intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học (BIA) trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm bước đầu khảo sát thành phần cơ thể và góc pha ở các bệnh nhân ung thư tại Khoa Dinh Dưỡng bệnh viện Ung Bướu TP. HCM và so sánh hiệu quả của phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học so với các phương pháp nhân trắc học đang được sử dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học (BIA) trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

  1. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRỞ KHÁNG ĐIỆN SINH HỌC (BIA) TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI KHOA DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY TRANG1, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRẦM2, NGUYỄN THỊ DUY KHANG2, TRẦN THỊ ANH TƯỜNG3 Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm bước đầu khảo sát thành phần cơ thể và góc pha ở các bệnh nhân ung thư tại Khoa Dinh Dưỡng bệnh viện Ung Bướu TP. HCM và so sánh hiệu quả của phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học so với các phương pháp nhân trắc học đang được sử dụng. Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca, trên 44 bệnh nhân đến khám - tư vấn dinh dưỡng tại Khoa Dinh Dưỡng bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI, PG-SGA và Albumin lần lượt là 54,5%, 100% và 35,6%. Tỷ lệ chẩn đoán suy dinh dưỡng cũng khác nhau theo 3 tiêu chuẩn của ESPEN, với khả năng phát hiện suy dinh dưỡng cao nhất nếu áp dụng tiêu chí có dùng chỉ số khối không mỡ (FFMI), chiếm 66,6%. Cũng tương tự, suy mòn trong mẫu nghiên cứu khá cao với tỷ lệ dao động trong khoảng 75,8 - 90,1% tùy theo các tiêu chuẩn chẩn đoán suy mòn của tác giả Fearon, trong đó tiêu chuẩn có dùng chỉ số khối cơ xương (SMI) chiếm tỷ lệ cao nhất, 90,1%. Giá trị trung bình của khối mỡ (FM), khối không mỡ (FFM) và góc pha (PA) khá thấp, lần lượt là 7,4 ± 3,9 (kg), 38,6 ± 6,9 (kg) và 4,3º ± 0.9º. Việc đo lượng nước ngoại bào giúp xác định phù một bên chi sớm hơn khám lâm sàng 5 trường hợp. Kết luận: Phương pháp phân tích điện trở kháng sinh học (BIA) hữu ích trong việc phát hiện sớm suy dinh dưỡng, suy mòn và tình trạng ứ nước ngoại bào ở bệnh nhân ung thư. Từ khóa: Phương pháp phân tích điện trở kháng sinh học, ung thư, dinh dưỡng, Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM ABSTRACT Aims: The study aims to initially assess body composition and phase angle in cancer patients at the Department of Nutrition and Dietetic in Ho Chi Minh city Oncology hospital and to compare the effectiveness of the bioelectrical impedance analysis method with the anthropometric measurements. Methods: The retrospective case series, 44 patients were counseled nutrition at the Department of Nutrition of Ho Chi Minh city Oncology hospital. Results: Prevalence of malnutrition according to BMI, PG-SGA and Albumin were 54.5%, 100% and 35.6%, respectively. According to the definition of ESPEN, prevalence of malnitrition is highest if FFMI is used. Similarly, basing on Fearon et al’s definitions, the prevalence of cachexia is up to 90.1% with SMI. The mean value of the fat mass (FM), the fat-free mass (FFM) and the phase angle are low, accounting for 7.4 ± 3.9 (kg), 38.6 ± 6.9 (kg) and 4,3º ± 0.9º, respectively. The measurement of extracellular fluid by BIA predicted unilateral limb oedema more 5 patients. Conclusion: Bioelectrical impedance analysis (BIA) is useful for early detection of malnutrition, cachexia and extracellular fluid volume in cancer patients. Key words: Bioelectrical impedance analysis, cancer, nutrition, Ho Chi Minh city Oncology hospital. 1 BS. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 CNĐD. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 3 ThS.BSCKII. Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 343
  2. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ĐẶT VẤN ĐỀ giới tính hoặc tuổi[21]. Trong bối cảnh này, phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học khá hữu ích Ung thư là một trong những nguyên nhân gây trong thực hành lâm sàng để đánh giá thành phần tử vong hàng đầu trên thế giới, đang ngày càng gia cơ thể và góc pha, cũng như theo dõi sự thay đổi tăng và trở thành gánh nặng bệnh tật cho toàn xã của các chỉ số đó trong quá trình điều trị cho bệnh hội, trong đó bao gồm cả Việt Nam[2]. Theo báo cáo nhân ung thư. Tuy vậy, các nghiên cứu ứng dụng của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2018, ở Việt Nam có phương pháp này ở bệnh nhân ung thư còn rất hiếm tổng số 164.671 ca ung thư mới phát hiện và ở nước ta. Vì vậy chúng tôi muốn làm nghiên cứu 114.871 trường hợp tử vong do ung thư[8]. Suy dinh này nhằm mục đích khảo sát thành phần cơ thể và dưỡng là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư góc pha ở các bệnh nhân ung thư tại Khoa Dinh với tỉ lệ từ 50 đến 80% tùy thuộc vào loại ung thư và Dưỡng bệnh viện Ung Bướu TP. HCM và so sánh giai đoạn bệnh[20]. Vì vậy việc đánh giá tình trạng hiệu quả của phương pháp phân tích trở kháng điện dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng có vai trò quan sinh học so với các phương pháp nhân trắc học trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị, thời gian sống đang được sử dụng. và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư [26]. Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng có nhiều phương ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tiện, mỗi phương tiện có ưu, khuyết điểm và độ Địa điểm và thời gian nghiên cứu chính xác khác nhau[25]. Hiện tại Bệnh viện Ung Bướu sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá Địa điểm: Khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Ung Bướu dinh dưỡng, nhưng đối với bệnh nhân ung thư công TP. HCM. cụ đánh giá toàn diện chủ quan từ bệnh nhân Thời gian: 1/6/2019 đến 31/7/2019. (PG - SGA) được xem như là một công cụ chuẩn. Đối tượng nghiên cứu Công cụ này đã được các nhóm thực hành dinh dưỡng ung thư của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ và Tất cả bệnh nhân đến khám - tư vấn dinh Hiệp hội Dinh dưỡng Úc chấp nhận làm tiêu chuẩn dưỡng trong thời gian tiến hành nghiên cứu và đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân bị ung thư [7]. không có các tiêu chuẩn loại trừ sau: Tuy PG-SGA khá toàn diện nhưng cũng có một số  Bệnh nhân có máy điều hòa nhịp tim bị nhược điểm như người đánh giá công cụ này phải loại trừ vì dòng điện từ thiết bị BIA có thể thay đổi được đào tạo, bảng câu hỏi cần được phiên dịch hoạt động của máy điều hòa nhịp tim. chuẩn hóa theo ngôn ngữ từng quốc gia, việc đánh giá khá mất thời gian và dù sao cũng là công cụ  Bệnh nhân không thể đứng vững trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng một cách chủ quan. khoảng 1 phút. Với mong muốn có thể hỗ trợ đánh giá dinh dưỡng và tiên lượng cho bệnh nhân ung thư, có nhiều  Bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần, rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ, mất trí nhớ. nghiên cứu về vai trò của thành phần cơ thể đã được thực hiện. Kết quả của các nghiên cứu quan Phương pháp nghiên cứu sát gần đây cho thấy việc đánh giá thành phần cơ thể không chỉ giúp hỗ trợ chẩn đoán suy dinh Thiết kế nghiên cứu dưỡng[33], chẩn đoán suy mòn[14] mà còn là là yếu tố Hồi cứu mô tả loạt ca. tiên lượng đến các kết quả lâm sàng như biến Phương pháp thu thập dữ liệu chứng sau phẫu thuật[19], độc tính hóa trị[31] và tỷ lệ sống còn toàn bộ[24] ở bệnh nhân ung thư. Hiện nay Bệnh nhân được đo thành phần cơ thể và góc có nhiều công cụ để đo thành phần cơ thể, trong đó pha bằng máy Inbody 770 (Inbody Co., LTD, Seoul, phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học Korea). Thiết bị có thang đo tích hợp và sử dụng bốn (BIA) ngày càng được sử dụng phổ biến vì tính tiện cặp điện cực bằng thép không gỉ được đặt ở mỗi tay lợi, không đắt tiền và không xâm lấn. Phương pháp và chân, qua đó dòng điện đi vào các chi. Thiết bị phân tích trở kháng điện sinh học sử dụng một dòng cho phép đo trở kháng phân đoạn của tay phải, tay điện xoay chiều nhỏ truyền qua cơ thể, sau đó các trái, thân người, chân phải và chân trái. Dòng điện tín hiệu sẽ được ghi nhận lại để đo đạc các chỉ số cơ 100mA được áp dụng ở các tần số 1, 1.5, 2, 3, 5, thể như khối cơ - xương và khối mỡ, cũng như tình 7.5, 10, 15, 20, 30, 50, 75, 100, 200, 300, 500, 750 trạng phân phối nước giữa khoang nội và ngoài bào và 1000kHz. Trong nghiên cứu hiện tại, các phép đo và góc pha (PA-Phase angle)[18]. Góc pha là chỉ số ở 50kHz đã được sử dụng. được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều vì tính Các bước tiến hành đo ứng dụng như một chỉ số cho tính toàn vẹn của màng tế bào và tính tương đối độc lâp của nó với  Bệnh nhân mặc quần áo gọn nhẹ và loại các yếu tố gây nhiễu như chỉ số khối cơ thể (BMI), bỏ các vật bằng kim loại (ví dụ: trang sức, chìa khóa) ra khỏi người. 344 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  3. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ  Bệnh nhân đứng chân trần lên nền máy, Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào số sao cho bàn chân khớp với phần điện cực. lượng Lympho bào[9]  Nhập các thông tin như tên, tuổi, giới tính, Số lượng Lympho bào được chia thành các chiều cao vào máy. nhóm sau:  Hai tay nắm vào các điện cực, sao cho  Từ 1,2 - 2G/L SDD mức độ nhẹ. ngón cái đặt lên đầu điện cực hình oval, nắm các  Từ 0,8 - 1,199G/L SDD mức độ vừa. ngón tay còn lại xung quanh.  < 0,8G/L SDD mức độ nặng.  Duỗi thẳng tay xéo xuống dưới và cách xa thân. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào số lượng huyết sắc tố[36]  Đứng yên khoảng 1 phút để máy đo đạc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1968) chia số các chỉ số. lượng huyết sắc tố thành các nhóm sau: Một số chỉ tiêu áp dụng trong nghiên cứu  Hemoglobin 120g/L (nữ) hay 130g/L Chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa theo đồng thuận (nam): không thiếu máu. của ESPEN (European Society for Clinical  Hemoglobin 110 - 119g/L (nữ) hay 110 - Nutrition and Metabolism)[10] 129 g/L (nam): Thiếu máu nhẹ. Theo đồng thuận của ESPEN, suy dinh dưỡng được xác định khi:  Hemoglobin 80 - 109g/L: Thiếu máu trung bình.  BMI < 18,5kg/m2.  Hemoglobin < 80g/L: Thiếu máu nặng. và/ hoặc Đánh giá tình trạng suy mòn[16]  Sụt cân (vô ý) >10% (bất kể thời gian) hay Dựa vào tiêu chuẩn của tác giả Fearon và cộng >5% (trong 3 tháng) và BMI 10% (bất kể thời gian) hay >5% (trong 3 tháng) và FFMI < 15kg/m 2 (nữ) hay  Sụt cân >2% và BMI 2% và thiểu cơ (tức SMI
  4. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n % Nam 27 61,3 Giới tính Nữ 17 38,7 Thành thị 11 25 Nơi ở Nông thôn 33 75 Phẫu - Hóa 12 27,3 Xạ - Hóa 14 31,8 Phẫu - Xạ 3 6,8 Phương pháp điều trị ung thư Phẫu - Hóa - Xạ 5 11,4 Hóa trị 6 13,6 Xạ trị 4 9,1 Đường miệng 28 63,6 Đường nuôi dưỡng Qua sonde mũi - dạ dày 2 4,6 Qua sonde mở dạ dày ra da 14 31,8 Hình 1. Tỷ lệ các loại ung thư trong mẫu nghiên cứu Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu Bảng 2. Tình trạng dinh dưỡng của mẫu nghiên cứu Số ca (n) Trung bình ± độ lệch chuẩn 2 BMI (kg/m ) 44 18.1 ± 2.7 PG - SGA (điểm) 44 15.9 ± 5.4 Albumin (G/L) 13 36.0 ± 6.0 Lympho (G/L) 38 1.9 ± 1.6 Hemoglobin (G/dL) 38 10.5 ± 1.9 346 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  5. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Bảng 3. Tình trạng suy dinh dưỡng của mẫu nghiên cứu theo các công cụ đánh giá khác nhau Đặc điểm Tiêu chuẩn đánh giá suy dinh dưỡng n % Theo ESPEN Tiêu chuẩn 1: Suy dinh dưỡng 24 54,5 BMI < 18,5kg/m2 Không suy dinh dưỡng 20 45,5 Tiêu chuẩn 2: Suy dinh dưỡng 20 60,6 Sụt cân > 10% (bất kể thời gian) hay > 5% (trong 3 tháng) Không suy dinh dưỡng 13 39,4 Và Thiếu thông tin 11 BMI < 22 kg/m (≥ 70 tuổi) 2 Hay BMI < 20kg/m2 (< 70 tuổi) Tiêu chuẩn 3: Suy dinh dưỡng 22 66,7 Sụt cân > 10% (bất kể thời gian) hay > 5% (trong 3 tháng) Không suy dinh dưỡng 11 33,3 Và Thiếu thông tin 11 FFMI < 15kg/m2 (nữ) FFMI < 17kg/m2 (nam) A 0 0 PG - GA B 1 2.3 C 43 97.7 Bình thường 9 64.3 SDD nhẹ 1 7.1 Albumin SDD trung bình 3 21.4 SDD nặng 1 7.1 Để đánh giá suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn 3 của ESPEN, ta cần đến chỉ số khối không mỡ. Nếu tính cả các trường hợp thiếu thông tin về phần trăm sụt cân, kết quả cho thấy mẫu nghiên cứu có chỉ số khối không mỡ thấp chiếm tỷ lệ khá cao, ở cả nam và nữ với tỷ lệ lần lượt là 59,3% và 76,5%. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 347
  6. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Bảng 4. Chỉ số khối không mỡ (FFMI) của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Giới tính Tiêu chuẩn đánh giá n % < 17 13 76,5 Nữ ≥ 17 4 23,5 FFMI (kg/m2) < 15 16 59,3 Nam ≥ 15 11 40,7 Bảng 5. Tình hình suy mòn, thiếu máu và giảm lympho bào của mẫu nghiên cứu Đặc điểm n % Tiêu chuẩn 1: Suy mòn 25 75,8 Sụt cân >5% trong 6 tháng Không suy mòn 8 24,2 Thiếu thông tin 11 Tiêu chuẩn 2: Suy mòn 28 84,8 Suy mòn Sụt cân > 2% và BMI < 20 Không suy mòn 5 15,2 Thiếu thông tin 11 Tiêu chuẩn 3: Suy mòn 30 90,1 Sụt cân > 2% và SMI < 7.26kg/m (nam) hay SMI < 5.45kg/m (nữ) 2 2 Không suy mòn 3 9,9 Thiếu thông tin 11 Bình thường 14 36.8 Số lượng Thiếu hụt nhẹ 12 31.6 Lympho bào Thiếu hụt trung bình 6 15.8 Thiếu hụt nặng 6 15.8 Không thiếu máu 5 13.5 Thiếu máu nhẹ 8 21.6 Hemoglobin Thiếu máu trung bình 21 56.8 Thiếu máu nặng 3 8.1 Đặc điểm thành phần cơ thể và góc pha của đối Bảng 7. Tình trạng phù của mẫu nghiên cứu tượng nghiên cứu. Phương pháp đánh giá Đặc điểm n Bảng 6. Thành phần cơ thể và góc pha Qua khám lâm sàng Phù một bên chân 2 của mẫu nghiên cứu Phù một bên tay 0 Số ca (n) Trung hình ± độ lệch chuẩn Qua phương pháp phân tích điện Phù một bên chân 4 FFM (kg) 44 38.6 ± 6.9 trở kháng sinh học Phù một bên tay 3 FM (kg) 44 7.4 ± 3.9 ICW (L) 44 17.2 ± 3.2 BÀN LUẬN ECW (L) 44 17.2 ± 2 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu TBW/BW (%) 44 61.8 ± 5.5 Nghiên cứu thực hiện trên 44 bệnh nhân đến ECW/TBW (%) 44 39.3 ± 1.07 khám - tư vấn dinh dưỡng trong thời gian từ Góc pha (º) 44 4.3 ± 0.9 1/6/2019 đến 31/7/2019. Trong nghiên cứu này, 100% bệnh nhân suy dinh dưỡng theo đánh giá PG - SGA. Trong đó, bệnh nhân ung thư thực quản và ung thư đầu mặt cổ chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 348 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  7. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ 27,3% và 22,7%). Kết quả này cũng tương tự như albumin huyết thanh trên 14,97% liên quan đến tăng nghiên cứu của Kathryn Marshall và Jenelle Loeliger nguy cơ cao biến chứng phổi sau phẫu thuật lồng cho thấy các bệnh nhân ung thư tiêu hóa và ung thư ngực trong điều trị ung thư phổi[30]. Albumin có ích đầu - mặt - cổ có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn các trong một số tình huống lâm sàng vì vậy trong mẫu bệnh nhân mắc ung thư ở vị trí khác[17] vì đây là nghiên cứu này, có 14 bệnh nhân trên 44 bệnh nhân những cơ quan ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống. khảo sát được thử albumin. Đa phần bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận miệng, chiếm đến 63,6%, kết đến là qua sonde mở có 86,5% bệnh nhân có thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu ở dạ dày ra da chiếm 31,8% và qua sonde mũi dạ dày nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các nghiên chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,6%. Phần lớn bệnh nhân ung cứu trước của Phạm Thị Thu Hương trên bệnh nhân thư thực quản và ung thư đầu mặt cổ được nuôi ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất là 57,1% [2] và dưỡng qua sonde. Còn các loại ung thư còn lại Phan Thị Bích Hạnh trên bệnh nhân ung thư đường thường được nuôi dưỡng qua đường miệng. tiêu hóa điều trị hóa chất là 52%[1]. Sự khác biệt giữa Khi khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng các nghiên cứu có thể được giải thích do sự khác theo các phương pháp khác nhau ta thấy tỷ lệ bệnh nhau ở đối tượng nghiên cứu và phương pháp điều nhân ung thư được xác định là suy dinh dưỡng theo trị. Thiếu máu ở bệnh nhân ung do nhiều yếu tố gây các phương pháp này có sự chênh lệch nhiều. ra như tế bào bướu giải phóng cytokine dẫn đến Theo BMI có 54,5% bệnh nhân suy dinh dưỡng, giảm sản xuất erythropoietin ở thận, hóa trị gây ức theo albumin chỉ có 35,6% bệnh nhân suy dinh chế tủy và ăn uống kém làm giảm lượng sắt đưa vào dưỡng trong khi đó theo PG - SGA có đến 100% cơ thể. Qua kết quả nghiên cứu, tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy dinh dưỡng. Điều này được lý giải do bệnh nhân ung thư khá cao, vì vậy việc tăng cường BMI không thể đo được thành phần cơ thể nên ở tư vấn dinh dưỡng cho các bệnh nhân ung thư ngoài các bệnh nhân tích mỡ do dùng corticosteroid lâu chú trọng các thực phẩm cao năng lượng, giàu đạm ngày hoặc ở các bệnh nhân phù, báng bụng hoặc thì cũng cần chú ý đến các nhóm thực phẩm giàu tràn dịch màng phổi thì BMI không chính xác. chất sắt và vitamin B12. Còn PG - SGA là một phương pháp đánh giá chủ Đặc điểm thành phần cơ thể của đối tượng quan tổng thể được thực hiện trên tất cả các mặt nghiên cứu và hiệu quả của phương pháp phân như giảm cân, tình trạng khẩu phần ăn, hoạt động, tích điện trở kháng sinh học chức năng, nhu cầu trao đổi chất và khám lâm sàng[28]. Vì vậy PG - SGA nhạy hơn BMI trong việc Theo định nghĩa suy dinh dưỡng của ESPEN, phát hiện bệnh nhân suy dinh dưỡng. Theo báo cáo nếu dùng tiêu chí BMI thì phát hiện được 54,5% của Bauer và cộng sự (2002) cho thấy PG - SGA có bệnh nhân suy dinh dưỡng, thêm tiêu chí phần trăm độ nhạy cao 98% và độ đặc hiệu 82% trong việc xác sụt cân phát hiện được 60,6 - 66,6% bệnh nhân suy định suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư[6]. Do vậy dinh dưỡng. Tuy nhiên, phần trăm sụt cân khó đánh PG - SGA được coi là công cụ đánh giá dinh dưỡng giá trong các trường hợp bệnh nhân không biết hoặc hữu hiệu nhất, được các nhóm thực hành dinh không nhớ cân nặng trước đây hay bệnh nhân khai dưỡng ung thư của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ và thông tin cân nặng một cách chủ quan. Thực tế trong Hiệp hội Dinh dưỡng Úc khuyến nghị là công cụ nghiên cứu này, có đến 11 trong 44 bệnh nhân tiêu chuẩn để đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân không thể đánh giá được phần trăm cân nặng do ung thư[7]. thiếu thông tin từ bệnh nhân. Vì vậy trong thực tế lâm sàng sẽ khó áp dụng các tiêu chuẩn dựa trên Cũng tương tự như BMI, Albumin cũng có một phần trăm sụt cân, mặc dù chúng có thể xác định số hạn chế khi sử dụng để đánh giá tình trạng dinh được nhiều trường hợp suy dinh dưỡng hơn. dưỡng. Albumin máu có thời gian bán hủy 21 ngày, Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu có đến 76,5% không đủ nhạy để đánh giá thay đổi trong thời gian bệnh nhân nữ và 59,3% bệnh nhân nam có chỉ số ngắn và nó có thể thay đổi theo tuổi, tình trạng FFMI thấp hơn tiêu chuẩn suy dinh dưỡng của nhiễm trùng và mất nước[4]. Tuy albumin có những ESPEN. Do đó nếu đánh giá phần trăm sụt cân giới hạn trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho được đầy đủ và chính xác hơn thì tỉ lệ suy dinh bệnh nhân ung thư nhưng phối hợp albumin vào lâm dưỡng được phát hiện nhờ kết hợp yếu tố phần sàng cũng có lợi ích. Một phân tích hệ thống cho trăm sụt cân và suy giảm khối không mỡ sẽ cao hơn thấy, albumin máu trước điều trị là yếu tố tiên lượng đáng kể, từ đó can thiệp dinh dưỡng trên các bệnh sống còn ở nhiều loại ung thư, albumin máu thấp có nhân này sẽ tích cực hơn. Từ năm 2016, ESPEN liên quan đến khả năng sống còn kém [12]. Ngoài ra, đưa chỉ số FFMI vào tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh albumin còn là công cụ dự đoán nguy cơ biến chứng dưỡng vì các tiêu chí có dùng chỉ số FFMI có khả sau phẫu thuật ung thư. Chẳng hạn như nghiên cứu năng dự đoán sống còn ba tháng và sống sót sau 1 của Pengfei Li và cộng sự (2018) cho thấy giảm năm tốt hơn các tiêu chí không sử dụng chỉ số này. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 349
  8. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Do đó, ESPEN ủng hộ việc đo thành phần cơ thể chứng minh qua các nghiên cứu như ung thư vú[31], trong đánh giá suy dinh dưỡng[33]. phổi[34], thực quản[37] và ung thư đại tràng[3]. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết, tương lai cần thêm Khảo sát tình trạng suy mòn trong mẫu nghiên các nghiên cứu đối đầu so sánh độc tính giữa nhóm cứu ta thấy tỷ lệ suy mòn theo 3 cách đánh giá suy dùng cân nặng và nhóm dùng khối không mỡ để tính mòn của tác giả Fearon và cộng sự lần lượt là liều hóa chất mới có thể chứng minh được. 75,8%, 84,8%, 90,1%. Qua kết quả này cho thấy tiêu chuẩn có sử dụng chỉ số SMI có tỷ lệ suy mòn cao Khảo sát tình trạng phân phối nước trong cơ nhất. Hội chứng suy mòn ảnh hưởng đến hơn một thể của mẫu nghiên cứu, ta thấy tổng lượng nước nửa số bệnh nhân ung thư[15]. Suy mòn là một thức trong cơ thể trung bình chiếm khoảng 61,8% tổng thách lớn đối với các nhà thực hành ung thư, việc trọng lượng cơ thể, tỉ lệ ECW/TBW là 39,3%. xác định và điều trị sớm hội chứng này sẽ giúp cải Bình thường tổng lượng nước chiếm khoảng 55 - thiện tốt hơn. Ngoài ra với tiêu chuẩn có dùng chỉ số 60% ở người trưởng thành và tỉ lệ ECW/TBW là SMI cũng thể hiện tốt hơn sinh lý bệnh học của suy 33%. Qua kết quả cho thấy các bệnh nhân đến mòn là sự suy giảm giảm khối cơ chứ không chỉ đơn khám - tư vấn dinh dưỡng dư nước ngoại bào. thuần là giảm cân. Nguyên nhân dư nước ngoại bào trong ung thư có thể là kết quả của sự thay đổi áp lực keo do suy Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình giảm albumin, tắc nghẽn hệ thống bạch huyết, sử của khối mỡ (FM) và khối không mỡ (FFM) ở các dụng kháng viêm lâu ngày hay do tế bào bướu di bệnh nhân ung thư đến khám-tư vấn dinh dưỡng lần căn ổ bụng, màng phổi. Ngoài ra, các phương pháp lượt là 7,4 ± 3,9(kg) và 38,6 ± 6,9(kg). Kết quả này điều trị ung thư thường dẫn đến giảm hoạt động thể thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả chất và tăng thời gian nằm tại giường của bệnh Dong - xing Cao và cộng sự với FM là 15.54 nhân, đó là các nguyên nhân dẫn đến thay đổi phân ±7.52kg và FFM là 47.42 ± 7.46kg. Sự khác biệt phối nước trong cơ thể. Qua kết quả đo lượng nước này có thể giải thích do nghiên cứu của tác giả bằng phương pháp phân tích điện trở kháng sinh Dong - xing Cao và cộng sự[13] được tiến hành trên học sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng có cái nhìn về tình các bệnh nhân ung thư mới chẩn đoán và chưa điều trạng phân bố nước trong cơ thể, từ đó có hướng trị đặc hiệu, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi can thiệp phù hợp. được nghi nhận trên đa phần bệnh nhân đang điều trị như hóa trị, xạ trị hay hóa xạ trị đồng thời. Trong mẫu nghiên cứu có 2 trường hợp phát Hơn nữa, trong mẫu nghiên cứu có hơn 50% bệnh hiện phù một bên chân và không có trường hợp phù nhân suy mòn, mà cơ chế suy mòn do các cytokine một bên tay qua khám lâm sàng, trong khi đó có 7 được tiết ra từ mối tương quan chủ bướu làm tăng trường hợp (bao gồm 5 ca phù một bên chân và 2 dị hóa, teo cơ, teo mỡ, chán ăn... vì vậy mẫu nghiên ca phù một bên tay) phát hiện qua việc so sánh chỉ cứu có sự suy giảm cả khối không mỡ và khối mỡ số phù (ECW/TBW) giữa 2 tay và 2 chân. Chỉ số phù cũng là điều hợp lý. Hiện tại, người ta nhận ra rằng rất quan trọng để xác định sự mất cân bằng chất việc mất khối không mỡ (FFM) có liên quan đến kết lỏng cục bộ ở các chi, giúp phát hiện sớm các vấn quả bất lợi ở bệnh nhân ung thư. Mất dần cơ xương, đề về bạch huyết liên quan đến ung thư hoặc các thành phần chính của FFM, được chứng minh là một vấn đề tắc nghẽn lưu thông. Phát hiện phù bạch yếu tố dự báo độc lập về độc tính hóa trị[19], biến huyết giai đoạn sớm khá khó khăn bằng các biện chứng sau phẫu thuật[31] và tử vong[24] ở bệnh nhân pháp đánh giá thông thường hiện nay đang được sử ung thư. Sự suy giảm FFM có thể xảy ra khi có hoặc dụng như đo chu vi vòng cánh tay hoặc chu vi cẳng không mất khối mỡ, và do đó có thể bị che lấp bởi chân. Vì vậy qua kết quả nghiên cứu cho thấy trọng lượng cơ thể ổn định[32]. Vì vậy việc trang bị phương pháp đo thể tích nước ngoại bào bằng phân các thiết bị đo thành phần cơ thể để theo dõi sự thay tích điện trở kháng sinh học giúp phát hiện sớm hơn đổi khối không mỡ và khối mỡ trong quá trình can các trường hợp phù mà lâm sàng chưa phát hiện[35]. thiệp dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Cornish và cộng sự (2001) cho thấy Mẫu nghiên cứu có cân nặng trung bình là phương pháp BIA dự đoán sự khởi đầu của phù 46 ± 8,4kg, trong khi khối không mỡ (FFM) trung bạch huyết đến 10 tháng trước khi các tiêu chuẩn bình khá thấp chỉ có 38,6 ± 6,9 kg. Liều thuốc hóa chẩn đoán lâm sàng có thể xác định và ước tính độ chất thường được tính toán trên cơ sở cân nặng, nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện phù bạch huyết không tính đến tình trạng mất cơ, tăng mỡ, hoặc giữ ở các bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú xấp xỉ nước[5]. Do đó, liều hóa chất mà bệnh nhân được 100%[11]. Ngoài ra, phương pháp BIA không xâm nhận có thể không phù hợp với tình trạng thể chất lấn, vì vậy có thể giúp các bác sĩ lâm sàng tái đánh hiện tại của bệnh nhân. Đây có thể là một trong các giá và theo dõi trong quá trình điều trị. nguyên nhân cho thấy giảm khối không mỡ là một yếu tố dự báo độc tính ở nhiều loại ung thư đã được 350 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  9. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Khảo sát về góc pha, kết quả nghiên cứu cho KẾT LUẬN thấy giá trị trung bình của góc pha là 4.3 ± 0.9. Nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân ung Trong một đánh giá hệ thống của Luíza M. Garlini và thư đến khám - tư vấn dinh dưỡng đều suy dinh cộng sự (2019) cho thấy đa phần các nghiên cứu về dưỡng theo PG - SGA, với khối không mỡ (FFM), góc pha trên bệnh nhân ung thư lấy giá trị cắt là khối mỡ (FM) và góc pha đều thấp. Kết quả nghiên 4,4 - 4,5[21]. Với giá trị cắt này, góc pha của mẫu cứu cho thấy phương pháp phân tích điện trở kháng nghiên cứu là khá thấp. Góc pha thấp cho thấy sự sinh học (BIA) hữu ích trong việc phát hiện sớm suy phá vỡ màng tế bào, do đó ảnh hưởng đến khả dinh dưỡng, suy mòn và tình trạng ứ nước ngoại năng dự trữ năng lượng và đảm bảo các chức năng bào ở bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên đây chỉ là một trao đổi chất[27]. Người ta cho rằng suy dinh dưỡng nghiên cứu mô tả cắt ngang nên chưa thể khẳng trước tiên ảnh hưởng đến tế bào và hoạt động trao định được lợi ích của phương pháp này. Tương lai đổi chất[4]. Do đó, góc pha có thể phát hiện suy dinh cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh dưỡng ở giai đoạn đầu và có thể hữu ích trong việc được vai trò của việc đo thành phần cơ thể và góc đánh giá hiệu quả của liệu pháp dinh dưỡng trước pha đến kết cuộc của bệnh nhân ung thư. khi các phương pháp đánh giá khác như SGA có thể phát hiện.Theo y văn, hiện tại đã có nhiều nghiên TÀI LIỆU THAM KHẢO cứu cho thấy giá trị của góc pha trong nhiều lĩnh vực Tiếng Việt như tiên lượng sống còn, tiên lượng mức độ nặng của bệnh và đánh giá mức độ suy dinh dưỡng. 1. Phan Thị Bích Hạnh (2017). Tình trạng dinh Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ là một dưỡng và khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm nên chưa thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất tại Bệnh thể khảo sát được các vai trò của góc pha trong ứng viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Dinh dụng lâm sàng theo y văn đã báo cáo. Hơn nữa, dưỡng, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội. hiện tại chưa có sự thống nhất về giá trị cắt của góc pha. Nhiều nghiên cứu lấy điểm cắt của góc pha dựa 2. Phạm Thị Thu Hương và cộng sự (2013). Thực vào tỷ lệ sống làm tiêu chuẩn tham chiếu[23-29]. trạng dinh dưỡng, kiến thức và thực hành dinh Do đó, độ tin cậy của các điểm cắt là không rõ. Hiện dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại góc pha không thể dùng độc lập để xác định suy điều trị hóa chất tại trung tâm Y học hạt nhân và dinh dưỡng. Tuy nhiên, góc pha hứa hẹn nhiều tiềm ung bướu bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dinh năng trong việc áp dụng lâm sàng. Là một biện pháp dưỡng và thực phẩm, 9(4). khách quan, góc pha có thể phát hiện ra những thay Tiếng Anh đổi nhạy hơn về tình trạng dinh dưỡng so với các công cụ đánh giá dinh dưỡng khác, có thể hữu ích 1. Ali R et al (2016). Lean body mass as an trong việc đánh giá hiệu quả của các can thiệp dinh independent determinant of dose-limiting toxicity dưỡng. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu thêm and neuropathy in patients with colon cancer để khám phá mối quan hệ giữa tình trạng dinh treated with FOLFOX regimens. Cancer Med, dưỡng và góc pha trong tương lai. 5, 607 - 616. Hạn chế của nghiên cứu của chúng tôi là chọn 2. Barbosa-Silva M.C.G (2008). Subjective and mẫu thuận tiện và số lượng mẫu cũng tương đối objective nutritional assessment methods: what nhỏ, vì vậy số liệu cũng chưa đại diện cho toàn bộ do they really assess? Curr Opin Clin Nutr Metab bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện Ung Bướu Care, 11(3), 248 - 54. TP. HCM. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ mới cho thấy 3. Barret M et al (2014). Sarcopenia is linked to được cái nhìn tổng quát về hiệu quả của phương treatment toxicity in patients with metastatic pháp phân tích điện trở kháng sinh học trong đánh colorectal cancer. Nutr Cancer, 66, 583-589. giá tình trạng dinh dưỡng mà chưa thể chứng minh được ảnh hưởng của nó đến kết cuộc của bệnh 4. Bauer J et al (2002). Use of the scored Patient- nhân như độc tính hóa trị, biến chứng sau phẫu Generated Subjective Global Assessment thuật hay tỉ lệ sống còn. Ngoài ra, do đa phần bệnh (PG - SGA) as a nutrition assessment tool in nhân đến khám - tư vấn dinh dưỡng đều thuộc nhóm cancer patients. Eur J Clin Nutr, 56, 779 - 85. suy dinh dưỡng theo PG - SGA, nên chúng tôi chưa 5. Bauer J.D et al (2006). Evidence-based practice thể so sánh sự khác biệt giữa các thành phần cơ thể guidelines for the nutritional management of và góc pha ở nhóm không suy dinh dưỡng và suy cancer cachexia. Nutr Diet, 63, 3 – 32. dinh dưỡng. 6. Bray F et al. (2018). Global Cancer Statistics 2018: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 351
  10. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, pacientes com cânceres da cavidade oral e da 68(6), 394 - 424. orofaringe. Rev Bras Cancerol, 04(55), 345 - 353. 7. Calixto-Lima L et al (2012). Interpretação de Exames Laboratoriais Aplicados à Nutrição 21. Mattar J et al (1996). Application of total body Clínica. Rio de Janeiro. Desnutrição energético- bioimpedance to the critically ill patient. N proteica, 91 – 112. Horizons Sci Pract Acute Med, 4(4), 493 - 503. 8. Cederholm T et al (2015) Diagnostic criteria for 22. Martin L et al (2013). Cancer cachexia in the age malnutrition - An ESPEN Consensus Statement. of obesity: skeletal muscle depletion is a Clin Nutr, 34(3), 335-40. powerful prognostic factor, independent of body mass index. J Clin Oncol, 31, 1539 - 47. 9. Cornish B.H et al (2001). Early diagnoosis of lymphoedema using multiple frequecy 23. Mendes N.P et al (2019). Nutritional Screening bioimpedance. Lymphology, 34, 2 – 11. Tools Used and Validated for Cancer Patients: A Systematic Review. Nutrition and Cancer, 71(6), 10. Digant G & Christopher G.L (2010). Pretreatment 898 – 907. serum albumin as a predictor of cancer survival: A systematic review of the epidemiological 24. Menon K.C (2014). Optimizing nutrition support literature. Nutrition Journal, 9, 69. in cancer care. Asian Pac J Cancer Prev, 15(6), 2933 - 2934. 11. Dong-xing C et al (2010). Resting energy expenditure and body composition in patients 25. Norman K et al (2012). Bioelectrical phase angle with newly detected cancer. Clinical Nutrition, and impedance vector analysis - clinical 29, 72 - 77. relevance and applicability of impedance parameters. Clin Nutr, 31(6), 854 - 61. 12. Fearon & Preston (1990). Body Composition in Cancer Cachexia. Transfusion Medicine and 26. Ottery F.D (2000). Patient-Generated Subjective Hemotherapy, 17(3), 63 - 66. Global Assessment. In: McCallum PD & Polisena CG, The Clinical Guide to Oncology Nutrition. 13. Fearon K et al (2011). Definition and American Dietetic Association; Chicago, IL:, 11 - classification of cancer cachexia: An 23. international consensus. Lancet Oncol, 12, 489 - 495. 27. Paiva S.I et al (2010). Standardized phase angle from bioelectricalimpedance analysis as 14. Greetje V et al (2016). Cachexia in cancer: what prognostic factor for survival in patients with is in the definition? BMJ Open Gastroenterol, cancer. Support Care Cancer, 19(2), 187 - 92. 3(1), e000097. 28. Pengfei L et al (2018). Perioperative changes of 15. Kathryn M.M et al (2018). Prevalence of serum albumin are a predictor of postoperative malnutrition and impact on clinical outcomes in pulmonary complications in lung cancer patients: cancer services: A comparison of two time a retrospective cohort study. points. Clinical Nutrition, 1 - 8. 29. Prado CM et al (2009). Sarcopenia as a 16. Kyle U.G et al (2004). Bioelectrical impedance determinant of chemotherapy toxicity and time to analysis - part I: review of principles and tumor progression in metastatic breast cancer methods. Clin Nutr, 23(5), 1226 - 43. patients receiving capecitabine treatment. Clin 17. Lieffers J.R et al (2012). Sarcopenia Cancer Res, 15, 2920 - 2926. isassociated with postoperative infection and 30. Prado C.M et al (2014). A population-based delayed recovery from colorectal cancer approach to define body-composition resection surgery. Br J Cancer, 107, 931 - 6. phenotypes. Am J Clin Nutr, 99, 1369 – 77. 18. Lis C.G et al (2012). Role of nutritional status i - 31. Rondel A.L.M.A et al (2016). The new ESPEN a systematic review of the epidemiological diagnostic criteria for malnutrition predict overall literature. Nutr J, 11(27), 18. survival in hospitalised patients. Clinical 19. Luíza M.G et al (2019). Phase angle and Nutrition, 1 – 6. mortality: a systematic review. European Journal 32. Sjøblom B et al (2015). Low muscle mass is of Clinical Nutrition, 73, 495 - 508. associated with chemotherapy-induced 20. Maio R et al (2009). Estado nutricional e haematological toxicity in advanced non-small atividade inflamatória no pré-operatório em cell lung cancer. Lung Cancer, 90, 85 - 91. 352 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  11. DINH DƯỠNG - ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ 33. Stanley Rockson (2007). Bioimpedance analysis Available at in the assessment of lymphoedema diagnosis http://whqlibdoc.who.int/trs/WHO_TRS_405.pdf. and management. Journal of Lymphoedema, 35. Yip C et al (2014). Assessment of sarcopenia 2(1), 44 - 48. and changes in body composition after 34. Nutritional anaemias. Report of a WHO scientific neoadjuvant chemotherapy and associations group. Geneva, World Health Organization, with clinical outcomes in oesophageal cancer. 1968. (WHO Technical Report Series, No.405). Eur Radiol, 24, 998 - 1005. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 353
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2