intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng giao tiếp tăng cường và thay thế trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ – Nghiên cứu trên case lâm sàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng ứng dụng AAC trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ trên ca lâm sàng cụ thể, qua đó nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong quá trình thực hành phương pháp này. Phương pháp chính được tác giả sử dụng là phương pháp nghiên cứu trường hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng giao tiếp tăng cường và thay thế trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ – Nghiên cứu trên case lâm sàng

  1. ỨNG DỤNG GIAO TIẾP TĂNG CƯỜNG VÀ THAY THẾ TRONG CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ – NGHIÊN CỨU TRÊN CASE LÂM SÀNG Huỳnh Thị Minh Tâm1 Tóm tắt Giao tiếp tăng cường và thay thế (Augmentative and Alternative Communication – AAC) đã được chứng minh là một trong số các phương pháp có hiệu quả trong quá trình can thiệp nhằm cải thiện giao tiếp, chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình. Bài viết trình bày thực trạng ứng dụng AAC trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ trên ca lâm sàng cụ thể, qua đó nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong quá trình thực hành phương pháp này. Phương pháp chính được tác giả sử dụng là phương pháp nghiên cứu trường hợp. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phỏng vấn và quan sát. Kết quả cho thấy, AAC giúp trẻ phát triển giao tiếp, kỹ năng chơi, ngôn ngữ hiểu và diễn đạt. Để nâng cao hiệu quả của việc can thiệp, AAC cần được ứng dụng thường xuyên, liên tục, trong tất cả các môi trường, hoạt động của trẻ. Ngoài ra, bên cạnh việc các chuyên viên thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng ứng dụng AAC thì sự tham gia tích cực của phụ huynh, phối hợp đa ngành là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình can thiệp cho trẻ. Từ khóa: giao tiếp tăng cường và thay thế, AAC, can thiệp, rối loạn phổ tự kỷ 1 Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. 817
  2. APPLICATION OF AUGMENTATIVE AND ALTERNATIVE COMMUNICATION IN INTERVENTION FOR CHILDREN WITH AUTISM SPECTRUM DISORDER – A CLINICAL CASE STUDY Abstract Augmentative and Alternative Communication – AAC has been shown to be one of the most effective methods in helping children with developmental disabilities to improve communication. The article presents the current status of AAC application in intervention for one child with autistic spectrum disorder in a specific clinical case, thereby improving efficiency and overcoming existing limitations in the process of practicing this method. The main method used by the author is the case study method. In addition, the author also uses theoretical research methods, interviews and observations. The results show that AAC helps the child develop communication, play skills, language comprehension and expression. To improve the effectiveness of interventions, AAC needs to be applied regularly, continuously, in all environments and activities of children. In addition to regularly updating knowledge skills of the experts to apply AAC, the active participation of parents and multidisciplinary collaboration are important factors influencing the intervention process for children. Keywords: Augmentative and Alternative Communication, AAC, intervention; autistic spectrum disorder I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo ASHA (American Speech – Language – Hearing Association – Hiệp hội Nghe – Ngôn ngữ – Lời nói Hoa Kỳ), AAC là một lĩnh vực thực hành lâm sàng nhằm giải quyết nhu cầu của những cá nhân mắc các chứng rối loạn giao tiếp phức tạp và đáng kể, đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng phát âm và/hoặc hiểu ngôn ngôn ngữ, bao gồm cả phương thức giao tiếp nói và viết. AAC sử dụng nhiều kỹ thuật và công cụ khác nhau, bao gồm bảng giao tiếp bằng hình ảnh, nét vẽ, thiết bị tạo giọng nói (SGD), các đồ vật thật, kí hiệu bằng tay, cử chỉ và đánh vần bằng ngón tay, để giúp cá 818
  3. nhân thể hiện suy nghĩ, mong muốn và nhu cầu, cảm xúc và ý tưởng. AAC có thể tăng cường, hỗ trợ cho những trẻ đã có lời nói nhưng nói chưa rõ ràng hoặc thay thế cho lời nói đối với những trẻ chưa có lời nói hoặc có lời nói nhưng rất hạn chế, hầu như không thể hiểu được. AAC bao gồm 2 nhóm lớn: AAC không hỗ trợ và AAC có hỗ trợ. AAC không hỗ trợ – chỉ sử dụng cơ thể, ví dụ như: ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, điệu bộ, làm dấu từ khóa, chỉ trỏ,... AAC có hỗ trợ – có sử dụng những đồ vật/yếu tố khác, ví dụ: hình ảnh, bảng giao tiếp, chuỗi hoạt động, câu chuyện xã hội, chữ viết,... Từ những năm 1920, AAC đã được thế giới ứng dụng cho bệnh nhân bại não và đem lại hiệu quả nhất định. Sau đó, AAC được phát triển, mở rộng thêm những chiến lược mới, đối tượng bệnh nhân cũng đa dạng hơn: bao gồm trẻ bại não, phổ tự kỷ… Đã có rất nhiều nghiên cứu về lý thuyết cũng như lâm sàng chứng minh hiệu quả của AAC trong việc giúp bệnh nhân cải thiện khả năng hiểu, diễn đạt và tương tác xã hội. AAC được sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau: trẻ em, người lớn, người già, với nhiều mục đích: hiểu, diễn đạt… ở bối cảnh giao tiếp đa dạng như trị liệu, trường học, gia đình và cộng đồng. AAC không gây trở ngại sự phát triển lời nói, thực tế trong một số trường hợp nó có thể hỗ trợ cho sự phát triển lời nói. AAC có thể có lợi cho các cá nhân ở mọi độ tuổi và ở tất cả các mức độ khả năng. Một số công trình nghiên cứu (được trích dẫn bởi Brownlie, 2017) đã đề cập một số nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của AAC như sau: 1. Học nhanh hơn các từ vựng có kí hiệu so với chỉ huấn luyện lời nói – nghiên cứu của Goldstein (2002). 2. Nghiên cứu của Koyama và Wang (2011), Savner và Myles (2000) chỉ ra rằng: Khi sử dụng hình ảnh trực quan, trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển có thể: – Hoàn thành bài tập một cách độc lập hơn và hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn – Giảm thiểu sự lo lắng và nóng giận hơn – Điều chỉnh/thích nghi tốt hơn với môi trường mới. 819
  4. 3. Ký hiệu ngôn ngữ không tác động tiêu cực lên việc phát ra lời nói, có tác động tích cực tuy còn khiêm tốn lên việc phát ra lời nói – nghiên cứu của Schlosser và Wend (2008); Schwartz và Nye (2006). 4. Sử dụng kí hiệu tạo ra những lựa chọn truyền đạt đạt hiệu quả cao cho trẻ tự kỉ – nghiên cứu của Wendt, 2009. Ở Việt Nam, các nghiên cứu đầu tiên về AAC được báo cáo từ 2014. Nhóm tác giả Trương Thanh Loan, Nguyễn Hoàng Oanh, Hoàng Thị Vân Anh và Nguyễn Châu Tuyết Như đã thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ chiến lược hỗ trợ giao tiếp từ 108 giáo viên tại 10 trường chuyên biệt ở TP Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã biên soạn và cho ra đời tài liệu “AAC cho lớp học”. Nội dung của sổ tay là hướng dẫn giáo viên thực hiện 6 chiến lược hỗ trợ giao tiếp cho trẻ rất rõ ràng, cụ thể được minh họa bằng những ví dụ phù hợp, hình ảnh sinh động. Tài liệu “AAC cho lớp học” giúp giáo viên biết lựa chọn những chiến lược cho từng cá nhân trẻ trong lớp học của mình. Nghiên cứu năm 2016 của Jude Griffiths và Hoàng Văn Quyên (2017) chỉ ra rằng, kết quả bước đầu ứng dụng hệ thống giao tiếp trao đổi bằng hình ảnh cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam cho thấy: gia đình có vai trò quyết định trong việc mang lại hiệu quả tích cực khi ứng dụng hệ thống giao tiếp trao đổi bằng hình ảnh cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, để có được sự hợp tác từ gia đình, nhà trị liệu cần hướng dẫn, trao đổi thường xuyên với phụ huynh về sự tiến bộ của trẻ. Ngoài ra, cần có sự thống nhất của nhóm làm việc đa chuyên ngành. Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Lan (khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2) có đề tài “Sử dụng hệ thống giao tiếp tăng cường và thay thế cho trẻ tự kỷ trong lớp học ở trường mầm non”. Đề tài cũng chỉ ra hiệu quả của việc ứng dụng AAC cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ trong môi trường lớp học hòa nhập. Trẻ tham gia được nhiều hoạt động với mức độ độc lập cao hơn khi được hỗ trợ AAC. Năm 2021, tác giả Phạm Thị Bền, Đinh Thị Phú và Phạm Thị Hằng (Khoa Giáo dục Đặc biệt trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Công ty Thiết bị, dịch vụ Giáo dục và Hợp tác Quốc tế VietSpeech, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) có đề tài “Sử dụng giao tiếp tăng cường và thay thế trong can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Sử dụng AAC mang lại hiệu quả trong quá trình can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. 820
  5. Các nhà chuyên môn ở Việt Nam đã sử dụng AAC với những mục đích can thiệp, tần suất và các loại AAC khác nhau. Loại được sử dụng nhiều nhất là AAC có hỗ trợ công nghệ thấp. Tần suất sử dụng AAC có tương quan cao với hiệu quả can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Nghĩa là, càng sử dụng AAC thường xuyên, liên tục thì hiệu quả can thiệp đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ càng cao. Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ rõ: mức độ sử dụng thành thục AAC của các nhà chuyên môn còn thấp. Chủ yếu, họ chỉ tự tin sử dụng AAC có hỗ trợ công nghệ thấp. AAC công nghệ cao tuy đã phát triển nhưng chưa được ứng dụng nhiều. Ngoài ra, bên cạnh khó khăn về nguồn tài liệu, chi phí,… thì khó khăn lớn nhất của việc ứng dụng AAC trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ là sự thiếu hợp tác của gia đình trẻ. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế đang tồn tại, trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trình bày thực trạng ứng dụng AAC có hỗ trợ công nghệ thấp trong can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển trên case lâm sàng cụ thể. Ca lâm sàng được chọn là bé trai, tên S, 2 tuổi 7 tháng. Bé được Khoa Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ngoài phương pháp chính là nghiên cứu trường hợp, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phỏng vấn và quan sát để tìm hiểu về thực trạng ứng dụng AAC cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Đối tượng của nghiên cứu là các chiến lược AAC công nghệ thấp có hỗ trợ như: thời gian biểu bằng hình, bảng trước – sau, bảng lựa chọn, bảng trò chuyện theo chủ đề,... Khách thể của nghiên cứu là trẻ có rối loạn phổ tự kỷ – Bé trai tên S, 2 tuổi 7 tháng. S được chẩn đoán có rối loạn phổ tự kỷ bởi Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh. Sau khi S được lượng giá, chẩn đoán bởi chuyên viên tâm lý, phụ huynh của S sẽ cùng làm việc với đội ngũ chuyên gia đa ngành: bác sĩ nhi, chuyên viên tâm lý, chuyên viên âm ngữ trị liệu, giáo viên giáo dục đặc biệt để cùng thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch can thiệp cho S. Song song với việc can thiệp trực tiếp cho S tại phòng can thiệp, phụ huynh của S sẽ được chuyên viên hướng dẫn để ứng dụng các chiến lược AAC có hỗ trợ công nghệ thấp trong can thiệp cho trẻ ở nhà. Cụ thể quá trình lượng giá, lên kế hoạch và can thiệp cho S như sau: Bé S sống cùng gia đình tại TP HCM. Phụ huynh thấy S chậm nói, không 821
  6. tập trung chú ý nên cho trẻ đến khám và can thiệp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM. S được chuyên viên tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM thu thập thông tin bệnh sử, lượng giá kỹ năng tiền giao tiếp, kỹ năng tương tác xã hội, kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng chơi. Công cụ dùng để lượng giá là mẫu Hồ sơ ngôn ngữ trị liệu ngoại trú và mẫu lượng giá kỹ năng giao tiếp – ngôn ngữ (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM biên soạn). Chuyên viên sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn Phụ huynh và lượng giá động để lượng giá các kỹ năng của S. Kết quả lượng giá ban đầu cho thấy: Về tiền sử phát triển, S là con thứ hai trong gia đình gồm có bà nội, ba mẹ và anh trai. Từ lúc 8 tháng tuổi S được bà chăm sóc. Khi S được 18 tháng tuổi, ba mẹ chăm sóc trẻ cho đến nay. Trong gia đình của S không có ai gặp khó khăn về ngôn ngữ, lời nói. Quá trình mang thai và sanh S mẹ khỏe, bé khỏe. S sanh mổ được 3,3kg vì anh trai S cũng được sinh mổ. Sau khi sinh, S khóc ngay. Lúc được 2 tuần tuổi S bị viêm phổi và nhập viện điều trị 2 tuần. Quá trình phát triển vận động thô của S tương đồng với các trẻ cùng tuổi. S biết lật lúc 3 tháng, biết đi lúc 12 tháng. S bập bẹ lúc 8 tháng, 18 tháng có vài từ đơn: chó, gà, bà, ba, mẹ… Tuy nhiên, sau đó S ít bập bẹ dần. Hiện tại, trẻ mất các âm đã nói được trước đó. S đã được kiểm tra thính lực, kết quả sức nghe 2 tai bình thường. Phụ huynh chia sẻ mong muốn S tập trung chú ý nhiều hơn và biết nói. Kỹ năng tiền giao tiếp của S còn nhiều hạn chế. Trẻ chưa đáp ứng khi được gọi tên, giao tiếp mắt thoáng qua khoảng 1 – 3 giây. S có bắt chước theo hành động chơi và âm thanh đơn giản. Trẻ chưa biết chơi luân phiên. Về kỹ năng tương tác xã hội, S hạn chế quan tâm đến người và hoạt động xung quanh. Trẻ yêu cầu đồ vật bằng cách kéo tay người lớn và gây chú ý bằng việc hất đồ chơi. Ngôn ngữ hiểu và diễn đạt của S cũng chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Trẻ chưa xác định được tên, chức năng của đồ vật quen thuộc, chưa thực hiện theo yêu cầu 1 bước đơn giản. Trong quá trình chơi trẻ tạo ra chuỗi các âm thanh của các con vật, đồ vật, bập bẹ: aaa, babaa, uia,… Trẻ khóc để yêu cầu, gây sự chú ý. 822
  7. Kỹ năng chơi chủ yếu của S là chơi khám phá, tìm kiếm cảm giác. S chơi rập khuôn. S thích chơi con vật, cắt trái cây, thả bi lăn, con sóc, không thích chơi xe. Trẻ có bắt chước chơi chức năng đơn giản sau khi được cầm tay hướng dẫn. S chơi luân phiên khi được hỗ trợ cầm tay, nhắc nhở. Các rối loạn đi kèm của S liên quan đến hành vi, ăn uống, giấc ngủ và vấn đề cảm giác. Về hành vi, S ném đồ chơi gây chú ý với người khác. S thích mở tất cả các hộc tủ ra xem, thích soi gương. Về ăn uống, S thích ăn thức ăn khô: ăn cơm với thịt, với trứng, với nước tương,... nhưng không thích ăn cá. S ăn canh riêng, không trộn chung với cơm, có nhai khi ăn. Trẻ uống bằng ly và ống hút. Về giấc ngủ, phụ huynh chia sẻ: tháng thứ 2 sau sinh trẻ thường xuyên thức nửa đêm, đến tháng thứ 4 thứ 5 tối ngủ hay bị giật mình. Hiện tại trẻ ở nhà, ngủ trưa từ 11 giờ đến 15 giờ chiều, tối ngủ 9 giờ đến sáng. S cũng gặp vấn đề về cảm giác. Trẻ đưa tất cả các loại thức ăn, đồ vật vào miệng để nếm thử. Trẻ thường xuyên chạy, leo trèo, xoay vòng. Kết quả lượng giá ban đầu, S có dấu hiệu hạn chế tương tác xã hội, có thói quen, hành vi rập khuôn, sở thích hạn chế. Tuổi phát triển của S thấp hơn so với tuổi thật. Mức độ hiện tại của S đang ở giai đoạn đầu tiên – Giai đoạn giao tiếp tiền chủ ý. S cần được cung cấp can thiệp sớm, đa ngành. Chẩn đoán ban đầu: Theo dõi Rối loạn phổ tự kỷ. Có thể hình dung khả năng hiện có, những thuận lợi và khó khăn của S thông qua khung ICF của S dưới đây: 823
  8. Khung ICF của S TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE Hạn chế giao tiếp, tương tác xã hội HOẠT ĐỘNG KHIẾM KHUYẾT THAM GIA Cấu trúc: - Hạn chế đáp ứng khi được gọi tên - Không tham gia hoạt Chưa ghi nhận bất thường. - Hạn chế giao tiếp mắt động ở trường Chức năng: - Hạn chế thực hiện yêu cầu - Không chơi với bạn - Hạn chế giao tiếp - Hạn chế sử dụng lời nói, cử chỉ để - Hạn chế sự tham gia - Hạn chế tương tác xã hội đưa ra yêu cầu. trong giao tiếp. - Hạn chế ngôn ngữ hiểu, - Ăn uống khó khăn (thức ăn hạn chế) ngôn ngữ diễn đạt. - Sử dụng tay khi ăn - Rối loạn xử lý cảm giác - Ngủ không đủ giấc, khó ngủ - Chưa tự đi vệ sinh YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG YẾU TỐ CÁ NHÂN Họ và tên trẻ: Đặng Phạm Phúc H. (S) Thuận lợi: Giới tính: Nam Ngày sinh: 30/08/2018 - Được gia đình quan tâm cho trẻ đi trị (2;7t) liệu. Thuận lợi: - Trẻ được tham gia lớp can thiệp sớm 4 -Trẻ có tương tác khi có đồ chơi gây ngày/1 tuần với đội ngũ chuyên viên đa hứng thú. ngành: Bác sĩ nhi, chuyên viên tâm lý, - Tính khí: dễ chịu giáo viên mầm non, chuyên viên âm ngữ - Sở thích: thích chơi bi lăn, chơi câu cá, trị liệu, chuyên viên công tác xã hội. con vật, chơi con sóc… - Ba mẹ có kiến thức về trẻ rối loạn phổ tự - Có chú ý, có nhìn mắt, nhìn vật khi kỷ. thích - Trẻ sống ở thành phố dễ tiếp cận các Khó khăn: công nghệ và công cụ hỗ trợ can thiệp cho -Hạn chế tập trung chú ý trẻ - Hạn chế đưa ra yêu cầu phù hợp Khó khăn: - Rối loạn giác quan - Trẻ chưa đi học mầm non - Phụ huynh chưa biết cách chơi cùng trẻ Mục tiêu can thiệp đầu tiên là: Sau 3 tháng, S có thể độc lập chơi luân phiên đúng 50% tổng số cơ hội tạo ra cho trẻ từ nhà trị liệu tại phòng trị 824
  9. liệu. Mục tiêu thứ 2: Sau 3 tháng, S có thể sử dụng cử chỉ (chỉ tay hoặc tạo âm thanh) để đưa ra yêu cầu khi nhìn vào vật/vào hình đúng 50% tổng số cơ hội tạo ra cho trẻ với sự gợi ý bằng lời/cử chỉ từ nhà trị liệu tại phòng trị liệu. Lập luận lâm sàng: Thứ nhất, dựa vào mốc phát triển kỹ năng xã hội: trẻ 30-36 tháng có thể luân phiên trong trò chơi . Thứ hai, dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ: trẻ 30-36 tháng sử dụng lời nói, cử chỉ, âm thanh, hình ảnh để đưa ra yêu cầu. Thứ ba, dựa vào mong muốn của PH trẻ: PH mong muốn trẻ tập trung chú ý, giao tiếp được với mọi người. Thứ 4: Trị liệu để nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình. Các chiến lược được sử dụng chung cho S là quan sát, chờ đợi, lắng nghe và tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp. Bên cạnh đó, một số chiến lược AAC được sử dụng: Thời gian biểu bằng hình: Là các hình ảnh đại diện cho các hoạt động của buổi can thiệp được sắp xếp theo thứ tự sẽ được diễn ra. Giúp trẻ hình dung được trong buổi can thiệp đó, trẻ sẽ có những hoạt động nào. Ví dụ: Đầu tiên chơi bi lăn, sau đó chơi con vật, cuối cùng chơi xe. Bảng trước – sau: là một chiến lược nhằm diễn tả cho trẻ hiểu: trước tiên điều gì sẽ xảy ra – sau đó điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều xảy ra đầu tiên thông thường là nhiệm vụ/yêu cầu mà trẻ phải thực hiện. Điều xảy ra 825
  10. sau đó là phần thưởng mà trẻ sẽ đạt được (điều mà trẻ thích) sau khi hoàn thành nhiệm vụ/yêu cầu trước đó. Ví dụ: Đầu tiên con phải tắm – sau đó con được xem tivi. Cả hai chiến lược trên, mục đích chủ yếu là giúp trẻ hiểu điều gì sắp diễn ra. Ví dụ: Đầu tiên phải ăn cơm, sau đó được chơi đồ chơi. Đồng hồ báo giờ, bảng kết thúc, túi kết thúc để thông báo cho trẻ biết một cách trực quan rằng trẻ sẽ được tham gia hoạt động trong khoảng thời gian bao lâu. Trẻ cần được chuẩn bị tâm thế, cần được báo trước để kết thúc hoạt động hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Ví dụ: Hình bảng kết thúc và đồng hồ báo giờ Bảng lựa chọn 2/ 4/ 6 lựa chọn: Là bảng bao gồm một số hình ảnh bao gồm các lựa chọn mà trẻ thích hoặc thuộc về nhu cầu của trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Bảng này được sử dụng thường xuyên cho S trong lớp, ở nhà. Một số hoạt động có ứng dụng chiến lược bảng lựa chọn cho S là: Các hoạt động trong lớp, ăn, uống, ngủ,… Cụ thể, với hoạt động trong lớp, S có bảng lựa chọn: học âm ngữ, học tâm vận động, học nhóm,… Với hoạt động ăn S có bảng lựa chọn: ăn cơm, ăn mì, ăn bánh,... Với hoạt động uống, S có bảng lựa chọn: uống nước, uống sữa. 826
  11. Ví dụ: Giờ can thiệp cá nhân, S có bảng 4 lựa chọn: chơi xe, bi lăn, con vật nuôi, đất sét. Bảng giao tiếp theo chủ đề: tương tự như bảng lựa chọn nhưng mở rộng vốn từ và chủ đề hơn như: thổi bóng, bơm bong bóng, con vật, chăm sóc búp bê, cắt rau củ, ăn uống, phương tiện giao thông. Ví dụ: bảng giao tiếp chủ đề thổi bóng Cùng với sự hợp tác tích cực của phụ huynh, S được can thiệp bán trú 4 ngày/1 tuần trong 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 5/2021 tại đơn vị can thiệp sớm của BV Nhi đồng 1 TP HCM. Đội ngũ trị liệu đa ngành gồm: Bác sĩ nhi, chuyên viên tâm lý, giáo viên mầm non, chuyên viên âm ngữ trị liệu, chuyên viên công tác xã hội. Mỗi ngày được can thiệp bán trú, ngoài giờ sinh hoạt nhóm, kỹ năng sống, S được can thiệp trực tiếp 1 – 1 với chuyên viên âm ngữ trị liệu từ 30 – 45 phút. S được ứng dụng AAC trong môi trường lớp học bán trú, phòng can thiệp âm ngữ trị liệu và ở gia đình. Các hoạt động S được ứng dụng AAC là: Chào hỏi, điểm danh, học nhóm, tâm vận động, can thiệp âm ngữ trị liệu, ăn, uống, ngủ, đi vệ sinh,… 827
  12. Mục tiêu cụ thể của buổi can thiệp đầu tiên như sau: – Mục tiêu 1: S có thể tập trung chú ý 3-5 phút thông qua hoạt động chơi thổi bong bóng. – Mục tiêu 2: S có thể luân phiên 7/10 lần thông qua hoạt động chơi con sóc. – Mục tiêu 3: S có thể xòe tay xin đạt 7/10 lần thông qua hoạt động chơi con vật. Kết quả của buổi can thiệp đầu tiên: + S tập trung chú ý được 3-5 phút. + S luân phiên đạt 7/10 lần có hỗ trợ bằng lời, thể chất, hình ảnh. + S xòe tay xin đạt 7/10 lần có sự hỗ trợ thể chất. Mục tiêu của buổi can thiệp thứ 2: – Mục tiêu 1: S có thể tập trung chú ý 5-10 phút thông qua hoạt động chơi lắp ráp. – Mục tiêu 2: S có thể độc lập chơi luân phiên 3/5 lần thông qua hoạt động chơi con sóc. – Mục tiêu 3: S có thể độc lập đưa ra yêu cầu bằng cách xòe tay xin đạt 3/5 lần thông qua hoạt động chơi con vật. Kết quả của buổi can thiệp thứ 2: + S tập trung chú ý được 5-10 phút thông qua nhiều hoạt động chơi. + S biết chờ đợi khi chơi đạt 3/5 lần có hỗ trợ bằng lời, AAC và thể chất. + S độc lập xòe tay xin đạt 3/5 lần. Mục tiêu của buổi can thiệp thứ 3: – Mục tiêu 1: S có thể tập trung chú ý 10-15 phút thông qua hoạt động chơi con sóc – Mục tiêu 2: S có thể độc lập chơi luân phiên 7/10 lần thông qua hoạt động chơi câu cá – Mục tiêu 3: S có thể đưa ra yêu cầu bằng lời nói/âm thanh/ cử chỉ/ hình ảnh phù hợp đạt 7/10 lần thông qua hoạt động chơi con vật. 828
  13. Kết quả của buổi can thiệp thứ 3: + S tập trung chú ý được 10-15 phút thông qua nhiều hoạt động chơi. + S chơi luân phiên đạt 7/10 lần có hỗ trợ bằng lời và AAC. + S đưa ra yêu cầu bằng cách với tay/nhìn hình/xòe tay đạt 7/10 lần. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau 3 tháng được can thiệp tích cực kết hợp với việc áp dụng một số chiến lược AAC, S đã bắt đầu phát âm theo và tự phát âm được 1 số từ đơn. Trong giờ học, S cũng tập trung chú ý và tương tác với chuyên viên tốt hơn. S bắt đầu quan tâm hơn đến người và hoạt động xung quanh. Chủ đề chơi và cách chơi của S được mở rộng: thổi bóng, con vật dưới nước, con vật trong rừng, cắt rau củ, chăm sóc búp bê, câu cá,… Kết quả can thiệp của S sau 3 tháng cụ thể như sau: + S tập trung chú ý được 10 – 15 phút thông qua nhiều hoạt động chơi. + S chơi luân phiên đạt 70% số lần thử có hỗ trợ bằng lời và AAC. + S đưa ra yêu cầu bằng cách với tay/nhìn hình/xòe tay đạt 70% số lần thử. + S làm theo yêu cầu đơn giản, nhận biết được mắt, miệng. + S bắt chước tiếng xe, tiếng kêu con vật và nói theo một vài từ đơn: gà, cá, ba, chó, ăn. Bảng so sánh các lĩnh vực phát triển của S trước và sau can thiệp: Lĩnh vực phát Trước khi can thiệp Sau khi can thiệp 3 tháng triển Tiền giao tiếp – Tập trung chú ý – Giao tiếp mắt thoáng – Có thể duy trì giao tiếp mắt từ qua 1 – 3 giây. 3 – 5 giây nhưng chưa thường – Hạn chế, chỉ duy trì xuyên. tập trung khoảng 2 – 3 – Duy trì tập trung 10 – 15 phút/ phút/ 1 hoạt động 1 hoạt động. – Bắt chước – Bắt chước hoạt động – Bắt chước hành động chơi đa chơi, âm thanh quen dạng hơn, phát âm theo từ đơn: thuộc. gà, cá, ba, chó, ăn. 829
  14. Lĩnh vực phát Trước khi can thiệp Sau khi can thiệp 3 tháng triển – Luân phiên – Cần hỗ trợ hoàn toàn. – Chơi luân phiên đạt 70% số lần thử có hỗ trợ bằng lời và AAC. – Chơi – Chủ yếu là chơi khám – Chơi chức năng: câu cá, thổi phá. bóng, chăm sóc búp bê,… Chủ đề chơi đa dạng hơn. Tương tác xã hội – Hạn chế quan tâm – Có quan tâm đến người và hoạt đến người và hoạt động động xung quanh hơn. Thỉnh xung quanh. thoảng có quay đầu lại khi được gọi tên. – Cầm tay người lớn, – Đưa ra yêu cầu bằng cách với khóc khi muốn đưa ra tay/nhìn hình/xòe tay đạt 70% số yêu cầu. lần thử. Ngôn ngữ – Chưa làm theo yêu – Chỉ được mắt, miệng khi được – Hiểu cầu đơn giản 1 bước. yêu cầu. – Diễn đạt – Bắt chước một vài – Bắt chước phát âm từ đơn: gà, âm thanh quen thuộc cá, ba, chó, ăn. nhưng chưa thường xuyên. Như vậy, việc lượng giá và đưa ra các mục tiêu cho mỗi buổi can thiệp cũng như lựa chọn phương pháp can thiệp là phù hợp với trẻ và đúng hướng. S tỏ ra hứng thú với nhiều trò chơi, đồ chơi và cách chơi, cách tương tác của chuyên viên. S giảm hẳn hành vi lăng xăng, nghe – hiểu và hợp tác tốt hơn với chuyên viên. S có sự tiến bộ rõ qua các buổi trị liệu, đặc biệt là khả năng tương tác xã hội và diễn đạt. Phụ huynh có tham gia vào buổi trị liệu với sự hướng dẫn của chuyên viên âm ngữ trị liệu. Ngoài ra, phụ huynh còn được hướng dẫn các kỹ thuật và chiến lược hỗ trợ trẻ tại nhà. Mục tiêu can thiệp cho S trong 3 tháng tiếp theo là: Thứ nhất: Sau 3 tháng, S có thể tập trung chú ý 15-20 phút thông qua nhiều hoạt động chơi khác nhau. Thứ hai: Sau 3 tháng, S có thể nhận ra lượt khi chơi luân phiên đúng 3/5 lần với sự hỗ trợ hình ảnh/thể chất/cử chỉ trong 30 phút của buổi trị liệu. 830
  15. Thứ ba: Sau 3 tháng, S có thể đưa ra yêu cầu bằng cách nhìn/với tay/ chỉ tay/ tạo âm thanh đạt 3/5 lần thông qua hoạt động chơi. IV. BÀN LUẬN Như những phương pháp can thiệp khác, AAC cũng có ưu điểm và hạn chế nhất định. Ưu điểm đầu tiên của AAC là tạo cơ hội cho người sử dụng đạt được khả năng ngôn ngữ cao nhất – vừa hiểu người khác vừa truyền đạt thông điệp của mình. Chất lượng giao tiếp được cải thiện sẽ góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức, ngôn ngữ,… phát triển. Ví dụ, trong trường hợp của S, nếu vừa yêu cầu S ngồi vừa chỉ vào hình tương ứng S dễ dàng hiểu và làm theo yêu cầu hơn. Ngoài ra, thay vì cầm tay người lớn, S có thể cầm hoặc chỉ vào hình tương ứng để đưa ra yêu cầu. Cũng nhờ AAC mà trong một số tình huống, vấn đề hành vi của trẻ cũng được cải thiện hơn. Chẳng hạn, khi được áp dụng chiến lược thời gian biểu bằng hình, bảng trước – sau và đồng hồ báo giờ S tập trung chú ý tốt hơn, giảm hành vi lăng xăng, ăn vạ trong giờ can thiệp. Tuy nhiên, hạn chế của AAC là vấn đề tốn thời gian, chi phí để tìm hình ảnh và thiết kế các công cụ AAC phù hợp với từng trẻ, ứng dụng ở nhiều môi trường và tình huống khác nhau. Với trẻ kém tập trung như S, nếu không sắp xếp, sử dụng hình ảnh một cách hợp lý sẽ tốn thời gian tìm hình lúc cần sử dụng, chất lượng buổi can thiệp có thể ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc hợp tác của gia đình trẻ cũng như kinh nghiệm, kỹ năng của chuyên viên cũng là vấn đề cần quan tâm khi cân nhắc ứng dụng AAC cho trẻ. Lúc đầu, phụ huynh của S cũng chưa quen, chuyên viên đã giải thích, làm mẫu và hướng dẫn phụ huynh S rất cụ thể. Mỗi lần, chuyên viên chỉ hướng dẫn phụ huynh áp dụng 1 chiến lược. Chuyên viên giải thích, làm mẫu và cho phụ huynh thực hành trong buổi can thiệp để góp ý cụ thể những điều phụ huynh cần phát huy và điều chỉnh. Dần dần, phụ huynh của S sử dụng AAC trong can thiệp tại nhà cho S thành thạo và tự tin hơn. V. KẾT LUẬN Như vậy, việc ứng dụng AAC trong can thiệp chẳng những không hạn chế khả năng phát triển lời nói của S mà còn giúp S hiểu, đáp ứng yêu 831
  16. cầu và giao tiếp tốt hơn. Sau 3 tháng được ứng dụng AAC, S đã bắt đầu phát âm theo và tự phát âm được 1 số từ đơn. Trong giờ học, S cũng tập trung chú ý và tương tác với chuyên gia tốt hơn. Chủ đề chơi và cách chơi của S được mở rộng: thổi bóng, con vật dưới nước, con vật trong rừng, cắt rau củ, chăm sóc búp bê, câu cá,… Trong quá trình trị liệu, gia đình hiểu và hợp tác tích cực với các chuyên gia từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Việc ứng dụng AAC thường xuyên, liên tục, trong nhiều môi trường và hoạt động của S là yếu tố quan trọng giúp quá trình can thiệp cho S đạt hiệu quả. Như đã đề cập từ đầu, AAC không chỉ có ích cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ mà còn cho nhiều dạng trẻ có nhu cầu đặc biệt khác. Tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian và điều kiện nên tác giả chưa nghiên cứu trên nhiều ca lâm sàng, nhiều dạng trẻ hơn để thấy rõ các ưu điểm cũng như khó khăn khi áp dụng AAC trong can thiệp cho trẻ. Trong tương lai, hy vọng sẽ tiếp tục có nhiều nghiên cứu hơn về AAC để AAC được đến gần và phát huy hiệu quả nhiều hơn trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ nói riêng, trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung. Mong một ngày không xa phụ huynh khi nghe đến AAC sẽ tháo gỡ được những băn khoăn: Liệu AAC có làm con tôi lười nói hơn? Ứng dụng AAC có nghĩa là con tôi hết hy vọng có lời nói rồi phải không?... Từ đó, phụ huynh sẽ hợp tác tích cực hơn với chuyên viên – chìa khóa thành công của quá trình can thiệp cho trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Anne-Sophie Renault Trần, Huỳnh Mai Trang, Nguyễn Uyên Trâm, Trần Huỳnh Phương Trang (2020). Chương trình đào tạo khóa Nhận diện, lượng giá và can thiệp tâm lý cho trẻ em gặp rối loạn học tập trong bối cảnh học đường. Tài liệu môn “Can thiệp các rối loạn ngôn ngữ viết”. Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. Débora R. P. Nunes Universidade Federal do Rio Grande do Norte, Natal, Brazil (2008). Sự can thiệp hệ thống giao tiếp tăng cường và thay thế cho trẻ Tự kỷ. Jude Griffiths, Hoàng Văn Quyên (2017). Chương trình đào tạo Âm ngữ trị liệu. Tài liệu môn “Rối loạn phổ tự kỷ”. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia. Libby Brownlie (2017). Giao tiếp tăng cường và thay thế. Chương trình đào tạo Âm ngữ trị liệu. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia. 832
  17. Linda Lee (2007). Autism Physician Handbook Vietnamese. https://fr.scribd.com/ document/365376543/Autism-Physician-Handbook-Vietnamese Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nữ Tâm An, Hoàng Văn Tiến, Trần Văn Công, Hồ Thị Huyền Thương, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Lệ Quyên, Phan Thiệu Xuân Giang (2019). Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại Việt Nam. Tài liệu dành cho cán bộ và Kỹ thuật viên can thiệp. NXB ĐHQG Hà Nội. Phạm Thị Bền, Đinh Thị Phú, Phạm Thị Hằng (2021). Sử dụng giao tiếp tăng cường và thay thế trong can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Can thiệp sớm – Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật phát triển”. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 201-209. Simone Maffescioni, Hoàng Văn Quyên (2017). Giao tiếp xuyên suốt cuộc đời. Chương trình đào tạo Âm ngữ trị liệu. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia. Trinh Foundation Australia (2013). Thuật ngữ Âm ngữ trị liệu. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia. Trương Thanh Loan, Nguyễn Hoàng Oanh, Hoàng Thị Vân Anh, Nguyễn Châu Tuyết Như (2014). Tài liệu AAC cho lớp học. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia. Tiếng nước ngoài Allen, A. A., Schlosser, R. W., Brock, K. L., & Shane, H. C. (2017). The effectiveness of aided augmented input techniques for persons with developmental disabilities: A systematic review. Augment Altern Commun, 33(3), 149-159. doi: 10.1080/07434618.2017.1338752 Beukelman & Mirenda (1998). Augmentative and Alternative Communication: Supporting Children and Adults with Complex Communication Needs. Paul H. Brookes Pub. 833
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2