quốc tế, không<br /> “dấu ngoặc” phiên âm bị vi phạm nghiêm trọng. thể không nối kết hình thức Việt hóa với hình thức<br /> Giả sử như một đất nước ở Trung Phi được phiên để nguyên ngữ, vì hai bộ phận sẽ tương hỗ bổ sung<br /> âm thành Côngô thì người Việt sẽ đọc thành gì Cô- cho nhau. Sẽ rất khó khăn để hiểu và để đọc nếu ta<br /> ngô, Công-ô hay Côn-gô? chỉ chuyển tự Latin một tên riêng của người Trung<br /> Quốc như Ye Jianying hay Wen Jiabao, mà không<br /> (3) Các tên riêng được Việt hóa, chủ yếu có cơ Việt hóa thành Diệp Kiếm Anh hay Ôn Gia Bảo.<br /> sở từ cách đọc âm Hán Việt, là một đặc trưng của Nhưng nếu chúng ta chỉ biết dạng Việt hóa thì cũng<br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> 68 Số 10 - 11/2017<br /> NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v<br /> <br /> <br /> <br /> sẽ khó khăn khi tìm hiểu họ bằng những ngôn ngữ đang tồn tại mà còn phát huy được những ưu điểm<br /> ngoài tiếng Việt. Bởi vậy, quan điểm nhất quán đối của từng hình thức. Thành phần giữ nguyên ngữ<br /> với trường hợp Việt hóa những tên riêng Hán Việt tên riêng phù hợp với xu thế tôn trọng giá trị văn<br /> là có chọn lọc. Những tên riêng đã được Việt hóa hóa dân tộc và từ đó tạo cơ sở vững vàng cho quá<br /> thông qua cách đọc Hán Việt và tham gia vào kho trình hội nhập quốc tế. Thành phần phiên âm sang<br /> từ vựng tiếng Việt (như Đông Nam Á, Tây Ban tiếng Việt như một thành phần của thời ký quá độ<br /> Nha, Ba Tư, Vân Nam,.... thậm chí còn được rút khi nhiều người Việt chưa rành ngoại ngữ để trợ<br /> gọn thành Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Ý,...) thì nên được giúp cách phát âm các tên riêng gần với cách phát<br /> dùng độc lập như một từ tiếng Việt và thực tế từ âm của nguyên ngữ. Thành phần tên riêng được<br /> lâu nay người Việt đã xem chúng như những từ Việt hóa là một trường hợp riêng có của những<br /> thuần Việt, các nhà từ điển học cũng đã xếp chúng tên riêng gốc Hán rất cần được bảo lưu, bởi chúng<br /> vào từ điển, bách khoa thư như những mục từ tiếng giúp người Việt hiểu sâu sắc hơn tên riêng đó theo<br /> Việt. Còn lại những tên riêng khác (tên riêng nước hướng lý giải văn tự gắn với suy tư về văn hóa.<br /> ngoài được người Trung Quốc phỏng âm), chúng<br /> ta nên lại gần với nguyên gốc của tên riêng ấy chứ Bằng những kiến giải của mình, bài viết xác<br /> không nhất thiết phải như những thế kỷ trước nhìn lập một mô hình phiên – chuyển trên riêng nước<br /> thế giới qua lăng kính của người Trung Quốc mà ngoài sang tiếng Việt nhằm góp phần hạn chế thực<br /> sao phỏng – phiên chuyển tới hai lần. trạng thiếu thống nhất đang xảy ra khi sử dụng tên<br /> riêng nước ngoài trong tiếng Việt. Thực tế cho thấy,<br /> Tóm lại, rất cần một thái độ hài hòa kết hợp những quy định chặt chẽ về phương thức phiên –<br /> những ưu điểm của các hình thức lại với nhau để chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt là một<br /> hạn chế nhiều nhất được những nhược điểm. Từ nhiệm vụ cấp bách, rất cần được quan tâm. Tuy<br /> đó để xây dựng một cách phiên – chuyển tên riêng nhiên, trong khi chờ đợi những văn bản pháp quy<br /> nước ngoài phù hợp với đại bộ phận người Việt chính thức của Nhà nước, mỗi người Việt cũng nên<br /> nhưng cũng đảm bảo tinh thần văn hóa dân tộc và hiểu bản chất hiện tượng và nhất quán thực hiện<br /> thuận lợi trong hội nhập quốc tế. mỗi khi cầm bút./.<br /> 5. KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo:<br /> Tiếng Việt dù phong phú và giàu đẹp tới đâu 1. Hoàng Thị Châu (2007), “Địa danh nước<br /> cũng rất cần sử dụng những từ có nguồn gốc tiếng ngoài trên bản đồ thế giới: Khái niệm, thuật ngữ<br /> nước ngoài, đặc biệt là tên riêng. Xuất phát từ suy và phương thức nhập nội địa danh”, Tạp chí Địa<br /> nghĩ đó, bài viết đưa ra đề xuất về hai mô hình chính, số 1, Hà Nội.<br /> phiên – chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng<br /> Việt. Mô hình thứ nhất với đối tượng chuyên sâu 2. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại<br /> cần sớm thống nhất dùng tên riêng theo nguyên cương – Những vấn đề quan yếu, NXB Giáo dục,<br /> ngữ. Còn mô hình thứ hai hướng tới đối tượng đại Hà Nội.<br /> chúng với thành phần tên riêng theo nguyên ngữ, 3. Cao Xuân Hạo (2003), Về cách viết và cách<br /> cùng phụ chú tên riêng đã được phiên âm sang đọc tên riêng nước ngoài trên văn bản tiếng Việt in<br /> tiếng Việt hoặc tên riêng đã được Việt hóa theo trong Tiếng Việt – văn Việt – người Việt, NXB Trẻ,<br /> âm Hán Việt (nếu có). Theo chúng tôi, cách phiên<br /> TP Hồ Chí Minh.<br /> – chuyển này có thể ứng dụng rộng rãi trong thực<br /> tiễn. Bởi mô hình không chỉ hạn chế được những 4. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn<br /> nhược điểm của các hình thức phiên – chuyển hiện ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.<br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> Số 10 - 11/2017 69<br /> v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br /> <br /> <br /> 5. Nguyễn Văn Khang (2003), Kế hoạch hóa 7. Phạm Quỳnh (2005, tái bản), Thượng Chi<br /> ngôn ngữ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. văn tập, NXB Văn học, Hà Nội.<br /> <br /> 8. Hà Học Trạc (2010), Lịch sử lý luận và thực<br /> 6. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai<br /> tiễn phiên – chuyển các ngôn ngữ trên thế giới,<br /> trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. NXB Tri thức, Hà Nội.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> VARIANTS OF TRANSCRIPTION - TRANSLITERATION OF FOREIGN PROPER<br /> NAMES: A UNIFIED SOLUTION OF TRANSLATION IN VIETNAMESE<br /> DUONG XUAN QUANG<br /> Abstract: Vietnam is opening up, exchanging and integrating into the international world. Every<br /> day, on the mass media foreign proper names become more and more common, such as: the<br /> names of politicians, celibrities and the names of mountains, rivers, cities, etc. However, there<br /> is a fact that in Vietnamese language Transcription – Transliteration of foreign proper names is<br /> not persistant. Based on the status of the transcription – transliteration of foreign proper names<br /> in Vietnamese with various forms, this article focuses on analyzing each form of transcription<br /> - transliteration. Then a unified solution of translation of proper names in Vietnamese will be<br /> suggested.<br /> Keywords: standardization, transliteration, transcription, foreign proper name<br /> Received: 05/7/2017; Revised: 17/8/2017; Accepted for publication: 15/11/2017<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br /> 70 Số 10 - 11/2017<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0