Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN<br />
VÀ PHÂN GIAI ĐOẠN UNG THƯ THỰC QUẢN<br />
Trần Đức Quang*, Đặng Đình Hoan*, Lê Văn Cường**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính tương đối hiếm. Xác định chẩn đoán sớm, phân giai đoạn<br />
chính xác ung thư thực quản trước phẫu thuật cần thiết để chọn lựa trị liệu thích hợp.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán và xác định giá trị của cắt lớp điện<br />
toán trong phân giai đoạn ung thư thực quản trước phẫu thuật.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu mô tả cắt ngang, từ 12/2010 đến<br />
03/2013 với 118 bệnh nhân ung thư thực quản điều trị tại Bệnh viện Bình Dân, với kết quả giải phẫu bệnh là ung<br />
thư thực quản và chụp cắt lớp điện toán trước phẫu thuật. Thu thập kết quả hình ảnh và so sánh với kết quả phẫu<br />
thuật và mô bệnh học sau phẫu thuật.<br />
Kết quả: Vị trí thường gặp nhất ở 1/3 giữa thực quản. Dày thành 10-20mm (60,1%) và chiều dài u 4080mm (66,1%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Khối u có bắt thuốc cản quang (100%), cấu trúc đồng nhất (94,9%), gây hẹp<br />
lòng thực quản (99,2%), giãn TQ trên u (99,2%), tổn thương u > 2/3 chu vi thực quản (88,8%). Độ nhạy, độ đặc<br />
hiệu, độ chính xác của phát hiện xâm lấn ra ngoài thành thực quản lần lượt là 83,7%, 71,4%, 80,7%. Hạch cạnh<br />
thực quản trung thất lần lượt 50%, 92,6%, 88,5%. Hạch cổ 16,7%, 98,4%, 92,3%. Hạch tầng trên ổ bụng<br />
28,6%, 92,1%, 75%. Di căn xa 57,1%, 96,7%, 91,3%. Tỷ lệ phân giai đoạn CT phù hợp chung so với phẫu thuật<br />
là 69,2%, trong đó 92,4% (giai đoạn III) và 90% (giai đoạn IV).<br />
Kết luận: Cắt lớp điện toán vẫn là cơ sở chính của phân giai đoạn ung thư thực quản trước phẫu thuật.<br />
Từ khóa: Cắt lớp điện toán, ung thư thực quản.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ROLE OF COMPUTED TOMOGRAPHY IN DIAGNOSING AND STAGING OF<br />
THE ESOPHAGEAL CANCER<br />
Tran Duc Quang, Dang Dinh Hoan, Le Van Cuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 15 - 20<br />
Background: Esophageal cancer is relatively rare malignant disease. Early diagnosis and accurate<br />
preoperative staging of the esophageal cancer are necessary to select the most appropriate treatment.<br />
Purposes: This study aims to describe the imaging characteristics and define the value of CT in preoperative<br />
staging of esophageal cancer.<br />
Subjecs and methods: Retro- and prospective cross section descriptive study of 118 patients in Binh Dan<br />
hospital from Dec 2010 to Mar 2013, with histologically verified esophageal cancer and using CT preoperatively.<br />
Imaging characteristics and staging were made by evaluating imaging obtained and compared with the operative<br />
and postoperative histopathologic results.<br />
Results: The most common location was middle 1/3 esophagus. Tumor wall thickening 10-20mm (60.1%)<br />
and length 40-80mm (66.1%) had the highest percentages. Tumors had constrast enhancement (100%),<br />
homogeneous structure (94.9%), esophageal luminal narrowing (99.2%), esophageal dilatation above tumors<br />
**Đại học Y Dược TPHCM<br />
* Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, BV Bình Dân.<br />
Tác giả liên lạc: BS.CK.II Trần Đức Quang<br />
ĐT: 0937659272Email: tranducquang_bvbd@yahoo.com.vn<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
15<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(99.2%), tumor lesion occupying larger than 2/3 esophageal circumference (88.8%). The sensitivity, specificity<br />
and accuracy of CT to evaluating the periesophageal fat invasion were 83.7%, 71.4%, 80.7%. These to detecting<br />
lymph node metastases were 50%, 92.6%, 88.5% (for the paraesophageal-mediastinal nodes); 16.7%, 98.4%,<br />
92.3% (for the cervical nodes); 28.6%, 92.1%, 75% (for the upper abdominal nodes). These to detecting distant<br />
metastases were 57.1%, 96.7%, 91.3%, respectively. Percentages of CT staging correlating with operative staging<br />
was 69.2%, in which stage III was 92.4%, stage IV was 90%.<br />
Conclusions: CT is still the principle basis for preoperative staging of esophageal cancer.<br />
Keywords: Computed tomography (CT), esophageal cancer.<br />
trước phẫu thuật; nội soi sinh thiết với GPB là<br />
MỞ ĐẦU<br />
UTTQ và / hoặc phẫu thuật.<br />
Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính tương<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
đối hiếm, chiếm xấp xỉ khoảng 1-2% tổng số ung<br />
Những BN không có phim XQCLĐT, không<br />
thư và khoảng 10% ung thư đường tiêu hóa(11).<br />
có kết quả giải phẫu bệnh, UTTQ tái phát hoặc<br />
Đánh giá chính xác của độ sâu xâm nhập<br />
UTTQ đã được xạ trị, hóa trị ; u TQ thứ phát<br />
thành thực quản, hạch bạch huyết và di căn xa là<br />
hoặc lành tính.<br />
quyết định cho việc chọn lựa điều trị tối ưu.<br />
Phẫu thuật vẫn còn là sự lựa chọn điều trị chính.<br />
Do đó, điều quan trọng là sự phân giai đoạn ung<br />
thư thực quản chính xác trước mổ để xem u còn<br />
có khả năng phẫu thuật được hay không. Vì vậy,<br />
xác định chẩn đoán sớm, phân giai đoạn chính<br />
xác ung thư thực quản trước phẫu thuật là rất<br />
cần thiết(7,10).<br />
Ở nước ta, vai trò của XQCLĐT có giúp phân<br />
loại được giai đoạn của ung thư thực quản;<br />
XQCLĐT có giúp được gì cho phẫu thuật viên để<br />
chọn lựa phương pháp phẫu thuật hay không?<br />
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Vai trò<br />
của cắt lớp điện toán trong chẩn đoán và phân<br />
giai đoạn ung thư thực quản”.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mô tả đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp<br />
điện toán của ung thư thực quản.<br />
Xác định giá trị của X quang cắt lớp điện<br />
toán trong phân giai đoạn ung thư thực quản.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
118 BN được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân<br />
TP.HCM từ tháng 12/2010 đến tháng 03/2013 với<br />
chẩn đoán UTTQ. BN được khám lâm sàng,<br />
chụp X quang cắt lớp điện toán có cản quang<br />
<br />
16<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
-Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến<br />
cứu và hồi cứu.<br />
-Phương pháp tiến hành: BN được chọn thỏa<br />
điều kiện, nghiên cứu hồ sơ bệnh án, phim chụp<br />
XQCLĐT để thu thập các biến số được định<br />
nghĩa trước theo đề cương nghiên cứu, phân tích<br />
các yếu tố theo mẫu thu thập số liệu thống nhất<br />
đã được lập trình để xử lý số liệu. Số liệu được<br />
nhập vào bảng dữ kiện của phần mềm Excel<br />
2007, Epi Info 6.04 và thực hiện các kiểm định<br />
tương quan. Các dấu hiệu thu thập trên<br />
XQCLĐT được so sánh và đối chiếu với kết quả<br />
PT và GPB. Máy chụp cắt lớp điện toán 64 lát cắt<br />
PHILIPP BRILLIAN, máy chụp cắt lớp điện toán<br />
4 lát cắt TOSHIBA AQUILION.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tuổi và giới<br />
Tuổi TB là 55,6 ± 10,6 tuổi. Nhóm tuổi 51-60<br />
chiếm đa số (40,7%). Tỷ lệ Nam/ Nữ= 23/1<br />
<br />
Đặc điểm hình ảnh và phân giai đoạn<br />
XQCLĐT của ung thư thực quản<br />
Vị trí u<br />
Thường ở 1/3 giữa với 55 BN (46,6%) và 1/3<br />
dưới với 53 BN (44,9%).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
Dày thành u<br />
Trung bình là 20,3 mm ± 8,0, lớn nhất là<br />
42mm và nhỏ nhất là 5mm. Độ dày 10-20mm: 71<br />
BN (60,1%); > 20mm: 40 BN (33,9%); 80mm (6,8%).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
SO SÁNH KẾT QUẢ TRÊN XQCLĐT VỚI<br />
GPB VÀ PHẪU THUẬT<br />
- Đối chiếu vị trí u với phẫu thuật: p20mm<br />
(84,9%) có GĐ PT III. Giai đoạn PT IV: 10-20mm<br />
(17,5%), >20mm (9,1%).<br />
<br />
Mức độ ngấm thuốc<br />
118/118 (100%) BN có ngấm thuốc. TB là 24 ±<br />
2,8 HU, mạnh nhất là 43 HU và nhỏ nhất là 15<br />
HU. Ngấm thuốc mạnh 84 BN (71,2%).<br />
<br />
So sánh chiều dài UTTQ trên XQCLĐT với<br />
phân giai đoạn phẫu thuật<br />
Đa số chiều dài u80mm đều nằm trong giai đoạn phẫu thuật III<br />
lần lượt là 79,3%, 77,6% và 71,4%. Ở giai đoạn<br />
phẫu thuật IV, tỷ lệ tăng theo chiều dài u lần lượt<br />
là 6,9%, 14,9% và 28,6%.<br />
<br />
Một số đặc điểm khác<br />
Hẹp lòng thực quản và giãn TQ trên chỗ hẹp<br />
với 117 BN chiếm 99,2%. Ngấm thuốc đồng nhất<br />
112 (94,9%). 6 BN (5,1%) u thực quản nhiều vị trí<br />
<br />
Xâm lấn ngoài thành thực quản đối chiếu<br />
XQCLĐT với phẫu thuật<br />
Độ nhạy (Sn)=90,9%, Độ đặc hiệu (Sp)<br />
=68,8%, Độ chính xác (Acc) =87,5%<br />
<br />
Đặc điểm xâm lấn của UTTQ trên XQCLĐT<br />
Xâm lấn mỡ quanh thực quản 83,1%. Xâm<br />
lấn khí phế quản 44,9%. Xâm lấn động mạch chủ<br />
61,7%. Góc Picus >90 độ (63,0%), góc Picus 45-90<br />
độ (37,0%). Mất tam giác mỡ giữa UTTQ-thân<br />
sống-động mạch chủ chiếm 39,7%. Các trường<br />
hợp xâm lấn khác: Xâm lấn màng tim (19,5%), dạ<br />
dày (19,5%) và màng phổi (1,5%). Không có<br />
trường hợp nào xâm lấn cơ hoành.<br />
<br />
Xâm lấn các tạng lân cận đối chiếu<br />
XQCLĐT với phẫu thuật<br />
Độ nhạy (Sn) = 73,8%, Độ đặc hiệu (Sp)<br />
=66,7%, Độ chính xác (Acc) = 72,1%<br />
<br />
Tổn thương theo chu vi TQ<br />
> 2/3 (88,8%); 1/3-2/3 (12,7%); < 1/3 (2,5%).<br />
<br />
Hạch vùng<br />
35 BN chiếm 29,7%. Hạch tầng trên ổ bụng<br />
(51,4%), hạch thực quản trung thất (37,1%) và<br />
hạch vùng cổ (11,4%).<br />
Di căn xa<br />
Có 14 BN (11,9%). Di căn gan (50,0%), phổi<br />
(21,5%), xương (7,1%) và một số vị trí khác<br />
(21,4%).<br />
<br />
Phân giai đoạn UTTQ trên XQCLĐT<br />
Phân GĐ theo TNM 2009: GĐ III chiếm<br />
64,4%, GĐ I 13,6%, GĐ II, IV đều 11%.<br />
<br />
Di căn xa đối chiếu XQCLĐT với phẫu thuật<br />
Độ nhạy (Sn) = 57,1%, Độ đặc hiệu (Sp)<br />
=96,7%, Độ chính xác (Acc) = 91,3%<br />
Hạch vùng cổ đối chiếu XQCLĐT với phẫu<br />
thuật<br />
Độ nhạy (Sn) =16,7%, Độ đặc hiệu (Sp)<br />
=96,9%, Độ chính xác (Acc) = 92,3%<br />
Hạch cạnh TQ trung thất đối chiếu XQCLĐT<br />
với phẫu thuật<br />
Độ nhạy (Sn) =50%, Độ đặc hiệu (Sp) =92,6%,<br />
Độ chính xác (Acc)=88,5%<br />
Hạch tầng trên ổ bụng đối chiếu XQCLĐT<br />
với phẫu thuật<br />
Độ nhạy (Sn) =28,6%, Độ đặc hiệu (Sp)<br />
=92,1%, Độ chính xác (Acc) = 75%<br />
Đối chiếu phân giai đoạn giữa XQCLĐT và<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
17<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 1: Đối chiếu phân giai đoạn giữa XQCLĐT và<br />
PT (n=104)<br />
PT<br />
XQCLĐT<br />
GĐ 1<br />
GĐ 2<br />
GĐ 3<br />
GĐ 4<br />
T ng<br />
<br />
Giai đo n trên ph u thu t<br />
GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 GĐ 4<br />
1<br />
3<br />
11<br />
0<br />
2<br />
1<br />
8<br />
2<br />
0<br />
2<br />
61<br />
3<br />
0<br />
0<br />
1<br />
9<br />
81<br />
14<br />
3<br />
6<br />
<br />
T ng<br />
15<br />
13<br />
66<br />
10<br />
104<br />
<br />
Tỷ lệ phù hợp trong việc phân giai đoạn giữa<br />
XQCLĐT với phẫu thuật là 69,2% (72/104). 92,4%<br />
(61/66) đối với giai đoạn 3, 90,0% (9/10) đối với<br />
giai đoạn 4.<br />
<br />
Xâm lấn ngoài thành TQ đối chiếu XQCLĐT<br />
với giải phẫu bệnh (n=57)<br />
Bảng 2: Xâm lấn ngoài thành TQ đối chiếu<br />
XQCLĐT với GPB (n=57)<br />
GPB<br />
XQCLĐT<br />
Ngoài thành Trong thành<br />
Ngoài thành<br />
36<br />
4<br />
Trong thành<br />
7<br />
10<br />
T ng<br />
43<br />
14<br />
<br />
T ng<br />
40<br />
17<br />
57<br />
<br />
Độ nhạy (Sn)=83,7%, Độ đặc hiệu (Sp)<br />
=71,4%, Độ chính xác (Acc) = 80,7%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi và giới<br />
Tuổi chủ yếu trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 83,9%<br />
và tỷ lệ nam / nữ là 23/1. Phù hợp với kết quả<br />
của các tác giả khác, không khác so với y<br />
văn(1,3,4,16).<br />
<br />
Đặc điểm hình ảnh XQCLĐT của UTTQ<br />
Vị trí tổn thương<br />
Kết quả phù hợp với y văn và các nghiên<br />
cứu khác(1,5). Yamabe thấy tổn thương u 1/3 giữa,<br />
1/3 dưới, 1/3 trên là 65,9%, 20,2%, 19,1%(17). Bùi<br />
văn Lệnh cho thấy lần lượt là 52%, 39,2%, và<br />
8%(1). Vị trí tổn thương có ý nghĩa ảnh hưởng<br />
trong những cách tiếp cận khác nhau trong PT<br />
cắt TQ(11). Theo một nghiên cứu khác, vị trí tổn<br />
thương ảnh hưởng đến tiên lượng(4).<br />
Dấu hiệu dày thành thực quản<br />
Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn<br />
<br />
18<br />
<br />
Lệnh và Võ Trọng Hào với tỷ lệ dày thành TQ<br />
theo thứ tự trên(1,16). XQCLĐT có ưu điểm là<br />
đánh giá dày thành UTTQ khá tốt nhưng có<br />
nhược điểm là không khảo sát được chi tiết lớp<br />
niêm mạc và cấu trúc lớp thành TQ(4,16). Khối u<br />
càng ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV) thì độ<br />
dày thành càng cao, khả năng lan tràn ra ngoài<br />
thành TQ, kể cả xâm lấn trung thất và các tạng<br />
lân cận.<br />
<br />
Chiều dài u<br />
Kết quả phù hợp với nghiên cứu của<br />
Nguyễn Công Minh và Hamda(5). Có nghĩa là BN<br />
đến trễ, chỉ định mổ triệt để khó khăn. Gaur<br />
(2011) cho thấy chiều dài u có ý nghĩa trong tiên<br />
đoán thời gian sống còn và sự nguy hiểm của sự<br />
tái phát(4,6). Griffith và cs cho thấy BN UTTQ với<br />
chiều dài u > 3,5cm có tiên lượng kém hơn BN có<br />
chiều dài u ngắn hơn sau phẫu thuật cắt<br />
UTTQ(13). Khối u có chiều dài càng lớn thì giai<br />
đoạn nặng càng cao và khả năng PT khó khăn<br />
hoặc không nên PT nữa. Kết quả này phù hợp<br />
với các nghiên cứu chiều dài u có ý nghĩa tiên<br />
lượng trong PT(13). Sillah và Gao cho rằng<br />
XQCLĐT có khuynh hướng quá ước tính chiều<br />
dài u TQ khi so sánh với chiều dài mẫu bệnh học<br />
tương ứng(13). Trong lúc Drudi và cs lại thấy<br />
chiều dài u trên XQCLĐT trước phẫu thuật<br />
thường ngắn hơn chiều dài tương ứng của mẫu<br />
bị cắt(13).<br />
Các đặc điểm hình ảnh khác trên XQCLĐT<br />
của UTTQ<br />
UTTQ có tăng quang (100%), tăng quang<br />
mạnh (92,4%). Có thể giải thích dấu hiệu này do<br />
UTTQ điển hình tăng mạch máu và quá trình<br />
phát triển cung cấp mạch máu động mạch mới,<br />
sự thành lập vi mạch máu u trong u dẫn đến<br />
tăng lên rõ ràng giá trị đậm độ tăng quang (8).<br />
Hẹp lòng TQ và giãn TQ trên u là kết quả tất yếu<br />
của dày thành UTTQ. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
cho thấy tổn thương thường gặp nhất là >2/3 chu<br />
vi TQ với 88%. Phù hợp với nghiên cứu của Bùi<br />
Văn Lệnh (1). Như vậy, đa số bệnh nhân đều đến<br />
bệnh viện ở giai đoạn muộn.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
Phân giai đoạn UTTQ trên XQCLĐT<br />
Xâm lấn trong thành và ngoài thành<br />
Kết quả phù hợp với y văn và các nghiên<br />
cứu khác(1,4,9). XQCLĐT rất có giá trị trong chẩn<br />
đoán UTTQ xâm lấn ra ngoài thành TQ. Mặc dù<br />
thâm nhiễm mỡ quanh TQ ảnh hưởng bất lợi<br />
đến tiên lượng, nó không phải là chống chỉ định<br />
đối với sự cắt bỏ u toàn bộ(4,11). UTTQ giai đoạn<br />
sớm có thể không được phát hiện với<br />
XQCLĐT(2).<br />
Xâm lấn động mạch chủ<br />
Phát hiện dấu hiệu xâm lấn tạng lân cận là<br />
Sn 73,8%, Sp 66,7%, Acc 72,1%. Kết quả phù hợp<br />
với nghiên cứu của Pongpornsup(9). Theo Bùi<br />
Văn Lệnh, khi góc Picus > 90 độ khả năng bóc<br />
tách UTTQ ra khỏi động mạch chủ vẫn thực hiện<br />
được tuy khó, không phải là chống chỉ định cắt<br />
UTTQ(1). Dấu hiệu mất tam giác mỡ chứng tỏ u<br />
xâm lấn lan rộng và khả năng bóc tách u khó<br />
khăn hơn(1). Trị liệu phụ trợ u trước phẫu thuật<br />
có thể làm tăng khoảng cách u với động mạch<br />
chủ và giảm kích thước u tối đa và góc Picus, nói<br />
chung là giảm giai đoạn từ T4b xuống T4a, T3(7).<br />
Xâm lấn khí phế quản<br />
Theo Bùi Văn Lệnh, dấu hiệu đè đẩy và và<br />
biến đổi lòng khí quản là dấu hiệu quan trọng<br />
hướng tới có xâm lấn KPQ. Đoạn xâm lấn càng<br />
dài thì khả năng phẫu tích càng khó(1). Tuy<br />
nhiên, Haaga cho rằng dấu hiệu vắng mặt<br />
phẳng mỡ xen vào và khối tạo ra độ lõm phần<br />
sau KPQ có thể không có sự xâm lấn vì vòng<br />
sụn không hoàn toàn trong phần sau<br />
KPQ(4,10,11). Theo Yamabe, tiêu chuẩn đẩy lệch<br />
và biến dạng KPQ trên XQCLĐT có khuynh<br />
hướng phân quá giai đoạn(17).<br />
Phân giai đoạn N<br />
So sánh với nghiên cứu của Bùi Văn Lệnh,<br />
nghiên cứu của chúng tôi có Sn thấp hơn nhưng<br />
có nhiều điểm tương đồng là Sp và Acc cao, khả<br />
năng phát hiện hạch cạnh TQ và trung thất tốt<br />
hơn các hạch cổ và tầng trên ổ bụng(1). Y văn cho<br />
thấy biên độ rộng về sự chính xác trong phát<br />
hiện di căn hạch(4). Theo Haaga, Sn là 45% đến<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
56%(4). Theo nghiên cứu của Consigliere, Acc là<br />
63%(2). Theo Kim, Acc là 85,7%(6). Yoon và cs, Sn<br />
31%, Sp 86%, Acc 49%. Kết quả của chúng tôi<br />
gần với với kết quả của Yoon nhất(18). Theo báo<br />
cáo của Quint đã cho thấy những kết quả khác<br />
thể hiện biên độ rộng với Sn 11%-69%, Sp 7195% và Acc 66%-83%(10). Gần đây nhất (2012),<br />
theo Pongpornsup và cs, XQCLĐT phát hiện<br />
không có hạch di căn (N0) với Sn 50%, Sp 33%,<br />
Acc 81,8%; và phát hiện có hạch di căn nói chung<br />
(N1) với Sn 33%, Sp 50%, Acc 38%(9). Kích thước<br />
hạch không đáng tin cậy trong UTTQ(10,18) vì tần<br />
số cao những kết quả dương tính giả và âm tính<br />
giả(4). Việc áp dụng những tiêu chuẩn kích thước<br />
khác nhau đối với vài chuỗi hạch có thể cải thiện<br />
khả năng XQCLĐT trong phát hiện di căn<br />
hạch(4,10).<br />
<br />
Giai đoạn M<br />
Tần suất xuất hiện di căn xa phù hơp với y<br />
văn(4). Theo Gollub và cs, tỷ lệ di căn gan, phổi,<br />
xương, thượng thận lần lượt là 32%, 31%, 9%,<br />
2%. Theo Bhat, các tỷ lệ này lần lượt là 35%, 20%,<br />
9% và 2%(5). Sn, Sp, Acc của XQCLĐT phát hiện<br />
di căn xa, phù hợp với các kết quả khác. Vliet và<br />
cs, trong nghiên cứu 569 UTTQ có tỷ lệ di căn xa<br />
là 17%, và Sn 65% và Sp 95% cho phát hiện di<br />
căn xa thực hiện cho tất cả các cơ quan. Nghiên<br />
cứu thấy rằng thực hành CLĐT duy nhất không<br />
đủ Sn trong việc phát hiện di căn xa(15).<br />
Phân giai đoạn theo TNM<br />
Theo nghiên cứu Reid, dựa theo phân GĐ<br />
mới TNM 7th 2010, tỷ lệ sống sót 5 năm của<br />
UTTQ GĐ 1 là 62,2%, GĐ II là 50,7%, GĐ III là<br />
17,6% và GĐ IV là 0%. Theo Jobe, tỷ lệ này có<br />
thay đổi ít, lần lượt là giai đoạn I (60%), giai đoạn<br />
II (31%), giai đoạn III (20%), giai đoạn IV (4%).<br />
Nói chung biểu hiện tiên lượng càng xấu khi giai<br />
đoạn tăng lên(5). Phối hợp hình ảnh cắt ngang<br />
(XQCLĐT hoặc CHT), SANS, PET và phẫu thuật<br />
xâm lấn tối thiểu được sủ dụng trong phân giai<br />
đoạn UTTQ phát hiện mới. Phân giai đoạn chính<br />
xác tiếp tục là một thách thức(7).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
19<br />
<br />