Tự chủ tài chính ở các trường đại học, cao đẳng công lập
lượt xem 1
download
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, thực sự đã tạo ra một bước quan trọng cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, cho các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Bài viết tập trung phân tích việc tự chủ tài chính ở các trường đại học, cao đẳng công lập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự chủ tài chính ở các trường đại học, cao đẳng công lập
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP Trần Xuân Ninh1 Trường Đại học Tây Nguyên Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, thực sự đã tạo ra một bước quan trọng cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, cho các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Các đơn vị sự nghiệp phải quản lý sử dụng kinh phí ngân sách cứng nhắc, tập trung (sử dụng kinh phí theo dự toán Bộ duyệt hàng quý), vì vậy việc chi tiêu không kịp thời, tình trạng kinh phí mục này thừa kinh phí mục khác thiếu không thể điều tiết chủ động được đã tạo nên sự thiếu hụt tương đối trong hoạt động chi tiêu của đơn vị. Từ khi có Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ có hiệu lực, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp có thu chủ động sử dụng kinh phí linh hoạt, kịp thời chi tiêu cho các hoạt động, vì vậy góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường. Tự chủ tài chính cơ bản vẫn được thống nhất như Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002. Trường Đại học Tây Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Đóng trên địa bàn xa các trung tâm, nguồn thu sự nghiệp không cao, kinh phí cho các hoạt động phần lớn trông chờ ngân sách nhà nước cấp. Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã quan tâm duyệt cấp kinh phí 1 ThS – Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính 119
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» chi thường xuyên tương đối lớn hơn các trường khác cùng khu vực, tuy nhiên do số lượng sinh viên được miễn, giảm học phí tương đối cao (trên dưới 50% tổng số sinh viên toàn trường), mặt khác kinh phí dùng để cấp học bổng chính sách, trợ cấp xã hội cho người học cũng không hề nhỏ. Vì vậy mặc dù nhà nước đã giao quyền tự chủ tài chính nhưng nguồn thu sự nghiệp hạn chế cho nên kinh phí cho các hoạt động của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Sau một thời gian thực hiện quyền tự chủ tài chính theo quy định của Nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi, tác động tích cực đến sự nghiệp đào tạo, vẫn còn bất cập như sau: - Nghị định 43/CP cho phép đơn vị được tự chủ về thu - chi nguồn kinh phí thường xuyên nhưng lại phải tuân thủ theo các khung quy định của Nhà nước. Vì vậy một số nội dung thu đã lạc hậu không phù hợp với tình hình hiện tại nhưng đơn vị vẫn phải áp dụng. Sau khi Nghị định 43/CP ra đời, không có văn bản nào của các ban ngành liên quan, không ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về: nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Đến tháng 4/2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 07/2009/TTLT- BGDĐT-BNV hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo. Việc ban hành văn bản như vậy không kịp thời để các đơn vị có định hướng triển khai. - Nghị định 43/CP giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế… nghĩa là đơn vị có quyền tự cân đối về nhu cầu cán bộ viên chức để nâng cao hiệu suất lao động, giảm bớt biên chế… nhằm tăng thu nhập cán bộ viên chức, nhưng trong các tiêu chí đánh giá chất lượng một trường đại học lại luôn đề cập đến tỷ lệ giảng viên trên đầu sinh viên… - Cũng theo quy định của Nghị định 43/CP đơn vị được quyền tự chủ kinh phí thường xuyên để chi tiêu đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả. Nhưng văn bản Thông tư số 50 /2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo 120
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» dục công lập, hạn chế chi trả thêm giờ không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm. Điều đó khiến trường gặp không ít khó khăn trong hoạt động đào tạo và sử dụng kinh phí tiết kiệm, bởi lẽ: giới hạn chỉ thanh toán không quá 200 giờ vượt/năm, dẫn đến số lượng phải mời giảng tăng lên nhiều. Việc mời giảng bên ngoài rất bị động (phải phụ thuộc kế hoạch của giảng dạy của trường được mời), chi phí cho việc mời giảng cao hơn rất nhiều so với chi trả vượt giờ cho giảng viên cơ hữu của trường, vì phải chi trả thêm tiền đi lại (chủ yếu bằng phương tiện máy bay), ăn, ở. Để công tác tài chính của nhà trường phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần của Nghị định 43/CP, chúng tôi kiến nghị đối với Nhà nước: - Các văn bản hướng dẫn thực hiện cần được ban hành kịp thời, các quy định liên quan đến quyền tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập phải nhất quán, không làm cản trở hoặc làm giảm hiệu lực tính tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp, dẫn đến khó khăn cho công tác đào tạo của đơn vị. - Đối với Nghị định 43/CP: tự chủ về khoản thu, mức thu, nên cho phép các trường đào tạo được quyền thu thêm các khoản: học lại, thi lại. Đối với loại hình đào tạo thông qua hợp đồng, nhưng trường không tự tuyển sinh (phải được sự đồng ý của Bộ GD&ĐT) thì mức thu học phí được tự chủ thoả thuận trong hợp đồng. 121
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tự chủ tài chính - cơ hội nâng cao chất lượng cho các trường đại học công lập ở Việt Nam
6 p | 80 | 13
-
Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính với giáo dục đại học và những vấn đề đặt ra
4 p | 66 | 8
-
Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam
8 p | 15 | 7
-
Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học - kinh nghiệm ở các nước và bài học cho Việt Nam
6 p | 19 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập
5 p | 34 | 7
-
Thực tiễn thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay ở nước ta – một số giải pháp gợi ý trong thời gian tới
10 p | 30 | 6
-
Tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam
4 p | 66 | 6
-
Quy định của pháp luật về tự chủ tài chính và một số đề xuất, kiến nghị
9 p | 21 | 5
-
Nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam
3 p | 22 | 5
-
Nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Việt Nam
3 p | 13 | 4
-
Đào tạo đại học từ cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh mới
3 p | 7 | 3
-
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính tạo động lực cho các trường đại học phát triển
7 p | 58 | 3
-
Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học tại Việt Nam: Kinh nghiệm thực tiễn từ một số quốc gia trên thế giới
9 p | 11 | 2
-
Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay từ kinh nghiệm các nước trên thế giới
8 p | 3 | 2
-
Tự chủ đại học, tự chủ tài chính đại học trong mối quan hệ hợp tác liên kết
8 p | 8 | 2
-
Kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học ở Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam
6 p | 13 | 2
-
Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trong xu thế toàn cầu hóa
8 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn