intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới tại các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm mục đích nghiên vai trò của chiến lược kinh doanh (biến độc lập X) nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh (biến phụ thuộc Y) của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam. Đồng thời, bài viết coi tầm quan trọng của sự đổi mới (biến M) là những biến số trung gian trong mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới tại các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỐI VỚI LỢI THẾ CẠNH TRANH THÔNG QUA ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Nguyễn Thị Tuyết Mai Đàm Thị Thu Trang Trường Đại học Thương mại Email: tram.ntq@tmu.edu.vn, tuyetmainguyen@tmu.edu.vn, trang.dtt@tmu.edu.vn Tóm tắt: Bài viết này nhằm mục đích nghiên vai trò của chiến lược kinh doanh (biến độc lập X) nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh (biến phụ thuộc Y) của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam. Đồng thời, bài viết coi tầm quan trọng của sự đổi mới (biến M) là những biến số trung gian trong mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh. Trong bài viết chúng tôi đưa ra một mô hình thể hiện sự tác động giữa các biến này, 04 giả thuyết nhằm kiểm định lợi ích to lớn của việc đổi mới trong chiến lược kinh doanh để trở thành lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp MSMEs. Bài viết cũng đưa ra một bảng thang đo các biến số phục vụ cho điều tra phân tích về mặt định lượng ở nghiên cứu tiếp sau. Từ khóa: Chiến lược kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, sự đổi mới. 1. Đặt vấn đề Tại Việt Nam, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, MSMEs cũng tạo ra những cơ hội đáng kể trên thị trường việc làm. Số liệu năm 2020 cho biết MSMEs chiếm 45% tổng GDP, 31% tổng thu ngân sách và hơn 5 triệu lao động. MSMes là nền tảng cho các ngành công nghiệp, thúc đẩy các lĩnh vực thương mại, khuyến khích đổi mới và sang tạo để phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa. MSMEs cung cấp hầu hết các sản phẩm cho thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, làm gia tăng sức tiêu thụ của chính nền kinh tế. Có thể nói MSMEs là hạt nhân của nền Kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Mọi lĩnh vực kinh doanh đều phải thay đổi mô hình kinh doanh để vượt trội trong cạnh tranh. Môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và sự cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược phù hợp để phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Đổi mới như một phần của chiến lược kinh doanh được kỳ vọng là sức mạnh giúp công ty duy trì và phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều khuyến khích sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các công ty MSMEs, vì đổi mới thường gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể của doanh nghiệp. Có thể nói rằng một trong các chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu là tốc độ các công ty đổi mới hiệu quả và thích ứng với sự đổi mới (Elkana Timotius-2023) 450
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Mục đích của bài viết này nhằm chỉ ra tác động của việc đổi mới trong chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam bằng cách đưa ra một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các biến trung gian: đổi mới con người, đổi mới quy trình và đổi mới sản phẩm trong sự tham gia của chúng vào chiến lược kinh doanh như một biến độc lập tác động lên lợi thế kinh doanh như một biến phụ thuộc. Từ đó đưa ra bốn giả thuyết nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng giữa các biến. Bên cạnh đó 30 chỉ số của các biến trên cũng được đưa ra nhằm bước đầu giúp cho những phân tích mang tính định lượng phục vụ cho nghiên cứu tiếp sau này. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề: Hoạt động kinh doanh là một quá trình năng động, cần có một kế hoạch tốt trước khi tiến hành một hoạt dộng kinh doanh. Mặc dù đã được xây dựng, tuy nhiên các doanh nghiệp đều cần phải thay đổi tùy vào tình hình thực tế, do đó các doanh nghiệp cần phải thận trọng, khéo lép thực hiện các hoạt động kinh doanh nằng nâng cao hiệu quả và hiệu quả kinh doanh được quyết định bởi chiến lược kinh doanh. Đổi mới kinh doanh một khái niệm mà gần đây thu hút được sự quan tâm của các hoạc giả, doanh nhân và chính phủ. Đổi mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Có rất nhiều nhiên cứu về vấn đề đổi mới kinh doanh và kết quả nhận được cho thấy rầng đổi mới như một nguồn năng lượng động cho phép các doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với công nghệ, nhu cầu của khách hàng và môi trường hoạt động thay đổi liên tục để đạt được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh (Anwar 2018; Na và cộng sự 2019, Lestari và cộng sự, 2020). Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng đổi mới ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các nghiên cứu này hầu hết được thực ở các tập đoàn lớn mà việc nghiên cứu tại các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa còn chưa được chú trọng- một thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu vai trò của chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam. 2.2 Cơ sở lý thuyết: 2.2.1. Đổi mới trong doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) Đổi mới kinh doanh là khi các doanh nghiệp triển khai các quy trình, ý tưởng, dịch vụ hoặc sản phẩm mới với mục tiêu thúc đẩy lợi nhuận, bằng cách là đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới và cải tiến (dẫn đến doanh thu cao hơn), làm cho quy trình hiện tại hiệu quả hơn hoặc giải quyết vấn đề kinh doanh hiện tại (cắt giảm chi phí và tiết kiệm thời gian). Yếu tố then chốt của sự đổi mới chính là thúc đẩy doanh thu của công ty (Noushka Green, 2019). Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nhờ lợi thế về tính chất và quy mô, các doanh nghiệp rất linh hoạt vì có thể dễ dàng nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật, chiến lược mới để cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy biến động. Một trong những vũ khí cạnh tranh, xây dựng năng lực cốt lõi cho cả cấp độ doanh nghiệp và cấp quốc gia là sự đổi mới (Beaver& Prince, 2002; Sandvik, 2003). Đổi mới giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, khám phá những cơ hội mới trong kinh doanh (Bakar & Ahmad, 2010), hình thành lợi thế cạnh tranh (Naranjo-Valencia & cộng sự, 2016) thông qua các quy 451
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 trình, hệ thống mới, và sản phẩm thích ứng với thị trường, môi trường cạnh tranh và sự thay đổi công nghệ. Trong quản trị kinh doanh, đổi mới là điều cần thiết cho sự sống còn của doanh nghiệp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được khuyến nghị nên đổi mới thông qua việc phát triển định hướng học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin (Elkana Timotius, 2023). Susanto và Wasito (2017) cũng đưa ra quan điểm rằng đổi mới là động lực thúc đẩy hiệu suất của MSMEs, vì vậy các doanh nhiệp cần phát triển văn hóa đổi mới mang tính chất chiến lược và có cấu trúc. Trong những bước phát triển tiếp theo, đổi mới không chỉ liên quan đến công nghệ mà đổi mới phi công nghệ còn chú ý đến những vấn đề khác phức tạp hơn và gắn liền với hoạt động kinh doanh (Nguyen-Thi & Mothe, 2010; Lemonis, 2022) khuyên các doanh nghiệp nên chuẩn bị kỹ về con người, sản phẩm và quy trình để đạt được thành công trong kinh doanh. Trao quyền cho con người trong kinh doanh quan trọng hơn việc chỉ tập trung vào người tiêu dùng bởi nếu quản lý con người thành công thì doanh nghiệp có thể thành công hơn vì họ là những người sẽ quản lý doanh nghiệp (Elkana Timotius, 2023). Đối với quy trình, doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều về tính tối ưu của các quy trình vì nó liên quan đến chi phí, hệ thống và cách sử dụng chúng. Đối với sản phẩm, bao gồm cả dịch vụ, do doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng, ngay cả khi chúng có thể vượt xa hoặc ít nhất là tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Ba đổi mới này cần được tận dụng trong chiến lược kinh doanh vì chúng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các MSMEs. 2.2.2. Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh được hiểu là những sáng kiến chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi nhằm tạo ra giá trị cho các bên liên quan và khách hàng (Michael Boyles, 2022), đồng thời đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược kinh doanh rất quan trọng đối với sự thành công của công ty và cần thiết trước khi bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào được sản xuất hoặc phân phối. Nếu không có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, một doanh nghiệp không thể tạo ra giá trị và khó có thể thành công. Yuliansyal và cộng sự (2017) đã xây dựng chiến lược kinh doanh như những chính sách do công ty đặt ra và sử dụng nó làm hướng dẫn thực hiện những hoạt động kinh doanh khác nhau. Chiến lược kinh doanh phải được thực hiện với những cam kết mạnh mẽ và theo một quy trình tích hợp nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh làm mục tiêu kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được phát triển nhằm giảm thiểu các vấn đề trong quá trình thực hiện và chuẩn bị sẵn các phương án dự kiến. Nhiều chiến lược kinh doanh có thể được thực hiện, tuy nhiên nếu không có kế hoạch chiến lược có cấu trúc phù hợp thì bất kỳ chiến lược kinh doanh nào cũng có thể thất bại (Barbosa, 2018). Chiến lược kinh doanh phải có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực mà công ty sở hữu, bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm của nó. Chiến lược kinh doanh cũng cần được xem xét và cập nhật liên tục khi cần thiết (Elkana Timotius, 2023). 2.2.3. Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh đề cập đến các yếu tố cho phép một công ty sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ tốt hơn hoặc rẻ hơn so với đối thủ. Những yếu tố này cho phép đơn vị sản xất tạo ra nhiều doanh thu hơn hoặc tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ trên thị trường. (Alexandra Twin, 2023). Lợi thế cạnh tranh được tạo ra bởi nhiều yếu tố bao gồm cơ cấu chi phí, thương hiệu, chất lượng sản phẩm cung cấp, mạng lưới phân phối, sở hữu trí tuệ và dịch vụ khách hàng. 452
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Lợi thế cạnh tranh tạo ra giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp nhờ những thế mạnh hoặc điều kiện nhất định. Lợi thế cạnh tranh càng bền vững thì đối thủ cạnh tranh càng khó vô hiệu hóa lợi thế đó. Hai loại lợi thế cạnh tranh là lợi thế so sánh và lợi thế khác biệt. Lợi thế so sanh được hiểu là một công ty có thể sản xuất sản phẩm hiệu quả hơn và với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế khác biệt là khi sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và được coi là vượt trội. Công nghệ tiên tiến, sản phẩm hoặc quy trình được bảo hộ bằng sáng chế, nhân sự cấp cao và nhận diện thương hiệu mạnh đều là động lực tạo nên lợi thế khác biệt. Đối với các doanh nghiệp MSMEs, lợi thế cạnh tranh được thể hiện thông qua việc thực hiện các ý tưởng đổi mới. Khả năng áp dụng các ý tưởng đổi mới của MSMEs càng cao thì lợi thế cạnh tranh càng lớn (Tobing và cộng sự, 2018). Sabihaini và Prasetio (2020) cũng đồng ý rằng đổi mới là một phần của chiến lược kinh doanh nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Một chiến lược đúng đắn được cho là sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh tổng thể. Để đạt được lợi thế cạnh tranh, Qosasi et al (2019) gợi ý rằng các doanh nghiệp MSMEs có thể tận dụng công nghệ để linh hoạt hơn khi cạnh tranh đối thủ. Efrat (2018), Paradas (2019), Falahat (2020) cho rằng lợi thế cạnh tranh được thể hiện bằng kết quả hoạt động vượt trội và sự thống trị nguồn lực sản phẩm. Khả năng triển khai sáng tạo sản phẩm mới, quy trình mới,con người mới của cá doanh nghiệp MSMEs một cách hiệu qủa sẽ góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh doanh vượt trội của doanh nghiệp bằng cách cho phép doanh nghiệp vượt trội hơn các doanh nghiệp khác hiện có hoặc tiềm năng. Lợi thế cạnh tranh cũng có thể giúp tăng hiệu quả của các sản phẩm mới (Chen và cộng sự 2018). 2.2.4. Ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh đến lợi thế cạnh tranh Nếu không có lợi thế cạnh tranh một doanh nghiệp chỉ có thể thu về lợi nhuận thông thường, cụ thể là mức lợi nhuận có thể mong đợi từ các khoản đầu tư khác có cùng mức độ rủi ro. Các công ty có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của công ty mà còn từ nỗ lực thiết kế các chiến lược bao trùm tất cả các khía cạnh khác. Cách để đạt được lợi thế cạnh tranh này đã được hoạch định trong chiến lược chung bao gồm: dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa và tập trung (Ida Farida, Doddy Setiawan, 2022). Một mặt khác, doanh nghiệp cũng tìm cách để mình trở nên độc nhất trong ngành của mình theo một số khía cạnh mà người mua đánh giá cao. Một công ty được định giá ở mức cao vì tính độc đáo của nó. Chiến lược tập trung chọn một phân khúc hoặc một nhóm phân khúc trong ngành và điều chỉnh chiến lược của nó để phục vụ khách hàng mà loại trừ các phân khúc khác. Đối với chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp tìm kiếm lợi thế về chi phí và tìm kiếm về sự khác biệt. Từ đó ta có thể đưa ra giả thuyết: (H1): Chiến lược kinh doanh có tác động trực tiếp đáng kể đến lợi thế cạnh tranh. 2.2.5. Chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới Các chiến lược kinh doanh có thể được các doanh nghiệp sử dụng để đối mặt với sự cạnh tranh của họ. Chiến lược này có thể được hiểu là một quá trình trong đó các công ty xây dựng và phát triển các nguồn lực chiến lược khác nhau có tiềm năng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Những lợi thế này có hai vai trò: là công cụ tạo ra hiệu suất và là công cụ để vô hiệu hóa tải sản và năng lực cạnh tranh mà đối thủ cạnh tranh sở hữu. Bằng cách thực hiện đổi mới cẩn thận, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ. Về cơ bản, 453
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 khi một doanh nghiệp cải tiến về sản phẩm hoặc dịch vụ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên. Điều này do định hướng thị trường đã được thực hiện, tạo ra lợi thế cạnh tranh và cải thiện hiệu quả kinh doanh. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được nếu khách hàng có được sự khác biệt nhất quán trong sản phẩm được sản xuất so với đối thủ cạnh tranh, trong đó sự khác biệt thu được từ kết qủa doanh nghiệp định hướng thị trường. Do đó biến đổi mới được đưa vào nghiên cứu này với vai trò là một biến trung gian của chiến lược kinh doanh tác động lên lợi thế cạnh tranh, trong đó sự khác biệt có được từ việc công ty thực hiện đổi mới sản phẩm. Ở đây chúng ta xét các vấn đề đổi mới bao gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới con người. Ta đưa ra ba giả thuyết sau: (H2) Chiến lược kinh doanh có tác động gián tiếp, đáng kể đến lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới con người. (H3) Chiến lược kinh doanh có tác động gián tiếp, đáng kể đến lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới quy trình. (H4) Chiến lược kinh doanh có tác động gián tiếp, đáng kể đến lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới sản phẩm. Cơ sở đề xuất các giả thuyết trên dựa vào các điều kiện thực nghiệmđã chứng minh đóng góp to lớn của các MSMEs cho nên kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mặt lý thuyết cho rằng các MSMEs phải có lợi thế cạn tranh thông qua đổi mới. Cả hai điều này dẫn đến một câu hỏi: Lợi ích của đổi mới trong chiến lược kinh doanh sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh cho cá MSMEs ở mức độ nào. Hơn nữa câu hỏi nhu cầu đổi mới trong chiến lược kinh doanh hỗ trợ như thế nào đối với doanh nghiệp để đạt được lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa trong bối cảnh kinh doanh hiện tại đặc biệt tự góc độ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. 2.3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình đề xuất: Bài viết dùng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên các lý thuyết và các tài liệu có liên quan để cho thấy vai trò của chiến lược kinh doanh đối với lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới (cụ thể ở đây xét về đổi mới con người, đổi mới quy trình và đổi mới sản phẩm). Tiếp đó bài viết đưa ra một mô hình, các giả thuyết về các mối liên hệ này và một bảng mô tả các thang đo nghiên cứu cùng với các chỉ số biến quan sát. Đo lường các biến: Tổng 30 thang đo cho mô hình đề xuất bao gồm các yếu tố chiến lược kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, đổi mới con người, đổi mới quy quy trình, đổi mới sản phẩm được thông qua từ các nghiên cứu định tính. Các biến quan sát được sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ (Likert R.A; 1932) và được mô tả chi tiết như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Dựa trên thang đo được phát triển bởi Elkana Timotius (2023) một cấu trúc đã được đưa ra để đo lường hiệu quả hoạt động của các MSMEs bao gồm 5 biến. Các biến này được điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp MSMEs. Chiến lược kinh doanh sử dụng thang đo từ Yuliansyah và cộng sự (2017), Lợi thế cạnh tranh được sử dụng thang đo từ Strakovà và cộng sự (2021), Đổi mới con người được sử dụng thang đo từ Lasist và cộng sự (2020), Đổi mới quy trình sư dụng thang đo từ Scafuto và cộng sự (2018), Widya- Hasuti và cộng sự (2018), Đổi mới sản phẩm sử dụng thang đo từ Maier (2018). 454
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên hiểu biết logic và việc xem xét các tài liệu về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực. Ở đây mục tiêu chính cần đạt được là lợi thế cạnh tranh đóng vai trò là biến phụ thuộc (Y) và chiến lược kinh doanh đóng vai là biến độc lập (X). Vai trò của đổi mới con người (M1), đổi mới quy trình (M2) và đổi mới sản phẩm (M3) đóng vai trò là biến số trung gian cho mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Mô hình nghiên cứu đề xuất ở H1 cho thấy mối quan hệ giữa các biến này. Đổi mới con người (M1) Chiến lược kinh doanh Đổi mới quy Lợi thế cạnh tranh (X) trình (M2) (Y) Đổi mới sản phẩm (M3) Mô hình nghiên cứu đề xuất Có bốn giả thuyết được đưa ra nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng giữa các biến. (H1): Chiến lược kinh doanh có tác động trực tiếp đáng kể đến lợi thế cạnh tranh. (H2) Chiến lược kinh doanh có tác động gián tiếp, đáng kể đến lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới con người. (H3) Chiến lược kinh doanh có tác động gián tiếp, đáng kể đến lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới quy trình. (H4) Chiến lược kinh doanh có tác động gián tiếp, đáng kể đến lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới sản phẩm. Bảng 1 dưới đây mô tả các thang đo (05 biến) nghiên cứu và các chỉ số biến (30 biến quan sát) tương ứng. Biến nghiên cứu Chỉ số biến Thang đo Chiến lược Xác định điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và mối Thang đo Likert đe dọa Thiết lập chiến lược Phát triển tầm nhìn Đo lường hiệu suất theo cách tích hợp Lợi thế cạnh tranh Thành tích xuất sắc trong lĩnh vực logistic Thang đo Likert Thành tích vượt trội trong hoạt động Thành tích xuất sắc trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng 455
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hiệu suất vượt trội trong hoạt động mua sắm Thành tích xuất sắc trong phát triển công nghệ Thành tích xuất sắc trong quản lý nhân sự Hiệu suất vượt trội trong dịch vụ Hiệu suất vượt trội trong cơ sở hạ tầng doanh nghiệp Thành tích xuất sắc trong đổi mới Đổi mới con người Đổi mới trong thực hiện chương trình đào tạo Thang đo Likert làm việc nhóm Đổi mới phát triển tính gắn kết Đổi mới trong việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau Đổi mới trong hỗ trợ đối tác làm việc Đổi mới quy trình Đổi mới trong quy trình nhận đơn hàng Thang đo Likert Đổi mới trong quy trình xử lý vật liệu Đổi mới trong quy trình sản xuất Đổi mới trong quy trình kiểm soát chất lượng Đổi mới trong quy trình kiểm kê Đổi mới trong quy trình giao hàng Đổi mới trong quy trình ghi dữ liệu Đổi mới trong quy trình dịch vụ khách hàng Đổi mới sản phẩm Đổi mới trong hình dung về sản phẩm Thang đo Likert Đổi mới về tính hữu dụng của sản phẩm Đổi mới về độ bền của sản phẩm Đổi mới về chất lượng sản phẩm Đổi mới năng lực cạnh tranh sản phẩm Bảng 1. Đo lường các biến nghiên cứu 3. Kết quả và thảo luận Bài viết bước đầu cho thấy các doanh nghiệp MSMEs cần đổi mới để xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình, bài viết xem xét vai trò của đổi mới như một phần trong chiến lược kinh doanh của MSMEs ở Việt Nam. Khung khái niệm được công thức hóa nhằm mục đích phát hiện vai trò của đổi mới trong chiến lược kinh doanh và mạng lại lợi ích cho người kinh doanh, vì vậy nó có thể làm tăng đáng kể chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên, để nghiên cứu rõ mức độ tác động của chiến lược kinh doanh lên lợi thế cạnh tranh, mức độ ảnh hưởng của từng loại đổi 456
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 mới đối với chiến lược kinh doanh ta cần điều tra lấy mẫu tại các doanh nghiệp MSMEs của Việt Nam và thực hiện các kiểm định. Dựa trên các kết quả trên, dự kiến trong nghiên cứu tiếp theo chúng tôi sẽ tiến hành điều tra lấy mẫu trên các doanh nghiệp MSMEs tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và nhiều vùng miền để có thể xem xét những kết quả về mặt định lượng như kiểm định giả thuyết cho mỗi lần hồi quy bằng bằng phép kiểm định cổ điển: kiểm định tính chuẩn, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tính không đồng nhất. Từ đó có thể cho thấy rõ tầm mức độ quan trọng của từng vấn đề đổi mới con người, đổi mới quy trình, đổi mới sản phẩm đối với lợi thế cạnh tranh của các MSMEs và nếu không có đổi mới thì chiến lược kinh doanh đóng góp tỷ lệ như thế nào vào lợi thế cạnh tranh. 457
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Phan Đoan Khánh và cộng sự (2023). Đổi mới, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạp chí khoa học thương mại, Số 176, pp 25- 39. [2]. Alexandra twin (2023) https://www.investopedia.com/terms/ [3]. Barbosa, và cộng sự (2018). Proposition for the alignment of the integrated management system (quality, environmental and safety) with the business strategy. International Journal for Quality Research, Vol. 12 No.4, pp 925-940. [4]. Beaver, G. Prince, (2002), “Innovation, entrepreneurship and competitive advantage in the entrepreneurial venture”. Journal of Small Business and Enterprise Development, Vol 9, pp 28- 37. [5]. Emkana Timotius (2023), “Problems and Perspectives in Management”, Problems and Perspectives in Management, Vol. 21, N.1, pp 92-106. [6]. Ida Faria, Doddy Setiawan (2022), “Business Strategies and Competitive Advantage: The Role of Performance and Innovation”, Journal of open innovation: Technology, market, and Complexity, Vol 8, N.3, pp 1-16. [7]. Landoni, P.và cộng sự (2016). Design contribution to the competitive performance of SMEs: The role of design innovation capabilities. Creativity and Innovation Management, Vol.25, No.4, pp 484-499. [8]. Lemonis, M. (2022). What People/ Process/Product Means & How It Can Help Your Business. Marcus Business Learning. Retrieved May 3, 2022, from https://www. marcuslemonis.com/business/3psof-business. [9]. Michael Boyles,(2022) How to Implement Organizational Change Successfully (hbs.edu). [10]. Nguyen-Thi, T. U., & Mothe, C. (2010). The link between non-technological innovations and technological innovation. European Journal of Innovation Management, Vol. 13, No.3, pp 313-332. [11]. Noushka Green (2019) What is business innovation and why is it important? (wework.com) [12]. Qosasi, và cộng sự (2019). Building SMEs’ competitive advantage and the organizational agility of apparel retailers in Indonesia: The role of ICT as an initial trigger. Gadjah Mada International Journal of Business, Vol 21, No.1, pp 69-90. [13].Sabihaini, S., & Prasetio, J. E. (2020). Competitive strategy and business environment on SMEs performance in Yogyakarta, Indonesia. International Journal of Management, Vol.11, No.8, pp 1370- 1378. [14]. Susanto, A. B., & Wasito, W. (2017). Improve the performance of SMEs through innovation strategies in developing countries. International Journal of Scientific 106 Problems and Perspectives in Management, Vol. 21, No.1, pp 223 - 285. [15]. Tobing và cộng sự (2018). Mapping the competitive advantage of SMEs in East Java, Indonesia. Jurnal Dinamika Manajemen, Vol. 9 No. 1, pp 23-32. [16]. Yuliansyah, và cộng sự (2017). The significant of business strategy in improving organizational performance. Humanomics, Vol. 33, No.1, pp 56-74. 458
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2