intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng xử với trẻ tự kỷ

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự kỷ là một bệnh lý về tinh thần ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em. Các em rất cần được giúp đỡ để thể hiện những suy nghĩ và mong muốn của mình. Trước một đứa trẻ tự kỷ, bạn nên: 1. Tìm hiểu tự kỷ là gì Để giúp trẻ tự kỷ, bạn cần hiểu rõ bệnh tự kỷ là gì. Tự kỷ có nhiều hình thức và ảnh hưởng tới mỗi trẻ mỗi khác nhau. Bạn càng hiểu rõ bao nhiêu càng dễ dàng tiếp cận trẻ bấy nhiêu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng xử với trẻ tự kỷ

  1. Ứng xử với trẻ tự kỷ Tự kỷ là một bệnh lý về tinh thần ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em. Các em rất cần được giúp đỡ để thể hiện những suy nghĩ và mong muốn của mình. Trước một đứa trẻ tự kỷ, bạn nên: 1. Tìm hiểu tự kỷ là gì Để giúp trẻ tự kỷ, bạn cần hiểu rõ bệnh tự kỷ là gì. Tự kỷ có nhiều hình thức và ảnh hưởng tới mỗi trẻ mỗi khác nhau. Bạn càng hiểu rõ bao nhiêu càng dễ dàng tiếp cận trẻ bấy nhiêu.
  2. 2. Tham gia lớp học giao tiếp với trẻ tự kỷ Giao tiếp với trẻ tự kỷ khác rất nhiều so với giao tiếp cùng những trẻ bình thường khác. Cần sử dụng nhiều kỹ năng để giúp trẻ học, đương đầu với thực tế và thích nghi với những hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều công việc được coi là dễ dàng với mọi người thì lại vô cùng khó khăn đối với trẻ tự kỷ. Khi tham gia hội thảo, học giao tiếp với trẻ tự kỉ, bạn sẽ chuẩn bị được nhiều kỹ năng để sẵn sàng giúp trẻ hòa nhập hơn với cộng đồng. 3. Nhớ rằng mỗi trẻ là khác nhau
  3. Dù đã được trang bị kiến thức về trẻ tự kỷ, bạn vẫn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thích nghi với trẻ nhé! Có thể với trẻ này, sự giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười tạo nên hiệu quả nhưng trẻ khác lại cần bạn nói chuyện và cùng hát cơ. 4. Đừng vội vàng đánh giá Trẻ tự kỷ ít nói hơn trẻ khác vì vậy bạn đừng nôn nóng bắt trẻ phải thân thiết và làm theo ý của mình ngay. Cũng đừng vội vàng đánh giá là trẻ không có khả năng học tập và nhận thức. Cần tạo cho trẻ sự tin tưởng, trẻ sẽ thể hiện bản thân. 5. Đừng kỳ thị trẻ Bản thân mỗi trẻ đều có nhu cầu được yêu thương, chú ý. Tuỳ theo mức độ bệnh của trẻ, bạn sẽ thấy trẻ như đang phớt lờ mình hay là hoà nhã hơn, nhưng một điều quan trọng: đừng kì thị và xa lánh trẻ. 6. Trẻ có nhịp độ riêng
  4. Cố gắng hiểu trẻ và biết được tốc độ tiếp thu của trẻ để có sự điều chỉnh hợp lý. Hãy luôn nhớ để trẻ tự đi theo nhịp độ riêng của chúng. 7. Không kỳ vọng Bạn đừng nản lòng khi trẻ không trả lời bạn hoặc có những câu trả lời thiếu chủ ngữ. Nhiều trẻ tự kỷ dù biết bạn hỏi gì nhưng lại lựa chọn sự im lặng. Bạn hỏi một câu hỏi và mong chờ một phản ứng chi tiết từ trẻ - đó là điều không thể Nhiều loại chứng tự kỷ không “cho phép” trẻ thể hiện bằng lời nói đầy đủ ngay cả khi chúng mong muốn. Cách tốt nhất để tìm hiểu trẻ là hài lòng với câu trả lời của trẻ, đừng gượng ép trẻ trả lời theo ý bạn. 8. Sử dụng từ ngắn gọn khi hỏi Một trong những khía cạnh ứng xử với trẻ tự kỷ khi nói chuyện là sử dụng từ ngữ ngắn gọn, trọng tâm. Thêm từ dài dòng hoặc nói khó hiểu, bạn sẽ không đạt được mục đích truyền tải thông tin tới trẻ. 9. Kiên nhẫn
  5. Bạn cần kiên nhẫn, ít thất vọng và căng thẳng khi tiếp xúc với trẻ tự kỷ. Cần học cách kiểm soát cảm xúc. Trẻ dù tự kỷ vẫn vô cùng nhạy cảm. Trẻ sẽ nhận ra rất nhanh nếu thấy bạn tỏ ra mất kiên nhẫn, từ đó trẻ từ chối giao tiếp với bạn. Theo Dân Trí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2