Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ<br />
LIÊN QUAN TẠI GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2010<br />
Nguyễn Thị Huyền*, Ngô Thị Kim Phụng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) và các yếu tố liên quan tại Gò<br />
Công tỉnh Tiền Giang.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tại Gò Công Tỉnh Tiền Giang, trong thời gian từ tháng 11/<br />
2010 đến tháng 3/ 2011, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang tất cả thai phụ có tuổi thai từ 24 -28 tuần.<br />
Các thai phụ được tiến hành nghiệm pháp sàng lọc 2 bước: 50g-1g và 75g-2g, chẩn đoán ĐTĐTTK dựa vào tiêu<br />
chuẩn của ADA (2007).<br />
Kết quả: 30 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTTK (4%) Tỷ lệ đái ĐTĐTTK ở nhóm thai phụ có nguy cơ cao<br />
là 6,9% (26/356). Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mẹ (OR=3,6; p= 0,001), chỉ số khối cơ thể trước khi<br />
mang thai (OR =6,37; p=0,001) và đường niệu dương tính (OR =6,21; p=0,03) với ĐTĐTTK.<br />
Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐTTK ở Gò Công tỉnh Tiền Giang là 4%. Chúng ta cần tầm soát ĐTĐTTK ở tất cả các<br />
thai phụ đặc biệt là các thai phụ có tuổi ≥25, đường niệu (+) và béo phì<br />
Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND RELATED FACTORS AT GO<br />
CONG OF TIEN GIANG PROVINCE IN 2010<br />
Nguyen Thi Huyen, Ngo Thi Kim Phung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 258 - 263<br />
Objectives: To estimate the prevalence of GMD and the related factors of the pregnant women at Go Cong of<br />
Tien Giang Province.<br />
Material and methods: We carried out a cross – sectional study on 749 pregnant women at 24-28 weeks<br />
gestation at Go Cong of Tien Giang Province, between November 2010 and March 2011. All pregnant women<br />
were screened with the screening test 50g oral glucose-1 hour and diagnosed with the OGTT 75g oral glucose-2<br />
hour with ADA criteria (2007).<br />
Results: 30 cases (4%) of pregnant women were diagnosed GDM. The prevalence of GDM in high risk<br />
pregnant group is 6.9%. Three significant related factors of GDM were: age (OR=2.51; p= 0.04), BMI (OR=6.37;<br />
p= 0.001), glycosuria positive (OR=6.21; p= 0.03).<br />
Conclusion: The prevalance of GDM was 4%. We need to screen GDM in all pregnant women<br />
especially with some risk factors such as age ≥ 25, obesity and glycosuria positive.<br />
Key word: gestational diabetes mellitus.<br />
<br />
ĐĂT VẤN ĐỀ<br />
Đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) là<br />
<br />
sự bất dung nạp carbohydrate gây nên sự<br />
tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên<br />
trong thai kỳ. Bệnh ĐTĐTTK còn bao gồm<br />
<br />
* Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS TS Ngô Thị Kim Phụng, ĐT: 0908917989 Email: drntkphung@gmail.com<br />
<br />
258<br />
<br />
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
những thai phụ đã bị ĐTĐ từ trước khi có thai<br />
và chiếm khoảng 10% của ĐTĐTTK. ĐTĐTTK<br />
hầu hết không có triệu chứng và chỉ chẩn<br />
đoán được bằng xét nghiệm dung nạp glucose<br />
nên rất dễ bỏ sót.<br />
Tỷ lệ mắc mới ĐTĐTTK tăng cao trong 5<br />
năm gần đây, nhất là khu vực Nam Á trong đó<br />
có Việt Nam. Tần suất ĐTĐTTK trên thế giới<br />
dao động từ 1-14%. Tỷ lệ phát hiện tùy thuộc<br />
chiến lược xét nghiệm và dân số tầm soát(1). Ước<br />
tính có khoảng 20% - 50% phụ nữ0020tcó<br />
ĐTĐTTK sẽ chuyển thành đái tháo đường type<br />
2 trong 5-10 năm sau sanh(1). Nguy cơ của<br />
ĐTĐTTK không điều trị tốt sẽ gây nhiều biến<br />
chứng nặng nề cho thai nhi. Đường huyết kiểm<br />
soát không tôt dễ làm sẩy thai, sanh non, chết<br />
lưu, tăng tỷ lệ chết chu sinh. Nhiều công trình<br />
nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy việc phát<br />
hiện sớm, quản lý tốt và điều trị ĐTĐTTK kịp<br />
thời đã góp phần làm giảm những tai biến cho<br />
mẹ và thai, đặc biệt trong những cộng đồng<br />
nguy cơ cao(2,16).<br />
Tại tỉnh Tiền Giang, việc sàng lọc ĐTĐTTK<br />
cho các thai phụ cho đến nay vẫn chưa được<br />
thực hiện. Cho nên, chúng tôi tìm hiểu và tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ đái tháo đường<br />
trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Gò<br />
Công tỉnh Tiền Giang” nhằm xác định tỷ lệ<br />
ĐTĐTTK và các yếu tố liên quan khi mang thai<br />
để góp phần trong xây dựng các chương trình,<br />
kế hoạch chăm sóc tiền sản, nâng cao kiến thức<br />
về ĐTĐTTK, cải thiện và nâng cao tình trạng sức<br />
khỏe của bà mẹ và trẻ em tại địa phương.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các thai phụ có tuổi thai từ 24 tuần<br />
đến 28 tuần.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Các thai phụ mắc bệnh lý nội khoa nặng hay<br />
đã có ĐTĐ.<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thời gian tiến hành<br />
Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Tiến hành xét nghiệm đường huyết bất kỳ<br />
cho tất cả các thai phụ tuổi thai từ 24 -28 tuần.<br />
Nếu thai phụ nào có kết quả đường huyết bất kỳ<br />
≥ 200mg/dl hay đường huyết lúc đói ≥ 140mg/dl<br />
thì được chẩn đoán ĐTĐTTK. Số thai phụ còn<br />
lại sẽ được tiến hành sàng lọc 2 bước: Nghiệm<br />
pháp sàng lọc 50g–1g khi kết quả sàng lọc ≥<br />
140mg/dl sẽ làm tiếp nghiệm pháp chẩn đoán<br />
75g – 2g.<br />
Cho thai phụ uống 75 gram đường pha với<br />
300 ml nước sạch uống trong 5-10 phút. Đo<br />
đường huyết lúc đói, sau 1 giờ, sau 2 giờ. (Tất cả<br />
được hướng dẫn chế độ ăn trong 3 ngày trước<br />
khi làm xét nghiệm, nhịn ăn, không uống nước<br />
ít nhất 8 - 12 giờ từ buổi ăn cuối của đêm hôm<br />
trước cho đến khi làm xét nghiệm).<br />
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của hiệp hội đái<br />
tháo đường Mỹ (ADA) năm 2007.<br />
Giờ<br />
Đói<br />
1 giờ<br />
2 giờ<br />
<br />
Đường huyết mg/dL Đường huyết mmol/L<br />
95<br />
5,3<br />
180<br />
10,0<br />
155<br />
8,6<br />
<br />
Chẩn đoán ĐTĐTTK khi ít nhất có 2 giá trị<br />
lớn hơn hoặc bằng các giá trị trình bày ở bày<br />
trên.<br />
Số liệu được thu thập, xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS 19.0 for windows, Phép kiểm χ2 so<br />
sánh các tỉ lệ, phép kiểm hồi qui logistic để<br />
tính mối tương quan giữa ĐTĐTTK và các<br />
yếu tố liên quan.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Có 749 thai phụ được xét nghiệm sàng lọc và<br />
chẩn đoán ĐTĐTTK. Để đạt được số mẫu này<br />
chúng tôi phải sàng lọc từ 782 trường hợp.<br />
30,17% (236/ 782) có xét nghiệm sàng lọc dương<br />
tính (≥ 140 mg/dl); có 4,2% (33/782) bỏ xét<br />
nghiệm chẩn đoán.<br />
Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
<br />
Số thai phụ (n=749) Tỷ lệ (%)<br />
<br />
259<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đặc điểm<br />
5,8 mmol/l<br />
làm tăng nguy cơ thai chết lưu trong tử cung<br />
vào 4 - 8 tuần cuối cùng của thai kỳ(11).<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy kết<br />
quả thử đường niệu ngay trong ngày làm xét<br />
nghiệm sàng lọc, thử trước khi cho uống<br />
đường và thử bằng giấy thử nhanh đã được<br />
chuẩn quốc gia hướng dẫn trong 9 bước khám<br />
thai. Kết quả cho thấy ĐTĐTTK và đường<br />
niệu dương tính có mối liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê với OR = 6,052; p = 0,005.<br />
<br />
ĐTĐTTK và số lượng các yếu tố nguy cơ<br />
Tỷ lệ ĐTĐTTK gia tăng theo số lượng các<br />
yếu tố nguy cơ. Thai phụ có từ 1,2,3 yếu tố nguy<br />
cơ thì tỷ lệ ĐTĐTTK lần lượt là 4,6%; 7,5%; 20%;<br />
Thai phụ có ≥ 4 yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ<br />
ĐTĐTTK là 60%. Như vậy, nếu chúng ta chỉ<br />
sàng lọc ĐTĐTTK trên thai phụ có các yếu tố<br />
nguy cơ cao thì chúng ta sẽ bỏ sót 13,3% các<br />
trường hợp trong quần thể chung. Do đó cần<br />
sàng lọc đại trà cho tất cả các thai phụ trong quá<br />
trình mang thai.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐTTK của thai phụ khu<br />
vực Gò Công là 4%, ở nhóm nguy cơ cao là<br />
6,9%. Nên sàng lọc đại trà cho tất cả các thai phụ<br />
trong quá trình mang thai thì tỷ lệ này sẽ đáng<br />
tin cậy hơn và cần chẩn đoán sớm ngay từ tuyến<br />
cơ sở.<br />
Đái tháo đường thai kỳ có liên quan đến các<br />
yếu tố: Đường niệu dương tính, chỉ số khối cơ<br />
thể trước khi mang thai≥ 25, tuổi mẹ khi mang<br />
thai ≥ 25.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8/749<br />
thai phụ có tiền căn thai chết lưu ở 3 tháng cuối<br />
thai kỳ. Những thai phụ có tiền sử thai lưu nguy<br />
cơ ĐTĐTTK tăng gấp 8 lần so với những thai<br />
phụ bình thường (OR =8,4, p=0,035).<br />
<br />
3.<br />
<br />
Liên quan giữa ĐTĐTTK và đường niệu<br />
<br />
6.<br />
<br />
262<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
American Diabetes Association (2007). Standards of medical care<br />
in diabetes-2007. Diabetes Care. Jan 2007; 30 Suppl 1:S4-S41.<br />
Beischer NA, Wein P, Steffen B (1996). Identification and<br />
treatment of women with hyperglycaemia diagnosed during<br />
pregnancy cansignificantly reduce perinatal mortality rate. Aust<br />
NZ J Obstet Gynaecol. 36: 239-247.<br />
Chu Chu, SY, et al. (2007). “Maternal obesity and risk of<br />
gestational diabetes mellitus”. Diabetes care 30 (8):2070-6.<br />
Coustan DR (1996), “Diabetes in pregnancy: Screening and<br />
testing for gestational diabetes mellitus”, Obstetrics and<br />
Gynecology Clinics, 23 (1): pp.1-30.<br />
Cunninghama W (2001). Diabetes in pregnancy. In: Cunningham<br />
W, William’s Obstetrics. 21st edition. Philadelphia. 2001.<br />
Gabbe SG, Graves CR (2003). Management of Diabetes mellitus<br />
complicating pregnancy. Obstet & Gynecol 2003; 102:857-68.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em<br />
<br />