intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỦY SỐNG (TỦY GAI)

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

379
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tủy Sống là một phần của thần kinh trung ương, nằm ở trong ống sống (tủy sống chỉ chiếm độ 3/5 thiết diện của ống sống) cho nên ở giữa ống sống và tủy sống còn cách nhau 1 khoang trong khoang này có chứa dịch não tủy, các tố chức mỡ và các búi tĩnh mạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỦY SỐNG (TỦY GAI)

  1. TỦY SỐNG (TỦY GAI) 1. ĐẠI CƯƠNG Tủy Sống là một phần của thần kinh trung ương, nằm ở trong ống sống (tủy sống chỉ chiếm độ 3/5 thiết diện của ống sống) cho nên ở giữa ống sống và tủy sống còn cách nhau 1 khoang trong khoang này có chứa dịch não tủy, các tố chức mỡ và các búi tĩnh mạch. 2. GIỚI HẠN VÀ KÍCH THƯỚC Trên tủy sống liên tiếp với hành não ngang cung đốt đội. Dưới tận hết bằng nón cùng ngang đốt sống thắt lưng II. Ở đỉnh nón cùng có dây thần kinh cùng giữa (di tích của tủy bị cằn cỗi), dây này kéo dài tới tận xương cụt. Từ đốt sống thắt lưng 2 trở xuống chỉ có màng tủy cứng và một bó thần kinh gọi là “đuôi ngựa” nằm trong nước não tủy. Vì vậy người ta thường chọc dò nước não tủy ở giữa khoang liên đốt LIII-LIV. Hoặc giữa khoang LIV-LV. Về kích thước: tủy sống dài 42 - 45 cm (nam dài hơn nữ 2 - 3 cm), rộng khoảng 1 cm, trọng lượng khoảng 26 - 28 gr. 1. Não bộ 2. Hành tủy 3. Phình cổ 4. Ống sống 5. Phình thắt lưng 6. Bó sợi thần kinh đuôi ngựa 7. Buồng não thất IV 8. Rãnh giữa sau 9. Sợi thần kinh tận cùng 10.Nón tủy cùng A. Nhìn nghiêng B. Nhìn thẳng Hình 4.5. Tuỷ sống Nếu nhìn nghiêng: tủy sống như một thân cây, cong theo chiều cong của ống sống, có mầu trắng xám, tủy sống dẹt theo chiều trước sau. Tủy sống có nhiều đoạn không nằm đúng giữa ống sống. Nghĩa là không chạy đúng theo các đoạn cong của ống sống mà chạy theo đường ngắn nhất theo các dây cung của các đoạn cong. Nếu 198
  2. nhìn thẳng từ trên xuống tủy sống có hai chỗ phình: một chỗ phình ở vùng cổ tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay. Một chỗ phình thắt lưng ứng với đám rối thần kinh thắt lưng. Tủy có 4 mặt: trước, sau và 2 bên. 3.1. Mặt trước - Rãnh giữa trước: rãnh này sâu rộng có màng nuôi lách vào. Tuy vậy rãnh không tới chất xám, mà cách chúng bởi mép trắng trước. - Hai rãnh bên trước: cách rãnh giữa độ 2 - 3 mm là nơi có các rễ trước (vận động) của dây thần kinh sống thoát ra. - Phần tủy nằm giữa hai rãnh trên gọi là cột trước. 3.2. Mặt sau - Rãnh giữa sau: rãnh này nông, nó chỉ là một vết hằn và qua một vách giữa liên quan với chất xám. - Hai rãnh bên sau: có các rễ sau (rễ cảm giác) của dây thần kinh sống thoát ra. - Phần nằm giữa hai rãnh trên gọi là cột sau. Ngoài ra, ở phần tủy cổ và ngực trên còn có rãnh trung gian sau chia cột sau ra làm 2 bó: bó thon (bó goll) ở trong và bó chiêm (bó burdach) ở ngoài. 3.3. Hai mặt bên Còn gọi là cột bên được giới hạn bởi rãnh bên trước và bên sau. Hình 4.6. Mặt sau tủy sống 4. HÌNH THỂ TRONG VÀ CẤU TRÚC 4.1. Hình thể trong Trên thiết đồ cắt ngang tủy sống ta thấy 4.1.1. Hai rãnh giữa trước và sau cùng với vách giữa chia tủy làm đôi Từ đáy rãnh trước tới đầu vách có một mảnh gọi là mép. Mép ở chỗ chất trắng 199
  3. gọi là mép trắng, mép ở chỗ chất xám gọi là mép xám. 4.1.2. Ống tâm tủy (canalis centralis) Là một ống nhỏ (khẩu kính 2/10 mm, ở các dưới nón cùng ông tâm tủy phình ra còn gọi là “thất cùng” của tủy). Đi từ não thất IV xuống tận nửa trên dây cùng. Ống ở giữa tủy, chứa dịch não tủy. 4.2. Cấu trúc Tủy được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng, ứng với hai chức năng dẫn truyền và phản xạ ở tất cả các đoạn của tủy, hai chất này được phân phối khá đều đặn, ít có thay đổi. 4.2.1. Chất xám (substantia grisea) Bản chất là những thân neuron và những sợi thần kinh không có mỡ Myelin bao bọc. Trên thiết đồ ngang, chất xám có hình chữ H (hay con bướm). Gồm có một mép xám và 3 sừng ở mỗi bên: a. Mép xám: Là phần nằm ngang ở giữa, cách đáy rãnh giữa trước bởi mép trắng trước và chạm vào vách giữa ở phía sau. Giữa mép xám có ống tâm tủy, ống này chia mép xám làm 2 phần: - Phần trước là mép xám trước. - Phần sau là mép xám sau. Phần chất xám xung quanh ống tủy có tính chất trong đặc biệt và được gọi là “chất keo trung tâm”. b. Sừng trước (cornu anterius) Là sừng vận động to và ngắn, sừng này có 2 nhân: nhân trước trong và nhân trước ngoài, từ đó tách ra các rễ trước của dây thần kinh sống. - Nhân trước ngoài: tới các cơ vân ở cổ, ngực, bụng, tứ chi. - Nhân trước trong: tới các cơ vân bao quanh cột sống Ngoài ra ở tủy còn có một nhân của dây sọ XI - dây gai. c. Sừng sau (cornu posterius): Sừng sau hay sừng cảm giác hẹp và dài, ở đầu sừng có lớp xốp Waldayer và chất keo Rolando. Có cột nhân keo và cột bọng chích (thấy rõ ở đoạn tủy CIII - LII-III). Từ các cột nhân trên, các rễ sau của dây thần kinh sống thoát ra. Rễ này lúc ra khỏi tủy thì qua một mảnh chất trắng viền ở quanh sừng, gọi là vùng viền (vùng Lissauer). d. Sừng bên (cornu laterale): Là sừng thực vật, chỉ thấy rõ ở phần trên của tủy sống lưng. Sừng bên có cột nhân bên. Ở phía sau sừng bên có các sợi tách ra từ chất xám nối với nhau thành mạng gọi là chất lưới (sừng bên được coi như 1 phần sừng trước). e. Về chức phận: 200
  4. Khu trước (sừng trước) hay sừng vận động. Khu giữa (mép xám) gồm các nhân bên tạo nên khu giao cảm (có ở tủy sống ngực): - Nhân trước bên vận động cơ trơn (vận tạng). - Nhân sau bên cảm giác (khu cảm tạng). - Khu sau (sừng sau) hay sừng cảm giác: - Chất keo cảm giác da và lông. - Cột Clacrke cảm giác bản thể không ý thức ở thân (còn ở chi do nhân Bechterew ở đoạn cổ và đoạn cùng của tủy). 4.2.2. Chất trắng (substantia thoa) Do các sợi dẫn truyền có bao myclin tạo thành các bó thần kinh bao quanh chất xám gồm hai nửa, mỗi nửa có 3 cột. Chất trắng có các bó vận động hay cảm giác (ly tâm theo cột trước, hướng tâm theo cột sau và ở cột bên vừa hướng tâm vừa ly tâm). a. Cột trước: - Bó tháp thẳng: ở dọc rìa rãnh giữa trước là bó vận động có ý thức. - Bó tiền đình gai và bó trám gai, bó mái gai là các bó vận động không có ý thức (thuộc hệ ngoại tháp trong các trạng thái đứng và thăng bằng khi cử động). - Một phần bó cung trước: cảm giác nông. b. Cột bên: - Bó tháp chéo, vận động có ý thức, nằm cạnh sừng sau.. - Bó hồng gai, vận động không có ý thức nằm giữa bó tháp chéo và bó cung sau. - Các bó gai lưới thị (bó cung trước và cung sau) cho cảm giác xúc giác thô sơ và đau, nóng lạnh. Hai bó dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức: - Bó tiểu não chéo (tiểu não trước - bó Gower) - Bó tiểu não thẳng (tiểu não sau - bó Flechsig) c. Cột sau: có 2 bó: - Bó Goll (bó thon) ở cạnh vách sau, cảm giác sâu có ý thức ở chi dưới. - Bó Burdach (bó chêm) ở ngoài bó Goll, cảm giác sâu có ý thức ở chi trên. 201
  5. 1. Rãnh giữa sau 10. Bó mái gai 19. Mép trắng trươac 2. Bó Goll 11. Bó trám gai 20. Bó căn bản bên 3. Vách giữa 12. Bó cung trước 21. Lỗ ống tâm tủy 4. Bó Burdach 13. Bó tháp thẳng 22. Mép xám sau 5. Vùng viền Lissauer 14. Rãnh giữa trước 23. Bó tháp chéo 6. Chất keo Rolando 15. Bó tiền đình gai 24. Lớp xốp Waldayer 7. Bó tiểu não sau 16. Cột nhân trước trong 25. Cột nhân Clacke 8. Bó hồng gai 17. Bó tiểu não trước 26. Rãnh trung gian 9. Cột nhân trước ngoài 18. Bó cung sau Hình 4.7. Cấu trúc của tủy sống 5. CÁC DÂY THẦN KINH SỐNG, SỰ TƯƠNG QUAN CỦA TỦY VỚI CỘT SỐNG 5.1. Các dây thần kinh sống Có 31 đôi dây thần kinh sống mỗi dây được cấu tạo bởi 2 rễ tách ra từ 2 sừng trước cà sau của tủy. Rễ trước vận động, rễ sau cảm giác (rễ sau có chỗ phình hình xoan nằm ngang gọi là hạch gai). Hai rễ chập lại (ở ngoài hạch gai) rồi chui qua lỗ ghép giữa các đốt sống tương ứng ra ngoài. Mỗi dây lại chia làm hai ngành: - Ngành sau chi phối cơ và da ở lưng. - Ngành trước tạo nên các đám rối thần kinh (đám rối cổ, cánh tay, thắt lưng, cùng và đám rối thẹn) và 12 đôi dây thần kinh liên sườn, chi phối cho da và cơ ở trước cổ, ngực, bụng và tứ chi. 202
  6. Hình 4.8. Sự tương quang giữa tủy sống và cột sống 5.2. Sự tương quan của tủy ống sống và dây thần kinh sống Ống sống do các lỗ đốt sống ghép lại mà thành. Tủy sống là phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống. Ở thời kỳ bào thai, tủy sống tới hết chiều dài của ống sống về sau tủy phát triển ngắn hơn nên các dây thần kinh sống tách ra ở đoạn tủy cao hơn lỗ ghép tương ứng. Nên mỗi dây sống muốn thoát ra lỗ ghép tương ứng thì phải chạy chếch một đoạn trong ống sống, dây nào càng ở dưới đoạn chạy chếch càng dài. Vì vậy tổn thương của tủy không tương xứng với tổn thương ống sống. Đầu đoạn tủy ngực liên quan với mỏm gai đốt CVII. Đầu đoạn thắt lưng liên quan với mỏm gai đốt ThX Đầu đoạn tủy cùng liên quan với mỏm gai đốt ThXII Tuỷ sống tận hết ngang đốt thắt lưng LII. Ở vùng cổ khi sờ thấy mỏm gai đốt sống, muốn biết khoanh tủy ở ngang mức đó thì cộng thêm 1. Vùng ngực trên (ThI-V) thì cộng thêm 2. Vùng ngực dưới (ThVI-X) thì cộng thêm 3. 203
  7. Đất ThXI và khoảng liên gai ngay dưới liên quan với đoạn tủy của 3 đôi thắt lưng III,IV,V. Mỏm gai đốt ThXII và khoảng liên gai ngay dưới liên quan với nguyên ủy các đôi dây sống cùng. Biết được liên quan này và các tổn thương lâm sàng ở cột sống, có thể nhận định được đoạn tủy bị tổn thương. 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2