intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ xương Cơ thể con người có khoảng hơn 200 chiếc xương với các hình dạng và kích cỡ khác nhau. Xương có các tế bào sống (osteocytes) kết nối với nhau bởi một loại vật chất cứng như canxi. Vật chất này giúp cho bộ xương khoẻ và cứng. Xương có cấu tạo rỗng bên trong chứa một loại chất xốp gọi là tuỷ sản xuất ra các tế bào máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 1

  1. UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 1 Bộ xương Cơ thể con người có khoảng hơn 200 chiếc xương với các hình dạng và kích cỡ khác nhau. Xương có các tế bào sống (osteocytes) kết nối với nhau bởi một loại vật chất cứng như canxi. Vật chất này giúp cho bộ xương khoẻ và cứng. Xương có cấu tạo rỗng bên trong chứa một loại chất xốp gọi là tuỷ sản xuất ra các tế bào máu. Đầu các khớp xương được bao bọc bởi một lớp xương sụn-một chất cứng, có đàn hồi. Vì xương sụn có độ đàn hồi hơn xương nên nó giúp xương c ử
  2. động một cách thoải mái giữa các khớp. Nó còn đóng vai trò là đệm ở khớp xương để ngăn không cho xương cọ xát với nhau. Bộ xương có một số chức năng quan trọng. Bộ xương tạo cho cơ thể một chỗ dựa vững chắc và các khớp xương đóng vai trò như những chiếc đòn bẩy giúp cơ thể di chuyển. Bộ xương còn giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, ví dụ như lồng ngực bảo vệ tim và phổi. Nó còn chứa một số loại chất khoáng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là canxi. UNG THƯ XƯƠNG: TRIỆU CHỨNG/CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG Các triệu chứng của ung thư xương rất khác nhau tuỳ từng loại xương b ị ảnh hưởng và vị trí của nó trong cơ thể. Các triệu chứng cũng khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ của khối u. Đôi khi dấu hiệu đầu tiên có thể là những cơn đau hoặc mềm mềm ở khu vực khối u. Nó có thể bắt đầu bằng những cơn đau triền miên và rất tồi tệ vào ban đêm khi cơ bắp thư giãn. Đối với trẻ em, triệu chứng này có thể bị nhầm thành bong gân hoặc đau dậy thì.
  3. Một triệu chứng khác là xung quanh vùng xương b ị ảnh hưởng bị sưng vù lên. Chỗ sưng tấy này sẽ không rõ cho tới khi khối u phát triển tương đối to. Không phải lúc nào cũng nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy khối u nếu phần xương bị ảnh hưởng nằm sâu trong các mô thịt. Nếu ung thư nằm ở gần khớp, khối u có thể làm khớp đó cử động khó khăn và do vậy ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chi này. Nếu chỗ xương bị ảnh hưởng nằm ở chân, bạn sẽ thấy mình đi khập khễnh. Nếu ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống và làm các chi yếu đi, tê liệt và nhoi nhói. Những triệu chứng ít phổ biến hơn có thể là sự suy nhược của cơ thể, sốt cao hoặc ra mồ hôi, giảm cân. Ung thư xương đôi khi được phát hiện ra khi một xương nào đó bị yếu đi do ung thư và gẫy khi bạn bị ngã nhẹ hoặc bị tai nạn. Rất nhiều triệu chứng nêu trên được biết đến như tình trạng sức khoẻ nhiều hơn là ung thư. Vì các triệu chứng ung thư xương cũng giống như do việc sử dụng thuốc hoặc thương tích gây ra nên đôi khi bác sĩ phải mất nhiều thời gian để tìm triệu chứng ung thư thật. Tuy nhiên, bất cứ ai bị đau xương thường xuyên (kéo dài hơn vài tuần) thì nên đến khám ở những bác sĩ
  4. chuyên khoa xương (orthopaedic doctor) hoặc chuyên gia ung thư (oncologist). CHẨN ĐOÁN UNG THƯ XƯƠNG Bạn thường bắt đầu từ bác sĩ gia đình (GP, family doctor). Người này sẽ khám sức khoẻ cho bạn, làm một số xét nghiệm hoặc chụp X-quang mà việc này có thể giúp ích. Bác sĩ gia đình cũng có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa các bệnh về xương ở địa phương. Bác sĩ chuyên khoa xương tại bệnh viện sẽ hỏi bạn về quá trình bạn sử dụng thuốc trước khi tiến hành khám sức khoẻ. Nó bao gồm việc khám chỗ xương bị ảnh hưởng để kiểm tra xem có bị sưng hoặc bị mềm không. Có thể bạn phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra sức khoẻ tổng thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho rằng bạn có khối u ung thư kỳ đầu, các bác sĩ sẽ bố trí cho bạn tới bệnh viện chuyên khoa, hoặc trung tâm ung thư xương mà ở đó có một đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và y tá nhiều kinh nghiệm điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư. Có nhiều xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán ung thư xương, như làm sinh thiết, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên dụng. Những xét nghiệm sau được sử dụng để chẩn đoán bệnh ung thư xương:
  5. Chụp X-quang Chụp (Scan) xương Chọc mẫu sinh thiết Sinh thiết mở Chụp X-quang Chụp X-quang xương là cách làm đơn giản nhất để chấn đoán ung thư xương và cho biết vị trí ban đầu của khối ung thư trong xương (ung thư k ỳ đầu) hoặc chỗ nó đã phát triển ra trong cơ thể (ung thư di căn). Đôi khi, chụp X-quang mang lại hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ chẩn đoán từng loại ung thư xương cụ thể (giống trong trường hợp ung thư osteosarcoma). Thông thường x-quang chỉ rõ cả khu vực xương bị ung thư phá huỷ lẫn số lượng tế bào xương tăng lên xung quanh vùng ung thư. Chụp (scan) xương Scan xương còn được biết tới là scan xương bằng chất đồng vị. Loại này rất nhạy cảm và có thể phát hiện ra các tế bào ung thư trước khi chúng hiện lên qua x-quang. Một lượng chất phóng xạ nhẹ sẽ được tiêm qua ven, thường là vào tay. Sau đó sẽ tiến hành scan. Nếu chiếc xương bất thường hút nhiều
  6. chất phóng xạ hơn xuơng bình thường, nó sẽ hiện lên là một vùng nổi bật (thường gọi là điểm nóng). Sau khi tiêm, bạn sẽ đợi khoảng 3 tiếng trước khi scan, bạn nên mang theo tạp chí hoặc sách báo hoặc đi cùng bạn cho vui. Độ phóng xạ được sử dụng trong scan là rất thấp và không hề có hại. Phóng xạ này sẽ mất khỏi cơ thể trong vòng vài giờ. Chọc mẫu sinh thiết Một loại kim đặc biệt được cắm vào xương để lấy mẫu tế bào. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê vào vùng lấy mẫu. Nếu khối u gần bề mặt cơ thể thì có thể cảm nhận được một cách dễ dàng, bác sĩ chỉ cần sờ vào để cắm mũi kim vào. Nếu khối u nằm sâu bên trong cơ thể (ví dụ như ở bụng) hoặc khó cảm nhận được, bác sĩ sẽ sử dụng loại scan siêu âm hoặc chụp cắt lớp CT để xác định vị trí cắm kim vào đúng chỗ. Khi nhìn tế bào mẫu dưới kính hiển vi, bác sĩ có thể biết đó là ung thư lành tính hay ác tính. Nếu khối u đó là ung thư thì cần phải làm thêm một vài xét nghiệm nữa để xác định chính xác loại ung thư. Đôi khi, đặc biệt là đối với trẻ em, phải gây mê toàn bộ khi làm sinh thiết.
  7. Làm sinh thiết bằng chọc kim lấy mẫu có thể cho biết khối u đó là ung thư hay không. Đôi khi, số tế bào mẫu quá ít để đưa ra câu trả lời rõ ràng, lúc đó cần tới biện pháp sinh thiết mở. Sinh thiết mở Có nghĩa là dùng dao mổ (scalpel) lấy một mẫu mô từ khối u. Nếu khối u vẫn còn nhỏ thì có thể khoét bỏ toàn bộ nó đi. Sinh thiết mở có thể được thực hiện sau khi gây mê cục bộ hoặc toàn bộ, phụ thuộc vào vị trí của khối u và độ sâu của nó trong cơ thể. Nếu đó là khối u lành tính, bạn không cần phải điều trị nữa. Nếu đó là ung thư, bác s ĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị tiếp. Tương tự, mẫu tế bào sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Thường người ta thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên cùng một mẫu nhỏ và mất khoảng vài ngày đến chục ngày để có kết quả. Đây sẽ là thời kỳ khó khăn nhất đối với bạn, nhưng rất quan trọng vì nó đưa ra chẩn đoán chính xác. Bạn có thể tâm sự những lo lắng của mình với bạn bè, người thân. Những xét nghiệm khác Nếu những xét nghiệm cho thấy, bạn hoặc con bạn bị ung thư xương, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm khác để xem ung thư đã lan ra bên ngoài
  8. thành xương chưa. Người ta làm các xét nghiệm này để kiểm tra thận, tim và các bộ phận khác của bạn có còn hoạt động tốt không vì chúng có thể bị ảnh hưởng khi bạn trải qua các quá trình điều trị bệnh. Có các loại xét nghiệm sau: Chụp x-quang ngực Scan cắt lớp CT Scan từ tính dội âm MRI Lấy mẫu tuỷ xương Scan đồng vị phóng xạ PET Chụp x-quang ngực Trong giai đoạn ung thư kỳ đầu, vị trí thông thường nhất mà ung thư lan sang là phổi. Chụp x-quang ngực có thể cho biết phổi có bị ảnh hưởng hay không. Scan cắt lớp CT Máy chụp CT sẽ phóng ra những tia x-quang tạo thành hình ảnh 3 chiều bên trong cơ thể. Chụp CT không gây đau đớn nhưng mất nhiều thời gian hơn
  9. chụp x-quang (10-30 phút). Nó giúp xác định chính xác vị trí của khối u hoặc kiểm tra xem khối u đó đã di căn chưa. Trước khi chụp, bạn uống nước hoặc bị tiêm một mũi để giúp nhìn rõ hơn một số khu vực trong cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy nóng rực toàn thân trong vài phút. Trước khi tiêm hay uống nước, bạn cần cho bác sĩ và người thực hiện cuộc xét nghiệm đó biết bạn có bị dị ứng với i-ốt hoặc astma không. Bạn vẫn có thể tiêm nếu bạn đang được điều trị bằng xteroit vào ngày trước hoặc trùng ngày bạn tiêm. Bạn có thể về nhà sau khi chụp CT xong. Scan cộng hưởng từ MRI Xét nghiệm này cũng giống như scan CT nhưng lại sử dụng bằng từ tính thay thế tia x-quang tạo hình ảnh 3 chiều của cơ thể. Bạn sẽ được tiêm vào ven tay một mũi có chất màu để làm rõ hình ảnh. Trong quá trình xét nghiệm, bạn sẽ nằm yên trên một tấm đệm đặt trong một cái ống dài chừng 1 tiếng. Nếu bạn là người sợ những nơi bị đóng kín thì đây quả là điều khó chịu. Nếu thế, bạn hãy nói với người thực hiện scan. Quá trình scan MRI cũng rất ồn ào, nhưng bạn sẽ được đeo tai nghe và nhiều bệnh viện còn bật nhạc trong quá trình scan. Bạn cũng có thể mang theo băng đĩa yêu thích và đi cùng ai đó vào phòng.
  10. Cái ống này có độ từ tính rất cao. Vì vậy, trước khi vào, bạn nên tháo bỏ lại các vật kim loại trên người. Phương pháp MPI này không thể áp dụng đối với những người đeo máy trợ tim hay cấy ghép bất cứ thiết bị nào. Bạn có thể về nhà ngay sau khi scan. Lấy mẫu tuỷ xương Bạn cần làm xét nghiệm này khi nghi hoặc chẩn đoán bị ung thư mô liên kết Ewing vì nó có thể di căn vào tuỷ xương (loại chất xốp nằm bên trong xương tạo ra tế bào máu). Người ta sẽ lấy mẫu tuỷ xương từ xương hông (pelvis) và nhìn dưới kính hiển vi để xem chúng có chứa những tế bào bất thường không. Lấy mẫu tuỷ xương thường được thực hiện khi gây mê cục bộ nhưng đối với trẻ em thì phải gây mê toàn bộ. Scan đồng vị phóng xạ PET Đây là phương pháp mới và bạn cần phải tới bệnh viện chuyên khoa để làm. Bạn không nhất thiết sử dụng biện pháp này nhưng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ xem có tác dụng trong trường hợp của bạn không.
  11. PET sử dụng một loại đường phóng xạ liều nhẹ để đo hoạt động của các tế bào tại những phần khác nhau của cơ thể. Người ta sẽ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ nhẹ vào ven, thường là ở tay. Sau đó, sẽ tiến hành scan. Những khu vực bị ung thư thường nhiễm xạ nhiều hơn những mô xung quanh và hiện lên khi scan. Thường mất vài ngày cho tới khi biết kết quả và thời gian chờ đợi quả là đầy hồi hộp với bạn. Bạn nên tâm sự với bạn bè thân thiết hoặc họ hàng để giải toả tâm lý. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đã bị ung thư, bạn cần chuẩn bị tinh thần điều trị bằng hoá chất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2