Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
TƯƠNG QUAN GIỮA CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
VÀ PHÂN SUẤT DỰ TRỮ LƯU LƯỢNG ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
Huỳnh Trung Cang*, Vũ Hoàng Vũ**, Hồ Văn Dũng***, Võ Thành Nhân****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Sự hiện diện của thiếu máu cục bộ cơ tim do các tổn thương ĐMV là yếu tố quan trọng trong việc<br />
quyết định có tái thông ĐMV không. Sự giới hạn của CAG trong xác định thiếu máu cục bộ cơ tim.<br />
Phương pháp: Đo FFR 139 ĐMV hẹp trung gian (40% - 69%) của 115 bệnh nhân tại bênh viện Chợ Rẫy<br />
và Kiên Giang. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự tương quan giữa các thông số CAG và FFR.<br />
Kết Quả: Đo FFR 139 ĐMV của 115 bệnh nhân. Trong đó LAD chiếm 51,8%, RCA chiếm 24,46%, LCx<br />
chiếm 19,42% và LMCA chiếm 4,32%. Sự tương quan giữa VEA- PDS và FFR có ý nghĩa thống kê (r = - 0,33, p<br />
= 0,0001). Có sự tương quan giữa MLD và FFR có ý nghĩa thống kê (r = 0,1787 p = 0,035). Có sự tương quan<br />
nghịch giữa LL và FFR có ý nghĩa thống kê (r = - 0,35, p = 0,00001). Không có tương quan giữa QCA-PDS và<br />
FFR (r = - 0,061, p = 0,475). Không có sự tương quan giữa RVD và FFR (r = 0,15, p = 0,07). Các thông số của tổn<br />
thương LAD có tương quan với FFR có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh LMCA có FRR ≤ 0,80 nhiều hơn LMCA có<br />
FFR > 0,80 có ý nghĩa thống kê (p = 0,015). Trong nhóm bệnh LAD có FFR ≤ 0,80 nhiều hơn LAD có FFR > 0,80<br />
có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Ngược lại, nhóm bệnh LCx có FFR ≤ 0,80 thấp hơn nhóm LCx có FFR > 0,80 có ý<br />
nghĩa thống kê (p = 0,002). Trong nhóm bệnh RCA có FFR ≤ 0,80 thấp hơn nhóm RCA có FFR > 0,80 có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,025).<br />
Kết luận: Mặc dù có sự tương quan yếu giữa các thông số CAG và FFR, nhưng CAG vẫn là bước đầu tiên<br />
đánh giá bệnh động mạch vành.<br />
Từ khóa: Coronary Angiography (CAG), , động mạch vành (ĐMV), phân suất dự trữ lưu lượng động mạch<br />
vành (FFR), Lesion Length (LL), Minimal Luminal Diameter (MLD), Percutaneous Coronary Intervention<br />
(PCI), Quantitative Coronary Angiography-Percentage Diameter Stenosis (QCA-PDS). Reference Vessel<br />
Diameter (RVD), Visual Estimate of Angiography-Percentage Diameter Stenosis (VEA-PDS).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE CORRELATION BETWEEN CORONARY ANGIOGRAPHY<br />
AND FRACTIONAL FLOW RESERVE<br />
Huynh Trung Cang, Vu Hoang Vu, Ho Van Dung, Vo Thanh Nhan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 204-210<br />
Introduction: The presence of inducible ischemia related to coronary artery lesions is important<br />
factor in deciding whether to revascularization. The decision of whether to perform revascularization is based<br />
on the presence of coronary stenosis lead to ischemia. CAG was is limited in assessing the ischemia.<br />
Methods: The study included 139 intermediate lesions (40%-69%) with FFR data from 115 patients at Cho<br />
Ray hospital and Kien Giang hopital. Correlation analysis was used to identify the relationship between CAG<br />
parameter and FFR value. 132 intermediate coronary artery stenosis (40% - 69%) of 115 patients Measured FFR<br />
* Đơn vị tim mạch can thiệp bệnh viện đa khoa Kiên Giang<br />
** Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh *** Văn Phòng Bộ Y Tế tại TP. Hồ Chí Minh<br />
**** Khoa tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Huỳnh Trung Cang, ĐT: 0913115709, Email: bshuynhtrungcang@gmail.com<br />
<br />
204<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
at Cho Ray hospital and Kien Giang Hospital. Purpose of study was to assess the correlation between parameters<br />
of CAG and FFR.<br />
Results: FFR were performed in LAD (51.8%), RCA (25.46%), LCX (19.42%), and LMCA (4.32%).<br />
The correlation between VEA- PDS and FFR was statistically significant (r = - 0,33, p = 0,0001). The correlation<br />
between MLD and FFR was statistically significant (r = 0,1787 p = 0,035). The correlation between LL and FFR<br />
was statistically significant (r = - 0,35, p = 0,00001). QCA-PDS had no correlation with FFR (r = - 0,061, p =<br />
0,475). The correlation between RVD and FFR was not statistically significant (r = 0,15, p = 0,07). The<br />
correlation between these parameters of CAG of LAD lesion and FFR was statistically significant. In LMCA<br />
lesion group, LMCA lesion with FRR ≤ 0,80 was significantly higher than the LMCA lesion with FFR > 0,80 (p =<br />
0,015). In LAD lesion group, LAD lesion with FFR ≤ 0,80 was significantly higher than the LAD lesion with<br />
FFR > 0,80 (p = 0,001). In contrast, in LCx lesion group, the LCx lesion with FFR ≤ 0,80 was significantly lower<br />
than LCx lesion with FFR > 0,80 (p = 0,002). In RCA lesion group, the RCA lesion with FFR ≤ 0,80 was<br />
significantly lower than the LAD lesion with FFR > 0,80 (p = 0,025).<br />
Conclusions: The anatomical assessment of coronary stenosis by CAG did not correlate well with FFR,<br />
CAG remained relevant to assess CAD. Although these parameters of CAG had weak correlation with FFR, but<br />
CAG was also first step to assess the coronary artery diseases.<br />
Keywords: Fractional Flow Reserve (FFR), Coronary Artery, PCI: Percutaneous Coronary Intervention,<br />
VEA-PDS: Visual Estimate of Angiography-Percentage Diameter Stenosis, QCA-PDS: Quantitative Coronary<br />
Angiography-Percentage Diameter Stenosis.<br />
thông số của CAG và FFR của các tổn thương<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
ĐMV.<br />
Thiếu máu cục bộ cơ tim do bệnh động mạch<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
vành (ĐMV) rất quan trọng cho quyết định tái<br />
thông ĐMV hay không. Giảm thiếu máu cục bộ<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
cơ tim bằng can thiệp ĐMV qua da (PCI) cải<br />
Mô tả, cắt ngang<br />
thiện tình trạng chức năng và kết quả lâu dài cho<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
bệnh nhân, ngược lại tái thông những tổn<br />
Tất cả bệnh nhân có chỉ định chụp ĐMV và<br />
thương ĐMV không gây thiếu máu cục bộ cơ<br />
hẹp ít nhất 1 ĐMV từ 40% - 69% bằng QCA. Các<br />
tim còn tranh cãi(2,4,14,17). FFR (Fractional Flow<br />
ĐMV này được đo FFR tại phòng thông tim<br />
Reserve) là chỉ số chính xác và chọn lọc vị trí tổn<br />
bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Kiên Giang từ<br />
thương ĐMV có thiếu máu cục bộ cơ tim trong<br />
tháng 06/2011 đến tháng 02/2013.<br />
quá trình chụp ĐMV. FFR > 0,80 loại trừ thiếu<br />
máu cục bộ cơ tim > 90%(12,13). Mặc dù vậy, nhưng<br />
chụp ĐMV cản quang (CAG) là tiêu chuẩn vàng<br />
cho chẩn đoán bệnh ĐMV. Hầu hết các bác sĩ tim<br />
mạch can thiệp dựa vào mắt hay QCA để đánh<br />
giá mức độ nặng của tổn thương ĐMV và cho<br />
quyết định PCI. Tuy nhiên hình ảnh CAG<br />
thường ước lượng quá mức hay đánh giá thấp<br />
mức độ nặng tổn thương ĐMV và thường tiên<br />
lượng không chính xác tổn thương ĐMV gây<br />
thiếu máu cục bộ cơ tim(5,20). Mục đích của nghiên<br />
cứu này này là đánh giá sự tương quan giữa các<br />
<br />
Định nghĩa lưu lượng động mạch vành: Khả<br />
năng của ĐMV tăng lên để đáp ứng với sự kích<br />
thích tăng lưu lượng được gọi là dự trữ lưu<br />
lượng ĐMV và khả năng này bị mất khi hẹp về<br />
đường kính > 90% [5],[6].<br />
Đo FFR là tỷ số giữa áp lực ĐMV đoạn xa và<br />
áp lực ĐMV đo khi giãn mạch tối đa bằng<br />
Adenosine (IC).<br />
Thực hiện phương pháp đo FFR bằng hệ<br />
thống Radi Analyzer.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
205<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
FFR ≤ 0.80 cho chẩn đoán thiếu máu cục bộ<br />
cơ tim(15).<br />
Đánh giá mức độ nặng tổn thương ĐMV<br />
bằng QCA và bằng mắt. Đo QCA bằng hệ thống<br />
phần mềm của máy Siemens (Đức). Mức độ<br />
nặng tổn thương ĐMV được giá giá bằng mắt<br />
bởi bác sĩ can thiệp tim mạch của một trung tâm<br />
tim mạch khác. Bác sĩ tim mạch can thiệp phải<br />
thực hiện hơn 75 trường hợp PCI mỗi năm và<br />
làm việc tại trung tâm tim mạch có hơn 400<br />
trường hợp PCI mỗi năm theo khuyến cáo hội<br />
tim mạch can thiệp Hoa Kỳ(6,18)<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mền Stata for Window phiên<br />
bản 10.0. Biến số định lượng được tính giá trị<br />
trung bình. Biến số định tính được tính theo tỷ<br />
lệ. So sánh nhiều trung bình dùng ANOVA, so<br />
sánh tỷ lệ dùng phép kiểm chi bình phương. Với<br />
khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt được xem là có<br />
ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0.05<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
93 bệnh nhân được thực hiện tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy, 23 trường hợp thực hiện tại bệnh viện đa<br />
khoa Kiên Giang.<br />
Bảng 2: Vị trí ĐMV được đo FFR<br />
ĐMV bệnh<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
LMCA<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng ĐMV<br />
72<br />
27<br />
34<br />
6<br />
139<br />
<br />
Phần trăm<br />
51,8%<br />
19,42%<br />
24,46%<br />
4,32%<br />
100%<br />
<br />
Các thông số của từng động mạch vành<br />
trước đo FFR<br />
Bảng 3: Phân bố các thông số tổn thương của từng<br />
ĐMV<br />
Biến số<br />
LMCA<br />
RCA<br />
LAD<br />
LCx<br />
RVD (mm) 3,77 ± 0,62 3,21 ± 0,34 2,87 ± 0,47 2,72 ± 0,28<br />
MLD (mm) 1,7 ± 0,27 1,55 ± 0,30 1,34 ± 0,31 1,19 ± 0,24<br />
LL (mm) 10,71 ± 4,73 20,9 ± 8,9 22,49 ± 12 14,63 ±<br />
5,76<br />
QCA-PDS 47,67 ± 7,76 49,71 ± 6,5 50,07 ±<br />
53,22 ±<br />
5,83<br />
7,62<br />
VEA-PDS 66,67 ± 5,16 66,17±<br />
65,51 ±<br />
67,03 ±<br />
10,73<br />
11,11<br />
9,53<br />
<br />
Bảng 4: So sánh QCA-PDS giữa các ĐMV<br />
<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
<br />
Bảng 1: So sánh các đặc tính lâm sàng giữa nhóm<br />
FFR ≤0,80 và FFR >0,80<br />
P<br />
Biến số<br />
FFR ≤ 0,80 FFR > 0,80<br />
Tuổi<br />
61,3 ± 10,9 63,7 ± 10,5<br />
0,24<br />
Nam ≥ 65 tuổi và nữ<br />
52,17%<br />
36,96%<br />
0,11<br />
≥ 55 tuổi<br />
Giới (nam)<br />
71,7%<br />
68,1%<br />
0,68<br />
Hút thuốc lá<br />
67,4%<br />
52,2%<br />
0,11<br />
Tăng huyết áp<br />
71,7%<br />
71,0%<br />
0,93<br />
Đái tháo đường<br />
30,4%<br />
21,7%<br />
0,29<br />
Rối loạn lipid máu<br />
80,4%<br />
85,5%<br />
0,47<br />
NMCT cũ<br />
28,3%<br />
37,7%<br />
0,29<br />
Tiền sử gia đình<br />
19,6%<br />
15,9%<br />
0,62<br />
bệnh ĐMV<br />
Tiền căn PCI<br />
47,8%<br />
36,2%<br />
0,22<br />
Tiền sử bệnh ĐMV<br />
50,72%<br />
52,17<br />
0,88<br />
FFR<br />
0,74 ± 0,05 0,89 ± 0,05 0,00001<br />
RVD<br />
2,87 ± 0,49 3,02 ± 0,46 0,077<br />
MLD<br />
1,43 ± 0,32 1,31 ± 0,31 0,039<br />
QCA-PDS<br />
50,62 ±6,57 50,4 ± 6,56<br />
0,85<br />
LL<br />
24,51 ± 12,45 17,49 ± 8,47 0,0001<br />
VEA-PDS<br />
68,82 ± 10,32 64,4 ± 10,25 0,015<br />
<br />
LMCA<br />
P = 0,857<br />
P = 0,308<br />
P = 0,917<br />
<br />
LAD<br />
<br />
LCx<br />
<br />
P = 0,202<br />
P = 0,995<br />
<br />
P = 0,22<br />
<br />
Bảng 5: So sánh trung bình VEA-PDS của các ĐMV<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
<br />
LMCA<br />
P = 0,99<br />
P = 1,00<br />
P = 1,00<br />
<br />
LAD<br />
<br />
LCx<br />
<br />
P = 0,94<br />
P = 0,99<br />
<br />
P = 0,99<br />
<br />
Kết quả đo FFR của từng động mạch vành<br />
Bảng 6: Kết quả đo FFR của từng động mạch vành<br />
Động mạch<br />
vành<br />
LAD<br />
RCA<br />
LCx<br />
LMCA<br />
<br />
Số lượng<br />
ĐMV<br />
72<br />
34<br />
27<br />
6<br />
<br />
FFR (trung bình ± độ lệch<br />
chuẩn)<br />
0,81 ± 0,09<br />
0,87 ± 0,07<br />
0,89 ± 0,08<br />
0,76 ± 0,07<br />
<br />
Bảng 7: So sánh FFR trung bình của các ĐMV<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
<br />
LMCA<br />
P = 0,55<br />
P = 0,004<br />
P = 0,018<br />
<br />
LAD<br />
<br />
LCx<br />
<br />
P = 0,0001<br />
P = 0,002<br />
<br />
P = 0,79<br />
<br />
Đo FFR 139 ĐMV của 115 bệnh nhân, nam<br />
chiếm 69,6%,, có tuổi trung bình 62,8. Trong đó<br />
<br />
206<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tương quan giữa các thông số hình thái<br />
ĐMV và FFR<br />
<br />
So sánh phân loại FFR của từng động mạch<br />
vành<br />
<br />
Bảng 8: Tương quan giữa các thông số hình thái<br />
ĐMV và FFR<br />
<br />
Bảng 14: So sánh phân loại FFR của từng ĐMV<br />
<br />
Thông số hình thái<br />
VEA-PDS<br />
QCA-PDS<br />
MLD<br />
RVD<br />
LL<br />
<br />
R<br />
- 0,33<br />
- 0,061<br />
0,1787<br />
0,15<br />
- 0,35<br />
<br />
P<br />
0,0001<br />
0,475<br />
0,035<br />
0,07<br />
0,00001<br />
<br />
Bảng 9: Phân bố hệ số tương quan giữa VEA-PDS<br />
của từng ĐMV và FFR<br />
Động mạch vành<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
LMCA<br />
<br />
R<br />
- 0,43<br />
- 0,51<br />
- 0,23<br />
0,19<br />
<br />
P<br />
0,0002<br />
0,006<br />
0,19<br />
0,71<br />
<br />
Bảng 10: Phân bố hệ số tương quan giữa QCA-PDS<br />
của từng ĐMV và FFR<br />
Động mạch vành<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
LMCA<br />
<br />
R<br />
- 0,23<br />
- 0,11<br />
- 0,15<br />
0,67<br />
<br />
P<br />
0,048<br />
0,57<br />
0,39<br />
0,15<br />
<br />
Bảng 11: Phân bố hệ số tương quan giữa MLD của<br />
từng ĐMV và FFR<br />
Động mạch vành<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
LMCA<br />
<br />
R<br />
0,32<br />
0,09<br />
0,34<br />
- 0,25<br />
<br />
P<br />
0,005<br />
0,63<br />
0,047<br />
0,63<br />
<br />
Bảng 12: Phân bố hệ số tương quan của từng ĐMV<br />
và FFR<br />
Động mạch vành<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
LMCA<br />
<br />
R<br />
0,27<br />
- 0,1<br />
0,37<br />
0,69<br />
<br />
P<br />
0,02<br />
0,61<br />
0,029<br />
0,13<br />
<br />
Bảng 13: Phân bố hệ số tương quan giữa LL và FFR<br />
của từng ĐMV<br />
Động mạch vành<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
LMCA<br />
<br />
R<br />
- 0,42<br />
- 0,05<br />
- 0,29<br />
0,12<br />
<br />
P<br />
0,0002<br />
0,79<br />
0,08<br />
0,82<br />
<br />
ĐMV<br />
LMCA<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
<br />
FRR ≤ 0,80<br />
5 (9,8%)<br />
36 (70,59%)<br />
3 (5,88%)<br />
7 (13,73%)<br />
<br />
FFR > 0,80<br />
5 (1,14%)<br />
36 (40,91%)<br />
24 (27,7%)<br />
27 (30,68%)<br />
<br />
P<br />
0,015<br />
0,001<br />
0,002<br />
0,025<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Sự tương quan giữa VEA-PDS và FFR<br />
Mặc dù trong thực hành PCI, hầu hết các bác<br />
sĩ can thiệp chọn phương pháp đánh giá mức độ<br />
hẹp nặng ĐMV bằng mắt, phương pháp này cho<br />
quyết định can thiệp nhanh nhưng chủ quan và<br />
phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng bác sĩ can<br />
thiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho<br />
thấy có sự tương quan nghịch mức độ trung<br />
bình giữa tổn thương ĐMV ước lượng bằng mắt<br />
và FFR có ý nghĩa thống kê với r = - 0,33<br />
(p=0,0001). VEA-PDS trung bình trong nhóm<br />
FFR ≤ 0,80 cao hơn VEA-PDS trung bình trong<br />
nhóm FFR > 0,80 có ý nghĩa thống kê p = 0,015.<br />
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả<br />
Seung-Jung Park ghi nhận có sự tương quan<br />
mức độ trung bình giữa VEA-PDS và FFR với hệ<br />
số tương quan r = - 0,46 (p 50%, còn tác giả Michalis Hamilos<br />
nghiên cứu trên 213 LMCA có QCA-PDS ><br />
50%. Tuy nhiên 2 tác giả này cho thấy độ<br />
tương quan yếu giữa QCA-PDS và FFR. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi có QCA-PDS giữa 2<br />
nhóm FFR > 0,80 và FFR ≤ 0,80 khác nhau<br />
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,85). Trong<br />
nghiên cứu của Belle cũng ghi nhận có sự<br />
tương quan rất yếu giữa QCA-PDS và FFR(3).<br />
<br />
Tương quan giữa đường kính ĐMV hẹp<br />
nhất và FFR<br />
Trong thực hành hàng ngày bác sĩ can thiệp<br />
không sử dụng đường kính ĐMV hẹp nhất làm<br />
tiêu chí cho chỉ định PCI, nhưng trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi ghi nhận MLD trung bình<br />
trong nhóm FFR ≤ 0,80 thấp hơn MLD trung<br />
bình trong nhóm FFR > 0,80 có ý nghĩa thống kê<br />
(p = 0,039). Cũng có sự tương quan thuận rất yếu<br />
giữa MLD và FFR với r = 0,1787 (p = 0,035).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận chỉ có<br />
MLD của LAD có tương quan mức độ trung<br />
bình với FFR với r = 0,32 (p = 0,005). Tác giả<br />
Leone(9) ghi nhận có sự tương quan yếu giữa<br />
MLD và FFR với r = 0,34 (p < 0,0001). Tương tự<br />
tác giả Michalis Hamilos(11) nghiên cứu 213 bệnh<br />
nhân có hẹp LMCA cho thấy có sự tương quan<br />
trung bình với r = 0,42 (p < 0,001). Trong khi đó<br />
nghiên cứu của tác giả Weerayut Nunrungroj tại<br />
Thái Lan trên 50 ĐMV cho thấy không có tương<br />
quan giữa MLD và FFR ( p = 0,07).<br />
<br />
Tương quan giữa chiều dài tổn thương<br />
ĐMV và FFR<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi chiều dài<br />
tổn thương ĐMV trong nhóm FFR ≤ 0,80 dài hơn<br />
chiều dài tổn thương ĐMV trong nhóm FFR ><br />
0,80 (p = 0,00001). Độ dài tổn thương ĐMV và<br />
FFR có tương quan nghịch mức độ yếu với r = 0,35 (p = 0,00001). Khi phân tích trên từng ĐMV<br />
thì chỉ có độ dài tổn thương LAD và FFR có<br />
tương quan nghịch mức độ trung bình với r = 0,42 (p = 0,0002). Theo nghiên cứu của Iguchi có<br />
<br />
208<br />
<br />
sự tương quan nghịch trung bình có ý nghĩa<br />
thống kê giữa chiều dài của các tổn thương có<br />
QCA-PDS < 70% và FFR. Tương tự tác giả Sun<br />
Li-Jie cũng cho thấy có sự tương quan nghịch<br />
yếu giữa chiều dài tổn thương và FFR [19].<br />
Nhưng tác giả Leone(9) cho thấy không có sự<br />
tương quan giữa chiều dài tổn thương ĐMV và<br />
FFR với r = 0,07 (p = 0,31).<br />
<br />
Tương quan giữa đường kính ĐMV tham<br />
chiếu và FFR<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có<br />
sự tương quan giữa đường kính ĐMV tham<br />
chiếu vào FFR với r = 0,15 ( p = 0,07). Và đường<br />
kính ĐMV tham chiếu giữa 2 nhóm FFR ≤ 0,80<br />
và FFR > 0,80 khác nhau không có ý nghĩa thống<br />
kê với p = 0,077. Kết quả này cũng tương tự như<br />
của các tác giả khác như Weerayut Nunrungroj,<br />
Leon(9,21), trong khi tác giả Michalis Hamilos<br />
nghiên cứu trên LMCA thì có sự tương quan<br />
giữa chiều dài tổn thương và FFR với r = 0,42 (p <<br />
0,001), điều này có thể liên quan đến vùng cơ tim<br />
tưới máu của ĐMV bị hẹp(11).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các<br />
thông số của QCA và FFR không có tương quan<br />
hoặc tương quan yếu đến trung bình. Điều này<br />
tương tự như nghiên cứu của tác giả Yong(22).<br />
Còn trong phân tích cộng gọp 31 công trình<br />
nghiên cứu của tác giả Chistou cho thấy sự<br />
tương quan giữa các thông số của QCA và FFR<br />
có mức độ yếu đến trung bình(1). Khi đánh giá<br />
từng ĐMV thì chỉ có tổn thương LAD là có tất cả<br />
các thông số QCA và VEA-PDS tương quan với<br />
FFR.<br />
<br />
Kết quả đo FFR của từng ĐMV<br />
Mức độ hẹp ĐMV đánh giá bằng QCA hay<br />
ước lượng bằng mắt giữa các ĐMV khác nhau<br />
không có ý nghĩa thống kê. Khi đo FFR cho từng<br />
ĐMV, trong nhóm bệnh LMCA có FRR ≤ 0,80<br />
nhiều hơn LMCA có FFR > 0,80 có ý nghĩa thống<br />
kê. Trong nhóm bệnh LAD có FFR ≤ 0,80 nhiều<br />
hơn LAD có FFR > 0,80 có ý nghĩa thống kê.<br />
Ngược lại, nhóm bệnh LCx có FFR ≤ 0,80 thấp<br />
hơn nhóm LAD có FFR > 0,80 có ý nghĩa thống<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />