Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán theo cách tiếp cận của giáo dục STEAM trong lớp mầm non hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ
lượt xem 4
download
Bài viết Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán theo cách tiếp cận của giáo dục STEAM trong lớp mầm non hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ phân tích những đặc điểm và đề xuất cách ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math theo cách tiếp cận giáo dục STEAM trong các hoạt động làm quen với toán cho lớp mầm non hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán theo cách tiếp cận của giáo dục STEAM trong lớp mầm non hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0126 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 123-131 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN TƯ DUY FINGER MATH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG VỀ TOÁN THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA GIÁO DỤC STEAM TRONG LỚP MẦM NON HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Vương Thùy Dương1* và Nguyễn Thị Cẩm Hường2 1 Trường Mầm non Hoa Hướng Dương 2 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục STEAM hiện nay rất được chú trọng trong nhà trường, kể cả các trường mầm non hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ. Toán học là một trong các nội dung cốt lõi của giáo dục STEAM. Việc sử dụng phương pháp toán tư duy Finger Math vào các hoạt động làm quen với toán có nhiều lợi thế trong việc thực hiện các mục tiêu hình thành biểu tượng cho trẻ mầm non và trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập. Khi tổ chức hoạt động làm quen với toán cho lớp mầm non hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ, giáo viên có thể vận dụng phương pháp toán tư duy Finger Math theo cách tiếp cận STEAM bằng cách tăng cường khai thác đặc trưng hình ảnh biểu tượng, thực hành gắn với tình huống thực tế, thực hành trải nghiệm, tăng cường tính chủ động, hợp tác của trẻ. Từ khóa: khuyết tật trí tuệ, giáo dục STEAM, phương pháp toán tư duy, Finger Math, khái niệm sơ đẳng về toán. 1. Mở đầu Hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán (gọi tắt là hoạt động làm quen với toán) trong trường mầm non là một trong những hoạt động chủ đạo quan trọng đối với các trẻ 5 – 6 tuổi nhằm chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học lên cấp tiểu học. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở nhà cũng như ở trường, trẻ đã được tiếp xúc với các yếu tố toán học từ rất sớm. Bước vào các hoạt động trong lớp mầm non, trẻ không những được tri giác trực tiếp một cách có hệ thống mà còn hiểu một cách thấu đáo hơn, vững chắc và hệ thống hơn các khái niệm sơ đẳng về toán. Các hoạt động làm quen với toán giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh nhiều hơn, đồng thời góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ cả trên phương diện nhận thức, thao tác tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ,... [1]. Trẻ khuyết tật trí tuệ học hoà nhập cũng như các trẻ độ tuổi mầm non đều hứng thú với các hoạt động tri giác trong học tập. Các hoạt động làm quen với toán nếu được tổ chức phù hợp sẽ giúp trẻ tham gia hiệu quả, giúp mục tiêu hình thành biểu tượng sơ đẳng về toán được thực hiện tốt hơn, từ đó góp phần phát triển nhận thức, tư duy, giúp trẻ có học hòa nhập ở lớp 1 vững vàng hơn. Hiện nay, rất nhiều phương pháp phát triển tư duy, nhất là phát triển tư duy sớm cho trẻ em được chú trọng. Lĩnh vực toán học rất được quan tâm bởi toán học vốn có liên quan đến tư duy rất chặt chẽ. Việc học toán từ sớm được xem là có ích cho sự phát triển tư duy. Các phương pháp Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Vương Thùy Dương. Địa chỉ e-mail: mamnonhuongduong83@gmail.com 123
- Vương Thùy Dương* và Nguyễn Thị Cẩm Hường toán tư duy giúp trẻ sớm tiếp cận với hoạt động liên quan đến toán học, giúp trẻ phát triển tư duy đã được đầu tư xây dựng và đưa vào nhà trường. Các chương trình, phương pháp toán tư duy được nhắc đến khá nhiều ở Việt Nam có: Finger Math, Soroban, Mathnasium, Kumon, A+, Mighty Math+, Pomath,... Khi thực hiện giáo dục STEAM trong trường mầm non, toán học là một lĩnh vực không thể thiếu. Việc dạy học toán ở bậc học mầm non theo xu hướng STEAM cũng được chú trọng và được nhiều sự quan tâm. Với đặc trưng là sử dụng tri giác trực quan ngay trên các bộ phận cơ thể, phương pháp toán tư duy Finger Math có những lợi thế riêng và được chú ý quan tâm riêng bởi tính chất phù hợp của phương pháp này với các cách tiếp cận của giáo dục STEAM và giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng như các công bố về vấn đề áp dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong dạy học trẻ khuyết tật trí tuệ, cũng như lợi thế của Finger Math theo cách giáo dục STEAM chưa được quan tâm. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích những đặc điểm và đề xuất cách ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math theo cách tiếp cận giáo dục STEAM trong các hoạt động làm quen với toán cho lớp mầm non hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán trong trường mầm non hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ 2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán Hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đằng về toán nhằm hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ, logic và hình thành các khả năng quan sát, tìm tòi, thúc đẩy sự phát triển tư duy và ngôn ngữ [2]. Trong số các khái niệm sơ đằng về toán có nhóm biểu tượng số lượng, con số và phép đếm. Nhiệm vụ cho trẻ làm quen với các khái niệm sơ đẳng về toán liên quan đến nhóm biểu tượng này gồm: Tiếp tục hướng dẫn trẻ phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ; trẻ tiếp tục làm quen với cách lập ra các số trên cơ sở so sánh các tập hợp cụ thể hơn kém nhau một đơn vị; học cách tạo các tập hợp với số lượng nhất định bằng cách thêm, bớt; trẻ học cách hình thành số tiếp theo từ số đứng trước bằng cách thêm vào một số đứng trước qua đó trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên [2]. Các phương pháp thường được dùng để tổ chức các hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán bao gồm các phương pháp sau đây: - Phương pháp hoạt động với đồ vật: Trong phương pháp này giáo viên giới thiệu các đồ vật, đồ dùng theo các tập hợp số tương ứng để trẻ hình thành biểu tượng về số lượng và số thông qua trực quan đồ dùng. - Phương pháp dùng lời (đảm thoại và giảng giải): Trong phương pháp này giáo viên dùng lời nói để hỏi đáp giúp trẻ hiểu và khắc sâu các biểu tượng số, số lượng và phép đếm. Trong các phương pháp trên, phương pháp hoạt động với đồ vật là chủ đạo vì sự phù hợp với đặc trưng tri giác trực quan, cụ thể của trẻ. Phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo của người giáo viên. Nếu lớp học có nhiều trẻ, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ học liệu để các em được tiếp xúc với đồ vật. 2.1.2. Hình thành khái niệm sơ đẳng về toán ở trẻ khuyết tật trí tuệ trong trường mầm non hòa nhập Trẻ khuyết tật trí tuệ là những trẻ “bị thiếu hụt các chức năng trí tuệ như lí luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, phán xét, kĩ năng học tập, học hỏi từ trải nghiệm; bị 124
- Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động… thiếu hụt trong chức năng thích ứng dẫn đến thất bại trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển văn hóa xã hội, độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội. Không có sự hỗ trợ, những thiếu hụt trong chức năng thích ứng này sẽ dẫn đến những hạn chế một hoặc nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như thông tin liên lạc, tham gia xã hội, sống độc lập; và trong nhiều môi trường như gia đình, trường học, nơi làm việc và cộng đồng; các thiếu hụt này diễn ra trong suốt quá trình phát triển được kiểm chứng thông qua các đánh giá lâm sàng và cá nhân, kiểm tra trí thông minh đã được tiêu chuẩn hóa” [3]. Việc học hòa nhập ở trường mầm non giúp trẻ có cơ hội được lĩnh hội học tập tiếp cận với chương trình đại trà, chuẩn bị vào lớp 1 và đặc biệt là phát triển tính xã hội, tương tác cho trẻ từ khi còn nhỏ. Việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán đòi hỏi khả năng tư duy, nắm bắt các quy luật logic về số lượng, về sự tồn tại của sự vật. Do thiếu hụt khả năng tư duy, suy luận logic, trẻ khuyết tật trí tuệ có nhiều khó khăn trong việc hình thành biểu tượng sơ đẳng về toán. Trẻ khó nắm bắt chính xác các phần tử của tập hợp, khó hoặc không thể khái quát được số lượng trong một nhóm, khó cảm nhận, đánh giá độ lớn/nhỏ (nhiều/ít) của tập hợp [4]. Những khó khăn này khiếm trẻ khuyết tật trí tuệ chậm hình thành biểu tượng về số, chậm biết đếm và chậm khả năng khái quát lại tổng số sau khi đếm. Cũng theo tác giả, với các thao tác so sánh, đối chiếu, thiết lập tương ứng đồ vật và số lượng của trẻ khuyết tật trí tuệ thường diễn ra chậm và trong phạm vi số nhỏ [4]. Trẻ khó có khả năng trừu xuất số lượng những vật cụ thể thành các con số, thác tác đọc, đếm số chậm hình thành do thiếu khả năng ghi nhớ, khả năng khái quát. Do chỗ chậm hình thành khả năng cảm nhận tính liên tiếp của số và kém cảm nhận biểu tượng số nên trẻ khó cảm nhận được các thao tác thêm bớt. Trẻ khuyết tật trí tuệ thường xuyên lệ thuộc vào các đồ dùng trực quan và khi đó thường xuyên bị các yếu tố bên ngoài của đồ dùng trực quan (màu sắc, kích thước, hình dạng..) chi phối. Những đặc điểm này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong việc tổ chức hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán cho trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường hòa nhập. 2.2. Phương pháp toán tư duy Finger Math trong trường mầm non hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ 2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của phương pháp toán tư duy Finger Math Toán tư duy là phương pháp giải toán áp dụng tư duy logic giúp trẻ giải quyết các yêu cầu toán học dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn dựa vào các quy tắc hoặc kĩ thuật đặc biệt [5]. Trong phương pháp toán tư duy, việc tính toán không cần phải đặt tính ra giấy mà dựa trên các quy tắc, kĩ thuật tính toán và sự hiểu biết cơ bản về khái niệm toán học [6]. Phương pháp toán tư duy Finger Math, như tên gọi của nó, là phương pháp tư duy toán học sử dụng đôi bàn tay theo các quy tắc, hay học toán bằng ngón tay để tính toán nhanh chóng và tối ưu hóa các thao tác tư duy. Đây là một phương pháp dạy học toán dành cho trẻ em và rất phù hợp với trẻ em giai đoạn 5-6 tuổi vì đây là giai đoạn não bộ và tư duy của trẻ phát triển nhanh chóng. Mục đích của phương pháp toán tư duy Finger Math là nhằm hình thành biểu tượng con số, số đếm, số lượng, cách đếm ngược đếm xuôi, thêm bớt thành thạo các số có hai chữ số (thậm chí đến phạm vi 99) cho trẻ một cách nhanh chóng, dễ dàng nhờ sử dụng các quy tắc với ngón tay và bàn tay, kết hợp hình ảnh lên xuống các ngón tay kết hợp với các quy ước về con số để thực hiện nhiệm vụ toán học. Thao tác tính toán của Finger Math dựa vào các ngón tay nên cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy, do đó cũng giúp cho 2 bán cầu não hoạt động cân bằng, giúp trẻ yêu thích môn toán, không còn sợ tính toán. Trong các phương pháp dạy học toán hoặc phương pháp hình thành biểu tượng toán truyền thống hiện nay, trẻ được dạy đếm từ 1 đến 10 có sử dụng ngón tay và các đồ dùng, vật thật, hình ảnh khác, khi học các số vượt ra ngoài phạm vi 10, trẻ cần phải sử dụng công cụ : que tính, hột hạt... để biểu tượng cho số lượng tương ứng. Trẻ thường gặp khó khăn khi đếm hoặc thêm bớt l 125
- Vương Thùy Dương* và Nguyễn Thị Cẩm Hường con số vượt qua đơn vị 10 do sự giới hạn của ngón tay và việc thu thập đồ dùng, công cụ. Nhưng với phương pháp Finger Math, trẻ có thể đếm vượt qua 10, trong phạm vi 20, thậm chí mở rộng vòng số đến 99 một cách dễ dàng, chính xác nhờ các quy tắc sử dụng ngón tay, trẻ cũng kết hợp các hình ảnh và thao tác trực tiếp trên đôi bàn tay để tính toán các phép tính cộng và trừ đơn giản. Các quy tắc này chính là các quy tắc tư duy toán học. 2.2.2. Một số phương pháp tư duy toán học trong Finger Math a) Phương pháp đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 10 theo quy tắc bàn tay phải trong Finger Math Trong phương pháp toán tư duy Finger Math, kĩ năng đếm được hình thành nhờ sử dụng quy tắc bàn tay trái và bàn tay phải. Quy ước bàn tay phải trong toán học ngón tay là nền tảng cho việc nắm bắt các con số. Chỉ trên 1 bàn tay phải đã có thể hiển thị các số từ 1 đến 10 theo quy ước. Quy tắc bàn tay phải dành cho hàng đơn vị (tay phải) Trong toán tư duy Finger Math, quy tắc đếm trên bàn tay phải được quy ước như sau: Đối với các số từ 1 đến 5: Số 1: tương ứng ngón trỏ mở ra, số 2: tương ứng với ngón trỏ và ngón giữa, số 3: tương ứng với ngón trỏ, ngón giữ và ngón đeo nhẫn, số 4: ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út, số 5: nắm các ngón tay khác, mở ngón cái. Đối với các số từ 6 đến 9: Khi mở ngón tay cái (tương ứng với 5) và kết hợp với số 6: giơ ngón trỏ, số 7: ngón trỏ + ngón giữa, số 8: ngón trỏe + giữa + nhẫn, số 9: ngón trỏ + giữa + nhẫn + út. b) Phương pháp đếm theo quy ước hình ảnh đồ vật và thực hiện hành động tương ứng với các biểu tượng số trong phạm vi 10 trong Finger Math Quy ước nay vẫn áp dụng quy tắc bàn tay phải để đếm số từ 1 đến 9 nhưng gắn hình ảnh bàn tay với hình ảnh các đồ vật, sự vật trong cuộc sống hàng ngày và gắn với hành động tương ứng. Cụ thể gồm: Số đếm Hình ảnh Hành động kèm theo Số Hình ảnh Hành động kèm tương ứng đếm theo tương ứng 1 Cây nến Thổi nến hát sinh nhật 5 Anh béo 2 Tai thỏ Làm tai thỏ trên đầu 6 Càng cua Kẹp - Cắp 3 Cái dĩa Làm dĩa ăn hoa quả 7 Súng nhỏ 4 Cái quạt Cùng quạt hết nóng 8 Súng to 9 Bai bai Lắc tay vẫy chào c) Phương pháp đếm và nhận biết số lượng theo quy tắc bàn tay trái dành cho hàng chục và các số có hai chữ số trong Finger Math Nếu như cách sử dụng cả hai bàn tay thường dùng (dựa trên số lượng ngón tay) sẽ giúp trẻ 126
- Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động… đếm được từ 1 tới 10 thì quy tắc này của Finger Math có thể giúp trẻ đếm trong phạm vi 20 và thậm chí nhiều hơn. Trong đó, bàn tay trái với ngón cái cụp vào, mở ngón trỏ ra tương ứng với 1 chục (mười), nếu mở ngón trỏ và giữa tương ứng với 2 chục (hai mươi). Trong toán tư duy Finger Math, quy tắc bàn tay trái được quy ước như sau: 10: ngón trỏ, 20: ngón giữa, 30: ngón đeo nhẫn, 40: ngón út, 50: ngón cái. Để tiếp tục lặp lại, số 60: ngón cái + ngón trỏ, số 70: ngón cái + trỏ + giữa, số 80: cái + trỏ + giữa + nhẫn; và số 90: ngón cái + trỏ + giữa + nhẫn + út. Khi đếm các số không tròn chục có hai chữ số, sẽ kết hợp 2 bàn tay, trong đó bàn tay trái hiểu thị số chục, bàn tay phải hiển thị số đơn vị. Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (tay phải) + số 10: ngón trỏ (tay trái) = số 11. Bằng cách này, khi chỉ cần ghi nhớ biểu tượng, trẻ có thể ghép và nhận biết được các số đến 99 heo cách nắm được ít nhất là số có hai chữ số thì có hai số ở vị trí và giá trị khác nhau. d) Phương pháp đếm theo chuỗi tiến trong Finger Math Khi chúng ta đếm đến 4 ở tay phải, chúng ta xòe ngón cái ra thì đồng thời phải thu lại bốn ngón tay ở tay phải ( Hay nói các khác – nhớ câu thần trú: Bung 5 (anh béo) gập 4 (4 anh gầy ) Khi chúng ta thả tất cả các ngón tay trong hàng đơn vị, chúng ta sẽ xòe các ngón tay của mười chữ số. Khi thả mười ngón tay ra thì đồng thời phải thu lại mười ngón tay của hàng đơn vị. ( Hay nói các khác – nhớ câu thần trú: Bung 10 gập 9) e) Phương pháp đếm theo chuỗi lùi trong Finger Math Khi chúng ta đã thu thập các ngón tay cái ở bàn tay phải ta phải đồng thời xòe hết 4 ngón tay trong hàng đơn vị (hay nói các khác – nhớ câu thần chú: Gập 5 ( anh béo) bung 4 (4 anh gầy). Khi chúng ta đã thu thập các ngón tay ở tất cả các hàng đơn vị, chúng ta sẽ chuyển sang thu thập các ngón tay ở hàng chục. Khi mười ngón tay được thu lại, các ngón tay đơn vị phải được thả ra cùng một lúc (hay nói các khác – nhớ câu thần trú: Gập 10 bung 9) 2.2.3. Vai trò của phương pháp toán tư duy Finger Math trong dạy học toán cho trẻ khuyết tật trí tuệ trong trường mầm non hòa nhập Ưu điểm của quy tắc trong phương pháp toán tư duy Finger Math bao gồm (nhưng không hạn chế) việc: - Giúp trẻ khuyết tật trí tuệ học từ các biểu tượng đơn giản trong bàn tay. Bàn tay là thứ gần gũi và được sử dụng để khám phá của trẻ. Các ngón tay bản thân nó đã là đồ dùng trực quan minh họa cho số lượng trong phạm vi 10. Việc học toán bằng Finger Math giúp trẻ gắn bàn tay, cũng là cơ thể với biểu tượng về số do đó dễ nhớ, dễ dùng. - Trẻ khuyết tật trí tuệ và các trẻ khác trong lớp hòa nhập học đếm dựa trên khả năng hiểu. Với trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ ghi nhớ hình ảnh ngón tay với con số tương ứng là có thể học số đếm. - Khi làm quen với biểu tượng số trong phương pháp toán tư duy Finger Math, trẻ được học dựa trên việc hiểu, chẳng hạn: biểu tượng số lượng 1 tương ứng với số lượng cây nến.. Đây là nền tảng toán học cơ bản, từ đó tạo dựng cơ sở để học quy tắc sử dụng bàn tay. 127
- Vương Thùy Dương* và Nguyễn Thị Cẩm Hường - Trẻ được học thông qua các biểu tượng dễ nhận biết: số 5, số nhỏ hơn 5, số lớn hơn 5 và số tròn chục. - Trẻ khuyết tật trí tuệ có đặc điểm suy giảm chức năng trí tuệ bao gồm: khả năng lập luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, suy nghĩ trừu tượng, phán xét, học tập, giai đoạn 5-6 tuổi trẻ đã bộc lộ những khó khăn nhất định trong việc học nhất là liên quan đến toán học. Việc sử dụng quy tắc giúp trẻ giảm bớt các thao tác tư duy, tính nhanh hơn và chính xác hơn. - Trẻ được khuyến khích và nâng cao khả năng tập trung, kiên nhẫn, chú ý. Đặc biệt đây là giải pháp hữu hiệu cho trẻ khuyết tật trí tuệ có khả năng tập trung kém. - Giúp trẻ tự tin hơn, tạo tâm thế tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp một. Như vậy, với phương pháp toán tư duy Finger Math giúp cải thiện được những khó khăn cuả trẻ khuyết tật trí tuệ trong việc hình thành biểu tượng con số, số đếm và phép tính tốt hơn. 2.3. Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với toán theo cách tiếp cận STEAM 2.3.1. Giáo dục STEAM trong các hoạt động làm quen với toán trong trường mầm non Giáo dục STEAM bao gồm Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học đã được công nhận là những đòn bẩy quan trọng trong quá trình hướng tới giáo dục mầm non chất lượng cao cho tất cả trẻ em [7]. Các hoạt động STEAM đưa trẻ vào các trải nghiệm học tập phong phú và trau dồi khả năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo và cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, góp phần trang bị các kiến thức, kĩ năng cần thiết để làm việc theo hướng tích hợp, học tập hiệu quả [7], [8]. Giáo dục STEAM góp phần phát triển khả năng suy luận, khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ có khả năng thiết kế [9]. Mô hình STEAM được xây dựng dựa trên sự kết hợp 5 lĩnh vực nhằm phát triển môi trường học tập hòa nhập, khuyến khích tât cả học sinh tham gia và đóng góp. Hiện nay, rất nhiều hoạt động trong trường mầm non được tổ chức theo hướng tiếp cận giáo dục STEAM. Đó là cách tổ chức hoạt động có tính chất tích hợp các lĩnh vực toán học, kĩ thuật, khoa học, công nghệ, nghệ thuật, tăng cường trải nghiệm, thực hành ứng dụng. Trong các hoạt động này, trẻ không cảm thấy áp lực của việc học kiến thức mà được trải nghiệm trong các hoạt động thực hành, tìm kiếm những giải pháp thực tế cho các vấn đề đang đặt ra. Hoạt động được tổ chức theo hướng tiếp cận STEAM giúp trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập có cơ hội được tiếp cận một cách tự nhiên, phù hợp, tăng cường sự tham gia trong các hoạt động học tập có tính chất khoa học. Hoạt động STEAM có thể nói đã tạo cơ hội để trẻ phát triển theo hướng phù hợp của bản thân trong một lớp học đa dạng. Trong môn Toán, cách tiếp cận giáo dục STEAM giúp môn toán trở nên thực tế hơn đối với trẻ [8], khi được học tập theo tiếp cận STEAM, trẻ có nhiều cơ hội liên hệ với thực tế như các tình huống toán học, các cách thức trải nghiệm số và lượng. Trong hoạt động làm quen với Toán, trẻ được học qua các tình huống cụ thể nhờ được ứng dụng thực hành kiến thức đã được dạy trực tiếp. Từ đó, trẻ biết cách ứng dụng lí thuyết vào thực tế giúp nhớ lâu và biết xử lí tình huống nhạy bén hơn, giúp hình thành khả năng áp dụng những kiến thức toán học vào đời sống thực tế từ đó giúp trẻ cảm thấy toán học gần gũi với cuộc sống và giúp trẻ ứng dụng toán học vào cuộc sống. 2.3.2. Các ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động làm quen với toán theo cách tiếp cận STEAM a) Tổ chức các hoạt động làm quen với toán dựa trên các hình ảnh và tư duy bằng hình ảnh trong phương pháp toán tư duy Finger Math Đặc trưng học tập bằng hình ảnh và tư duy bằng hình ảnh là một trong các đặc trưng của 128
- Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động… cách tiếp cận giáo dục STEAM. Những người học bằng hình ảnh có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn và sẵn sàng tiếp cận các tình huống phức tạp trong cuộc sống. Trong cách tiếp cận STEAM, các nội dung được giảng dạy thông qua khái niệm VISTA (Visual, Image, Sound, Text, and Animation). Trong các nhóm phương tiện dạy học này, trẻ sử dụng đa giác quan, do đó thông tin được lưu giữ và hiểu rõ hơn. Cách học tập này rất phù hợp với đặc điểm của trẻ nhỏ và đặc biệt phù hợp với trẻ khuyết tật trí tuệ. Khi học toán bằng phương pháp toán tư duy Finger Math, các con số và ý nghĩa của chúng được lồng ghép vào các hình ảnh gắn với đồ vật quen thuộc và các đặc trưng gắn với yếu tố toán học của đồ vật đó (ví dụ: con thỏ thì có hai tai, cái dĩa thường có ba nhánh, ...) và khuyến khích học sinh phát triển kĩ năng hình dung có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về các biểu tượng số. b) Phương pháp toán tư duy Finger Math tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm Phương pháp tiếp cận giáo dục STEAM giảng dạy theo kiểu mới, trong đó Toán học, cũng như Khoa Học, Công Nghệ, Kĩ Thuật, Nghệ Thuật được hướng dẫn theo hướng tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức và sự vận dụng vào thực tế. Đó là đặc trưng hands-on, thực hành, trải nghiệm của giáo dục STEAM. Việc học toán theo phương pháp toán ư duy Finger Math giúp các trẻ em được hoạt động thực hành với các trò chơi với ngón tay, thực hành với các bài tập liên tưởng hình ảnh tương ứng. Các trò chơi đố vui về số lượng, số đếm với ngón tay theo quy tắc của phương pháp toán tư duy Finger Math giúp các em trải nghiệm cảm giác toán học một cách cụ thể bằng các bộ phận trên cơ thể là điều rất tốt và đặc trưng của Finger Math. Dưới đây là một số hoạt động vô cùng đơn giản được tổ chức theo cách tiếp cận STEAM có ứng dụng phương pháp Finger Math, qua đó dạy con học được cách quan sát, phân chia, tính toán một cách đơn giản và quen thuộc nhất. Ví dụ: Hoạt động đi bộ, dã ngoại và tìm kiếm những thứ yêu thích trên đường đi: Thông qua các hoạt động đi bộ, dã ngoại trẻ được tự do khám phá mọi thứ trên hành trình trải nghiệm. Giáo viên của con sẽ hỗ trợ trong việc chuẩn bị thêm những vật dụng như 1 chiếc túi nhỏ, 1 chiếc giỏ nhựa để con có thể thu nhặt những thứ thường thấy trong buổi dã ngoại. Những thứ này con sẽ phải tự mình sắp xếp, phân loại chúng dựa trên hình dạng, màu sắc, kích thước sau đó con sẽ tập đếm số lượng. Khi đếm con sẽ sử dụng ngón tay tương ứng để liên hệ giữa đồ vật, số đếm và ngón tay. Trẻ sẽ vừa được trải nghiệm thực hành vừa làm quen với phép đếm đơn giản bằng ngón tay để hình thành biểu tượng về số. Ví dụ: Hoạt động đong đếm nước vào các đồ chứa khác nhau: Cô giáo chuẩn bị sẵn một chậu nước cùng với cốc và các dụng cụ chứa nước như chai, cốc, bát, bình… sau đó đưa ra yêu cầu trẻ múc nước bằng cốc đổ vào các loại đồ chứa tự lựa chọn rồi so sánh những điều khác lạ từ những gì bé nhìn thấy. Thông qua hành động trên, trẻ đếm số lượng vật cốc nước đã múc được, dùng ngón tay liên hệ để tạo số đếm và so sánh số lượng, phát hiện hình dạng khác nhau của nước, lượng nước chứa được khác nhau. Trẻ học được kĩ năng đếm, so sánh, kiến thức khoa học và khả năng quan sát, đánh giá vấn đề, sự khéo léo của thao tác múc nước, sự cẩn thận, gọn gàng. c) Phương pháp toán tư duy Finger Math tổ chức các hoạt động học tập chủ động và hợp tác Đặc trưng học tập chủ động và hợp tác là điểm rất riêng của STEAM so với STEM và các cách tiếp cận khác trong dạy học ở bậc học mầm non. STEAM mang đến cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Khi giáo viên đưa ra một tình huống toán học cụ thể, trẻ sẽ chủ động khám phá, tìm tòi và thực hiện. Trong quá trình hoạt động theo mô hình giáo dục STEAM, trẻ làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề. Do đó cơ hội hợp tác trong giáo dục STEAM là rất lớn. Trong nhóm, trẻ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh tác động tích cực vào việc học STEAM của trẻ. 129
- Vương Thùy Dương* và Nguyễn Thị Cẩm Hường Nhóm này có thể là một lớp học, trường học hoặc nhóm bạn. Nhóm này tạo thành cộng đồng giáo dục STEAM của trẻ. Một cộng đồng giáo dục STEAM không chỉ mang đến những hiệu quả của việc học mà còn mang đến niềm vui sự lạc quan thích thú đối với trẻ. Khi trẻ được thảo luận bàn bạc đưa ra những vấn đề cần giải quyết tạo ra cho trẻ một cộng đồng lành mạnh hỗ trợ lẫn nhau trong việc học tập, trẻ bày tỏ sự quan tâm, sự phối hợp, khả năng làm việc chung, từ đó giải quyết được vấn đề khoa học trong thực tiễn và có thêm nhiều kĩ năng và kinh nghiệm sống trong thực tiễn. Khi sử dụng phương pháp toán tư duy Finger Math, các trẻ em sẽ cùng bàn bạc, thảo luận để giải quyết một yêu cầu do giáo viên đưa ra. Bản thân mỗi em sẽ áp dụng các quy tắc tư duy của Finger Math, sau đó sẽ kiểm tra lại với bạn bè và giúp đỡ bạn bè. Đây là yếu tố hợp tác, chủ động trong học toán bằng phương pháp Finger Math. Khác với các phương pháp khác, mỗi khi sử dụng hình thức nhóm, giáo viên phải mất nhiều công sức chuẩn bị đồ dùng, thì đối với phương pháp toán tư duy Finger Math, điều này không diễn ra. Mọi trẻ em đều chủ động với đồ dùng, học liệu và các ngón tay của bản thân và quy tắc sử dụng chúng. Các quy tắc này nếu như chưa được vận dụng thuần thục sẽ được bạn bè hỗ trợ để trẻ dùng chính xác và nhanh chóng. 3. Kết luận Thời gian gần đây, việc phát triển tư duy toán học theo phương pháp truyền thống kết hợp với các phương pháp toán tư duy trong các hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán trong trường mầm non đã dần được chú ý. Trong trường mầm non, các hoạt động làm quen với toán cũng được quan tâm tổ chức theo cách tiếp cận STEAM. Trong lớp học hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ, phương pháp toán tư duy Finger Math có rất nhiều điểm tương đồng với tính chất, đặc trưng của cách tiếp cận giáo dục STEAM nhằm giúp trẻ được học tập thông qua thực hành, trải nghiệm, chủ động, hợp tác và học tập bằng hình ảnh. Trẻ khuyết tật trí tuệ và các bạn cùng lớp có cơ hội được học tập một cách vui vẻ qua những bài học thú vị và học trong các hoạt động đơn giản hàng ngày. Trẻ có cơ hội hình thành các khái niệm sơ đẳng về toán thông qua trải nghiệm thực tế và sử dụng công cụ luôn sẵn có trực quan đó là đôi bàn tay của trẻ để thực hiện những phép đếm, phép toán chính xác. Trong thời gian tới, việc đề xuất các hoạt động cụ thể là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp các giáo viên và trẻ được thực hành nhiều hơn nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng toán học ở trẻ tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Thị Nhung, 2016. Phương pháp hình thành các biểu tượng Toán cho trẻ mẫu giáo. Nxb Giáo dục Việt Nam. [2] Đỗ Thị Minh Liên, 2022. Lí luận và phương pháp hình thành biểu towngj toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] APA – American Psychiatric Association, 2013. The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition (DSM-5). [4] Phạm Minh Hằng, 2002. Hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5-6 tuổi trong trường mầm non hoà nhập thông qua hoạt động trải nghiệm. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Seeley, C., 2005. Do the math in your head. NCTM News Bulletin. [6] Lackey, D., 2017. What Is Mental Math?. In Pedagogy and Content in Middle and High School Mathematics (pp. 241-243). Brill. 130
- Ứng dụng phương pháp toán tư duy Finger Math trong các hoạt động… [7] Mengmeng, Z., Xiantong, Y., Xinghua, W., 2019. Construction of STEAM Curriculum Model and Case Design in Kindergarten, American Journal of Educational Research, 7(7), 485-490. DOI: 10.12691/education-7-7-8 [8] Maslyk, J., 2016. STEAM Makers: Fostering Creativity and Innovation in the Elementary Classroom. Corwin Press. [9] Pomeroy, R., 2016. From STEM to STEAM: Science and Art Go Hand-in- Hand. blogs.scientificamerican.com. Scientific American. Retrieved 17 November 2016. ABSTRACT Applying Finger Math method in activities to get acquainted with some elementary concepts of math according to the approach of STEAM education in inclusive preschool for children with intellectual disabilities Vuong Thuy Duong1* and Nguyen Thi Cam Huong2 1 Sunflower Kindergarten 2 Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education STEAM education is now very focused in schools, including inclusive preschools for children with intellectual disabilities. Mathematics is one of the core contents of STEAM education. The use of Finger Math, one mental math method in activities to get acquainted with some elementary concepts of math has many advantages in realizing the goals of forming symbols for preschool children and children with intellectual disabilities in inclusive settings. When organizing these activities, teachers can apply the Finger Math method according to the STEAM approach by enhancing the exploitation of image features symbols, practice associated with real situations, experiential practice, enhance children's initiative and cooperation. Keywords: intellectual disabilities, STEAM education, mental math method, Finger Math, elementary concepts of math. 131
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp phần tử hữu hạn - GS.TS. Trần Ích Thịnh, TS. Ngô Ngư Khoa
299 p | 1327 | 417
-
Bài Giảng Phương pháp Phần tử hữu hạn - TS. Lê Minh Quý
70 p | 1450 | 321
-
Cơ học kỹ thuật - Phương pháp phần tử hữu hạn
224 p | 418 | 155
-
Bài giảng Phương pháp phần tử hữu hạn - Trịnh Anh Ngọc
166 p | 206 | 59
-
ĐÀN HỒI ỨNG DỤNG - PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
11 p | 468 | 44
-
Phương pháp toán tử FK giải phương trình schrodinger cho nguyên tử hydro
9 p | 123 | 13
-
Ứng dụng phương pháp hàm thế giải bài toán truyền sóng đều qua đê chắn sóng dạng tường rèm theo phương pháp số phần tử biên
6 p | 75 | 10
-
Bài giảng Phương pháp số ứng dụng: Chương 6 - PSG.TS. Nguyễn Thống
24 p | 130 | 8
-
Ứng dụng phương pháp Morris để phân tích độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng tới lưu lượng lũ tính toán từ lưu vực nhỏ
7 p | 54 | 6
-
Ứng dụng phương pháp bình sai tự do để xử lý số liệu lưới mặt bằng thi công công trình
6 p | 29 | 3
-
Phương pháp phần tử rời rạc trong địa kỹ thuật
3 p | 12 | 3
-
Ứng dụng phương pháp Đirichlê: Phần 2
96 p | 11 | 3
-
Ứng dụng phương pháp OTSU tính toán phạm vi thiệt hại lũ lụt cho lưu vực sông Lam thông qua nền tảng Google Earth Engine
9 p | 2 | 2
-
Ứng dụng phương pháp trung bình có trọng số hiệu chỉnh quỹ đạo cơn bão Podul 2019
14 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu giải bài toán điều khiển tối ưu sử dụng phương pháp tựa theo dãy và giải thuật tính vi phân tự động AD cho hệ thống động học phi tuyến có ràng buộc
5 p | 78 | 2
-
Tính tương tác giữa hệ ống dẫn đôi và nền san hô dưới tác dụng của tải trọng nổ
12 p | 31 | 1
-
Phân tích ứng xử phi tuyến và tối ưu hóa cấu trúc nẹp chỉnh hình mắt cá chân bằng phương pháp phần tử hữu hạn
9 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn