Từ chiến dịch Việt Bắc đến chiến dịch Biên giới Thu- Đông
lượt xem 25
download
Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 a. Âm mưu và hành động của Pháp Sau gần một năm tiến hành chiến tranh xâm lược ở Việt Nam chiến, thực dân Pháp tuy chiếm được nhiều thành phố, thị xã quan trọng và nhiều đường giao thông chiến lược… nhưng vẫn không thể kết thúc nhanh chiến tranh, thêm vào đó chúng gặp nhiều khó khăn: Tại chiến trường Đông Dương: Quân Pháp gặp mâu thuẫn không sao giải quyết được: càng mở rộng địa bàn chiếm đóng, lực lượng địch càng bị dàn mỏng, dễ bị ta tiêu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Từ chiến dịch Việt Bắc đến chiến dịch Biên giới Thu- Đông
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Từ chiến dịch Việt Bắc đến chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 a. Âm mưu và hành động của Pháp Sau gần một năm tiến hành chiến tranh xâm lược ở Việt Nam chiến, thực dân Pháp tuy chiếm được nhiều thành phố, thị xã quan trọng và nhiều đường giao thông chiến lược… nhưng vẫn không thể kết thúc nhanh chiến tranh, thêm vào đó chúng gặp nhiều khó khăn: Tại chiến trường Đông Dương: Quân Pháp gặp mâu thuẫn không sao giải quyết được: càng mở rộng địa bàn chiếm đóng, lực lượng địch càng bị dàn mỏng, dễ bị ta tiêu diệt. Chiến tranh du kích của ta phát triển ngay trong lòng địch làm cho chúng “ăn không ngon, ngủ không yên”. Một số trận phục kích của ta trên các đường giao thông quan trọng gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, không thể kết thúc chiến tranh nhanh chóng được. Tại nước Pháp: Nền kinh tế – tài chính Pháp bị tàn phá sau chiến tranh thế giới II đang phải nhờ vào viện trợ của Mỹ để phục hồi. Gánh nặng chiếm phí phải chi cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam càng làm cho nền kinh tế – tài chính Pháp gặp nhiều khó khăn hơn. Chính trị – xã hội: Khó khăn về kinh tế làm cho đời sống nhân dân Pháp không được cải thiện, phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam diễn ra gay gắt. Tình hình chính trị Pháp không ổn định, nội bộ chính phủ Pháp lục đục. Để giải quyết những khó khăn, thực dân Pháp muốn tìm kiếm một chiến thắng lớn về quân sự để mau chóng kết thúc chiến tranh. Vì vậy, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích: Đánh phá căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta. Khóa chặt biên giới Việt - Trung, triệt đường liên lạc quốc tế của ta. Giành một thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Để thực hiện âm mưu trên, ngày 7 - 10 - 1947, thực dân Pháp huy động quân tiến lên Việt 1 Bắc, bằng lực lượng lính dù, lính thủy, thủy quân và bộ binh, địch tấn công căn cứ địa của chúng ta theo ba hướng: Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Binh đoàn nhảy dù đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Cạn, Thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn… Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do từ Lạng Sơn theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng, rồi theo đường số 3 vòng xuống Bắc Cạn, bao vây Việt Bắc phía Đông và Bắc. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thuỷ đánh bộ từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc từ phía Tây, tạo thành thế 2 gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc. b. Quân ta chiến đấu chống cuộc tiến công lên Việt Bắc của địch Để đối phó với âm mưu của địch và hành động của địch, quân và dân ta đã tích cực tổ chức cuộc chiến đấu tại chỗ. Ngày 15/10/1947, Trung ương Đảng họp ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” nhằm giữ vững căn cứ địa, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân; giữ gìn quân chủ lực; tiêu diệt sinh lực địch, đánh bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. Trên các mặt trận, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, từng bước phá vỡ các gọng kìm của địch. Ở mặt trận đường số 3, quân dân ta đã đánh địa lôi, phục kích, tập kích trên 20 trận lớn nhỏ, tiêu biểu là các trận tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã ..., cắt đứt đường tiếp tế của địch, buộc chúng phải rút quân khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã vào cuối tháng 11 - 1947. Ở mặt trận hướng Đông: Trên đường số 4 đã diễn ra nhiều trận phục kích, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau, quân ta đã phá hủy 27 xe cơ giới, diệt hơn một đại đội địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược, cắt đường tiếp tế, cô lập địch. Ở mặt trận hướng Tây, quân dân ta liên tục chặn đánh địch hàng chục trận trên Sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô, diệt nhiều địch. Hai gọng kìm Đông và Tây của địch đã bị quân dân ta bẻ gãy. Sau hơn 2 tháng chiến đấu, ngày 19/12/1947, thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Việt Bắc. Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân trên chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, kiềm chế không cho địch tập trung binh lực vào chiến trường chính, gây cho Pháp nhiều 2 thiệt hại và khó khăn. Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, cơ quan đầu não kháng chiến được an toàn, bộ độ chủ lực của ta ngày càng trưởng thành. Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng. Chiến thắng ở chiến dịch Việt Bắc đã làm nức lòng quân dân ta trong cả nước, làm cho uy tín của chính phủ kháng chiến càng được nâng cao. Nó thể hiện sự trưởng thành của quân đội ta, khẳng định rằng đường lối kháng chiến của ta là đúng, cũng như khả năng của quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của địch. Chiến thắng Việt Bắc đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của giặc, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 2. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đến hết chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 a. Sau chiến dịch Việt Bắc đến trước chiến dịch Biên giới. Sau thất bại ở Việt Bắc, địch phải xoay sang đánh lâu dài với ta. Khác với kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" giờ đây chúng lấy củng cố "bình định" các vùng đã chiếm đóng là chủ yếu. Chúng phân tán quân ra để chiếm đóng, giữ đất, thỉnh thoảng lại tiến công vào hậu phương của ta. Thực hiện phương châm chiến lược "đánh lâu dài", từng bước phá vỡ âm mưu mới của địch, Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Trong giai đoạn này ta cũng giành được nhiều thành tích trên các mặt: Trên mặt trận chính trị, phong trào thi đua yêu nước được phát động trong toàn quốc đã lôi cuốn mọi lực lượng xã hội tham gia, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Đầu năm 3 1949, Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp. Theo đó, chính quyền dân chủ nhân dân được kiện toàn từ Trung ương đến địa Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ phương, không chỉ góp phần to lớn vào việc tổ chức, lãnh đạo kháng chiến thắng lợi, mà còn làm phá sản hệ thống chính quyền bù nhìn, tay sai của thực dân Pháp. Đến tháng 6-1949, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức thành Mặt trận Liên Việt để củng cố, mở rộng hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết giai cấp, phá âm mưu "dùng người Việt trị người Việt" của thực dân Pháp. Trên mặt trận quân sự, Đảng và Chính phủ chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích. Chính vì vậy, từ đầu 1948 đến 1949, bộ đội chủ lực đã phân tán, đi sâu vào vùng sau lưng địch, gây cơ sở kháng chiến, đẩy mạnh chiến tranh du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta. Các hoạt động diệt ác, trừ gian vận động ngụy binh, chống càn, bảo vệ làng mạc cũng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, ta tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, đặc biệt là lực lượng vũ trang ba thứ quân. Bộ đội địa phương đã trở thành chỗ dựa cho dân quân du kích, bộ đội chủ lực trưởng thành và phát triển nhanh chóng. Trên mặt trận kinh tế: Bồi dưỡng nông dân - đội quân chủ lực của cuộc kháng chiến, là một vấn đề chiến lược, được Đảng và Chính phủ ta rất chú trọng. Năm 1949, Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25%, giảm tức, hoãn nợ, xoá nợ, chia lại ruộng đất công, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất lấy từ tay đế quốc, bọn phản động cho nông dân. Những chính sách này đã làm cho nông dân phấn khỏi hăng hái sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng được chú trọng, đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân và tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang, ta đã sản xuất được súng cối 60mm và 120mm, súng SKZ... Thủ công nghiệp phát triển nên ta đã tự túc được một phần thuốc men, vải mặc và dụng cụ sản xuất cho nhân dân và bộ đội. Cùng với các chính sách về chính trị, kinh tế, Đảng và Chính phủ cũng đẩy mạnh phát triển văn hoá, giáo dục và đạt được nhiều thành tích. Phong trào "Bình dân học vụ" tiếp tục phát triển. Tính đến 1949 có khoảng 10 triệu người thoát nạn mù chữ. 4 Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Tháng 7/ 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, nhằm xoá bỏ những tàn tích của nền giáo dục thực dân phong kiến, hướng giáo dục phục vụ nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc và đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ Việt Nam. Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng bắt đầu được xây dựng. Như vậy, trong những năm 1948 - 1949, để thực hiện kế hoạch đánh lâu dài, Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, tạo ra thế và lực mới cho ta. b- Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 * Hoàn cảnh lịch sử mới Bước vào năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1 - 10 - 1949) tạo điều kiện thuận lợi cho Cách mạng nước ta có quan hệ trực tiếp với các nước Xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 1 - 1950 Trung Quốc, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Điều đó đã làm cho uy tín và địa vị của ta được nâng cao trên trường quốc tế, cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới. Ở Đông Dương, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia cũng phát triển và giành thêm thắng lợi. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới phản đối chiến tranh ở Đông Dương lên cao. Trong nước, cuộc kháng chiến của ta đã có những bước phát triển mới, lực lượng vũ trang 3 thứ quân của ta trưởng thành, hậu phương của ta được củng cố, phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa tạo ra thế và lực mới cho ta. * Âm mưu quân sự mới của Pháp - Mĩ Sau 5 năm sa lầy cuộc chiến tranh ở Việt Nam, thực dân Pháp phải đối đầu với nhiều khó khăn (hao hụt về quân số ; chi phí cho chiến tranh ở Đông Dương ngày càng lớn ; bị dư 5 luận phản đối mạnh mẽ). Vì vậy, Pháp buộc phải dựa vào Mỹ, xin viện trợ kinh tế, quân sự để đối phó với tình hình. Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Lợi dụng cơ hội này, Mỹ từng bước can thiệp sâu vào vào cuộc chiến tranh Đông Dương với các hành động công nhận Chính phủ Bảo Đại. Ngoài ra Mỹ còn tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp, nhằm từng bước hất cẳng Pháp, nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh ở Đông Dương. Được sự giúp sức của Mĩ, Pháp đề ra một kế hoạch chiến tranh mới (kế hoạch Rơ-ve) nhằm thực hiện các âm mưu mới: Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa chặt biên giới Việt - Trung, tách cuộc kháng chiến của ta với các nước Xã hội chủ nghĩa. Thiết lập "hành lang Đông - Tây" (Hải Phòng - Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La) để bao vây cô lập, căn cứ địa Việt Bắc với Liên khu III và IV. Chuẩn bị kế hoạch tiến công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve, làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây, cuộc kháng chiến của ta phải đối mặt với những khó khăn mới. * Chủ trương của ta Trên cơ sở những thắng lợi ta đã thu được trong hai năm 1948 - 1949, tận dụng những thuận lợi, để khắc phục khó khăn, để phá âm mưu mới của địch, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi lớn về quân sự nhằm đưa cuộc kháng chiến lên giai đoạn mới, Trung ương Đảng quyết định chủ động mở chiến dịch Biên giới với các mục đích: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; Khai thông biên giới, mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ; Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Do tầm quan trọng của chiến dịch, Trung ương Đảng quyết định thành lập Bộ Tổng chỉ huy chiến dịch, phê chuẩn kế hoạch tác chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận cùng Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên quân dân chiến đấu, đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổng động viên nhân 6 lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân cho cuộc kháng chiến. Với khẩu hiệu "Tất cả cho chiến dịch toàn thắng”, chúng ta đã huy động được 12 vạn dân công (chủ yếu là đồng bào các Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ dân tộc Việt Bắc) vận chuyển 4000 tấn lương thực vũ khí đạn dược, cung cấp đủ cho nhu cầu của 3 vạn chiến sĩ chiến đấu. Phương châm chiến lược mà chúng ta đề ra trong chiến dịch là "Đánh điểm, diện viện". Ngày 16 tháng 9 năm 1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch với trận then chốt mở màn đánh vào cử điểm Đông Khê. Ta chọn Đông Khê làm điểm mở màn cho chiến dịch Biên giới vì đây là 1 vị trí chiến lược rất quan trọng trên tuyến phòng ngự ở đường số 4, nhưng địch bố trí phòng ngự tương đối yếu, nên khả năng thắng lợi cao hơn. Nếu chiếm được Đông Khê, hệ thống phòng ngự trên con đường số 4 bị chia cắt làm hai, quân địch ở Cao Bằng sẽ bị cô lập, uy hiếp. Đồng thời, tạo điều kiện để ta tiêu diệt lực lượng viện binh của chúng muốn chiếm lại Đông Khê. Cuộc chiến Đông Khê đây diễn ra quyết liệt, sau 54 giờ chiến đấu, ta đã giành thắng lợi. Ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 1 tiểu đoàn địch, chặt đứt tuyến phòng ngự của địch trên con đường số 4, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch. Mất Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rút quân từ Cao Bằng về, Pháp đã huy động 1 binh đoàn từ Thất Khê tiến lên nhằm chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân rút từ Cao Bằng về. Đồng thời, chúng mở cuộc "hành quân kép" - cho quân đánh lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta và tạo điều kiện cho hai đạo quân Pháp gặp nhau ở Đông Khê. Đoán được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch ở nhiều nơi trên đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, trong khi đó cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh. Quân Pháp trở nên hoang mang, hoảng loạn phải rút chạy, đường số 4 được giải phóng. Phối hợp với mặt trận Biên giới, ở các mặt trận khác quân dân tiến công mạnh mẽ, tiêu 7 diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai. Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Sau hơn 1 tháng chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, chiến dịch Biên giới thắng lợi, kế hoạch Rơ- ve bị phá sản, ta đã đạt được cả 3 mục tiêu: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch; giải phóng tuyến biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập dài 750 km với 35 vạn dân, mở rộng con đường liên lạc quốc tế; chọc thủng "hành lang Đông - Tây" của Pháp, làm cho căn cứ Việt Bắc được mở rộng và củng cố. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi. Chiến dịch này đã đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta, từ đánh du kích sang đánh tập trung quy mô lớn, sự phát triển vượt bậc về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới có ý nghĩa chiến lược lớn đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến dịch Biên giới quân ta liên tiếp giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó. 8 Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử lớp 6 : Tên bài dạy : ÔN TẬP CHƯƠNG III
13 p | 492 | 47
-
Quốc gia khởi nghiệp - Dan Senor & Saul Singer
0 p | 123 | 30
-
VIỆT NAM TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)_3
20 p | 126 | 28
-
Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 595 | 26
-
Lịch sử 5 - BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC(1945 - 1954)
4 p | 190 | 18
-
5 cánh quân giải phóng Sài Gòn
4 p | 146 | 16
-
Phân tích hình ảnh người chiến sỹ trong Tây Tiến
7 p | 141 | 15
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 431 | 15
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Đại từ - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 312 | 12
-
Bài 8: Bạn đến chơi nhà - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 307 | 11
-
Bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 292 | 7
-
Cảm hứng về thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến
4 p | 54 | 5
-
Bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 188 | 4
-
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài
6 p | 64 | 3
-
Tả cảnh thiên nhiên trong 8 câu thơ đầu của bài thơ "Tây Tiến"
4 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn