intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ biến chứng hô hấp sau phẫu thuật lớn vùng bụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tỷ lệ biến chứng hô hấp sau phẫu thuật lớn vùng bụng trình bày xác định tỷ lệ biến chứng hô hấp sau phẫu thuật trên người bệnh phẫu thuật lớn ở vùng bụng chương trình dựa vào định nghĩa biến chứng hô hấp sau phẫu thuật của Abbott và cộng sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ biến chứng hô hấp sau phẫu thuật lớn vùng bụng

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu Y học TỶ LỆ BIẾN CHỨNG HÔ HẤP SAU PHẪU THUẬT LỚN VÙNG BỤNG Nguyễn Thị Phương Dung1, Nguyễn Thị Thanh2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật chiếm khoảng 2-40% tùy thuộc vào định nghĩa về biến chứng hô hấp sau phẫu thuật. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ biến chứng hô hấp sau phẫu thuật trên người bệnh phẫu thuật lớn ở vùng bụng chương trình dựa vào định nghĩa biến chứng hô hấp sau phẫu thuật của Abbott và cộng sự . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên người bệnh phẫu thuật lớn ở vùng bụng chương trình từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020 tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Kết cục chính của nghiên cứu là biến chứng hô hấp sau phẫu thuật vùng bụng. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 667 người bệnh, 379 nam (57%), 288 nữ (43%), tuổi trung bình 58,5 ±12,9 tuổi (22 tuổi – 92 tuổi). Tiền sử bệnh: hút thuốc lá 200 người bệnh (30%), bệnh hô hấp 54 người bệnh (8,1%). Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật xảy ra trên 119 người bệnh (17,8%), trong đó gồm viêm phổi 56,3%, xẹp phổi 51,3%, hội chứng suy hô hấp cấp nặng 1,7% và viêm phổi hít 0,8%. Không có trường hợp tử vong tại bệnh viện liên quan đến biến chứng hô hấp sau phẫu thuật. Người bệnh bị biến chứng hô hấp có thời gian điều trị dài hơn người bệnh không có biến chứng hô hấp 11,66 ± 4,62 ngày so với 7,56 ± 2,43 ngày (p
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 postoperative pulmonary complications. Postoperative pulmonary complications prolonged hospital length of stay (LOS) after surgery from 7.56 ± 2.43 to 11.66 ± 4.62 days (p
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu Y học thẳng hoặc CT- scan ngực), viêm phổi (dựa theo Sử dụng trung vị và tứ phân vị để mô tả thời chẩn đoán của trung tâm kiểm soát dịch bệnh gian phẫu thuật, thời gian xảy ra biến chứng hô Hoa Kỳ), (ARDS) (dựa theo chẩn đoán của hấp, thời gian nằm viện sau phẫu thuật. Berlin) và viêm phổi hít (ghi nhận có tình trạng Kiểm định Mann-Whitney được sử dụng để hít sặc và có bằng chứng trên X-quang ngực). so sánh thời gian nằm viện sau mổ giữa những Biến số kết cục phụ là đặt lại nội khí quản người bệnh có biến chứng hô hấp sau phẫu (NKQ), nhập khoa Hồi sức tích cực (ICU), tử thuật so với những người bệnh không có biến vong tại bệnh viện (BV) và tử vong 30 ngày sau chứng hô hấp sau phẫu thuật. phẫu thuật (PT). Xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 13.1. Phân tích và xử lý số liệu Y đức Tính tần số và tỉ lệ phần trăm (%) cho các Đề tài nghiên cứu đã được duyệt thông qua biến định tính, sử dụng trung bình và độ lệch Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học chuẩn để mô tả tuổi. của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh số 23/HĐĐĐ, ký ngày 06/01/2020. Người bệnh phẫu thuật lớn ở vùng bụng chương trình, tuổi >18 Loại Ghi nhận các đặc điểm trước PT Bệnh lý cấp tính đường hô hấp Phẫu thuật (PT) Loại - Phẫu thuật lại Ghi nhận các đặc điểm trong và sau PT -Thở máy không do nguyên nhân hô hấp - Các biến chứng khác Có biến chứng hô hấp 667 người bệnh Không có biến chứng hô hấp - Đặt lại nội khí quản - Nhập khoa Hồi sức tích cực Thời gian nằm viện - Tử vong tại bệnh viện - Tử vong 30 ngày sau PT Hình 1. Lưu đồ nghiên cứu KẾT QUẢ kèm có 337 người bệnh (50,5%). Trong đó, Trong số 667 người bệnh được chọn vào bệnh tăng huyết áp thường gặp nhất và người nghiên cứu có 394 nam (56,8%) và 288 nữ bệnh có bệnh hô hấp kèm theo chiếm tỷ lệ (43,2%), tuổi trung bình là 58,5 ± 12,9 tuổi, nhỏ thấp, COPD có 15 người bệnh (2,3%) và hen nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 92 tuổi, phẫu thuật phế quản có 20 người bệnh (3%). Tỷ lệ người các bệnh lý ác tính đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ bệnh có nguy cơ ASA ≤II và ASA >III gần như cao (86,4%). Thời gian phẫu thuật trung bình là tương đương nhau. 3,5 giờ, thời gian nằm viện trung bình sau phẫu Tỷ lệ phẫu thuật vùng trên và phẫu thuật nội thuật là 8,29 ± 3,32 ngày. soi cao hơn so với phẫu thuật vùng bụng dưới Kết quả Bảng 1 cho thấy, bệnh nội khoa đi và phẫu thuật mổ mở, thời gian phẫu thuật trung bình là 3,5 giờ. Có 309 người bệnh được 214 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 điều trị giảm đau NMC chiếm 46,3% và 240 viêm phổi hít có 1 người bệnh (0,8%). Trong số người bệnh có đặt ống thông dạ dày trong lúc người bệnh có biến chứng hô hấp sau phẫu phẫu thuật chiếm 36% (Bảng 2). thuật, có 10 người bệnh có 2 biến chứng bao gồm Bảng 1. Đặc điểm người bệnh (N=667) 9 người bệnh có xẹp phổi và viêm phổi, 1 người Tần số Tỷ lệ % bệnh có viêm phổi và ARDS. Thời gian xuất hiện Tuổi biến chứng trung bình là 3,45 ± 1,79 ngày. Chúng < 65 tuổi 450 67,5 tôi ghi nhận có 1 trường hợp viêm phổi hít này ≥ 65 tuổi 217 32,5 Nguy cơ gây mê theo xuất hiện ở ngày thứ 19 sau phẫu thuật (Bảng 3). ASA: I/ II/ III / IV 48/319/85/15 7,2/47, 8/42, 8/2,3 Bảng 3. Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật (N=119) Khả năng gắng sức: Tần số Tỷ lệ % < 4 METs 71 10,6 ≥ 4 METs Biến chứng hô hấp 119 17,8 596 89,4 Các bệnh nội khoa đi kèm 337 50,5 Các loại biến chứng hô hấp Tăng huyết áp 234 35,1 Viêm phổi 67 56,3 Đái tháo đường 110 15,0 Xẹp phổi 61 51,3 Suy thận 35 5,3 ARDS 2 1,7 Bệnh lý thần kinh 11 1,7 Viêm phổi hít 1 0,8 Suy tim sung huyết 3 0,5 ARDS: Hội chứng suy hô hấp cấp tính Bệnh mạch vành 11 1,7 COPD 15 2,3 Bảng 4. Hậu quả của biến chứng hô hấp sau phẫu Hen phế quản 20 3,0 thuật (N = 119) Bệnh lý hô hấp khác 8 1,2 Không Tỷ lệ/có Độ bão hòa oxy trước mổ Có BCHH 19 2,9 BCHH BCHH thấp Đặt lại nội khí quản 0 (0%) 7 (1,1%) 5,9% Thiếu máu trước mổ 96 14,4 Nhập khoa hồi sức tích cực 0 (0%) 11 (1,7%) 9,2% Truyền máu trước mổ 45 46,9 Tử vong 7 (1,1%) 0(0%) 0% X- quang ngực bất thường 11 1,7 Tử vong tại bệnh viện 0 (0%) 0 (0%) 0% Albumin máu thấp 39 5,9 Tử vong sau 30 ngày 2(0,3%) 5 (0,8%) 4,2% Hút thuốc lá 200 30 Đã ngưng hút thuốc lá 135 20,2 BCHH: Biến chứng hô hấp Béo phì 15 2,3 Chúng tôi ghi nhận 7 người bệnh (1,1%) đặt Sụt cân 207 31 lại nội khí quản, 11 người bệnh (1,65%) nhập ASA: Hội Gây mê - Hồi sức Hoa kỳ khoa hồi sức tích cực, không có trường hợp tử METs: Đương lượng chuyển hóa vong tại bệnh viện do biến chứng hô hấp và 7 COPD: Bệnh lý tắc nghẽn mạn tính trường hợp tử vong sau khi đã xuất viện trong Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật (N=667) vòng 30 ngày sau phẫu thuật không rõ nguyên Tần số Tỷ lệ % nhân. Trong số 7 trường hợp tử vong này có 2 Vị trí phẫu thuật: trường hợp này không có biến chứng hô hấp sau Bụng trên 486 72,9 Bụng dưới 181 27,1 phẫu thuật và có 5 trường hợp có biến chứng hô Phương pháp phẫu thuật: hấp sau phẫu thuật (Bảng 4). Nội soi 495 74,2 Mổ mở 172 25,8 Bảng 5. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật (N=667) Truyền máu trong mổ 14 2,1 Có BCHH Không BCHH p Đặt ống thông dạ dày trong mổ 240 36,0 Trung bình ± Độ Giảm đau sau mổ có GTNMC 309 46,3 lệch chuẩn 11,66 ± 4,62 7,56 ± 2,43
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu Y học BÀN LUẬN nội khí quản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp (0,8%) bị tỷ lệ biến chứng hô hấp sau phẫu thuật chiếm viêm phổi hít, trường hợp này không ghi nhận 17,8%. Trong số người bệnh có biến chứng hô có hít sặc ở giai đoạn khởi mê nhưng diễn biến hấp, tỷ lệ viêm phổi chiếm 56,3%, xẹp phổi hậu phẫu là tình trạng viêm phổi vào ngày thứ 8 chiếm 51,3%, ARDS chiếm 1,7% và viêm phổi hít sau phẫu thuật, đến ngày thứ 19 sau phẫu thuật chiếm 0,8%. Thời gian xuất hiện biến chứng ghi nhận có dịch dạ dày trong phổi và cần phải trung bình là 3,45 ± 1,79 ngày. Tùy vào định nhập khoa hồi sức tích cực để điều trị. Trong nghĩa, tiêu chí chọn bệnh và tiêu chuẩn chẩn nghiên cứu của Canet J(3), tiêu chí chọn bệnh bao đoán biến chứng hô hấp sau phẫu thuật mà tỷ lệ gồm cả phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật biến chứng của các nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ chương trình nhưng cũng ghi nhận chỉ có 9 biến chứng hô hấp của Nguyễn Thị Thanh là trường hợp (0,4%) bị viêm phổi hít. 13,4%(5), Lê Công Duy là 8,2%(7), Canet J là 7,2%(3), Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận Yokota S là 4,3%(8), Fernandez A(4) là 33,4%. những trường hợp người bệnh có biến chứng hô Viêm phổi là tiêu chuẩn có trong tất cả định hấp sau phẫu thuật cần phải đặt nội khí quản nghĩa biến chứng hô hấp sau phẫu thuật. Hình của chúng tôi là 1,1%, của Fernandez A là 1,7%(4), ảnh X-quang ngực đóng vai trò quan trọng trong của Yang CK(10) là 2,8%. Tỷ lệ nhập khoa Hồi sức chẩn đoán viêm phổi. Kết quả nghiên cứu của tích cực của Patel K(11) là 2,9% cao hơn nghiên chúng tôi, tỷ lệ viêm phổi chiếm 56,3%, của Lê cứu của chúng tôi là 1,7%. Công Duy (7) là 72,5%, của Yokota S(8) là 31%. Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi Kết quả biến chứng xẹp phổi trong nghiên nhận có tử vong tại bệnh viên do biến chứng hô cứu của Lê Công Duy(7) là 17,5%, tương đương hấp tương tự như kết quả của Lê Công Duy(7). Tỷ với kết quả của Yokota S(8) nhưng thấp hơn so lệ tử vong của Patel A(11) là 1,5%. Có 7 trường với nghiên cứu của chúng tôi là 51,3%. Tiêu hợp tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật, chuẩn chẩn đoán xẹp phổi trong nghiên cứu của những trường hợp tử vong này chúng tôi ghi Lê Công Duy và Yokota là hình ảnh xẹp phổi nhận thông tin qua điện thoại và chỉ ghi nhận diện rộng trên X-quang ngực và người bệnh cần người bệnh tử vong do bệnh lý của lần phẫu phải được hỗ trợ hô hấp hoặc nội soi phế quản thuật trước mà không ghi nhận rõ nguyên nhân. can thiệp, trong khi tiêu chuẩn chẩn đoán xẹp Thời gian nằm viện ở nhóm người bệnh có phổi của chúng tôi chỉ cần có bằng chứng xẹp biến chứng hô hấp sau phẫu thuật kéo dài so với phổi trên vào hình ảnh X-quang ngực hoặc CT nhóm người bệnh không có biến chứng hô hấp scan ngực mà đôi khi người bệnh chỉ xuất hiện sau phẫu thuật có ý nghĩa thông kê. Sự khác biệt những triệu chứng nhẹ và chưa cần phải hổ trợ này cũng được chứng minh ở các nghiên cứu hô hấp hay nội soi phế quản can thiệp. khác(4,10,11). Có 2 trường hợp chẩn đoán ARDS sau phẫu Giới hạn nghiên cứu của chúng tôi là chỉ thuật chiếm tỷ lệ 1,7%, cả 2 trường hợp cần phải dừng lại ở việc xác định tỷ lệ và tác động của đặt lại nội khí quản để hổ trợ hô hấp. Theo biến chứng hô hấp sau phẫu thuật lớn vùng Abbott T(6), mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán ARDS bụng mà chưa phân tích sâu vào các yếu tố nguy của Berlin được sử dụng rộng rãi nhưng ở giai cơ của biến chứng hô hấp. đoạn sau phẫu thuật khó đáp ứng đủ tiêu chuẩn KẾT LUẬN này nên tác giả đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ biến suy hô hấp của Fernandez ER(9) là cần phải đặt chứng hô hấp sau phẫu thuật ở người bệnh lại nội khí quản để thở máy 48 giờ sau phẫu phẫu thuật lớn ở vùng bụng chương trình vẫn thuật hoặc thở máy không xâm lấn sau khi rút 216 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 còn cao, chiếm 17,8%, kéo dài thời gian nằm 6. Abbott T, Fowler AJ, Pelosi P, et al (2018). A systematic review and consensus definitions for standardised end-points in viện sau phẫu thuật. Hậu quả là làm tăng chi perioperative medicine: pulmonary complications. Br J Anaesth, phí điều trị, tạo ra gánh nặng cho người bệnh, 120:1066-1079. 7. Lê Công Duy và cộng sự (2012). Tần suất và yếu tố nguy cơ của gia đình và xã hội. biến chứng hô hấp sớm sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Y Học TP Hồ Chí Minh, 12(1):393- 399. 8. Yokota S, et al (2020). Preoperative pulmonary function tests do 1. Smetana GW, Lawrence VA, Cornell JE (2006). Preoperative not predict the development of pulmonary complications after pulmonary risk stratification for noncardiothoracic surgery: elective major abdominal surgery: A prospective cohort study. systematic review for the American College of Physicians. Ann International Journal of Surgery, 73:65–71. Intern Med, 144 (8):581–595. 9. Fernandez-Perez ER, Sprung J, Afessa B, et al (2009). 2. McAlister FA, Bertsch K, Man J, Bradley J, Jacka M (2005). Intraoperative ventilator settings and acute lung injury after Incidence of and risk factors for pulmonary complications after elective surgery: a nested case control study. Thorax, 64:121- 127. nonthoracic surgery. American Journal of Respiratory and Critical 10. Yang CK, et al (2015). Pulmonary complications after major Care Medicine, 171(5):514–517. abdominal surgery: National Surgical Quality Improvement 3. Canet J, Gallart L, Gomar C, et al (2010). Prediction of Program analysis. Journal of Surgical Research, pp.1- 9. postoperative pulmonary complications in a population- based 11. Patel K, et al (2016). Postoperative pulmonary complications surgical cohort. Anesthesiology, pp.113- 133. following major elective abdominal surgery: a cohort study. 4. Fernandez-Bustamante A, el al (2017). Postoperative Pulmonary Perioperative Medicin, pp.5-10. Complications, Early Mortality, and Hospital Stay Following Noncardiothoracic Surgery: A Multicenter Study by the Perioperative Research Network Investigators. JAMA Surg, Ngày nhận bài báo: 17/07/2020 152(2):157–166. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2020 5. Nguyễn Thị Thanh và cộng sự (2008). Gây mê hồi sức trong phẫu thuật phình động mạch chủ bụng dưới thận. Y Học TP Hồ Ngày bài báo được đăng: 30/08/2020 Chí Minh, 12(1):165- 177. Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1