CHƯƠNG BA<br />
<br />
KHÔNG QUÊN TRI ÂN NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG<br />
“Trong số các bạn trẻ, có nhiều bạn hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề trước mắt. Nhưng<br />
cố mãi mà vẫn chưa có kết quả. Tuy vậy, các bạn hãy thử nỗ lực đến tột cùng - tới mức không<br />
thể nỗ lực hơn được nữa – xem sao. Nếu đã cố gắng được đến như vậy thì thế nào cũng tìm<br />
được lời giải tuyệt vời như thể món quà mà ông Trời ban tặng. Và nhất định sẽ xuất hiện<br />
những người hiểu và thừa nhận sự nỗ lực của bạn.”<br />
<br />
CÂU CHUYỆN THÀNH LẬP CÔNG TY KYOCERA<br />
Tôi đã kể cho các bạn về những khó khăn, những vấp váp trong quá trình nghiên cứu gốm làm<br />
vật liệu chế tạo ống chân không cho Công ty Hitachi, về việc tôi phải ra đi do đối lập ý kiến với<br />
ông phó giám đốc phụ trách kỹ thuật mới lên chức. Người ta đơn phương ra quyết định với tôi:<br />
“Đề tài nghiên cứu này vượt quá khả năng của anh. Hãy đứng sang một bên để nhường chỗ cho<br />
người khác.” Và tôi rời khỏi công ty. Nếu có ở lại thì cũng không thể biến giấc mơ thành hiện<br />
thực vì người ta có chịu hiểu cho mình đâu.<br />
Nghe tin tôi rời công ty, toàn bộ nhân viên dưới quyền do tôi đảm trách kéo đến phòng ở của<br />
tôi trong khu tập thể công ty. Họ đồng thanh nói: “Chúng tôi cũng sẽ thôi việc để đi với anh”.<br />
Không ai chịu nghe theo lời khuyên của tôi là nên ở lại để tiếp tục công việc. Đến cả cấp trên<br />
của tôi, ông Aoyama Masaji cũng nói với tôi: “Tôi cũng thôi việc theo cậu. Tôi sẽ tìm nguồn<br />
vốn, thành lập công ty mới để cậu tiếp tục nghiên cứu.”<br />
Ông Aoyama đến gặp hai người bạn đồng học thời còn là sinh viên khoa Công nghiệp trường<br />
đại học Kyoto. Đó là ông Nishieda Ichie và ông Majikawa Tamotsu. Cả hai ông đều đang giữ<br />
trọng trách trong Công ty Sản xuất Bảng điện Miyaki Denki.<br />
Ông Aoyama ra sức thuyết phục hai ông bạn. Mặc dù họ không mấy tin tưởng (“Chúng tôi<br />
chẳng biết cái cậu Inamori ấy giỏi giang đến mức nào, nhưng giỏi thì giỏi chứ mới 26, 27 tuổi<br />
đầu thì làm nên trò trống gì”), nhưng cuối cùng họ cũng đồng ý. Họ còn kéo được cả ông Miyaki<br />
Otoya, giám đốc Công ty Miyaki Denki cùng bỏ vốn ra lập công ty cho tôi.<br />
Để đưa công ty vào hoạt động, cần phải có vốn đầu tư thiết bị như lò nung điện, cần vốn mua<br />
nguyên liệu, cần vốn lưu động… Số vốn đó lên tới cả 10 triệu yên. Thời đó, mười triệu yên là<br />
khoản tiền rất lớn, nằm ngoài khả năng của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải vay ngân hàng.<br />
Để vay ngân hành thì phải có tài sản thế chấp. Ông Nishieda – phó giám đốc Công ty Miyaki<br />
Denki, bạn đồng học và là người được ông Aoyama thuyết phục – mang luôn căn nhà đang ở<br />
làm tài sản thế chấp ngân hàng. Vì tôi - người mà ông ấy chưa từng gặp – và vì công ty mới ông<br />
ấy dám chấp nhận rủi ro không biết chừng mất hết cơ nghiệp.<br />
Tôi nghe kể lại, khi đem chuyện thành lập công ty ra bàn với vợ, ông Nishieda nửa đùa nửa<br />
thật: “Này bà nó ơi. Bà chuẩn bị tinh thần ngôi nhà bị phát mãi đấy nhá…”. Tức thì vợ ông ấy<br />
<br />
vừa cười vừa đáp lại: “Biết làm sao được. Đàn ông các anh đã phải lòng nhau thì cái gì mà<br />
chẳng mang cho nhau hết…”.<br />
Nhờ những tấm lòng hào hiệp giúp đỡ, tôi ra độc lập được.<br />
<br />
QUA LÒ LUYỆN IBM ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG TY HÀNG ĐẦU THẾ<br />
GIỚI<br />
Công ty Gốm Kyoto ra đời ngày 1 tháng 4 năm 1959 với hai mươi tám nhân viên. Trụ sở công<br />
ty là một nhà kho đi mượn.<br />
Tôi đặt tên công ty là Gốm Kyoto (Kyoto Ceramics) vì Kyoto là thành phố nổi tiếng trên thế<br />
giới, không ai không biết. Hơn nữa, tôi nghĩ nếu sau này có làm việc với các công ty ngoại quốc<br />
thì cái tên đó sẽ làm họ dễ nhớ.<br />
Chức giám đốc công ty tôi nhờ ông Miyaki, giám đốc Công ty điện Miyaki, đảm nhận giúp. Ông<br />
Aoyama làm phó giám đốc. Còn tôi làm phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Trên thực tế, tôi được<br />
giao toàn quyền nắm công ty.<br />
Ngay từ năm đầu tiên, chúng tôi đã làm ăn có lãi. Điều này hoàn toàn bất ngờ đối với cả ông<br />
Miyaki và ông Nishieda - người đã thế chấp căn nhà đang ở cho ngân hàng để vay tiền lập công<br />
ty. Vì cả hai ông đều cho là nhanh nhất cũng phải mất vài năm, công ty mới ăn nên làm ra được.<br />
Có kết quả này là nhờ tinh thần làm việc quên mình của tất cả mọi người.<br />
Khi công ty mới ra đời, tôi luôn phải trăn trở với nỗi bất an trong lòng: “Nếu mình thất bại,<br />
trước hết tất cả anh em tin mình, đi theo mình sẽ phải ra đứng đường.” Vì thế nên tôi dốc sức<br />
làm việc như điên, kết quả này là ngay năm đầu tiên công ty đã có lợi nhuận.<br />
Vào năm 1960 – năm sau khi công ty Gốm Kyoto ra đời - chất bán dẫn transistor được thế giới<br />
sự dụng rộng rãi để chế tạo những bộ phận chính yếu trong các sản phẩm điện tử như radio,<br />
tivi… Công ty Kyocera chúng tôi đã tổng hợp thành công vật liệu gốm để chế tạo các linh kiện<br />
cho những bộ phận quan trọng ấy. Thế là chúng tôi nhận được hàng loạt đơn đặt hàng từ các<br />
công ty Microelectronics Hồng Kông, Fairchild Hoa Kỳ…<br />
Năm 1965, linh kiện rod ceramics (dùng sản xuất linh kiện kháng trở) của Công ty Gốm Kyoto<br />
được Công ty Instrument Texas Hoa Kỳ chọn sử dụng vào việc chế tạo máy điện toán lập trình<br />
cho tàu vũ trụ Apollo. Như vậy, sản phẩm do chúng tôi sản xuất được sử dụng trong chương<br />
trình thám hiểm vĩ đại: đưa con người lên Mặt Trăng.<br />
Năm 1966, chúng tôi nhận được một đơn đặt hàng khổng lồ từ Công ty IBM, họ đề nghị cung<br />
<br />