intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát biến chứng tổn thương mũi do thở thông khí áp lực dương liên tục qua mũi ở trẻ sinh non tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ tổn thương mũi và khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhân thở thông khí áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) ở trẻ sinh non tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát biến chứng tổn thương mũi do thở thông khí áp lực dương liên tục qua mũi ở trẻ sinh non tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG TỔN THƯƠNG MŨI DO THỞ THÔNG KHÍ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI Ở TRẺ SINH NON TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Châu Mỹ Vy1, Nguyễn Thị Kim Nhi1, Nguyễn Thị Diệu Trường1, Trịnh Thị Thanh Thúy1, Trần Thị Cúc1 TÓM TẮT 10 đoạn 3 chiếm 5%. Thời điểm tổn thương mũi Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tổn thương mũi và trung bình là 5 ngày. Trong nhóm có tổn thương khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhân thở thông mũi, tỉ lệ không tuân thủ đúng các bước chăm khí áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) ở trẻ sóc như đặt trẻ tư thế đúng, cố định cannula sinh non tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2. đúng, xoay trở đúng, chọn kích thước nón và Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cannula phù hợp cao hơn so với nhóm không tổn hàng loạt ca. thương. Kết quả: Nghiên cứu trên 60 trẻ sinh non có Từ khóa: sơ sinh non tháng, thở NCPAP, tổn thở NCPAP cho thấy tỉ lệ trẻ nam cao hơn nữ, thương mũi tuổi thai trung bình 32 tuần tuổi, CNLS trung bình 1600g, đa số trẻ được chuyển viện từ tuyến SUMMARY tỉnh, 40% có thở NCPAP trước đó. Các bệnh lý ở SURVEYING COMPLICATIONS OF trẻ sinh non cần hỗ trợ NCPAP là viêm phổi, NASAL INJURY CAUSED BY nhiễm trùng sơ sinh, bệnh màng trong, cơn CONTINUOUS POSITIVE AIRWAY ngưng thở ở trẻ sinh non. Khảo sát công tác chăm PRESSURE THROUGH THE NOSE IN sóc của điều dưỡng quy trình chăm sóc trẻ sinh PREMATURE INFANTS AT THE non thở NCPAP cho thấy tỷ lệ tuân thủ đúng NEONATAL WARD OF CHILDREN 'S nhiều nhất là rửa tay thường quy, lắp ráp HOSPITAL 2 NCPAP, dùng bình làm ẩm, dùng bẫy nước, Objective: Determine incidence of nasal kiểm tra áp lực NCPAP. Tỷ lệ tuân thủ thấp nhất lesions and nurse's NCPAP (continuous positive là đặt tư thế trẻ thích hợp, chọn kích thước nón nasal pressure ventilation) care survey. và cannula thích hợp, cố định cannula đúng vị trí, Methods: Cases report study. xoay trở trẻ. Tỷ lệ tổn thương mũi chung là Results: The study of over 60 premature 43,3%, tổn thương mũi giai đoạn 1 chiếm tỉ lệ babies with NCPAP breathing showed that the cao nhất 28,3%, giai đoạn 2 chiếm 10%, giai rate of male was higher than female, the average gestational age was 32 weeks, the average brith weight was 1600g, the majority of babies were 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 transferred from the province’s hospitals, 40% Chịu trách nhiệm chính: Châu Mỹ Vy had NCPAP breathing before. Diseases that ĐT: 0349364949 cause premature babies to need NCPAP support Email: chaumyvy1708@gmail.com are pneumonia, neonatal infection, respiratory Ngày nhận bài: 10/6/2024 distress syndrome, apnea. Surveying the care of Ngày phản biện khoa học: 17/6/2024 nurses for premature patients breathing NCPAP Ngày duyệt bài: 27/6/2024 83
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 31 NĂM 2024 results in the most compliance rate, such as 32 tuần tuổi (trong đó tổn thương mũi độ I regular hand washing, NCPAP assembly, using 49%, độ II 16%, độ III 1%)1. Thực tế, có thể humidifiers, using water traps, NCPAP pressure gặp một số trường hợp biến chứng tổn checks. The lowest compliance rate is for thương mũi nặng do thở NCPAP gây nên appropriate neonatal posing, selecting biến dạng mũi, thậm chí mất hẳn vách liên appropriate cone and cannula sizes, fixing the mũi dẫn đến rất khó khăn trong việc hỗ trợ cannula in place, rotating the neonates every 3 hô hấp cho bệnh nhân và có thể là ngõ vào hours. The mean time of nasal injury was 5 days. dẫn đến nhiễm khuẩn. Tại Việt Nam chúng In the group with nasal lesions, the rate of tôi chưa ghi nhận nghiên cứu về tổn thương improper adherence to care steps such as placing mũi do thở NCPAP ở trẻ sơ sinh non tháng. the neonates in the right posture, fixing the Trong quá trình thở NCPAP, việc chăm sóc cannula correctly, rotating the correct posiotion, và theo dõi của điều dưỡng có vai trò rất choosing the appropriate cone size and cannula is quan trọng để phòng ngừa và phát hiện sớm higher than in the group without lesions. biến chứng tổn thương mũi. Khoa Sơ sinh Keywords: Premature infant, NCPAP, Nasal bệnh viện Nhi đồng 2 sử dụng hệ thống thở injury NCPAP qua van Benvenist nên việc cố định tư thế trẻ, đặt trẻ nằm tư thế đúng hay chọn I. ĐẶT VẤN ĐỀ cannula phù hợp đôi khi còn gặp khó khăn Sử dụng phương pháp thông khí áp lực đặc biệt ở trẻ sinh non. Liệu các khâu chăm dương liên tục qua mũi (NCPAP: Nasal sóc của điều dưỡng trong quá trình thở Continuous Positive Airway Pressure) là một NCPAP có liên quan đến biến chứng loét trong những biện pháp quan trọng hàng đầu mũi của trẻ sinh non có thở NCPAP hay trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ không? Các yếu tố nào làm tăng biến chứng sinh non tháng. Để đảm bảo hiệu quả của loét mũi? Do đó chúng tôi muốn thực hiện phương pháp NCPAP thì cannula của hệ nghiên cứu nhằm khảo sát công tác chăm sóc thống NCPAP phải áp vào mũi của bệnh bệnh nhân thở NCPAP từ đó xác định tỷ lệ nhân trong suốt quá trình sử dụng nhằm đảm biến chứng tổn thương mũi do thở NCPAP ở bảo được việc cung cấp áp lực dương liên tục trẻ sơ sinh non tháng tại khoa Sơ sinh bệnh qua đường mũi và nồng độ oxy cho bệnh viện Nhi Đồng 2. nhân. Chính vì thế dễ dẫn đến biến chứng tổn Mục tiêu nghiên cứu: thương vùng mũi do áp sát liên tục giữa các - Khảo sát đặc điểm dịch tễ học và lâm thành phần của vùng mũi và cannula của sàng của trẻ sơ sinh non tháng thở NCPAP NCPAP, đặc biệt ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ tại khoa Sơ sinh. cân. Biến chứng tổn thương mũi là một trong - Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhân những biến chứng thường gặp nhất trong thở thở NCPAP ở trẻ sơ sinh non tháng của điều NCPAP ở trẻ sơ sinh. Tùy theo mức độ tổn dưỡng tại khoa Sơ sinh. thương tại chỗ, biến chứng tổn thương vùng - Xác định tỷ lệ biến chứng tổn thương mũi do thở NCPAP có thể phân từ độ I đến mũi do thở NCPAP theo phân độ ở trẻ sơ độ III. Theo nghiên cứu của Guimarães A.R sinh non tháng và các yếu tố liên quan tại và cộng sự cho thấy biến chứng tổn thương khoa Sơ sinh. mũi có tỷ lệ lên đến 65% ở trẻ sinh non dưới 84
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu được phân tích bằng phần mềm Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca SPSS 20. Các biến định tính được trình bày tất cả trẻ sơ sinh non tháng (< 37 tuần tuổi dưới dạng tỉ lệ, phần trăm. Các biến số định thai) có thở NCPAP tại khoa Sơ sinh, bệnh lượng có phân phối chuẩn được trình bày dưới viện Nhi Đồng 2. Lọai ra các trẻ đã có tổn dạng trung bình ± độ lệch chuẩn; các biến thương mũi trước đó. định lượng không có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thu thập được 60 trường hợp trẻ sơ sinh non tháng có thở NCPAP tại khoa Sơ sinh thỏa đầy đủ các tiêu chí nghiên cứu. Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của trẻ sơ sinh non tháng thở NCPAP Đặc điểm N=60 Tỷ lệ (%) Giới nam 38 63,3 Bệnh viện tỉnh 37 61,7 Có điều trị ở tuyến trước 41 68,3 Có thở NCPAP ở tuyến trước 24 40 Trong nghiên cứu, trẻ nam chiếm nhiều hơn trẻ nữ, đa số trẻ được điều trị từ tuyến trước, bệnh viện tuyến tỉnh chiếm đa số. Bảng 2. Đặc điểm tuổi thai, CNLS, thời điểm nhập khoa sơ sinh, thời điểm thở NCPAP, các thông số của NCPAP Đặc điểm Trung bình ± SD, trung vị (khoảng tứ vị) Tuổi thai (tuần) 32 ± 2,8 CNLS (g) 1600 ± 375 Thời điểm nhập khoa Sơ sinh (ngày tuổi) 4,6 (1 - 28) Thời gian thở NCPAP tuyến trước (ngày tuổi) 2 (1 - 3) Thời điểm khảo sát (ngày) 8 (6,5 – 9,5) FiO2 (%) 32 ± 10 PEEP (cmH2O) 6±1 Tuổi thai trung bình trong nghiên cứu là 32 tuần tuổi, CNLS trung bình 1600gr, thời điểm nhập khoa Sơ sinh dao động khoảng 5 ngày tuổi, thời điểm khảo sát biến chứng loét mũi khoảng 8 ngày tuổi. Bảng 3. Các đặc điểm các bệnh lý của trẻ Bệnh lý N = 60 Tỷ lệ (%) Viêm phổi 37 61,7 Nhiễm trùng sơ sinh 26 43,3 Bệnh màng trong 23 38,3 Cơn ngưng thở 21 35 Các bệnh lý kèm theo của các trẻ sinh non cần thở NCPAP trong nghiên cứu thường gặp nhất là viêm phổi, nhiễm trùng sơ sinh, bệnh màng trong. 85
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 31 NĂM 2024 Bảng 4. Tỷ lệ thực hiện đúng các bước trong quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh thở NCPAP Các bước trong quy trình chăm sóc bệnh Ca sáng (%) Ca chiều (%) Ca đêm (%) nhân thở NCPAP Rửa tay thường quy đúng 59 (98,3) 59 (98,3) 60 (100) Rửa tay nhanh đúng 58 (96,7) 59 (98,3) 55 (91,7) Đặt tư thế trẻ thích hợp 48 (80%) 56 (93,3) 47 (78,3) Kích thước nón và cannula thích hợp 34 (56,7) 46 (76,7) 46 (76,7) Lắp ráp NCPAP đúng quy đinh 60 (100) 60 (100) 60 (100) Cố định cannula đúng vị trí 45 (75) 41 (68,3) 46 (76,7) Dùng bình làm ẩm đúng 57 (95) 48 (80) 50 (83) Dùng bẫy nước đúng 57 (95) 53 (88,3) 58 (96,7) Có kiểm tra áp lực NCPAP 54 (90) 52 (86,7) 57 (95) Có nhận định trẻ sau thở NCPAP 58 (96,7) 56 (93,3) 58 (96,7) Có nhận định trẻ trước ca trực 57 (95) 57 (95) 55 (91,7) Xoay trẻ mỗi 03 giờ 37 (61,7) 38 (63,3) 34 (56,7) Có thay cannula khi hỏng 60 (100) 59 (98,3) 58 (96,7) Khảo sát các bước trong quy trình chăm áp lực NCPAP, nhận định trẻ sau thở sóc trẻ sinh non thở NCPAP tại khoa Sơ sinh NCPAP, nhận định trẻ trước ca trực. nhận thấy: - Tỷ lệ tuân thủ sai nhiều nhất: Đặt tư - Tỷ lệ tuân thủ đúng nhiều nhất: Rửa tay thế trẻ thích hợp, chọn kích thước nón và thường quy, rửa tay nhanh, lắp ráp NCPAP, cannula thích hợp, cố định cannula đúng vị dùng bình làm ẩm, dùng bẫy nước, kiểm tra trí, xoay trẻ mỗi 03 giờ. Bảng 5. Tỷ lệ tổn thương mũi theo các mức độ Mức độ tổn thương mũi Tần suất (%) Độ I 17 (28,3) Độ II 6 (10) Độ III 3 (5) Thời điểm tổn thương mũi trong nghiên cứu có giá trị trung vị 3,7 ngày (dao động từ 2,5 – 5 ngày). Tỷ lệ tổn thương mũi độ I nhiều nhất, kế đến là độ II và ít nhất là độ III. Bảng 6. So sánh sự khác biệt về tuổi thai, CNLS liên quan đến tổn thương mũi Có tổn thương mũi Không tổn thương mũi p (trung bình - SD) (trung bình - SD) Tuổi thai (tuần) 30,5 ± 2,5 33,5 ± 2,5 0,396 CNLS (g) 1350 ± 350 1900 ± 250 0,85 Nhóm có tổn thương mũi có tuổi thai trung bình thấp hơn, CNLS thấp so với nhóm không có tổn thương mũi. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 86
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 7. So sánh sự tuân thủ các bước trong quy trình chăm sóc bệnh nhân thở NCPAP và sự tổn thương mũi Có tổn thương mũi Không tổn thương Các bước trong quy trình chăm sóc P (%) mũi (%) Tư thế đúng 46,7 10 0,42 Kích thước nón – cannula đúng 35 21,7 0,25 Cố định cannula đúng vị trí 46,7 15 0,11 Xoay trở đúng 30 16,6 0,59 Nhóm có tổn thương mũi tỉ lệ không tuân bước chăm sóc chuẩn để hạn chế tổn thương thủ đúng các bước cao hơn so với nhóm mũi. không tổn thương mũi, sự khác biệt này Quy trình chăm sóc của điều dưỡng không có ý nghĩa thống kê. Qua kết quả khảo sát các bước trong quy trình chăm sóc bệnh nhân thở NCPAP của IV. BÀN LUẬN điều dưỡng tại thời điểm 3 ca làm việc khác Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của trẻ nhau trong ngày cho thấy hầu hết điều dưỡng sơ sinh non tháng thở NCPAP đều tuân thủ các bước chăm sóc cơ bản, Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ nam trong đó tỉ lệ tuân thủ cao nhất là rửa tay chiếm 63,3%, tương tự nghiên cứu của Ozan thường quy và lắp ráp bộ NCPAP (100%). Gökdoğan2. Đa số trẻ trong nghiên cứu đều Bên cạnh đó, có một số bước chưa tuân thủ được chuyển viện từ bệnh viện tuyến tỉnh và đúng như đặt tư thế trẻ thích hợp, chọn kích có thở NCPAP tại tuyến trước. So sánh với thước nón và cannula thích hợp, cố định nghiên cứu của tác giả Ozan Gökdoğan, tuổi cannula đúng vị trí, xoay trẻ mỗi 3 giờ. Để thai và CNLS trong nghiên cứu chúng tôi đảm bảo hiệu quả của thở NCPAP cần cố cũng có giá trị tương đương với tuổi thai định cannula áp sát vào mũi của bệnh nhân trung bình là 32 tuần tuổi, CNLS trung bình trong suốt quá trình sử dụng, nhằm đảm bảo 1600g. được việc cung cấp áp lực dương ổn định Trẻ sinh non có nhiều bệnh lý cần hỗ trợ liên tục qua đường mũi và nồng độ oxy cho NCPAP, đặc biệt là trẻ non tháng dưới 32 bệnh nhân. Tuy nhiên nếu cố định cannula tuần, trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh lý mũi quá chặt sẽ dễ dẫn đến biến chứng tổn thường gặp nhất là viêm phổi, kế đến là thương vùng mũi do áp lực tì đè liên tục lên nhiễm trùng sơ sinh, bệnh màng trong và mũi trẻ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cơn ngưng thở ở trẻ sinh non. Do đó, nhóm cân. Do đó, để hạn chế tổn thương mũi cho trẻ non tháng dưới 32 tuần sẽ có nguy cơ cao trẻ, cần có một số biện pháp thích hợp trong tổn thương mũi khi thở NCPAP. Vì vậy, khi quá trình chăm sóc như: tư thế nằm đúng, cố chăm sóc những trẻ này cần tuân thủ các định đúng vị trí cannula, kích thước nón và cannula phù hợp, xoay trở trẻ thường xuyên. 87
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 31 NĂM 2024 Tỉ lệ tổn thương mũi cứu của chúng tôi cũng cho thấy kết quả Trong nghiên cứu, tỉ lệ tổn thương mũi tương tự. Nghiên cứu của Nihaz Naha cho chung là 43,3%, tương đương với nghiên cứu thấy tổn thương mũi có thể xảy ra trong 3 của Fisher (42,5%)3, cao hơn so với tỉ lệ 25% ngày đầu tiên4. Do đó, đối với trẻ sơ sinh thở trong nghiên cứu của tác giả Nihaz Naha của NCPAP, đặc biệt là trẻ sinh non, những bước Ấn Độ4. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ribero chăm sóc đúng ban đầu đóng vai trò quan trên trẻ sinh non tại Brazil cho thấy tỉ lệ tổn trọng trong phòng ngừa tổn thương mũi cho thương mũi là 67% và 71%, cao hơn trong trẻ. nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này Trẻ càng non tháng, CNLS càng thấp thì có thể do sự khác nhau về tuổi thai của dân nguy cơ tổn thương mũi khi thở NCPAP số nghiên cứu, vì trẻ càng non tháng nguy cơ càng cao. Theo nghiên cứu của Fisher, tần tổn thương mũi càng cao5. Xem xét giai đoạn suất và độ nặng của tổn thương mũi càng cao tổn thương mũi của trẻ, trong nghiên cứu của ở trẻ có tuổi thai càng thấp, ở trẻ < 28 tuần, tỉ chúng tôi, tổn thương mũi giai đoạn 1 chiếm lệ tổn thương mũi > 90%3. Trong nghiên cứu tỉ lệ cao nhất 28,3%, giai đoạn 2 chiếm 10%, của chúng tôi, tuổi thai trung bình của nhóm giai đoạn 3 chiếm 5%, tỉ lệ này cao hơn so trẻ tổn thương mũi là 30 tuần, và nhóm với nghiên cứu của Ozan trên trẻ 28-36 tuần không tổn thương mũi là 33 tuần. Bên cạnh trong đó 2.4% trẻ có biến chứng tổn thương đó, CNLS cũng là một yếu tố tiên lượng mũi nặng2. Bên cạnh đó, tỉ lệ trẻ bị tổn nguy cơ tổn thương mũi, đặc biệt là nhóm trẻ thương mũi nặng trong nghiên cứu của chúng có CNLS < 1500g. Trong nghiên cứu của tôi thấp hơn tác giả Ribeiro có 31% trẻ tổn chúng tôi, CNLS của nhóm trẻ có tổn thương thương mũi ở giai đoạn 2. Nghiên cứu của mũi thấp hơn so với nhóm trẻ không tổn Fisher trên 989 trẻ sinh non tuổi thai trung thương mũi. Do đó, đối với những trẻ càng bình 34 tuần, cho thấy chỉ có 0,7% trẻ tổn non tháng, nhẹ cân, cần chú ý thực hiện đúng thương mũi giai đoạn 3, thấp hơn nhiều so quy trình chuẩn khi thở NCPAP giúp làm với nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt giảm biến chứng tổn thương mũi. này có thể liên quan tới số lượng bệnh nhân, Quá trình chăm sóc đóng vai trò rất quan tuổi thai của dân số nghiên cứu và quy trình trọng trong phòng ngừa tổn thương mũi ở trẻ chăm sóc của điều dưỡng. sơ sinh thở NCPAP. Bên cạnh đó, phát hiện Thời gian thở NCPAP càng lâu, khả năng sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương tổn thương mũi càng cao. Nghiên cứu của mũi để có các biện pháp ngăn ngừa tổn Fisher, nguy cơ tổn thương mũi xảy ra ở trẻ thương mũi cũng đóng vai trò đặc biệt có ý thở NCPAP trên 5 ngày và thời gian nằm nghĩa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, NICU lâu hơn 14 ngày, bên cạnh đó, thời nhóm trẻ có tổn thương mũi có tỉ lệ không điểm tổn thương mũi trung bình trong nghiên tuân thủ đúng về đặt tư thế đầu, kích thước cứu này là trong vòng 6 ngày đầu3. Nghiên nón NCPAP, cố định cannula mũi đúng vị 88
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 trí, xoay trở trẻ thường xuyên đều cao hơn so TÀI LIỆU THAM KHẢO với nhóm không có tổn thương mũi; sự khác 1. Guimarães AR et al (2018) “Nasal CPAP biệt không có ý nghĩa thống kê có thể do cỡ complications in very low birth weight mẫu ít. Vì vậy, việc huấn luyện điều dưỡng preterm infants”, J Neonatal Perinatal hiểu và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, Med. PMID: 31744025 theo dõi trẻ thở NCPAP đóng vai trò cực kỳ 2. Ozan G (2018), “Nasal Complications Related With CPAP Treatment”, quan trọng trong việc làm giảm biến chứng Otorhinolaryngology Updates 2018;8(3): tổn thương mũi ở trẻ sinh non. 133-138. 3. Céline Fischer et al (2010) “Nasal trauma V. KẾT LUẬN due to continuous positive airway pressure in NCPAP là một trong các biện quan trọng neonates”, Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed trong hỗ trợ hô hấp ở trẻ sinh non. Nghiên 2010;95: F447–F451. doi:10.1136/adc.2009. cứu cho thấy tổn thương mũi do thở NCPAP 179416 ở trẻ sinh non vẫn còn là vấn đề cần quan 4. Nihaz Naha (2019), “Nasal Injury with tâm, đặc biệt ở các trẻ sinh non tháng rất nhẹ Continuous Positive Airway Pressure: Need cân. Các bước trong quá trình chăm sóc của for “Privileging” Nursing Staff”, The Indian điều dưỡng cho trẻ sơ sinh thở NCPAP ở trẻ Journal of Pediatrics, 86(7):595–598 sinh non cần lưu ý bao gồm đặt trẻ tư thế trẻ 5. Débora de Fátima Camillo Ribeiro (2021) thích hợp, chọn kích thước nón và cannula “Incidence and Severity of Nasal Injuries in thích hợp, cố định cannula đúng vị trí, xoay Preterm Infants Associated to Non – Invasive trẻ mỗi 03 giờ. Ventilation Using Short Binasal Prong”, Glob Pediatr Health. 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2