Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NHỮNG HÀNH VI NGUY CƠ <br />
Ở NGƯỜI 25‐64 TUỔI TẠI HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN NĂM 2012 <br />
Trần Văn Hương* , Nguyễn Đỗ Nguyên** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Ở những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận <br />
trong các năm qua,tăng huyết áp có chiều hướng gia tăng, nhưng điều này chưa hẳn đã phản ánh được tỷ lệ hiện <br />
mắc của tăng huyết áp ở cộng đồng. Ngoài ra chưa có một khảo sát nào về các hành vi nguy cơ của tăng huyết áp <br />
ở người dân Ninh Hải. <br />
Mục tiêuXác định tỷ lệtăng huyết áp và tỷ lệ những hành vi nguy cơ liên quan ở người 25‐64 tuổi tại <br />
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, năm 2012. <br />
Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành ở 872 người dân 25‐64 tuổi.Tăng huyết áp <br />
được định nghĩa làhuyết áp tâm thu lớn hơn hay bằng 140 mmHg hoặc/vàhuyết áp tâm trương lớn hơn hay bằng <br />
90 mmHg. Bộ câu hỏi phỏng vấn được dựa theo bộ câu hỏi khảo sát STEPs về những bệnh không lây của Tổ <br />
Chức Y Tế Thế Giới. Những biến số hành vi gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ăn rau quả, sử dụng chất béo <br />
động vật trong nấu ăn, ăn mặn, và vận động thể lực. Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm STATA 11.0, với <br />
phương pháp svy cho khảo sát mẫu cụm. <br />
Kết quả: Dựa vào trị số huyết áp đo ở thời điểm nghiên cứu, có 15% dân số là tăng huyết áp, nhưng nếu <br />
tính luôn những người đã được chẩn đoán tang huyết áp trước đó mà ở thời điểm nghiên cứu có huyết áp bình <br />
thường thì tỷ lệ tăng huyết áp là 20%. Tỷ lệ béo phì chung trong dân số là 10%. Tỷ lệ đang có hút thuốc lá trong <br />
dân số chung là 37%. Tỷ lệ có sử dụng rượu bia trong dân số chung là 44%. Hầu hết người dân ít ăn rau quả, <br />
nhưng sử dụng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Khoảng ¾ dân số cho rằng có ăn mặn. Chỉ có 40% hoạt <br />
động thể lực ở mức độ cao.Tỷ lệ béo phì ở những người có tăng huyết áp là 19%. Những hành vi nguy cơ còn rất <br />
phổ biến ở những người tăng huyết áp, đặc biệt là hành vi hút thuốc lá, lạm dụng rượu, ít vận động thể lực, và ít <br />
ăn rau quả. <br />
Kết luận: Tỷ lệtăng huyết áp người dân 25‐64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận là cao, và những <br />
yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp vẫn còn phổ biến ở nhóm có tăng huyết áp là những thách thức trong việc kiểm <br />
soát bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng. Giáo dục sức khỏe cần được tăng cường nhiều hơn nữa. <br />
Từ khoá Tăng huyết áp, tỷ lệ hiện mắc, hành vi nguy cơ <br />
<br />
ABSTRACT <br />
PREVALANCE OF HYPERTENSION AND ITS RISK BEHAVIORS AT THE POPULATION AMONG <br />
25‐64 YEARS OLD IN NINH HAI DISTRICT, NINH THUAN PROVINCE, 2012 <br />
Tran Van Huong, Nguyen Do Nguyen <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 709 ‐ 716 <br />
Background: The proportion of hypertension among out ‐ and inpatients at Ninh Hai district health center <br />
has been increasing, however it does not reflect a true high prevalence of hypertension in community. In addition, <br />
there has been no study on risk behaviors associated to hypertension among Ninh Hai people. <br />
Objectives: To determine the prevalence of hypertension and related behavioral risk factors among people <br />
* Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận <br />
<br />
** Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Văn Hương <br />
ĐT: 0909567823 <br />
<br />
708<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
aged 25‐64 years at Ninh Hai in 2012. <br />
Methods: A cross‐sectional community survey was conducted among 872 people aged 25‐64 years. <br />
Hypertension was defined as a systolic blood pressure of ≥140mmHg and/or a diastolic blood pressure of <br />
90mmHg. The STEPs survey questionnaire by the WHO was used to interview the study subjects about tobacco <br />
use, alcohol consumption, diet, and physical activity. The survey commands of STATA version 11.0 software was <br />
used for data analyses. <br />
Results: The prevalence of hypertension based on actual blood pressure measures was 15%, and was 20% if <br />
currently using antihypertensive subjects included. The proportion of obesity, currently smoking, and alcohol <br />
consumption was 10%, 37%, and 44%, respectively. Most of the people did not eat vegetable, but used vegetable <br />
oil in food processing. About ¾ used salty foods and only 40% had physical activity at high intensity. Among the <br />
hypertensive group, the proportion of obesity was 19%, and other behavioral risk factors were still common such <br />
as smoking, binge drinking, physical inactivity, and low vegetable intake. <br />
Conclusion: The proportion of hypertension among people aged 25‐64 years at Ninh Hai district was high, <br />
and the prevalence of related behavioral risk factors among the hypertensive group is a challenge for the control of <br />
community hypertension problem. Health education needs to be strengthened. <br />
Key words Hypertension, prevalence, behavioral risk factors <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến <br />
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa <br />
rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là <br />
nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở <br />
người cao tuổi. Tỷ lệ hiện mắc có xu hướng tăng <br />
nhanh không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả <br />
các nước đang phát triển. Dự báo trong những <br />
năm tới số người mắc THA sẽ còn tăng, do các <br />
yếu tố liên quan như hút thuốc lá, lạm dụng <br />
rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, và ít vận động <br />
vẫn còn phổ biến. Những nghiên cứu gần đây ở <br />
Việt Nam cho thấy tỷ lệ THA ở nhiều địa <br />
phương là trên 20%(7,5,3). Ở những bệnh nhân đến <br />
khám và điều trị tại bệnh viện huyện Ninh Hải <br />
tỉnh Ninh Thuận trong các năm qua, THA có <br />
chiều hướng gia tăng, với số lượt bệnh nhân <br />
tương ứng trong các năm 2010 và 2011 là 6.720 <br />
và 8.137 lượt; riêng quý 1 năm 2012 đã có 2.396 <br />
lượt. Tỷ lệ bệnh nhân THA đến điều trị nội trú <br />
cũng tăng, 7,62% và 8,31%, tương ứng trong <br />
năm 2010 và 2011; riêng quý 1 năm 2012 là <br />
10,34%. Mặc dù tỷ lệ khám và điều trị THA có <br />
chiều hướng gia tăng nhưng điều này chưa hẳn <br />
đã phản ánh được tỷ lệ hiện mắc của THA ở <br />
cộng đồng. Ngoài ra chưa có một khảo sát nào <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
về các hành vi nguy cơ của THA ở người dân <br />
Ninh Hải. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác <br />
định tỷ lệ THA và tỷ lệ những hành vi nguy cơ <br />
liên quan ở người 25‐64 tuổi tại huyện Ninh Hải, <br />
tỉnh Ninh Thuận, năm 2012. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP <br />
Một khảo sát cắt ngang cộng đồng được tiến <br />
hành ở dân số những người dân 25‐ 64 tuổi cư <br />
trú tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận trong <br />
năm 2012. Để có 95% tin tưởng tỷ lệ THA của <br />
dân số mục tiêu là 25%(6), với độ chính xác tuyệt <br />
đối là 4% và hiệu quả thiết kế của mẫu cụm là 2, <br />
cỡ mẫu được ước lượng là 900 người. Kỹ thuật <br />
chọn mẫu cụm 2 bậc với xác suất chọn tỷ lệ với <br />
kích cỡ dân số được sử dụng để chọn 30 thôn <br />
hoặc khu phố từ 49 thôn và khu phố của huyện <br />
Ninh Hải. Tại mỗi thôn hoặc khu phố có 30 <br />
người được chọn, chia đều theo 4 nhóm tuổi và <br />
giới tính, tức là khoảng 4 nam và 4 nữ trong <br />
từng nhóm tuổi 25‐34, 35‐44, 45‐54, 55‐64. Hộ <br />
đầu tiên của một cụm được chọn ngẫu nhiên, và <br />
những người trong hộ thoả đủ tiêu chí chọn mẫu <br />
sẽ được chọn hết vào nghiên cứu. Nếu không đủ <br />
đối tượng cho một nhóm tuổi và giới tính, mẫu <br />
sẽ được chọn ở hộ tiếp theo liền vách bên phải. <br />
Nếu số người trong một hộ là nhiều hơn số đối <br />
<br />
709<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
tượng cần chọn của một nhóm tuổi và giới tính <br />
thì sẽ chọn ngẫu nhiên đơn. Đối tượng nghiên <br />
cứu phải đang sống tại huyện Ninh Hải ít nhất <br />
là 12 tháng kể cả người tạm trú, và đồng ý tham <br />
gia. Tiêu chí loại là: những người bị cụt 2 tay do <br />
bẩm sinh hay tai nạn; không có khả năng nghe, <br />
hiểu và trả lời những câu hỏi; có bệnh tâm thần <br />
dạng kích động; phụ nữ có thai; những người <br />
đang điều trị bệnh làm thay đổi huyết áp (HA) <br />
mà không phải điều trị THA; hoặc những người <br />
đang mắc bệnh tiêu chảy hoặc sốt. Những người <br />
tình nguyện vì muốn được đo HA sẽ không <br />
được phỏng vấn và cũng không được đưa vào <br />
phân tích. <br />
Những biến số nền gồm nhóm tuổi; giới; dân <br />
tộc (Kinh, Chăm, Raglai, và dân tộc khác); trình <br />
độ học vấn (không đi học chính thức, cấp 1, cấp <br />
2, cấp 3 và trên cấp 3); nghề nghiệp, là việc làm <br />
chính trong 12 tháng trở lại, gồm lao động trí óc <br />
(cán bộ quản lý, hành chính, văn phòng, công <br />
chức, viên chức, chủ cơ sở), lao động chân tay <br />
(gồm những nghề phải sử dụng cơ bắp như thợ <br />
hồ, thợ xây, khuân vác, xe thồ, ba gác, chế biến <br />
thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp), và nhóm khác <br />
gồm hưu trí, nội trợ, hoặc già yếu không còn khả <br />
năng lao động. <br />
Hiện đang hút thuốc lá là khi có hút thuốc <br />
(như xì gà, thuốc lá, thuốc lào, thuốc tẩu) trong <br />
vòng 6 tháng qua. Mức độ hút thuốc lá có 4 giá <br />
trị là không hút, 20 điếu/ngày. Thời gian hút thuốc gồm 2 giá <br />
trị là ≤5 năm và >5 năm. Sử dụng rượu bia được <br />
đo lường qua các biến số có uống bất kỳ thức <br />
uống có rượu trong vòng 12 tháng qua, tần số <br />
uống rượu trong 12 tháng qua (5 ngày/tuần, 1‐4 <br />
ngày/tuần, 1‐3 ngày/tháng,