intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung thư cổ tử cung: Không nên bổ sung hoóc môn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bị ung thư cổ tử cung, việc sử dụng hoóc môn thay thế là không cần thiết. ThS. BS. Đặng Huy Quốc Thịnh – PGĐ BV Ung bướu TP.HCM khẳng định điều này. Cần sự cảm thông từ người chồng! Thiếu người thân chăm sóc, các bệnh nhân ung thư cổ tử cung tìm nguồn an ủi ở các bệnh nhân cùng hoàn cảnh -Ảnh Lê Dung Hiện nay, một trong những phương pháp tối ưu được áp dụng để điều trị ung thư cổ tử cung là xạ trị. Nhưng, xạ trị xong sẽ làm cho các niêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung thư cổ tử cung: Không nên bổ sung hoóc môn

  1. Ung thư cổ tử cung: Không nên bổ sung hoóc môn Khi bị ung thư cổ tử cung, việc sử dụng hoóc môn thay thế là không cần thiết. ThS. BS. Đặng Huy Quốc Thịnh – PGĐ BV Ung bướu TP.HCM khẳng định điều này. Cần sự cảm thông từ người chồng! Thiếu người thân chăm sóc, các bệnh nhân ung thư cổ tử cung tìm nguồn an ủi ở các bệnh nhân cùng hoàn cảnh -Ảnh Lê Dung Hiện nay, một trong những phương pháp tối ưu được áp dụng để điều trị ung thư cổ tử cung là xạ trị. Nhưng, xạ trị xong sẽ làm cho các niêm mạc ở âm đạo của phụ nữ, những tuyến sinh dục bên dưới bị tổn thương, khiến việc tiết ra chất dịch bôi trơn khi quan hệ bị giảm đi (khô âm đạo), dẫn đến khó khăn, đau khi quan hệ tình dục.
  2. Ngoài ra trong quá trình điều trị, các yếu tố về tâm lí cũng làm ảnh hưởng đến các hoạt động nội tiết của người phụ nữ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ngại ngần trong việc gần gũi với người chồng. Chính vì vậy, sự cảm thông, chia sẻ của người chồng là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh của người vợ. Tại khoa Xạ 1, Xạ 2 của BV Ung bướu, hình ảnh những ông chồng đến chăm sóc vợ trong lúc điều trị bệnh không nhiều. Người đến thăm nuôi các bệnh nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu là giới nữ (chị, em, con, cháu…), không ít người “đơn thương độc mã” chiến đấu với bệnh tật. Bị đau quặn kéo dài, cô V. đi khám bệnh và biết mình bị ung thư cổ tử cung. Chồng khuyên cô nên ở nhà “được ngày nào hay ngày đó” cho đỡ tốn kém, vì bị ung thư có tốn bao nhiêu tiền cũng không thể chữa trị được. Nghĩ mình còn trẻ, còn là chỗ dựa cần thiết cho hai con, cô quyết tâm từ Lâm Đồng xuống bệnh viện Ung bướu để điều trị bệnh. Người thân của cô, người sợ tốn kém, người sợ lây nhiễm nên không xuống thăm nuôi, một mình cô chống chọi với căn bệnh hiểm ác. “Nhiều lúc thấy buồn, cô đơn nhưng nghĩ mình phải sống nên quyết tâm điều trị. Bây giờ, cô gần như đã hoàn toàn khoẻ mạnh, thêm mũi tiêm nữa cô sẽ được về,” ánh mắt cô V. buồn nhưng ẩn chứa một nghị lực phi thường.
  3. Mặc dù không muốn con cháu vất vả khi thăm nuôi, nhưng bà Sáu (Tiền Giang) vẫn cảm thấy tủi lòng mỗi khi ngồi một mình – Ảnh Lê Dung Trong khoa Xạ 2, những bệnh nhân nằm viện một mình như cô không phải hiếm. Không ít trường hợp là do người thân sợ bị lây nhiễm nên không dám vào viện chăm sóc người bệnh. Thậm chí, chính người bệnh cũng sợ căn bệnh này sẽ lây nhiễm cho con cháu mình nên không cho người thân vào thăm nuôi như bà Sáu ở Tiền Giang. Thời gian điều trị bệnh kéo dài, mọi người trong phòng quen biết và coi nhau như người trong một nhà, người khoẻ giúp đỡ người bệnh, người bệnh ít giúp đỡ người bệnh nhiều nên các bệnh nhân cũng cảm thấy bớt tủi thân khi mang bệnh phải ngồi một chỗ. Tuy nhiên, trước những cơn đau thắt bụng, những lần băng huyết đến xỉu đi, dù luôn có mọi người cùng phòng bên cạnh cũng không khỏi làm cho các bệnh nhân cảm thấy tủi lòng.
  4. “Mình nằm một chỗ nhưng may mắn còn có thằng con ghé thăm mỗi khi nó tan học. Chứ như cô nằm ở đây mới ra viện hôm rồi, mới lấy chồng, chưa con cái gì, phát hiện bị bệnh này thế là ông chồng bỏ luôn, cô ấy một thân một mình nằm viện…” bà H. (Bình Tân – TP.HCM) đã điều trị tại bệnh viện 3 tháng lắc đầu, bỏ lửng câu nói. Với bà và nhiều bệnh nhân khác, “Với phụ nữ, bệnh này còn hơn cả AIDS, chồng không bỏ, cuộc sống gia đình cũng khó bề yên ấm”. Không ít người hiểu nhầm phụ nữ từ chối quan hệ tình dục là do ung thư cổ tử cung làm giảm hoóc môn sinh dục nữ, nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Chính các phương pháp điều trị cùng với yếu tố tâm lí khi mang bệnh mới là nguyên nhân làm giảm hoóc môn sinh dục nữ. Vì vậy “các bệnh nhân ung thư cổ tử cung rất cần sự cảm thông, chia sẻ từ phía người thân, đặc biệt là người chồng của mình” – bác sĩ Quốc Thịnh cho biết. Bác sĩ Thịnh cũng khẳng định, liệu pháp bổ sung hoóc môn sinh dục nữ trong trường hợp này là không cần thiết. Bổ sung hoóc môn: Con dao hai lưỡi
  5. Sự cảm thông, chia sẻ của người chồng là nguồn động viên rất lớn đối với các bệnh nhân ung thư cổ tử cung – Ảnh Lê Dung Về mặt y học, việc sử dụng hoóc môn sinh dục nữ cho phụ nữ chủ yếu trong tình huống phụ nữ mãn kinh, buồng trứng ít hoạt động dẫn đến hoóc môn sinh dục nữ giảm xuống. Để duy trì trạng thái sức khoẻ, thể chất, tâm lí về mặt hoạt động tình dục vẫn như bình thường (khi vẫn còn kinh) thì mới cần thiết sử dụng hoóc môn sinh dục nữ. Một số tình huống đặc biệt như phụ nữ bị cắt buồng trứng khi còn trẻ (do thai ngoài tử cung, u buồng trứng lành…) dẫn đến giảm hoóc môn sinh dục nữ thì mới áp dụng liệu pháp bổ sung hoóc môn. Hoóc môn sinh dục nữ làm cho người phụ nữ (khi qua tuổi mãn kinh) cảm thấy mình vẫn tươi tắn, trẻ trung cả về thể chất lẫn tinh thần, da dẻ không bị lão hoá,… nhưng hoóc môn sinh dục nữ như con dao hai lưỡi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2